Đóng góp bởi: CEO Tony Vũ
Ngày xuất bản: Chủ Nhật, 19/05/2024 09:35:00 +07:00 Theo dõi Job3s trên Job3s Google News
1 lượt xem
5 phút đọc

Ngành cơ khí chế tạo máy là gì? Triển vọng nghề nghiệp trong tương lai

Ngày nay, nhu cầu về ngành cơ khí chế tạo máy tăng cao bởi các tập đoàn lớn. Vậy nên, cơ hội nghề nghiệp trong tương lai của ngành cơ khí chế tạo máy là vô cùng lớn và rộng mở. Nếu bạn muốn trở thành một kỹ sư cơ khí hay chuyên viên chế tạo máy, hãy tham khảo những thông tin tổng quan về ngành để có thêm động lực gắn bó với ngành này.

1. Chuyên ngành cơ khí chế tạo máy là gì?

Để đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực đầu ra của thị trường lao động và nhu cầu tuyển dụng của các tập đoàn lớn, hiện nay, các trường đại học đã mở thêm rất nhiều lớp đào tạo chuyên ngành cơ khí chế tạo máy. Các bạn sinh viên khi học chuyên ngành này sẽ được giảng dạy về cách chế tạo các loại máy móc, thiết bị hoặc các vật dụng, dụng cụ hữu ích liên quan đến sản xuất ô tô, máy bay, hệ thống sản xuất, làm nóng, làm lạnh,...

Ngoài ra, ngành có vai trò trong việc tham gia trực tiếp các hoạt động sản xuất thực tế. Các kỹ sư/chuyên viên cơ khí chế tạo máy sẽ thực hiện vận hành toàn bộ quá trình đồng thời giám sát để đảm bảo được hiệu suất, hiệu quả tối ưu nhất. Trước đó, các kỹ sư sẽ tạo mô phỏng hoạt động của các đối tượng, xây dựng thiết kế quy trình theo hướng tối ưu, tối giản chi phí và năng lượng trước khi quyết định triển khai mô hình.

Xem thêm: Tất Tần Tật Những Điều Cần Biết Về Ngành Quản Lý Nhà Hàng Khách Sạn​

hiện nay, các trường đại học đã mở thêm rất nhiều lớp đào tạo chuyên ngành cơ khí chế tạo máy
Hiện nay, các trường đại học đã mở thêm rất nhiều lớp đào tạo chuyên ngành cơ khí chế tạo máy

2. Sinh viên học cơ khí chế tạo máy sẽ được học những gì?

Hiện nay, chương trình đào tạo Cử nhân chuyên ngành cơ khí chế tạo máy sẽ mang đến cho sinh viên rất nhiều kỹ năng, không chỉ được học lý thuyết căn bản mà các bạn còn được áp dụng thực tế, triển khai mô hình và thiết kế sản phẩm. Một số kỹ năng có thể kể tên như:

  • Ứng dụng kiến thức về vật lý, hoá học, toán, khoa học và kỹ thuật vào để thực hiện thiết kế chế tạo máy móc, chi tiết máy, gia công và lắp ráp sản phẩm cơ khí.
  • Triển khai mô phỏng, thiết kế và phân tích thực nghiệm khi chế tạo máy.
  • Tổ chức thực hiện quá trình gia công, sản xuất các chi tiết máy từ các bước chuẩn bị cho đến gia công ra thành phẩm.
  • Học kỹ năng quản lý, điều hành quá trình sản xuất.
  • Thành thạo trong quy trình gia công và lắp ráp.
  • Trau dồi kỹ năng về phương pháp vận hàng, bảo quản, bảo dưỡng máy móc đồng thời học cách xử lý khi gặp sự cố kỹ thuật.
  • Thống kê số liệu, phân tích và cải tiến quy trình, gia tăng hiệu suất.
  • Thành thạo một số phần mềm CAD/CAM chuyên phục vụ tính toán, thiết kế và gia công chế tạo.
  • Phương pháp chế tạo phôi, dụng cụ cắt, đồ gá, công nghệ chế tạo máy, bảo trì máy.
  • Tập trung an toàn lao động và môi trường.
  • Tự động hoá quá trình sản xuất, máy công cụ, kỹ thuật điều khiển tự động.
Phương pháp chế tạo phôi, dụng cụ cắt, đồ gá, công nghệ chế tạo máy, bảo trì máy
Phương pháp chế tạo phôi, dụng cụ cắt, đồ gá, công nghệ chế tạo máy, bảo trì máy

3. Sau khi học cơ khí chế tạo máy, sinh viên ra trường sẽ làm gì?

Ngành cơ khí chế tạo máy đang khan hiếm nhân lực vì các tập đoàn lớn không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới có nhu cầu rất lớn về sản xuất dây chuyền, ứng dụng máy móc vào công nghệ. Trong tương lai, người học ngành này không cần lo lắng về vấn đề thiếu việc làm. Một số vị trí mà sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường có thể làm như:

