Bạn là ?
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định khái niệm bảo hiểm xã hội như sau:
"Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội."
Bảo hiểm xã hội đem đến nhiều quyền lợi cho người lao động hoặc người tham gia bảo hiểm. Do đó, việc cập nhật các thông tin bảo hiểm xã hội của mình, quá trình tham gia đóng bảo hiểm cùng những quyền lợi được hưởng khi tham gia đóng bảo hiểm là cần thiết.
Việc tra cứu các thông tin đầy đủ trong bảo hiểm xã hội đem lại một số lợi ích nhất định cho người tham gia bảo hiểm xã hội như sau:
Nắm bắt được các điều khoản và điều kiện đủ để nhận được các quyền lợi, trợ cấp của bảo hiểm xã hội
Nắm bắt được thông tin về số năm tham gia đóng bảo hiểm, số tiền đóng bảo hiểm, số năm cần phải đóng để có thể hưởng lương hưu cùng với số tiền có thể nhận được trong các khoản trợ cấp hưu trí để có thể giúp người tham gia lập kế hoạch cho việc nghỉ lương hưu.
Biết chính xác các thông tin cần thiết trong bảo hiểm xã hội phục vụ cho những khi người tham gia bảo hiểm cần sử dụng các quyền lợi trong bảo hiểm xã hội chẳng hạn như ốm đau, thai sản, thất nghiệp,...
Ngoài ra, người dùng còn biết được một số thông tin khác như: thông tin chi tiết về mã số bảo hiểm xã hội, thời gian đóng bảo hiểm xã hội, mức lương đóng bảo hiểm xã hội, đơn vị đã và đang tham gia bảo hiểm xã hội, cơ quan bảo hiểm xã hội, quá trình tham gia đóng bảo hiểm xã hội, tra cứu thời gian chưa được đóng bảo hiểm xã hội
Hiểu được các nhu cầu cần thiết về tra cứu các thông tin quan trọng về bảo hiểm xã hội, cơ quan bảo hiểm xã hội Việt Nam đã có những hướng dẫn chi tiết về cách tra cứu bảo hiểm xã hội bằng CMND/CCCD để có thể dễ dàng tra cứu thông tin bảo hiểm 1 cách rõ ràng và hoàn toàn miễn phí.
Xem thêm: Bảo Hiểm Xã Hội Việt Nam - Tất Tần Tật Những Thông Tin Nên Biết Mới Nhất
Chứng minh nhân dân (CCND) hoặc Căn cước công dân (CCCD) là thông tin cơ bản về lai lịch, nhận dạng của công dân. Tra cứu bảo hiểm xã hội bằng CMND/CCCD trên website bảo hiểm xã hội Việt Nam là cách thức tra cứu sử dụng các thông tin cá nhân bao gồm họ tên, số CMND/CCCD, ngày sinh, địa chỉ và mã số BHXH để nhập lên hệ thống. Sau đó, hệ thống sẽ trả về kết quả tra cứu cho người dùng.
Căn cứ vào khoản 2.13 Điều 2 Quyết định 595/QĐ-BHXH, quy định về khái niệm mã số bảo hiểm xã hội như sau:
"Mã số bảo hiểm xã hội là số định danh cá nhân duy nhất của người tham gia do cơ quan BHXH cung cấp để ghi trên sổ bảo hiểm xã hội, thẻ BHYT."
Việc tra cứu bảo hiểm xã hội bằng CMND/CCCD là một trong những cách tra cứu mã số bảo hiểm xã hội được nhiều người thực hiện nhất bởi tính đơn giản và đem lại độ chính xác cao.
Bạn có thể tra cứu mã số bảo hiểm xã hội bằng CMND/CCCD thông qua website Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Các bước thực hiện như sau:
Bước 1: Nhập các thông tin cá nhân cơ bản để có thể tra cứu
Truy cập vào website chính của cơ quan bảo hiểm xã hội Việt Nam qua link: https://baohiemxahoi.gov.vn/
Tích chọn vào mục "Tra cứu mã số bảo hiểm xã hội"
Tỉnh/Thành phố: Là nơi mà người lao động đăng ký hộ khẩu hoặc nơi thường trú, tạm trú, địa chỉ trong chứng minh thư nhân dân.
