Ví dụ cách tính bảo hiểm xã hội 1 lần chi tiết dễ hiểu

Đóng góp bởi:   CEO Tony Vũ
Thứ Tư, 12/06/2024 22:12:00 +07:00
Điểm qua những ví dụ cách tính bảo hiểm xã hội dễ hiểu giúp bạn biết được mình sẽ nhận được bao nhiêu tiền sau khi xin rút bảo hiểm. Theo quy định thì người tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) sẽ được quyền rút BHXH 1 lần nếu đủ điều kiện. Công thức tính bảo hiểm xã hội 1 lần cũng được rất nhiều trang đăng tải. Tuy nhiên để có thể hình dung một cách cụ thể nhất thì bạn hãy xem ví dụ cách tính bảo hiểm xã hội 1 lần. Trong ví dụ sẽ nêu rõ trường hợp, cách tính và số tiền sẽ nhận được sau khi nộp hồ sơ đầy đủ. Hiện nay ngoài cách tính theo công thức cũng có công cụ online giúp bạn tính đơn giản hơn.

1. Ví dụ cách tính bảo hiểm xã hội 1 lần chuẩn

Tìm hiểu ví dụ cách tính bảo hiểm xã hội 1 lần sẽ giúp bạn biết được mình sẽ được nhận bao nhiêu tiền nếu nộp hồ sơ rút BHXH.

1.1. Tìm hiểu Bảo hiểm xã hội 1 lần là gì?

Trước khi đi vào ví dụ cách tính bảo hiểm xã hội thì ta hãy xem qua các khái niệm liên quan. Bảo hiểm xã hội là khoản trợ cấp bù đắp một phần thu nhập khi người lao động bị ốm đau, tai nạn lao động, thai sản, hết tuổi lao động hoặc qua đời trên cơ sở đóng BHXH.

Bảo hiểm xã hội 1 lần là một trong những quyền lợi mà người tham gia BHXH được hưởng khi đáp ứng đủ điều kiện đúng quy định của bảo hiểm. Việc nhận bảo hiểm xã hội 1 lần cũng có những ưu điểm và hạn chế nhất định. Vì thế bạn cần cân nhắc xem có nên nhận BHXH 1 lần hay không.

Ưu điểm:

  • Được cơ quan BHXH trả tiền toàn bộ trong 1 lần.

  • Có 1 khoản tiền lớn để sử dụng cho nhu cầu cá nhân.

  • Phù hợp với người lao động không có nhu cầu đóng BHXH hoặc chuyển sang lao động tự do.

Nhược điểm:

  • Không được đảm bảo bảo thu nhập hàng tháng khi về hưu.

  • Không được hưởng chế độ khám bệnh BHYT theo BHXH.

  • Số tiền rút 1 lần thực tế thấp hơn nhiều so với số tiền đã đóng vào.

  • Khi chẳng may tử vong thì gia đình sẽ không được nhận trợ cấp.

  • Khi đã rút BHXH 1 lần thì nếu đóng lại sẽ không được tính thời gian trước.

Bảo hiểm xã hội 1 lần là chế độ dành cho người đóng BHXH
Bảo hiểm xã hội 1 lần là chế độ dành cho người đóng BHXH

Xem thêm: Cách Tính Rút Bảo Hiểm Xã Hội 1 Lần Và Tất Tần Tật Những Điều Cần Biết

1.2. Hướng dẫn cách tính bảo hiểm xã hội 1 lần năm 2024

Căn cứ vào Khoản 4, Điều 19, Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH thì cách tính BHXH 1 lần được dựa trên thời gian tham gia đóng BHXH và mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH (MBQTL).

Công thức tính bảo hiểm xã hội 1 lần cụ thể như sau:

  • Mức hưởng BHXH 1 lần = (1,5 x MBQTL x Thời gian đóng BHXH trước 2014) + (2 x MBQTL x Thời gian đóng BHXH từ năm 2014).

Cách tính MBQTL:

  • MBQTL = Tổng số tiền lương đã đóng/ Tổng số tháng đã đóng

Trong đó: Tổng số tiền lương đã đóng = Số tháng đóng x Mức đóng BHXH x Mức điều chỉnh hàng năm

Ví dụ cách tính bảo hiểm xã hội 1 lần giúp bạn dễ hiểu hơn
Ví dụ cách tính bảo hiểm xã hội 1 lần giúp bạn dễ hiểu hơn

Mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập đã đóng BHXH được quy định ở Thông tư số 36/2021/TT-BLĐTBXH như sau:

Bảng hệ số trượt giá tính BHXH hàng năm dành cho đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.

