Bạn là ?
Công chức là những người làm việc nhà nước nên được hưởng lương theo ngạch, bậc và hệ số lương. Cứ 4 năm thì lại được nâng ngạch hoặc được học thêm để nâng cao trình độ nhằm tăng mức lương. Khi trình độ từ trung cấp lên cao đẳng, cao đẳng lên đại học thì ngạch lương, bậc lương cao đẳng cũng tăng theo.
Hệ số lương công chức loại A0 là những công nhân viên có trình độ bậc lương cao đẳng. Tuy cùng là trình độ nhưng lại được thành nhiều bậc lương khác nhau từ bậc 1 đến bậc 10. Hệ số lương cũng vì thế sẽ tăng thêm bậc từ nhỏ đến lớn.
Hệ số lương bậc 1: 2,10
Hệ số lương bậc 2: 2,41
Hệ số lương bậc 3: 2,72
Hệ số lương bậc 4: 3,03
Hệ số lương bậc 5: 3,34
Hệ số lương bậc 6: 3,65
Hệ số lương bậc 7: 3,96
Hệ số lương bậc 8: 4,27
Hệ số lương bậc 9: 4,58
Hệ số lương bậc 10: 4,89
Nếu bạn có trình độ cao đẳng thì sẽ được xếp vào nhóm A0. Lúc này, mức lương sẽ được tính theo công thức:
Tổng lương = Mức lương cơ bản x hệ số lương tương ứng
Mỗi trình độ, cấp bậc sẽ có những hệ số lương và cách tính lương thực lãnh khác nhau. Dưới đây là cách tính chi tiết cho từng trình độ cấp bậc.
Các tính lương đều tuân theo hệ số với công thức là: lương thực lãnh = lương cơ sở x hệ số lương hiện tại. Trong đó, mức lương cơ sở được áp dụng từ ngày 01/07/2023 là 1.800.000.
Ví dụ: Nếu bạn hưởng bậc lương cao đẳng là bậc 4 thì số lương được lãnh là: 1.800.000 x 3.03 = 5.454.000 vnđ.
Xem thêm: MỚI NHẤT 2024: Các Cấp Bậc Trong Công An Nhân Dân Và Thời Gian Thăng Cấp Chi Tiết
So với các ngành nghề khác thì lương của giáo viên có sự khác biệt. Cụ thể là công thức tính lương như sau:
Lương được hưởng = Mức lương cơ sở x Hệ số lương + Mức phụ cấp ưu đãi được hưởng + Mức phụ cấp thâm niên được hưởng
Ngoài ra, giáo viên mầm non còn được xem xét thêm thâm niên giảng dạy để xếp hạng chức danh và tăng lương theo hệ số lương cao hơn:
Với giáo viên giảng dạy đủ 5 năm thì sẽ được hưởng phụ cấp thêm 5% lương hiện tại, cùng với phụ cấp chức vụ và thâm niên vượt khung nếu có.
Từ năm thứ 6 trở đi, mỗi năm sẽ được tính thêm 1% vào lương thực lãnh.
Về phụ cấp ưu đãi nghề thì Bộ GD và ĐT đã nâng mức từ 35% và 50% lên 70%. Riêng với giáo viên mầm non đang công tác tại vùng khó khăn thì được hưởng 100%.
Ví dụ: Giáo viên mầm non hệ cao đẳng đã giảng dạy 5 năm, hệ số lương hiện tại là bậc 3 là 2,72. Lúc này, mức phụ cấp ưu đãi thêm là 35%. Cùng mức lương cơ bản là 1.800.000. Vậy số tiền lương thực lãnh là: (mức lương cơ bản x hệ số bậc 3) + phụ cấp thâm niên + phụ cấp ưu đãi. Trong đó:
Phụ cấp thâm niên 5% = 1.800.000 x 2,72 x 5% = 244.800 đồng.
Phụ cấp ưu đãi = 1.800.000 lương cơ bản x 2,72 hệ số lương x 35% là phụ cấp ưu đãi từ Bộ giáo dục = 1.713.600 đồng.
Vậy giáo viên đó thực lãnh là: 1.800.000 x 2,72 + 244.800 + 1.713.600 = 6.854.400 đồng.
Giảng viên cao đẳng sư phạm sẽ được phân thành 3 hạng. Theo đó, hạng 3 là giảng viên bình thường. Tiếp đến là giảng viên cao đẳng sư phạm chính xếp hạng 2 và hạng 1 là dành cho giảng viên cao cấp. Mỗi hạng sẽ có hệ số bậc lương cao đẳng khác nhau.
