Overthinking là gì? Cách giải quyết căn bệnh ngày càng phổ biến của giới trẻ

Đóng góp bởi:   CEO Tony Vũ
Thứ Hai, 29/04/2024 11:46:00 +07:00
Bỏ túi những thông tin quan trọng liên quan đến overthinking là gì và những dấu hiệu của tình trạng này để từ đó biết cách loại bỏ suy nghĩ tiêu cực khỏi tâm trí. Khi không còn overthinking, cuộc sống sẽ trở nên dễ chịu và hạnh phúc hơn.

1. Overthinking là gì?

Nhiều người băn khoăn không biết overthinking là gì, hãy cùng chuyên gia phân tích khái niệm này qua các thông tin sau.

Overthinking được hiểu là tình trạng suy nghĩ quá nhiều, quá mức cần thiết. Người mắc hội chứng này không ngừng nghĩ ngợi theo chiều hướng tiêu cực. Mọi lứa tuổi đều có nguy cơ mắc overthinking. Trên thực tế, nguyên nhân gây nên tình trạng này có liên quan mật thiết tới vấn đề tâm lý của mỗi người.

Overthinking là tình trạng suy nghĩ quá nhiều, quá mức cần thiết
Overthinking là gì? Đó chính là tình trạng suy nghĩ quá nhiều, quá mức cần thiết

2. Overthinking có phải là bệnh không?

Khi đã biết overthink là gì, bạn cũng cần xác định được nó có phải là bệnh hay không. Nếu là bệnh thì overthinking là bệnh gì. Các số liệu thống kê cho thấy, Việt Nam có ít nhất 3 triệu thanh, thiếu niên gặp vấn đề về sức khỏe tâm lý, tâm thần và overthinking.

Dưới góc nhìn tích cực, các chuyên gia cho rằng, overthinking chỉ là hội chứng rối loạn lo âu hoặc chứng suy nghĩ quá mức và tạo ra một vòng suy nghĩ luẩn quẩn mà bản thân không thoát ra được.

Tuy nhiên, nếu để hội chứng này kéo dài, overthinking sẽ trở thành "căn bệnh" đáng báo động bởi người suy nghĩ quá nhiều có thể bị rối loạn tâm thần, trầm cảm…

Overthinking sẽ trở thành bệnh nếu không có phương pháp trị liệu kịp thời
Overthinking sẽ trở thành bệnh nếu không có phương pháp trị liệu kịp thời

3. Những dấu hiệu của tình trạng overthinking

Việc hiểu rõ overthinking nghĩa là gì là cơ sở giúp bạn xác định rõ dấu hiệu của tình trạng này. Một trong những biểu hiện đặc trưng của người mắc overthinking đó là liên tục suy nghĩ đến những tình huống xấu và tự chất vấn bản thân.

Ngoài ra, họ thường dành phần lớn thời gian để tìm kiếm kiếm lại những việc tồi tệ đã xảy ra trong quá khứ. Họ hoài nghi về mọi việc trong cuộc sống, dùng quá nhiều thời gian suy nghĩ về điều tiêu cực. Với những người overthinking trong tình yêu, suy nghĩ tiêu cực luôn thường trực trong tâm trí họ, nó có thể tồn tại ngay cả khi bạn chơi, khi làm việc, khi đi ngủ.

Có một cách khác để xác định xem bản thân có bị overthinking hay không đó là trả lời bộ câu hỏi kiểm tra sức khỏe tinh thần của nhà tâm lý học David A. Clark:

  • Bạn có thường xuyên suy nghĩ quẩn quanh?

  • Bạn có thường tự vấn vì sao mình lại suy nghĩ như thế?

  • Bạn có theo đuổi ý nghĩ mang tính cá nhân hay tìm kiếm ý nghĩa sâu xa đằng sau suy nghĩ ấy không?

  • Bạn có thường xuyên chìm sâu vào suy nghĩ của bản thân khi tâm trạng buồn hay không?

  • Bạn có thường xuyên thắc mắc trí não của mình hoạt động như thế nào hay không?

  • Bạn có muốn kiểm soát suy nghĩ gắt gao không?

  • Bạn có vật lộn và khó khăn để kiểm soát suy nghĩ của mình?

