Bạn là ?
Hệ số lương cao đẳng là chỉ số thể hiện sự chênh lệch mức tiền lương giữa các vị trí công việc hay cấp bậc khác nhau dựa trên nhiều yếu tố như kinh nghiệm, trình độ học vấn,…
Hệ số lương của cao đẳng là một phần quan trọng của thang lương và bảng lương, được dùng để tính mức lương cơ bản cho cán bộ nhà nước và các khoản phụ cấp khác như bảo hiểm xã hội, lương thưởng, chế độ nghỉ phép,…
Trong đơn vị nhà nước, mỗi nhóm ngành và cấp bậc sẽ có một khung hệ số lương riêng và được công khai minh bạch, rõ ràng. Điều này giúp đảm bảo tính công bằng trong việc chi trả lương cho các công chức, viên chức.
Bậc lương cao đẳng được nêu rõ tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ áp dụng chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.
Theo đó, bậc lương cao đẳng được chia thành 10 bậc với hệ số lương như sau:
Hệ số lương bậc 1 cao đẳng được tính là: 2,10
Hệ số lương bậc 2 cao đẳng được tính là: 2,41
Hệ số lương bậc 3 cao đẳng được tính là: 2,72
Hệ số lương cao đẳng bậc 4 được đính là: 3,03
Hệ số lương bậc 5 cao đẳng được tính là: 3,34
Hệ số lương bậc 6 cao đẳng bậc 6 được tính là: 3,65
Hệ số lương bậc 7 cao đẳng được tính là: 3,96
Hệ số lương bậc 8 cao đẳng được tính là: 4,27
Hệ số lương bậc 9 cao đẳng được tính là: 4,58
Hệ số lương bậc 10 cao đẳng được tính là: 4,89
Xem thêm: Cách Tính Phần Trăm Tiền Lương Đơn Giản Nhất, Người Dốt Toán Mấy Cũng Làm Được
Cách tính bậc lương cao đẳng dựa theo công thức sau:
Lương người lao động được hưởng = Hệ số lương hiện hưởng x Mức lương cơ sở
Lương cơ sở cũng áp dụng theo công thức trên. Lưu ý rằng, mức lương cơ sở đến hết ngày 30/6/2023 là 1.450.000 đồng, từ ngày 1/7/2023 đến nay là 1.800.000 đồng.
Hệ số lương cao đẳng ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của người lao động. Hệ số lương và thu nhập có tỷ lệ thuận, tức là hệ số càng cao thì thu nhập sẽ càng tăng. Cụ thể, lương cơ bản của các cán bộ, công nhân viên theo cấp bậc và hệ số lương năm 2024 như sau:
Bậc lương | Hệ số lương | Mức lương đến ngày 30/6/2023 | Mức lương từ ngày 1/7/2023 | Mức tăng |
Bậc 1 | 2.10 | 3.129.000 | 3.780.000 | 651.000 |
Bậc 2 | 2.41 | 3.590.900 | 4.338.000 | 747.100 |
Bậc 3 | 2.72 | 4.052.800 | 4.896.000 | 843.200 |
Bậc 4 | 3.03 | 4.514.700 | 5.454.000 | 939.300 |
Bậc 5 | 3.34 | 4.976.600 | 6.012.000 | 1.035.400 |
Bậc 6 | 3.65 | 5.438.500 | 6.570.000 | 1.131.500 |
Bậc 7 | 3.96 | 5.900.400 | 7.128.000 | 1.227.600 |
Bậc 8 | 4.27 | 6.362.300 | 7.686.000 | 1.324.000 |
Bậc 9 | 4.58 | 6.824.200 | 8.244.000 | 1.415.800 |
Bậc 10 | 4.89 | 7.286.100 | 8.800.000 | 1.513.900 |
Như vậy, nếu đang giữ mức lương bậc 4 cao đẳng, người lao động sẽ được nhận 4.393.000 đồng đến hết ngày 30/6/2023 và tăng thành 5.454.000 đồng từ ngày 1/7/2023 đến nay theo chính sách tiền lương mới.
