Giáo viên là công chức hay viên chức? Từ A-Z thông tin về nghề giáo viên trong biên chế nhà nước

Đóng góp bởi:   CEO Tony Vũ
Thứ Năm, 02/05/2024 09:30:00 +07:00
Việc xác định giáo viên là công chức hay viên chức đóng vai trò quan trọng trong việc xác định bậc lương. Tìm hiểu ngay về nghề giáo viên trong bài viết sau để xác định rõ các quyền lợi mà giáo viên có thể được hưởng.

Để xác định chính xác giáo viên là công chức hay viên chức chung ta cần hiểu rõ hai khái niệm công chức và viên chức là gì. Đây là hai khái niệm khiến nhiều người thường xuyên nhầm lẫn.

1.1. Công chức là gì?

Công chức là những người được thông qua bầu cử, được tuyển dụng hoặc bổ nhiệm vào một vị trí nhất định. Công chức cũng là người được giao trọng trách công việc, giữ công vụ thường xuyên cho các cơ quan nhà nước ở cấp trung ương, cấp tỉnh, cấp xã hoặc cấp huyện.

Căn cứ vào vào khoản 1 Điều 1 sửa đổi luật cán bộ, công chức năm 2019 đã nêu rõ công chức là các đối tượng làm việc tại các cơ quan đơn vị sau đây:

  • Cơ quan thuộc Đảng Cộng sản VIệt Nam, Nhà nước và các cơ quan tổ chức chính trị - xã hội ở các cấp trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện;

  • Cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan hay quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng;

  • Người làm việc trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công an nhân dân.

Công chức được phân chia thành nhiều loại khác nhau, dựa vào trình độ học vấn và trình độ đào tạo. Cụ thể như sau:

  • Công chức loại A với trình độ đào tạo từ bậc đại học trở lên.

  • Công chức loại B với trình độ đào tạo ở bậc cao đẳng và trung học.

  • Công chức loại C với trình độ đào tạo cơ sở.

  • Công chức loại D với trình độ đào tạo ở dưới bậc cơ sở.

1.2. Viên chức là gì?

Giáo viên là công chức hay viên chức? Trước hết cần hiểu đúng về khái niệm viên chức. Theo Điều 2 Luật Viên chức năm 2010 đã ghi rõ về việc xác định đối tượng là viên chức như sau:

“Viên chức là các công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc và được hưởng lương trích từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định pháp luật được nhà nước ban hành”.

Theo đó, khái niệm viên chức cũng được hiểu là những người được tuyển dụng theo công việc, vị trí và làm việc cho các đơn vị sự nghiệp. Những người này được hưởng lương từ nguồn ngân sách của đơn vị sự nghiệp công lập.

Trong đó:

  • Vị trí việc làm: Là công việc hoặc nhiệm vụ gắn với chức danh nghề nghiệp hoặc các chức vụ quản lý tương ứng. Đây cũng là căn cứ để xác định số lượng người làm việc hay cơ cấu viên chức cho các kế hoạch tuyển dụng, sử dụng hay quản lý viên chức đang hoạt động trong các đơn vị sự nghiệp.
  • Đơn vị sự nghiệp công lập: Được biết đến là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền quản lý. Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành lập, có tư cách pháp nhân, thực hiện việc cung cấp các dịch vụ công, phục vụ việc quản lý nhà nước (căn cứ theo Điều 9 Luật Viên chức).
  • Chế độ hợp đồng: Hầu hết các viên chức ngày nay sẽ được kí một trong 2 loại hợp đồng là: Hợp đồng có thời hạn và hợp đồng không thời hạn.

Lưu ý: Trong khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi Luật viên chức có quy định về 2 loại hợp đồng trên như sau:

  • Hợp đồng có thời hạn: Đây là hợp đồng mà hai bên sẽ thỏa thuận với nhau thời gian chính thức mà hợp đồng hết hiệu lực, thông thường các hợp đồng này thường được kí kết từ 12 -60 tháng.

  • Hợp đồng không thời hạn: Là loại hợp đồng không có điều khoản chính xác về thời gian hợp đồng hết hiệu lực.

Như vậy, chỉ khi đáp ứng được các điều kiện trên thì một người mới được xác định là công chức hay viên chức.