Phường/Xã, Quận/Huyện: Là nơi trong hộ khẩu, chứng minh thư nhân dân của người lao động.
Số Chứng minh thư nhân dân (CMND): Là mã định danh của người lao động dùng để đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội.
Họ và tên: Điền đầy đủ họ và tên, có thể lựa chọn phương thức nhập có dấu hoặc không có dấu.
Mã số Bảo hiểm xã hội: Sử dụng nếu lao động đã có mã số bảo hiểm xã hội. Trường hợp không nhớ hoặc chưa có thì có thể để trống.
Ngày sinh: Là ngày, tháng, năm sinh của bạn đăng ký trên giấy khai sinh (thông tin này tuy không bắt buộc nhưng bạn có thể điền để đảm bảo kết quả tra cứu chính xác cao nhất.)
Bước 2: Nhận kết quả tra cứu mã số bảo hiểm xã hội bằng CMND. Khi này bạn có thể đọc được các thông tin bao gồm:
Mã số BHXH của người tham gia.
Thông tin cá nhân: họ tên, giới tính, ngày sinh, địa chỉ.
Mã số hộ gia đình và trạng thái đồng bộ.
Xem thêm: Mã Số Bảo Hiểm Xã Hội Là Gì? 4 Điều Bạn Cần Lưu Ý
Trong quá trình tham gia đóng bảo hiểm xã hội, người lao động cần phải nắm được chính xác quá trình đóng bảo hiểm xã hội cụ thể để kiểm tra xem bảo hiểm xã hội của mình có đang được doanh nghiệp đóng đầy đủ hay không, còn thiếu bao nhiêu năm để hưởng lương hưu và số tiền lương doanh nghiệp đóng là bao nhiêu.
Việc tra cứu bảo hiểm xã hội bằng CMND để biết quá trình đóng loại bảo hiểm này có thể thực hiện tra cứu qua Cổng thông tin bảo hiểm xã hội Việt Nam. Các bước thực hiện như sau:
Bước 1: Truy cập vào website chính của Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Sau đó click vào mục "Tra cứu quá trình tham gia BHXH".
Bước 2: Nhập những thông tin tra cứu bảo hiểm xã hội bằng CMND đầy đủ. Các thông tin khi nhập vào cần phải đầy đủ và chính xác nhất bao gồm:
Tỉnh/Thành phố: Điền nơi mà bạn đăng ký đóng bảo hiểm xã hội, không phải nơi đăng ký hộ khẩu hay thường trú, tạm trú.
Cơ quan Bảo hiểm xã hội: Là cơ quan mà bạn đang đóng Bảo hiểm xã hội.
Thời gian tra cứu: Mục “Từ tháng” và “Đến tháng” là thời gian hệ thống sẽ thực hiện tra cứu quá trình tham gia đóng Bảo hiểm.
Số CMND: Là số chứng minh thư nhân dân của người tham gia bảo hiểm xã hội.
Họ và tên: Có thể lựa chọn điền họ tên có dấu hoặc không dấu nhưng phải đầy đủ cả họ, tên đệm và tên chính.
Mã số BHXH: Điền mã số bảo hiểm xã hội của bạn. Trường hợp nếu không có mã số bảo hiểm xã hội thì để trống.
Số điện thoại nhận OTP: Điền số điện thoại đã đăng ký với Cơ quan bảo hiểm xã hội và nhận mã OTP.