Năm

Trước 1995

Năm 1995

Năm 1996

Năm 1997

Năm 1998

Năm 1999

Năm 2000

Năm 2001

Năm 2002

Năm 2003

2004

Mức điều chỉnh

5.43

4.61

4.36

4.22

3.92

3.75

3.82

3.83

3.68

3.57

3.31

Năm

Năm 2005

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

2015

Mức điều chỉnh

3.06

2.85

2.63

2.14

2

1.83

1.54

1.41

1.33

1.27

1.27

Năm

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Năm 2021

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Mức điều chỉnh

1.23

1.19

1.15

1.12

1.08

1.07

1.03

1

1

Bảng hệ số trượt giá tính BHXH hàng năm dành cho đối tượng tham gia BHXH tự nguyện.

Năm

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

Mức điều chỉnh

2.14

2

1.83

1.54

1.41

1.33

1.27

1.27

1.23

Năm

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Năm 2021

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Mức điều chỉnh

1.19

1.15

1.12

1.08

1.07

1.03

1

1

Lưu ý:

  • Trong trường hợp người lao động chưa đóng BHXH đủ 1 năm thì mức hưởng sẽ được tính bằng 22% của các mức tiền lương đóng BHXH, tối đa không quá 2 tháng bình quân tiền lương.

Ví dụ cách tính bảo hiểm xã hội: Bạn Nam đóng BHXH từ tháng 02/2023 đến tháng 11/2023, chưa đóng đủ 1 năm với mức lương 6,000,000 đồng. Như vậy BHXH 1 lần của Nam được tính như sau:

Mức hưởng = 22% x (6,000,000 x 10) = 13,200,000 đồng > 2 tháng tiền lương bình quân là 12,000,000 đồng.

Như vậy mức hưởng BHXH 1 lần của Nam là 12,000,000 đồng.

  • Thời gian đóng BHXH lẻ: Từ 1-6 tháng tính 1/2 năm, từ 7-11 tháng tính 1 năm.

1.3. Ví dụ cách tính bảo hiểm xã hội 1 lần chi tiết, dễ hiểu

Sau đây là một số ví dụ cách tính bảo hiểm xã hội 1 lần chi tiết nhất.

Ví dụ cách tính bảo hiểm xã hội​ 1:

Chị Mai 40 tuổi đóng BHXH từ tháng 1/2013 đến tháng 8/2020 cụ thể:

  • Từ tháng 1/2013 đến 5/2016 mức lương đóng BHXH là 4,500,000 đồng,

  • Từ tháng 8/2016 đến 10/2019 mức lương đóng BHXH là 5,000,000 đồng,

  • Từ tháng 11/2019 đến 8/2020 mức lương đóng BHXH là 5,500,000 đồng.

Chi tiết cách tính:

Thời gian tham BHXH: 7 năm 6 tháng.

- Thời gian tham gia BHXH trước năm 2014: 1 năm 0 tháng.

- Thời gian tham gia BHXH từ năm 2014 trở đi: 6 năm 6 tháng.

Mức BQTL đóng BHXH:

Tiền lương đóng BHXH của các giai đoạn tham gia BHXH như sau:

- Giai đoạn đóng từ 1/2013 đến 12/2013: Thời gian 12 tháng - Mức tiền lương đóng BHXH: 4,500,000 đồng - Hệ số trượt giá: 1.33

4,500,000 x 1.33 x 12 = 71,820,000 đồng.

- Giai đoạn đóng từ 1/2014 đến 12/2014: Thời gian 12 tháng - Mức tiền lương đóng BHXH: 4,500,000 đồng - Hệ số trượt giá: 1.27

4,500,000 x 1.27 x 12 = 68,580,000 đồng.

- Giai đoạn đóng từ 1/2015 đến 12/2015: Thời gian 12 tháng - Mức tiền lương đóng BHXH: 4,500,000 đồng - Hệ số trượt giá: 1.27

4,500,000 x 1.27 x 12 = 68,580,000 đồng.

- Giai đoạn đóng từ 1/2016 đến 5/2016: Thời gian 5 tháng - Mức tiền lương đóng BHXH: 4,500,000 đồng - Hệ số trượt giá: 1.23

4,500,000 x 1.23 x 5 = 27,675,000 đồng.

- Giai đoạn đóng từ 8/2016 đến 12/2016: Thời gian 5 tháng - Mức tiền lương đóng BHXH: 5,000,000 đồng - Hệ số trượt giá: 1.23

5,000,000 x 1.23 x 5 = 30,750,000 đồng.