Theo Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT quy định, giáo viên mầm non cao đẳng được xếp hạng chức danh nghề nghiệp là hạng III. Hệ số lương cao đẳng mầm non là từ 2.10 đến 4.89 như bảng trên. Tuy nhiên do đặc thù nghề nhà giáo, công thức tính mức lương sẽ có sự khác biệt:
Lương được hưởng = Mức lương cơ sở x Hệ số lương hiện hưởng + Mức phụ cấp ưu đãi được hưởng + Mức phụ cấp thâm niên được hưởng
Bên cạnh đó, giáo viên mầm non giảng dạy tại các trường công lập còn được nhận phụ cấp thâm niên nhà giáo. Cụ thể đó là:
Nếu tham gia giảng dạy có đóng BHXH bắt buộc đủ 5 năm sẽ được tính hưởng phụ cấp thâm niên bằng mức 5% mức lương hiện hưởng. Đồng thời còn được cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
Tính từ năm thứ 6 trở đi, mỗi năm được tính thêm 1%.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất phương án quy định mức phụ cấp ưu đãi đối với nghề giáo viên mầm non. Cụ thể là nâng mức phụ cấp từ 35% và mức 50% lên mức 70%. Đặc biệt, đối với giáo viên mầm non đang công tác vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn sẽ hưởng mức 100%.
Bậc lương điều dưỡng cao đẳng có sự khác biệt so với bậc lương cao đẳng các ngành nghề khác. Tại Điều 15, Thông tư liên tịch số 26/2015 của Bộ Nội vụ và Bộ Y tế, điều dưỡng cao đẳng thuộc hạng IV áp dụng lương của viên chức loại B.
Hiện nay, hệ số lương điều dưỡng cao đẳng bao gồm 12 bậc sau:
Hệ số lương bậc 1 cao đẳng được tính là: 1.86
Hệ số lương bậc 2 cao đẳng được tính là: 2.06
Hệ số lương bậc 3 cao đẳng được tính là: 2.26
Hệ số lương cao đẳng bậc 4 được tính là: 2.46
Hệ số lương bậc 5 cao đẳng được tính là: 2.66
Hệ số lương bậc 6 cao đẳng được tính là: 2.86
Hệ số lương bậc 7 cao đẳng được tính là: 3.06
Hệ số lương bậc 8 cao đẳng được tính là: 3.26
Hệ số lương bậc 9 cao đẳng được tính là: 3.46
Hệ số lương bậc 10 cao đẳng được tính là: 3.66
Hệ số lương bậc 11 cao đẳng được tính là: 3.86
Hệ số lương bậc 12 cao đẳng được tính là: 4.06
Cách tính lương cao đẳng điều dưỡng dựa vào công thức sau:
Lương người lao động được hưởng = Hệ số lương hiện hưởng x Mức lương cơ sở
Trong đó:
Hệ số lương cao đẳng điều dưỡng tính áp dụng mức từ 1.86 đến 4.06.
Mức lương cơ sở từ ngày 1/7/2023 trở đi là 1.800.000 triệu đồng/tháng.
Tại Điều 5 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 51/QĐ-LĐTBXH năm 2014 đã nêu rõ về điều kiện và tiêu chuẩn xét nâng bậc lương thường xuyên đối với công chức, viên chức và người lao động hệ cao đẳng.
Theo đó, để được xét nâng một bậc lương thường xuyên thì công chức, viên chức và người lao động cần có thỏa mãn các tiêu chí sau:
Đối với công chức, viên chức và người lao động giữ ngạch, chức danh loại A3, A2, A1, A0: Sau 3 năm (tương đương 36 tháng) giữ bậc lương trong ngạch hoặc trong chức danh được xem xét nâng lên một bậc lương.
Đối với công chức, viên chức và người lao động giữ ngạch, chức danh loại B, C và nhân viên thừa hành, phục vụ: Sau 2 năm (tương đương 24 tháng) giữ bậc lương trong ngạch hoặc trong chức danh được xét nâng lên một bậc lương.