Giáo viên là công chức hay viên chức?
Giáo viên là công chức hay viên chức? Tìm hiểu rõ 2 khái niệm này để có câu trả lời chính xác

Sau khi hiểu rõ 2 khái niệm công chức và viên chức chúng ta cũng cần phải xét đến một số yếu tố liên quan khác để có thể trả lời chính xác giáo viên là công chức hay viên chức.

Theo quy định về giáo viên tại khoản 1 Điều 66 Luật giáo dục năm 2019, giáo viên là những người chịu trách nghiệm dạy học tại các cơ sở giáo dục như: giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, trung cấp, giáo dục thường xuyên, đại học,...

Tương tự, các cơ sở giáo dục mầm non, trường tiểu học, trường trung học, đại học,...thuộc lĩnh vực nghề nghiệp là giáo dục, trong trường hợp trực thuộc Bộ giáo dục và Đào tạo thì sẽ là đơn vị sự nghiệp công lập.

Vậy giáo viên là công chức hay viên chức? Xét theo điều kiện trên, giáo viên được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập thì được gọi là viên chức.

Dựa vào khái niệm có thể xác định giáo viên là viên chức
Dựa vào khái niệm có thể xác định giáo viên là viên chức

3. Giáo viên hợp đồng có phải viên chức không?

Sau khi nắm bắt được chính xác thông tin về giáo viên là công chức hay viên chức, nhiều người thắc mắc giáo viên hợp đồng có phải viên chức không. Trên thực tế, bên cạnh giáo viên là những người thực hiện ký hợp đồng làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập thì còn có trường hợp giáo viên thực hiện hợp đồng lao động với đơn vị sự nghiệp công lập (thường được gọi là giáo viên hợp đồng).

Trong trường hợp này quan hệ lao động ở đây gồm các bên:

  • Người sử dụng lao động là đơn vị sự nghiệp công lập.

  • Người lao động chính là các giáo viên.

Trường hợp này các giáo viên chỉ ký hợp đồng lao động với đơn vị sự nghiệp công lập. Do đó, các giáo viên này chỉ giảng dạy theo hợp đồng lao động, có sự phát sinh mối quan hệ giữa 2 bên người lao động và người sử dụng lao động.

Theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật cán bộ công chức và Luật viên chức, từ ngày 01/07 tất cả các giáo viên đã được tuyển vào ngành giáo dục sẽ ký hợp đồng làm việc có giới hạn thời gian khoảng từ 6 - 12 tháng.

Trong trường hợp này, quan hệ lao động được Bộ lao động điều chỉnh không thuộc bất cứ quy định nào của Luật cán bộ công chức và Luật viên chức.

Từ đây, chúng ta có thể đưa ra kết luận rằng giáo viên hợp đồng được tính là người lao động chứ không phải viên chức.

Giáo viên hợp đồng chỉ giảng dạy theo hợp đồng lao động
Giáo viên hợp đồng chỉ giảng dạy theo hợp đồng lao động

Việc xác định giáo viên là công chức hay viên chức sẽ giúp chúng ta nắm rõ vấn đề giáo viên hưởng các chế độ biên chế như thế nào. Căn cứ điều 25 Luật viên chức được ban hành năm 2010 (sau được sửa đổi và bổ sung năm 2019) đã quy định về các loại hợp đồng của viên chức như sau:

"Các loại hợp đồng làm việc

1. Hợp đồng làm việc xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 60 tháng.

Hợp đồng làm việc xác định thời hạn áp dụng đối với người được tuyển dụng làm viên chức kể từ 01/7/2020, trừ trường hợp quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều này.

2. Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng. Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn áp dụng đối với các trường hợp sau đây:

a) Viên chức được tuyển dụng trước ngày 01/7/2020;

b) Cán bộ, công chức chuyển sang làm viên chức theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 58 của Luật này;

c) Người được tuyển dụng làm viên chức làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn."

Dựa vào nội dung trong quy định trên, có 3 đối tượng giáo viên sẽ được hưởng chế độ biên chế. Bao gồm:

  • Giáo viên được tuyển theo các chế độ viên chức tính từ thời điểm trước ngày 01/07/2020.

  • Các cán bộ, công chức được điều chuyển sang hoạt động, làm việc viên chức tại các đơn vị sự nghiệp công lập khi đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật.