  • Bạn có thường đánh giá tiêu cực về những ý nghĩ bộc phát hay suy nghĩ không như ý muốn không?

Hoàn thành việc trả lời bộ câu hỏi này, bạn sẽ biết bản thân có mắc chứng overthinking hay không.

Người mắc chứng overthinking liên tục suy nghĩ đến những tình huống xấu và tự chất vấn bản thân
Người mắc chứng overthinking liên tục suy nghĩ đến những tình huống xấu và tự chất vấn bản thân

4. Tại sao ngày càng nhiều bạn trẻ bị overthinking?

Sau khi đã tìm được câu trả lời cho người overthinking là gì, bạn cũng nên nắm được lý do ngày càng nhiều bạn trẻ mắc hội chứng này. Theo các chuyên gia tâm lý, có nhiều nguyên nhân khiến bạn trẻ mắc overthinking trong đó nguyên nhân quan trọng chính là mạng xã hội.

Theo đó, sự phát triển của Internet và mạng xã hội khiến người trẻ dễ dàng quan sát cuộc sống của người xung quanh rồi tự so sánh và gây áp lực cho bản thân. Cũng từ đây, một bộ phận không nhỏ bạn trẻ đặt ra những kỳ vọng cao, tiêu chuẩn cao hơn so với khả năng, khi không đạt được kết quả như mong ước dẫn đến cảm giác thất vọng và suy nghĩ tiêu cực.

Một nguyên nhân tiếp theo, đó chính là áp lực với bạn bè đồng trang lứa khiến người trẻ dễ suy nghĩ nhiều hơn.

5. Những tác hại khôn lường khi suy nghĩ quá nhiều

Song song với việc biết được overthinking là gì hay overthinking có nghĩa là gì, nhiều người không khỏi tò mò về những tác hại mà overthinking gây ra.

Một trong những dấu hiệu rõ ràng nhất của việc suy nghĩ quá mức là tâm trạng tiêu cực và tinh thần kiệt quệ. Những người mắc chứng overthinking thường tự vấn bản thân liên tục. Từ đó, họ thường đánh giá và đưa ra nhận xét tiêu cực về hành động và quyết định của bản thân.

Bên cạnh đó, người suy nghĩ quá nhiều có thể mắc phải các bệnh lý rối loạn tinh thần khác như trầm cảm, khó ngủ hay ngủ không sâu giấc, rối loạn ăn uống, nghiện chất kích thích và đồ uống có cồn. Nếu tình trạng này kéo dài mà không được can thiệp,họ có thể bị trầm cảm.

Mặt khác, người suy nghĩ quá nhiều sẽ khó vượt qua những sang chấn tâm lý, chấn động tinh thần. Họ thường hoài nghi và xem xét về hành động của người xung quanh. Điều này có thể ảnh hưởng xấu tới cuộc sống sinh hoạt và giao tiếp hàng ngày.

Một số nghiên cứu còn ghi nhận rằng, tình trạng overthinking có thể khiến vỏ não vùng trước trán hoạt động chức năng quá mức, từ đó gây ảnh hưởng tới khả năng sáng tạo cũng như kỹ năng giải quyết vấn đề.

Mặc dù tình trạng suy nghĩ quá mức gây nên nhiều tác hại nhưng đây không phải là một căn bệnh mạn tính, đây là một thói quen tinh thần. Nếu người mắc tình trạng này được can thiệp kịp thời và nhận được sự chăm sóc, giúp đỡ từ gia đình và bạn bè, hội chứng overthinking hoàn toàn có thể khắc phục được.

Những người suy nghĩ quá nhiều dễ rơi vào trầm cảm
Những người suy nghĩ quá nhiều dễ rơi vào trầm cảm

6. Chuyên gia chỉ cách giúp bạn ngừng suy nghĩ quá mức

Không chỉ quan tâm đến bị overthinking là gì, việc bỏ túi những cách giúp bạn ngừng suy nghĩ quá mức là điều vô cùng quan trọng.

Overthinking mang đến nhiều tác hại nghiêm trọng đến đời sống tinh thần và vật chất của con người. Dưới đây là 3 bước cơ bản mà chuyên gia khuyên nên áp dụng để khắc phục tình trạng overthinking.