  • Kỹ sư, chuyên viên cơ khí, chế tạo máy.
  • Kỹ sư/ Chuyên viên lập trình gia công cho máy CNC phục vụ sản xuất.
  • Thiết kế khuôn mẫu 3D.
  • Nhân viên kỹ thuật, quản lý, điều hành sản xuất các đơn vị chế tạo máy.
  • Tư vấn, thiết kế, vận hành các hệ thống sản xuất chế tạo.
  • Kiểm tra bảo dưỡng thiết bị, quản lý, tổ chức thực hiện sản xuất ở các đơn vị, công ty, tập đoàn sản xuất có các dây chuyền sản xuất, gia công tự động hoá.
  • Giảng viên, chuyên viên giảng dạy bộ môn về chuyên ngành chế tạo máy, cơ khí tại các trường đại học, trường cao đẳng, trung tâm đào tạo, viện nghiên cứu,...
  • Thực hiện học chuyên sâu, thạc sĩ, tiến sĩ chuyên ngành về chế tạo máy, nghiên cứu cấp cao.
  • Trực tiếp giám sát hoặc thi công quy trình thiết kế, sản xuất máy.
Kỹ sư/ Chuyên viên lập trình gia công cho máy CNC phục vụ sản xuất
Kỹ sư/ Chuyên viên lập trình gia công cho máy CNC phục vụ sản xuất

4. Mức lương ngành cơ khí chế tạo máy là bao nhiêu?

Hiện nay, ngành cơ khí chế tạo máy có mức lương khá cạnh tranh trên thị trường lao động. Tuỳ theo mức độ kinh nghiệm, kiến thức mà bạn sẽ có mức lương tương ứng. Mức lương trung bình của ngành này khoảng 8-15 triệu. Đối với các bạn có kinh nghiệm nhiều hơn, bạn có thể nhận được mức lương cao, khoảng 15-20 triệu hoặc vị trí quản lý khoảng 25 triệu.

Xem thêm: Ngành Digital Marketing Là Gì? Lương Digital Marketing Cao Không?

5. Có thể học chuyên ngành cơ khí chế tạo máy ở đâu?

Với nhu cầu về đào tạo gia tăng, các bạn sinh viên có thể đăng ký học tập ở một số trường sau đây:

  • Khoa Cơ khí, trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.
  • Khoa Cơ khí, trường Đại học Công nghiệp Hà Nội.
  • Khoa Cơ khí, trường Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải.

6. Con gái có thể học cơ khí chế tạo được không?

Câu trả lời là có, các bạn nữ hoàn toàn có thể theo học ngành này nếu thấy yêu thích cơ khí và chế tạo máy. Sau khi ra trường, các bạn có thể ứng dụng kinh nghiệm vào các vị trí không cần sử dụng nhiều sức giống các bạn nam như: Quản lý, giám sát hoặc điều hành dây chuyền sản xuất. Để có thể học được ngành này, các bạn nữ nên trang bị cho mình khả năng tư duy, phân tích về cơ khí. Ngoài ra, các bạn nên rèn luyện thêm tính kiên nhẫn, cẩn thận và tỉ mỉ.

các bạn nữ hoàn toàn có thể theo học ngành này nếu thấy yêu thích cơ khí và chế tạo máy
Các bạn nữ hoàn toàn có thể theo học ngành này nếu thấy yêu thích cơ khí và chế tạo máy

7. Các khối xét tuyển chuyên ngành cơ khí chế tạo máy là gì?

Các trường đại học lựa chọn 5 khối để tính điểm xét tuyển đầu vào, bao gồm:

  • A00: Toán, Vật Lý, Hoá học.
  • A01: Toán, Vật Lý, Tiếng Anh.
  • C01: Ngữ văn, Toán, Vật Lý.
  • D01: Toán, Ngữ Văn, Tiếng Anh.
  • A03: Toán, Vật Lý, Lịch Sử.

8. Lưu ý khi theo ngành chế tạo máy

Trước khi theo ngành này, bạn cũng đừng bỏ qua những lưu ý quan trọng sau đây:

Về môi trường làm việc:

  • Tiếp xúc trực tiếp với máy móc, động cơ, thiết bị.
  • Tiếp xúc trực tiếp với các nguyên vật liệu như: sắt, thép, inox, gang,... các dụng cụ như: phay, tiện, bào,..
  • Môi trường nhiều tiếng ồn.

Những yêu cầu về tố chất:

  • Đam mê, yêu thích cơ khí, máy móc, chế tạo.
  • Có sức khoẻ tốt.
  • Chăm chỉ, cần củ, tỉ mỉ, cẩn thận.
  • Có tư duy logic, sáng tạo.
Đam mê, yêu thích cơ khí, máy móc, chế tạo
Đam mê, yêu thích cơ khí, máy móc, chế tạo là những tố chất cần có khi theo ngành này

Hiện nay, công việc liên quan đến ngành cơ khí chế tạo máy có rất nhiều vì nhu cầu của các công ty lớn, nếu bạn vẫn đang loay hoay chưa tìm được công việc ưng ý, bạn có thể tìm kiếm trên job3s. Job3s liên tục cập nhật những công việc, JD về các vị trí tuyển dụng mới nhất của các công ty từ quy mô nhỏ đến lớn. Các bạn có thể truy cập vào trang web: https://job3s.vn/ để tham khảo, tìm kiếm công việc phù hợp.

Với một vài thông tin chia sẻ trên đây, chắc hẳn các bạn sinh viên đã có thể hiểu rõ hơn về chuyên ngành cơ khí chế tạo máy và đưa ra được quyết định lựa chọn ngành học, công việc một cách sáng suốt. Hãy cố gắng học tập, trau dồi kiến thức, năng lực, kinh nghiệm và trải nghiệm, khi đó, bạn sẽ có cơ hội tiếp cận được nhiều cơ hội việc làm tốt với lương thưởng cao.

Mẫu CV hot theo ngành nghề