Bước 3: Kiểm tra lại một lượt xem các thông tin đã điền đầy đủ chưa. Sau khi đã chắc chắn các thông tin bạn điền là chính xác, hãy bấm vào "Lấy mã OTP" để hệ thống gửi mã về điện thoại của bạn. Sau đó, nhập mã OTP vào ô OTP. Bấm vào "Tôi không phải người máy". Hệ thống sẽ nhận thông tin và tiến hành trả kết quả.
Bước 4: Nhận kết quả trả về. Các kết quả trả về sẽ cung cấp cho bạn các thông tin chi tiết liên quan đến quá trình bạn đóng bảo hiểm bao gồm bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động. Cụ thể
Thời gian đóng Bảo hiểm: thời gian, các mốc thời điểm đóng Bảo hiểm, tổng thời gian tham gia BHXH, BHTN, BHTNLĐ.
Thông tin đơn vị công tác: nơi mà lao động làm việc và đóng BHXH, địa chỉ, chức vụ công tác.
Mức lương đóng Bảo hiểm xã hội.
Để xem được mã số bảo hiểm xã hội của mình khi tham gia vào bảo hiểm xã hội Việt Nam, ngoài tra cứu bảo hiểm xã hội bằng CMND/CCCD bạn cũng có thể xem qua một trong số những cách dưới đây:
*Cách 1: Xem trên bìa của sổ Bảo hiểm xã hội
Hiện nay, theo các quy định được ban hành và còn hiện hành thì người lao động chính là người trực tiếp thu giữ và bảo quản sổ bảo hiểm xã hội của mình. Do đó, người lao động có thể tự xem mã số bảo hiểm xã hội của mình trên bìa mặt trước của số bảo hiểm xã hội.
Nếu trong trường hợp người lao động không giữ số bảo hiểm xã hội của mình th có thể tra cứu mã số bảo hiểm xã hội bằng số CMND/CCCD trên.
*Cách 2: Xem trên thẻ bảo hiểm y tế
Theo khoản 4 Điều 2 Quyết định 1351/QĐ-BHXH thì 10 số cuối của mã thẻ bảo hiểm y tế cũng chính là mã số định danh cá nhân của người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
Chẳng hạn như chị Linh có mã số thẻ bảo hiểm y tế là CN 3 01 0003700192 thì mã số bảo hiểm xã hội của chị Linh chính là 0003700192.
Trong quá trình tra cứu bảo hiểm xã hội bằng CMND/CCCD sẽ không tránh được những trường hợp không thể tra cứu được mã số bảo hiểm xã hội. Điều này xảy ra do một vài nguyên nhân như sau:
Trường hợp 1: Người tham gia bảo hiểm xã hội nhập sai dữ liệu cá nhân để tra cứu, dẫn đến hệ thống không thể tìm thấy kết quả về bảo hiểm xã hội của bạn.
=> Nhập đầy đủ và chính xác các thông tin tra cứu. Kiểm tra kỹ lưỡng trước khi nhấn vào tra cứu kết quả.
Trường hợp 2: Người mới tham gia bảo hiểm xã hội, khi đó dữ liệu chưa được cập nhật lên hệ thống dữ liệu của Cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
=> Chờ cơ quan bảo hiểm xã hội cập nhật mới có thể tra cứu mã số BHXH trên hệ thống cổng thông tin điện tử của cơ quan BHXH Việt Nam.
Trường hợp 3: Hệ thống Cổng thông tin bảo hiểm xã hội Việt Nam đang bảo trì.
=> Quay lại vào thời điểm sau khi hệ thống được bảo trì xong để thực hiện tra cứu bảo hiểm xã hội bằng CMND.
Các thông tin về Bảo hiểm xã hội có thể thay đổi theo thời gian như quá trình đóng bảo hiểm, tiền lương đóng bảo hiểm. Do đó hãy luôn cập nhật thông tin mới nhất bằng việc tra cứu bảo hiểm xã hội bằng CMND.