6.1. Nhận ra bản thân đang suy nghĩ quá nhiều và tự đánh lạc hướng bản thân

Theo kinh nghiệm của các nhà tâm lý học lâm sàng, mọi người thường dễ bị nhầm lẫn giữa việc suy nghĩ quá nhiều và suy nghĩ để giải quyết một vấn đề cụ thể. Trong khi, tình trạng overthinking là khi ý nghĩ của ban quanh quẩn quanh vấn đề hiện tại.

Vậy cách để thoát khỏi overthinking là gì? Để ngừng overthinking, hãy tìm cách đánh lạc hướng suy nghĩ bằng cách thực hiện những hoạt động mà bạn yêu thích như mua sắm, nấu ăn, chơi nhạc cụ. Hơn nữa, hãy học điều mới, như tham gia môn thể thao hoặc nâng cao kỹ năng liên quan đến công việc hiện tại.

Thay vì suy nghĩ không ngừng, hãy thực hiện những hoạt động có ích khác và tìm cách giải quyết vấn đề mà không phải lặp đi lặp lại suy nghĩ về nó quá nhiều.

6.2. Tìm hiểu nguyên nhân

Những tiếc nuối về quyết định trong quá khứ hay lo lắng về năng lực của bản thân có thể khiến bạn căng thẳng tinh thần và bắt đầu suy nghĩ quá mức. Khi đó, không chỉ sức khỏe tinh thần mà chính sức khỏe thể chất của bạn có thể bị ảnh hưởng với các biểu hiện như đau nhức đầu, mất ngủ hay mệt mỏi, chán ăn.

Tìm hiểu nguyên nhân khiến bạn suy nghĩ quẩn quanh, từ đó chủ động hạn chế để mình rơi vào trường hợp tương tự là cách giúp bạn kiểm soát suy nghĩ. Nếu bạn không thể né tránh những tình huống trên, ít nhất bạn sẽ cảnh giác hơn và lường trước được hậu quả

6.3. Thay đổi nhận thức

Điều quan trọng là bạn cần nhận thấy suy nghĩ của bản thân dễ tập trung vào mặt tiêu cực của vấn đề. Vì não bộ của chúng ta được cấu trúc để nhận diện và cảnh báo về mối nguy hiểm cần chú ý.

Bạn hoàn toàn có thể thay đổi cách nhìn nhận và diễn giải tình huống theo xu hướng tích cực hơn. Hướng sự tập trung tới mặt tốt của vấn đề để sự vật, hiện tượng được nhìn nhận theo một góc mới.

6.3. Hành động ngay và luôn

Một đáp án khác cho câu hỏi overthinking là gì và cách giúp bạn ngừng suy nghĩ quá nhiều đó chính là hành động ngay và luôn. Để thoát khỏi overthinking, cách đơn giản nhất là hành động.

Bạn cần nhận ra rằng bản thân đang suy nghĩ quá nhiều để ngừng overthinking
Bạn cần nhận ra rằng bản thân đang suy nghĩ quá nhiều và cần phải ngừng overthinking ngay lập tức

7. Bài test giúp bạn đo mức độ overthinking của bản thân

Nếu bạn đã biết overthinking là gì thì hãy làm ngay bài test đo mức độ overthinking. Theo đó, bài test DASS-21 chính là thước đo để đánh giá mức độ của tình trạng suy nghĩ quá nhiều. Theo tài liệu đã công bố, bài trắc nghiệm được thiết kế để đo lường các trạng thái cảm xúc trầm cảm, lo lắng và căng thẳng. Mỗi thang đo của DASS-21 có 7 câu hỏi giúp đánh giá trạng thái phiền muộn, sự mất hứng thú, cảm giác vô vọng, lo lắng, bất an của mỗi người. Từ đó, bạn có thể phần nào xác định mức độ Overthinking của mình.

  • D (Depression): Trầm cảm; thể hiện qua sự phiền muộn, vô vọng, đánh giá thấp cuộc sống, tự ti, thiếu quan tâm, nhiệt huyết hay động lực.

  • A (Anxiety): Lo âu; thể hiện qua hành động, hiệu ứng trên và trong cơ thể, tình huống gây lo âu, trải nghiệm riêng của từng cá nhân khi gặp phải tình huống gây ra sự lo âu.