  • Người làm việc được tuyển dụng làm viên chức sẽ làm việc tại các vùng có điều kinh kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

5. Giáo viên có thuộc nhóm đối tượng tinh giảm biên chế hay không?

Theo Điều 6 Nghị định 108/2014/NĐ-CP (sau được sửa đổi và bổ sung bởi điều 1 Nghị định 113/ 2018/NĐ-CP và Điều 1 Nghị định 143/2020/NĐ-CP) đã nêu rõ nội dung quy định về các đối tượng được tinh giảm biên chế như sau:

  • Trường hợp dôi dư do hoạt động rà soát, sắp xếp lại tổ chức bộ máy nhân sự hoặc do đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện sắp xếp lại tổ chức bộ máy nhân sự theo quy định.

  • Trường hợp dôi dư do cơ cấu lại bộ máy cán bộ, công chức, viên chức theo vị trí làm việc nhưng không thể điều chỉnh, sắp xếp được vị trí công việc khác.

Ngoài ra, Cán bộ, công chức, viên chức nói chung và giáo viên nói riêng, nếu sức khỏe không bảo đảm đáp ứng đủ điều kiện theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 2 Nghị định số 29/2023/NĐ-CP ngày 3/6/2023 của Chính phủ quy định về tinh giản biên chế thì thuộc đối tượng tinh giản biên chế.

Theo quy định, có một số trường hợp giáo viên thuộc nhóm đối tượng tinh giảm biên chế
Theo quy định, có một số trường hợp giáo viên thuộc nhóm đối tượng tinh giảm biên chế

Như vậy, qua bài viết này chúng ta đã xác định được giáo viên là công chức hay viên chức. Bên cạnh đó, một số trường hợp khác như giáo viên hợp đồng thì không được tính là viên chức, hay các trường hợp giáo viên bị xét vào nhóm đối tượng tinh giảm biên chế...

Nhìn chung, việc hiểu và phân biệt rõ công chức, viên chức và giáo viên là công chức hay viên chức sẽ giúp chúng ta - nhất là những bạn trẻ đang theo đuổi sự nghiệp giáo dục có cái nhìn khái quát hơn về nghề nghiệp này. Đồng thời nắm được những quyền lợi mà một giáo viên được hưởng khi thuộc biên chế nhà nước.

Xem thêm:

Bài viết liên quan
Công thức tính thuế thu nhập cá nhân theo quy định mới nhất

Công thức tính thuế thu nhập cá nhân theo quy định mới nhất

Công thức tính thuế thu nhập cá nhân ngày càng được nhiều người quan tâm, tìm hiểu. Mức thuế phải đóng được pháp luật quy định một cách rõ ràng. Mỗi đối tượng sẽ có công thức tính thuế khác nhau. Bạn muốn hiểu rõ hơn về thuế thu nhập cá nhân và cách tính, hãy tham khảo ngay bài viết này của job3s.
Xem thêm »
Việc làm bảo mẫu trường tiểu học TPHCM: Cơ hội và thách thức

Việc làm bảo mẫu trường tiểu học TPHCM: Cơ hội và thách thức

Hiện nay, muốn tìm việc làm bảo mẫu trường tiểu học TPHCM không quá khó do nhu cầu tuyển dụng tại đây liên tục tăng cao. Tuy nhiên, dù cơ hội việc làm lớn nhưng công việc này còn nhiều góc khuất và thử thách không phải ai cũng biết. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có thêm thông tin để cân nhắc trước khi đưa ra quyết định làm bảo mẫu trường tiểu học.
Xem thêm »
Bộ luật thuế thu nhập cá nhân mới nhất và những điều cần biết

Bộ luật thuế thu nhập cá nhân mới nhất và những điều cần biết

Bộ luật thuế thu nhập cá nhân mới nhất nêu rõ chính sách thuế dành cho từng đối tượng, cũng như từng mức khoản thuế cần được nộp đúng theo quy định. Bài viết dưới đây sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn về thuế và tầm quan trọng của việc quản lý thuế thu nhập cá nhân đối với người lao động.
Xem thêm »
Tổng hợp việc làm Tân An Long An và cách xin việc nhanh nhất