Để được nâng bậc lương thường xuyên, công chức, viên chức và người lao động trình độ cao đẳng cần đáp ứng các tiêu chuẩn sau:
Được đơn vị đang công tác, làm việc có thẩm quyền đánh giá từ mức hoàn thành nhiệm vụ trở lên.
Tuyệt đối không vi phạm kỷ luật một trong các hình thức như khiển trách, cảnh cáo và cách chức.
Như vậy, với viên chức, người lao động trình độ cao đẳng thì sau ba năm sẽ giữ bậc lương trong ngạch hoặc trong chức danh được xét nâng một bậc lương.
Ngoài thời gian nâng bậc lương thường xuyên như trên, viên chức và người lao động trình độ cao đẳng có thể được xem xét nâng lương trước thời hạn. Tuy nhiên để hưởng chế độ nâng bậc lương trước thời hạn, bạn cần lập thành tích xuất sắc trong quá trình làm việc.
Dưới đây là một số nguyên tắc khi xây dựng thang bảng lương bậc cao đẳng mà các đơn vị nhà nước cần cần nắm rõ để quá trình thực hiện trở nên đơn giản và chính xác hơn:
Mức lương khởi điểm của công chức, viên chức và người lao động không được thấp hơn mức chính phủ quy định.
Khi xây dựng hoặc sửa đổi, bổ sung thang bảng lương bậc cao đẳng phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể người lao động tại đơn vị nhà nước.
Công bố công khai và gửi thang bảng lương cho các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xác minh.
Hệ số lương của cao đẳng phải được xây dựng công bằng, bình đẳng.
Thường xuyên thực hiện rà soát lại bảng lương cho phù hợp với tình hình thực tế.
Những công việc nặng nhọc, độc hại và nguy hiểm sẽ nhận mức lương cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc có điều kiện lao động bình thường.
Hiện nay, ở các đơn vị nhà nước, tiêu chuẩn xếp bậc lương công chức, viên chức và người lao động do nhiều yếu tố quyết định như:
Khi nhu cầu việc làm trên thị trường lao động tăng cao hơn so với số lượng ứng viên đủ điều kiện, nhà tuyển dụng sẽ phải chi trả mức lương cao hơn để tạo sức hút và giữ chân nhân tài. Ngược lại, nếu số lượng ứng viên nhiều hơn số công việc có sẵn, nhà tuyển dụng có thể cân nhắc đưa ra mức lương thấp hơn do thiếu sự cạnh tranh cho các vị trí tuyển dụng.
Số năm kinh nghiệm của công chức, viên chức và người lao động trình độ cao đẳng cũng là một yếu tố quyết định mức lương của họ. Những người có nhiều năm kinh nghiệm sẽ nhận được mức lương cao hơn so với những người mới vào ngành.
Một yếu tố khác cũng ảnh hưởng rất lớn đến hệ số lương bậc cao đẳng đó là tính chất đặc thù của công việc. Những công việc đòi hỏi nhiều kỹ năng, kiến thức hơn thường sẽ được trả lương cao hơn.
Đối với các công việc yêu cầu giáo dục hoặc đào tạo nhiều hơn cũng thường có mức lương cao hơn. Ngoài ra, các công việc có rủi ro hoặc liên tới nhiều trách nhiệm hơn cũng có thể được trả mức lương cao hơn.
Trình độ học vấn của người lao động là yếu tố quan trọng quyết định bậc lương của họ. Với những bạn tốt nghiệp cao đẳng sẽ được hưởng mức lương cao hơn so với những người chỉ có trình độ trung cấp.
Hệ số lương cao đẳng được xem là thước đo xác định mức lương của công chức, viên chức và người lao động có trình độ cao đẳng. Các đơn vị nhà nước và cả người lao động cần nắm rõ cách tính lương cao đẳng để tránh ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp.
Xem thêm: Các Bậc Lương Cao Đẳng Tính Theo Ngạch Nào? Cách Tính Hệ Số Lương Chuẩn 2024
Mẫu CV hot theo ngành nghề