- Giai đoạn đóng từ 1/2017 đến 12/2017: Thời gian 12 tháng - Mức tiền lương đóng BHXH: 5,000,000 đồng - Hệ số trượt giá: 1.19

5,000,000 x 1.19 x 12 = 71,400,000 đồng.

- Giai đoạn đóng từ 1/2018 đến 12/2018: Thời gian 12 tháng - Mức tiền lương đóng BHXH: 5,000,000 đồng - Hệ số trượt giá: 1.15

5,000,000 x 1.15 x 12 = 69,000,000 đồng.

- Giai đoạn đóng từ 1/2019 đến 10/2019: Thời gian 10 tháng - Mức tiền lương đóng BHXH: 5,000,000 đồng - Hệ số trượt giá: 1.12

5,000,000 x 1.12 x 10 = 56,000,000 đồng

- Giai đoạn đóng từ 11/2019 đến 12/2019: Thời gian 2 tháng - Mức tiền lương đóng BHXH: 5,500,000 đồng - Hệ số trượt giá: 1.12

5,500,000 x 1.12 x 2 = 12,320,000 đồng

- Giai đoạn đóng từ 1/2020 đến 8/2020: Thời gian 8 tháng - Mức tiền lương đóng BHXH: 5,500,000 đồng - Hệ số trượt giá: 1.08

5,500,000 x 1.08 x 8 = 47,520,000 đồng

Tổng mức tiền lương đóng BHXH = 71,820,000 + 68,580,000 + 68,580,000 + 27,675,000 + 30,750,000 + 71,400,000 + 69,000,000 + 56,000,000 + 12,320,000 + 47,520,000 = 523,645,000 đồng

Mức bình quân tiền lương người lao động đã đóng BHXH:

Mbqtl = Tổng tiền / tổng số tháng = 5,818,278 đồng

Mức hưởng BHXH một lần:

Mức hưởng BHXH 1 lần = (1 x 1.5 + 6.5 x 2) x 5,818,278 = 84,365,031 đồng

Tổng tiền BHXH 1 lần được nhận = 84,365,031 đồng

Ví dụ cách tính bảo hiểm xã hội 2:

Anh Quang có thời gian tham gia BHXH từ 5/2020 đến tháng 12/2021 với mức lương 8,000,000 đồng.

Thời gian anh tham gia BHXH là 1 năm 8 tháng.

MLBQ = (8 x 1.08 x 8,000,000 + 12 x 1.07 x 8,000,000): 20 = 8,592,000 đồng.

Do anh Quang có thời gian tham gia BHXH lẻ 8 tháng nên được tính tròn là 1 năm.

Mức hưởng BHXH 1 lần của anh Quang = 2 x 2 x 8,592,000 = 34,368,000 đồng.

Nộp hồ sơ nhận bảo hiểm xã hội 1 lần
Bạn cần thực hiện nộp hồ sơ đúng quy định khi muốn rút bảo hiểm xã hội

2. Điều kiện cá nhân được hưởng BHXH 1 lần

Căn cứ theo Điểm a &b, Khoản 1 Điều 8 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP và Điều 60 của Luật BHXH Việt Nam số 58/2014/QH13 quy định về các trường hợp cá nhân được hưởng BHXH 1 lần như sau:

  • Người lao động chuẩn bị ra nước ngoài định cư.

  • Người đủ tuổi hưởng lương hưu mà chưa đóng đủ 20 năm.

  • Bộ đội, công an khi xuất ngũ, phục viên, thôi việc mà không đủ điều kiện nhận lương hưu.

  • Người đủ tuổi hưởng lương hưu mà chưa đóng đủ 15 năm và không tiếp tục tham gia BHXH (đối với lao động nữ làm việc ở xã, phường, thị trấn).

  • Người mắc bệnh hiểm nghèo và các căn bệnh khác theo quy định của Bộ Y Tế.

  • Người tham gia BHXH bắt buộc sau khi nghỉ việc 1 năm hoặc tham gia BHXH tự nguyện sau 1 năm mà không tiếp tục đóng và chưa đóng đủ 20 năm.

Xem thêm: Hướng Dẫn Thủ Tục Rút Bảo Hiểm Xã Hội 1 Lần: Tất Tần Tật Những Điều Cần Biết

3. Thủ tục đầy đủ để nhận bảo hiểm xã hội 1 lần

Khi bạn đã xem ví dụ cách tính bảo hiểm xã hội 1 lần thì bạn đã biết số tiền mình thực tế sẽ nhận được. Nhưng để có thể nhận BHXH 1 lần thì cần hoàn thiện đủ hồ sơ như sau:

3.1. Hồ sơ để nhận BHXH 1 lần

Hồ sơ để đăng ký rút BHXH 1 lần gồm:

  • Bản chính Sổ bảo hiểm xã hội của người đăng ký.