Tổng hợp việc làm Tân An Long An và cách xin việc nhanh nhất

Tổng hợp các việc làm Tân An Long An mới nhất hiện nay. Bài viết này sẽ cung cấp một cái nhìn tổng quan về thị trường việc làm tại khu vực Tân An - Long An, đồng thời chia sẻ những kinh nghiệm hữu ích để giúp bạn tìm kiếm việc làm một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Xem thêm »
Kinh nghiệm xin việc làm chỉ cần CMND, không yêu cầu bằng cấp

Kinh nghiệm xin việc làm chỉ cần CMND, không yêu cầu bằng cấp

Nhu cầu xin việc làm chỉ cần CMND đã trở thành xu hướng của rất nhiều người. Đây là hình thức tuyển dụng đơn giản khi không còn yêu cầu bằng cấp cao siêu hay nhiều thủ tục phức tạp. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn xin việc làm qua CMND dễ dàng và kiếm được thu nhập hấp dẫn.
Xem thêm »
Người phụ thuộc là gì? Các quy định về người phụ thuộc

Người phụ thuộc là gì? Các quy định về người phụ thuộc

Khái niệm về người phụ thuộc là gì hiện nay vẫn khá mơ hồ đối với nhiều người. Theo đó, người phụ thuộc chính là những người được nhận chu cấp và hoàn toàn không có khả năng tạo ra thu nhập hay đóng thuế. Khi một cá nhân được giảm trừ thuế, việc xác định và hiểu rõ về người phụ thuộc trở nên vô cùng quan trọng. Bài viết này sẽ mang đến cho bạn cái nhìn toàn diện hơn về vấn đề này.
Xem thêm »
Giấy khai sinh là gì? Thông tin cần nhớ về loại giấy tờ quan trọng này

Giấy khai sinh là gì? Thông tin cần nhớ về loại giấy tờ quan trọng này

Giấy khai sinh là gì? Theo quy định của pháp luật Việt Nam, mỗi trẻ em sinh ra đều được bổ sung vào hộ tịch và cấp giấy khai sinh. Đây là văn bản pháp lý quan trọng đóng vai trò thiết yếu trong nhiều thủ tục hành chính sau này. Vậy loại giấy tờ này được cấp ra sao và có giá trị pháp lý như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu cụ thể qua bài viết dưới đây.
Xem thêm »
Việc làm Cà Mau hấp dẫn với nhiều cơ hội ngành thủy sản và du lịch

Việc làm Cà Mau hấp dẫn với nhiều cơ hội ngành thủy sản và du lịch

Thị trường việc làm Cà Mau và các vị trí tuyển dụng nhiều nhất. Cà Mau là tỉnh cực Nam của Tổ Quốc, là vùng đất với rất nhiều giá trị văn hóa lịch sử. Không những thế, kinh tế cũng ngày càng phát triển, kéo theo thị trường việc làm Cà Mau ngày càng nhộn nhịp và sôi động. Trong hàng trăm nghìn cơ hội nghề nghiệp ở đây, có thể nói các ngành trong lĩnh vực thủy sản và du lịch được đánh giá hot nhất, thu hút nhiều người lao động cũng như nhu cầu tuyển dụng lúc nào cũng cao.
Xem thêm »
Kinh nghiệm tìm việc làm ca tối từ 18h đến 22h không lừa đảo

Kinh nghiệm tìm việc làm ca tối từ 18h đến 22h không lừa đảo

Việc làm ca tối từ 18h đến 22h thường là gia sư, chạy xe công nghệ, phục vụ, bảo vệ, bán hàng... Đây là những công việc giúp bạn gia tăng thu nhập và tích luỹ thêm nhiều kinh nghiệm hữu ích. Vậy làm thế nào để tìm được việc làm buổi tối phù hợp và không mắc bẫy lừa đảo tuyển dụng?
Xem thêm »
Tsundere là gì? Giải đáp tất tần tật về Tsundere mới nhất

Tsundere là gì? Giải đáp tất tần tật về Tsundere mới nhất

Tsundere là gì? Nếu bạn là thường xuyên theo dõi các bộ anime thì chắc hẳn không còn xa lạ với thuật ngữ Tsundere. Tuy nhiên, không nhiều người thực sự biết rõ Tsundere là gì và những điều thú vị xoay quanh các nhân vật Tsundere. Vậy nên trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết hơn về Tsundere.
Xem thêm »

Mẫu CV hot theo ngành nghề

Back to top

Job3s có thể giúp gì cho bạn?
chat