  • S (Stress): Căng thẳng; thể hiện qua việc khó thở, dễ khó chịu, thiếu kiên nhẫn, phản ứng thái quá trong vài trường hợp.

Cũng cần lưu ý rằng, bài test chỉ mang tính tham khảo và đánh giá một phần tình trạng hiện tại. Nếu muốn diễn giải kết quả một cách hợp lý và chính xác nhất, bạn có thể tìm đến sự tham vấn từ chuyên gia và những người có chuyên môn trong lĩnh vực tâm lý.

8. Khi nào cần gặp bác sĩ?

Sau khi cùng nhau tìm hiểu overthinking là gì, hãy cùng chúng tôi nhận biết tình trạng overthinking mức độ nặng cần đến sự tư vấn của chuyên gia, bác sĩ.

Trên thực tế, hội chứng này bao hàm cả những mặt tích cực và tiêu cực. Dựa vào việc overthinking, bạn có thể nhìn ra những vấn đề có thể gặp phải để chủ động ứng phó. Đây chính là mặt tích cực của overthinking. Tuy nhiên để làm được điều đó, điều quan trọng nhất chính là sự tự tin vào bản thân, tin tưởng vào năng lực, giá trị mà mình đang có.

Còn nếu overthinking chỉ mang đến cho bạn sự mệt mỏi, không có giá trị gì, bạn cần nhanh chóng loại nó ra khỏi não bộ. Nếu như nhận thấy tình trạng quá khả năng tự xử lý, bạn tìm sự trợ giúp từ một chuyên gia tâm lý gia hoặc bác sĩ chuyên khoa. Họ sẽ là người cung cấp cho bạn các cách để giải quyết suy nghĩ quá mức và và tìm lại sự bình an trong tâm trí.

tìm hiểu về overthinking là gì
Hãy tìm đến chuyên gia tâm lý để giúp bạn thoát khỏi chứng overthinking

Những thông tin trên đây giúp bạn hiểu overthinking là gì và cách để thoát khỏi tình trạng này. Thay vì chỉ suy nghĩ, hãy tìm cách giải quyết những vấn đề đó; đồng thời cân bằng tâm trí và có cái nhìn tích cực trong mọi việc của cuộc sống.

Xem thêm:

Bài viết liên quan
Công thức tính thuế thu nhập cá nhân theo quy định mới nhất

Công thức tính thuế thu nhập cá nhân theo quy định mới nhất

Công thức tính thuế thu nhập cá nhân ngày càng được nhiều người quan tâm, tìm hiểu. Mức thuế phải đóng được pháp luật quy định một cách rõ ràng. Mỗi đối tượng sẽ có công thức tính thuế khác nhau. Bạn muốn hiểu rõ hơn về thuế thu nhập cá nhân và cách tính, hãy tham khảo ngay bài viết này của job3s.
Xem thêm »
Việc làm bảo mẫu trường tiểu học TPHCM: Cơ hội và thách thức

Việc làm bảo mẫu trường tiểu học TPHCM: Cơ hội và thách thức

Hiện nay, muốn tìm việc làm bảo mẫu trường tiểu học TPHCM không quá khó do nhu cầu tuyển dụng tại đây liên tục tăng cao. Tuy nhiên, dù cơ hội việc làm lớn nhưng công việc này còn nhiều góc khuất và thử thách không phải ai cũng biết. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có thêm thông tin để cân nhắc trước khi đưa ra quyết định làm bảo mẫu trường tiểu học.
Xem thêm »
Bộ luật thuế thu nhập cá nhân mới nhất và những điều cần biết

Bộ luật thuế thu nhập cá nhân mới nhất và những điều cần biết

Bộ luật thuế thu nhập cá nhân mới nhất nêu rõ chính sách thuế dành cho từng đối tượng, cũng như từng mức khoản thuế cần được nộp đúng theo quy định. Bài viết dưới đây sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn về thuế và tầm quan trọng của việc quản lý thuế thu nhập cá nhân đối với người lao động.
Xem thêm »
Tổng hợp việc làm Tân An Long An và cách xin việc nhanh nhất