Khi tra cứu thông tin bảo hiểm xã hội bằng CMND/CCCD, bạn cũng nên lưu ý các điểm sau đây:
Tra cứu bảo hiểm xã hội bằng CMND/CCCD đều áp dụng được cho mọi người lao động có tham gia bảo hiểm xã hội tại tất cả các tỉnh thành trên toàn quốc. Do đó, dù bạn có muốn tra cứu quá trình tham gia bảo hiểm xã hội Bình Dương, Hà Nội hay các tỉnh/thành phố khác đều có thể thực hiện được.
Khi thực hiện tra cứu bảo hiểm xã hội bằng CMND/CCCD, bạn cần nhập đúng và đầy đủ các thông tin theo yêu cầu, không được bỏ sót hoặc sai số bất kỳ thông tin nào để hệ thống trả về kết quả tra cứu thông tin bảo hiểm y tế thành công và chính xác nhất
Nếu trong trường hợp có thể, hãy sử dụng máy tính, thiết bị có màn hình lớn để quá trình nhập, tra cứu trở nên dễ dàng và tiện lợi hơn.
Các ô có đánh dấu (*) là các ô bắt buộc phải nhập, thông tin nhập càng chi tiết thì kết quả trả về càng tối ưu nhất.
Nếu có bất kỳ thắc mắc hay các vấn đề liên quan đến bảo hiểm xã hội thì hãy tìm đến các cơ quan chính phủ hoặc các tổ chức hỗ trợ về bảo hiểm xã hội để được tư vấn và giải đáp.
Ngoài vấn đề về cách tra cứu bảo hiểm xã hội, khi tham gia loại hình bảo hiểm này, bạn có thể xuất hiện nhiều thắc mắc khác như:
Trong quá trình đi làm, người lao động luôn trăn trở về việc khi không đóng bảo hiểm xã hội bao lâu thì mất, và việc dừng đóng bảo hiểm xã hội trong một thời gian dài thì thời gian tham gia BHXH trước đó có được tính hay không?
Để trả lời cho câu hỏi này, hãy tìm hiểu quy định của pháp luật hiện hành.
Theo Điều 61 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 chỉ ra những quy định về việc không đóng bảo hiểm xã hội như sau:
“Điều 61. Bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội
Người lao động khi nghỉ việc mà chưa đủ điều kiện để hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 54 và Điều 55 của Luật này hoặc chưa hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo quy định tại Điều 60 của Luật này thì được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội.”
Bên cạnh đó, Điều 57 Luật Bảo hiểm xã hội 2006 đã quy định về các trường hợp cụ thể để được bảo lưu thời gian đóng Bảo hiểm xã hội như sau:
“Điều 57. Bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội
Người lao động khi nghỉ việc mà chưa đủ điều kiện để hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 50 và Điều 51 hoặc chưa hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo quy định tại Điều 55 và Điều 56 của Luật này thì được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội.”
Ngoài ra, Nghị định 153/2013/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung từ một số Điều của Nghị định 67/2007/NĐ-CP còn chỉ ra những vấn đề liên quan đến việc bảo lưu thời gian tham gia Bảo hiểm xã hội như sau:
“Điều 33. Bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội
Bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 57 Luật Bảo hiểm xã hội, thực hiện như sau:
1. Người lao động khi nghỉ việc mà chưa đủ điều kiện để hưởng chế độ hưu trí hàng tháng, nếu có nguyện vọng chưa nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần thì được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội.
2. Trong thời gian bảo lưu:
a) Nếu tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội thì được cộng tiếp thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bao gồm cả thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và thời gian đóng bảo hiểm tự nguyện và được giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định đối với từng đối tượng tại thời điểm giải quyết chính sách bảo hiểm xã hội;
b) Nếu có nguyện vọng được nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần thì Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố nơi cư trú hợp pháp giải quyết;
c) Nếu đã có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên và trong thời gian bảo lưu không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội nữa, khi đủ tuổi đời quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều 29 Nghị định này thì được hưởng lương hưu hàng tháng, do Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố nơi cư trú hợp pháp giải quyết;
d) Nếu đã có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên, trong thời gian bảo lưu bị ốm đau hoặc tai nạn rủi ro mà bị suy giảm khả năng lao động thì đối tượng được làm đơn gửi tới Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố nơi cư trú hợp pháp đề nghị giới thiệu đi giám định y khoa về mức độ suy giảm khả năng lao động. Nếu đủ điều kiện quy định tại Điều 30 Nghị định này thì được hưởng chế độ hưu trí hàng tháng với mức lương hưu thấp;
đ) Nếu chết thì được hưởng chế độ tử tuất quy định tại Mục 5 Chương II Nghị định này.”