Chức danh | Hệ số lương áp dụng | Hệ số lương |
---|---|---|
Giảng viên Cao đẳng Sư phạm cao cấp (hạng I) | Loại A3, nhóm 1 (A3.1) | 6,20 - 8,00 |
Giảng viên Cao đẳng Sư phạm chính (hạng II) | Loại A2, nhóm 1 (A2.1) | 4,40 - 6,78 |
Giảng viên Cao đẳng Sư phạm (hạng III) | Loại A1 | 2,34 - 4,98 |
Bậc lương cao đẳng của giảng viên hạng I
Bậc | Hệ số lương Cao đẳng | Mức lương |
---|---|---|
Bậc 1 | 6.20 | 11.160.000 |
Bậc 2 | 6.56 | 11.808.000 |
Bậc 3 | 6.92 | 12.456.000 |
Bậc 4 | 7.28 | 13.104.000 |
Bậc 5 | 7.64 | 13.752.000 |
Bậc 6 | 8.00 | 14.400.000 |
Mức lương dành cho giảng viên Cao đẳng xếp hạng II
Bậc | Hệ số lương Cao đẳng | Mức lương |
---|---|---|
Bậc 1 | 4.40 | 7.920.000 |
Bậc 2 | 4.47 | 8.532.000 |
Bậc 3 | 5.08 | 9.144.000 |
Bậc 4 | 5.42 | 9.756.000 |
Bậc 5 | 5.76 | 10.368.000 |
Bậc 6 | 6.10 | 10.980.000 |
Bậc 7 | 6.44 | 11.592.000 |
Bậc 8 | 6.78 | 12.204.000 |
Bậc lương cao đẳng của giảng viên hạng III
Bậc | Hệ số lương Cao đẳng | Mức lương |
---|---|---|
Bậc 1 | 2.34 | 4.212.000 |
Bậc 2 | 2.67 | 4.806.000 |
Bậc 3 | 3.00 | 5.400.000 |
Bậc 4 | 3.33 | 5.994.000 |
Bậc 5 | 3.66 | 6.588.000 |
Bậc 6 | 3.99 | 7.182.000 |
Bậc 7 | 4.32 | 7.776.000 |
Bậc 8 | 4.65 | 8.370.000 |
Bậc 9 | 4.98 | 8.964.000 |
Lưu ý: Trên đây chỉ là bậc lương cao đẳng cơ bản, chưa tính thêm các khoản phụ cấp.
Để có thể nâng bậc lương cao đẳng thì bạn cần phải hội tụ đủ các điều kiện và tiêu chuẩn theo quy định.
Về điều kiện:
Với công nhân viên, người lao động giữ ngạch, chức danh từ A0 đến A3 thì sau 3 năm sẽ được xét nâng lên 1 bậc lương cao đẳng.
Với người lao động nói chung đã giữ ngạch, chức danh loại B, C và nhân viên thừa hành thì sau 2 năm sẽ được xét để nâng bậc lương.
Về tiêu chuẩn để được xét nâng bậc lương cao đẳng:
Đối với công chức: Không vi phạm và không chịu bất cứ hình thức kỷ luật nào. Bên cạnh đó, công nhân viên chức này đã được cấp có thẩm quyền đánh giá ở mức hoàn thiện nhiệm vụ.
Đối với người lao động: Đối tượng đã được cấp thẩm quyền đánh giá từ mức hoàn thành nhiệm vụ trở lên và không bị vi phạm kỷ luật.
Xem thêm: Cách tính lương công chức trước và sau khi cải cách tiền lương
Có thể thấy, có nhiều bậc lương cao đẳng được tính dựa theo trình độ học vấn và kinh nghiệm làm việc. Hy vọng với những chia sẻ này sẽ giúp bạn dễ dàng tính được số tiền lương thực lãnh cũng như lên kế hoạch học tập, cố gắng làm việc để cải thiện mức lương hàng tháng nếu đang trong ngạch công chức.
Công thức tính thuế thu nhập cá nhân theo quy định mới nhất
Việc làm bảo mẫu trường tiểu học TPHCM: Cơ hội và thách thức
Bộ luật thuế thu nhập cá nhân mới nhất và những điều cần biết
Tổng hợp việc làm Tân An Long An và cách xin việc nhanh nhất
Kinh nghiệm xin việc làm chỉ cần CMND, không yêu cầu bằng cấp
Người phụ thuộc là gì? Các quy định về người phụ thuộc
Giấy khai sinh là gì? Thông tin cần nhớ về loại giấy tờ quan trọng này
Việc làm Cà Mau hấp dẫn với nhiều cơ hội ngành thủy sản và du lịch
Kinh nghiệm tìm việc làm ca tối từ 18h đến 22h không lừa đảo
Tsundere là gì? Giải đáp tất tần tật về Tsundere mới nhất
Mẫu CV hot theo ngành nghề