  • Giấy đề nghị hưởng trợ cấp BHXH 1 lần theo mẫu 14-HSB.

  • Với người lao động dự định ra nước ngoài định cư thì cần cung cấp thêm bản sao giấy xã nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc ngừng/ thôi quốc tịch Việt Nam hoặc bản chứng thực các giấy tờ sau:

Hộ chiếu do nước ngoài cấp; Thị thực của cơ quan nước ngoài xác nhận cho phép nhập cảnh với lý do định cư; Giấy tờ xác nhận về việc đang làm thủ tục nhập quốc tịch ở nước ngoài; giấy xác nhận hoặc thẻ thường trú, cư trú có hạn 5 năm trở lên do cơ quan nước ngoài cấp.

Ngoài ra khi nộp hồ sơ rút BHXH 1 lần bạn cần mang theo sổ hộ khẩu/ sổ tạm trú và CCCD bản chính.

3.2. Cách nộp hồ sơ

Cách 1: Nộp hồ sơ điện tử.

  • Bước 1: Đăng nhập tài khoản do cơ quan BHXH cấp trên Cổng dịch vụ công BHXH Việt Nam.
  • Bước 2: Chọn kê khai hồ sơ.
  • Bước 3: Chọn cơ quan tiếp nhận và kê khai hưởng BHXH 1 lần.
  • Bước 4: Chọn hồ sơ thích hợp.
  • Bước 5: Điền thông tin
  • Bước 6: Tải lên các file đính kèm theo quy định.
  • Bước 7: Nhập mã OTP do BHXH gửi vào số điện thoại.
  • Bước 8: Kiểm tra lại và tra cứu tình trạng hồ sơ.

Cách 2: Đến trực tiếp cơ quan BHXH để nộp hồ sơ.

Cách 3: Gửi dịch vụ bưu chính về cơ quan BHXH.

Bạn có thể nộp hồ sơ BHXH 1 lần online
Bạn có thể nộp hồ sơ BHXH 1 lần bằng hình thức online

3.3. Nơi nộp hồ sơ

Người lao động nộp hồ sơ tại cơ quan BHXH cấp quận/huyện hoặc tỉnh nơi người lao động có hộ khẩu hoặc có đăng ký tạm trú. Lưu ý chuẩn bị đầy đủ hồ sơ để tránh phải bổ sung nhiều lần.

3.4. Thời gian trả kết quả

Theo quy định thì thời hạn giải quyết BHXH 1 lần là 10 ngày kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ. Nếu người lao động chưa nhận được tiền thì cầm theo phiếu hẹn đến cơ quan BHXH để kiểm tra lại.

3.5. Phương thức lãnh tiền

Người lao động có thể đăng ký nhận chi trả chế độ BHXH 1 lần bằng hình thức trả qua thẻ ATM hoặc đăng ký nhận tiền mặt tại cơ quan BHXH.

4. Công cụ tính bảo hiểm xã hội 1 lần online

Bên cạnh ví dụ cách tính bảo hiểm xã hội, hiện nay để đơn giản hóa cách tính bảo hiểm xã hội 1 lần thì bạn có thể tham khảo sử dụng các công cụ online. Chỉ cần bạn nhập đúng và đầy đủ dữ liệu yêu cầu thì công cụ sẽ cho ra số tiền BHXH 1 lần bạn sẽ nhận được khi làm hồ sơ xin rút.

Ngoài ra công cụ còn đưa ra tổng thời gian đóng BHXH, mức bình quân tiền lương của người này kèm chi tiết cách tính. Một trong những công cụ đầy đủ nhất mà bạn có thể sử dụng là ở trang job3s.vn

Xem thêm: Hướng dẫn công cụ miễn phí tính bảo hiểm xã hội 1 lần chuẩn nhất

Công cụ tính bảo hiểm xã hội online
Công cụ tính bảo hiểm xã hội online

Trên đây là chi tiết về công thức và ví dụ cách tính bảo hiểm xã hội 1 lần. Khi có nhu cầu rút tiền BHXH 1 lần bạn hãy tham khảo kỹ các quy định cũng như cân nhắc ưu, nhược điểm trước khi quyết định. Ngoài ra để tránh mất thời gian đừng quên chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo yêu cầu.

Bài viết liên quan

Mẫu CV hot theo ngành nghề

Back to top

Job3s có thể giúp gì cho bạn?
chat