Như vậy, có thể khẳng định rằng khi không hoặc dừng đóng bảo hiểm xã hội sẽ được bảo lưu thời gian đóng Bảo hiểm xã hội. Khi tiếp tục đóng nối trở lại, số năm đóng bảo hiểm xã hội sẽ được cộng dồn vào tổng thời gian đóng Bảo hiểm xã hội.
Việc đóng bù bảo hiểm xã hội sẽ tùy thuộc vào từng loại hình tham gia bảo hiểm. Cụ thể như sau:
Đối với bảo hiểm xã hội bắt buộc: Người tham gia bảo hiểm không thể đóng bù Bảo hiểm xã hội khi người lao động không làm việc và không được hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở nên trong tháng.
Đối với hình thức bảo hiểm xã hội tự nguyện: Người tham gia đóng bảo hiểm có thể linh hoạt hơn về mức đóng bảo hiểm và thời gian đóng bảo hiểm. Trong quá trình tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, người tham gia bảo hiểm đóng chưa đủ số năm đóng BHXH thì được đóng bù. Các trường hợp đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện có thể bao gồm:
Đóng bù cho những tháng đã tham gia đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện chưa đóng.
Đóng bù bảo hiểm xã hội tự nguyện cho những năm còn thiếu khi đã đủ tuổi hưởng lương hưu
Trong trường hợp người lao động chuyển sang công ty mới nhưng vẫn vướng mắc về thủ tục bảo hiểm xã hội như đóng trùng bảo hiểm xã hội ở 2 công ty cả mới và cũ thì cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ có trách nhiệm hoàn trả số tiền đã đóng trùng cho cơ quan, đơn vị hoặc cá nhân đã nộp trước đây.
Điều này được căn cứ vào Điều 2 Quyết định 595/QĐ-BHXH ban hành về quy trình thu Bảo hiểm xã hội (BHXH), Bảo hiểm y tế (BHYT), Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), Bảo hiểm tai nạn lao động - Bệnh nghề nghiệp (BHTNLĐ - BNN), quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT như sau:
“2.5. Hoàn trả: là việc cơ quan BHXH chuyển trả lại số tiền được xác định không phải tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN hoặc đóng thừa khi ngừng giao dịch với cơ quan BHXH; đóng trùng cho cơ quan, đơn vị, cá nhân đã nộp cho cơ quan BHXH.”
Để việc hoàn trả số tiền đóng trùng bảo hiểm xã hội cho người lao động, đơn vị sử dụng lao động cần chuẩn bị các hồ sơ, chuẩn bị hồ sơ giấy tờ đầy đủ. Sau đó, nộp lên cơ quan Bảo hiểm xã hội có thẩm quyền giải quyết.
Tra cứu bảo hiểm xã hội bằng CMND đã trở thành một giải pháp tiện lợi, nhanh chóng và hiệu quả cho người dân trong việc nắm bắt thông tin về quyền lợi bảo hiểm của mình. Với những thao tác đơn giản và dễ dàng tiếp cận, người dân có thể chủ động quản lý tài khoản bảo hiểm, theo dõi lịch sử đóng góp, kiểm tra các khoản trợ cấp và xử lý các vấn đề liên quan đến bảo hiểm xã hội.
Mẫu CV hot theo ngành nghề