Tổng hợp việc làm Tân An Long An và cách xin việc nhanh nhất

Tổng hợp các việc làm Tân An Long An mới nhất hiện nay. Bài viết này sẽ cung cấp một cái nhìn tổng quan về thị trường việc làm tại khu vực Tân An - Long An, đồng thời chia sẻ những kinh nghiệm hữu ích để giúp bạn tìm kiếm việc làm một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Xem thêm »
Kinh nghiệm xin việc làm chỉ cần CMND, không yêu cầu bằng cấp

Kinh nghiệm xin việc làm chỉ cần CMND, không yêu cầu bằng cấp

Nhu cầu xin việc làm chỉ cần CMND đã trở thành xu hướng của rất nhiều người. Đây là hình thức tuyển dụng đơn giản khi không còn yêu cầu bằng cấp cao siêu hay nhiều thủ tục phức tạp. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn xin việc làm qua CMND dễ dàng và kiếm được thu nhập hấp dẫn.
Xem thêm »
Người phụ thuộc là gì? Các quy định về người phụ thuộc

Người phụ thuộc là gì? Các quy định về người phụ thuộc

Khái niệm về người phụ thuộc là gì hiện nay vẫn khá mơ hồ đối với nhiều người. Theo đó, người phụ thuộc chính là những người được nhận chu cấp và hoàn toàn không có khả năng tạo ra thu nhập hay đóng thuế. Khi một cá nhân được giảm trừ thuế, việc xác định và hiểu rõ về người phụ thuộc trở nên vô cùng quan trọng. Bài viết này sẽ mang đến cho bạn cái nhìn toàn diện hơn về vấn đề này.
Xem thêm »
Giấy khai sinh là gì? Thông tin cần nhớ về loại giấy tờ quan trọng này

Giấy khai sinh là gì? Thông tin cần nhớ về loại giấy tờ quan trọng này

Giấy khai sinh là gì? Theo quy định của pháp luật Việt Nam, mỗi trẻ em sinh ra đều được bổ sung vào hộ tịch và cấp giấy khai sinh. Đây là văn bản pháp lý quan trọng đóng vai trò thiết yếu trong nhiều thủ tục hành chính sau này. Vậy loại giấy tờ này được cấp ra sao và có giá trị pháp lý như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu cụ thể qua bài viết dưới đây.
Xem thêm »
Việc làm Cà Mau hấp dẫn với nhiều cơ hội ngành thủy sản và du lịch

Việc làm Cà Mau hấp dẫn với nhiều cơ hội ngành thủy sản và du lịch

Thị trường việc làm Cà Mau và các vị trí tuyển dụng nhiều nhất. Cà Mau là tỉnh cực Nam của Tổ Quốc, là vùng đất với rất nhiều giá trị văn hóa lịch sử. Không những thế, kinh tế cũng ngày càng phát triển, kéo theo thị trường việc làm Cà Mau ngày càng nhộn nhịp và sôi động. Trong hàng trăm nghìn cơ hội nghề nghiệp ở đây, có thể nói các ngành trong lĩnh vực thủy sản và du lịch được đánh giá hot nhất, thu hút nhiều người lao động cũng như nhu cầu tuyển dụng lúc nào cũng cao.
Xem thêm »
Kinh nghiệm tìm việc làm ca tối từ 18h đến 22h không lừa đảo

Kinh nghiệm tìm việc làm ca tối từ 18h đến 22h không lừa đảo

Việc làm ca tối từ 18h đến 22h thường là gia sư, chạy xe công nghệ, phục vụ, bảo vệ, bán hàng... Đây là những công việc giúp bạn gia tăng thu nhập và tích luỹ thêm nhiều kinh nghiệm hữu ích. Vậy làm thế nào để tìm được việc làm buổi tối phù hợp và không mắc bẫy lừa đảo tuyển dụng?
Xem thêm »
Tsundere là gì? Giải đáp tất tần tật về Tsundere mới nhất

Tsundere là gì? Giải đáp tất tần tật về Tsundere mới nhất

Tsundere là gì? Nếu bạn là thường xuyên theo dõi các bộ anime thì chắc hẳn không còn xa lạ với thuật ngữ Tsundere. Tuy nhiên, không nhiều người thực sự biết rõ Tsundere là gì và những điều thú vị xoay quanh các nhân vật Tsundere. Vậy nên trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết hơn về Tsundere.
Xem thêm »

Mẫu CV hot theo ngành nghề

Back to top

Job3s có thể giúp gì cho bạn?
chat