Tìm việc làm Sales Giáo dục/Khoá học ngày 21/11/2024 update 152 việc làm
Xem nhanh
Công Ty Cổ Phần Đầu Tư HBR Holdings
Xem nhanh
Công ty cổ phần Học viện Doanh nhân CEO Việt Nam
Xem nhanh
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ DAS VIỆT NAM
Xem nhanh
CÔNG TY CỔ PHẦN GIÁO DỤC GMA VIỆT NAM
Xem nhanh
CÔNG TY TNHH EAZYBIT TECHNOLOGY
Xem nhanh
CÔNG TY CP TƯ VẤN DU HỌC UE
Xem nhanh
CÔNG TY CỔ PHẦN BẤT ĐỘNG SẢN THẾ KỶ
Xem nhanh
Công ty cổ phần công nghệ và giáo dục KSC
Xem nhanh
Công ty TNHH Dịch vụ Visa Toàn Cầu
Xem nhanh
CÔNG TY TNHH WEAVERS VIETNAM
Xem nhanh
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ SA LY GROUP
Xem nhanh
Công ty Cổ phần Khát Vọng Việt Đức
Xem nhanh
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI AMV
Xem nhanh
Aroma Tiếng Anh Cho Người Đi Làm
Xem nhanh
Công ty TNHH Nối Kết Giáo Dục
Xã hội không ngừng phát triển kéo theo nhu cầu học tập ngày càng gia tăng. Từ đó, thị trường việc làm Kinh doanh giáo dục đào tạo ngày càng rộng mở với người lao động đặc biệt là khu vực thành thị. Mức thu nhập của ngành này khá ổn định, trung bình dao động từ 15.000.000 - 25.000.000 VNĐ/tháng phụ thuộc vào doanh số kinh doanh.
1. Nhu cầu tuyển dụng việc làm Kinh doanh giáo dục đào tạo hiện nay
Kinh doanh giáo dục là quá trình đầu tư, phát triển dịch vụ với mục đích cung cấp ra những loại hình có liên quan đến giáo dục đào tạo. Kinh doanh giáo dục lấy người học làm chủ đạo, sử dụng vốn tư nhân để hình thành và phát triển thay vì từ nhà nước như trước kia.
Vai trò của Kinh doanh giáo dục đào tạo là cung cấp các sản phẩm liên quan đến giáo dục có thể là tài liệu, các chương trình học, các công cụ hay phương tiện phục vụ cho quá trình học và giảng dạy.
Thị trường Kinh doanh giáo dục đào tạo đang rất rộng mở vì xã hội phát triển không ngừng kéo theo nhu cầu học tập ngày càng gia tăng. Biết các kiến thức mới là điều ai cũng mong muốn. Do đó, Kinh doanh giáo dục đào tạo dần trở thành một lĩnh vực tiềm năng và lý tưởng cho các doanh nghiệp.
Đặc biệt, nhà nước đang khuyến khích kinh doanh giáo dục, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tư nhân phát triển mạnh mẽ lĩnh vực này. Từ đây, cơ hội việc làm Kinh doanh giáo dục đào tạo rộng mở với người lao động. Đặc biệt, mức thu nhập của ngành nghề này khá ấn tượng, nổi bật hơn hẳn các ngành nghề khác.
2. Mức thu nhập bình quân của việc làm Kinh doanh giáo dục đào tạo
Việc làm Kinh doanh giáo dục đào tạo cũng cũng giống như nhân viên kinh doanh có thu nhập được chia làm 2 phần: lương cứng và doanh số. Lương khởi điểm của nhân viên Kinh doanh giáo dục đào tạo dao động từ 8.000.000 - 15.000.000 VNĐ/tháng. Ở các tháng tiếp theo, nhân viên kinh doanh sẽ có thêm % hoa hồng từ doanh số bán hàng nên thu nhập tăng lên từ 15.000.000 - 25.000.000 VNĐ/tháng. Dưới đây là bảng mức lương chi tiết mà bạn có thể tham khảo về ngành nghề này:
Việc làm Kinh doanh giáo dục đào tạo | Mức lương dao động (VNĐ/tháng) |
Nhân viên kinh doanh giáo dục đào tạo | 8.000.000 - 15.000.000 |
Chuyên viên kinh doanh giáo dục đào tạo | 15.000.000 - 25.000.000 |
Trưởng nhóm kinh doanh giáo dục đào tạo | 25.000.000 - 30.000.000 |
3. Mô tả chi tiết công việc của nhân viên Kinh doanh giáo dục đào tạo
Nhiều người cho rằng làm nhân viên Kinh doanh giáo dục đào tạo cũng giống như các nhân viên kinh doanh khác. Thực tế, kinh doanh ngành giáo dục đào tạo có nhiều đặc thù chuyên biệt. Dưới đây là những công việc cụ thể mà một nhân viên Kinh doanh giáo dục đào tạo cần thực hiện:
- Thực hiện khảo sát, phân tích thị trường giáo dục hiện tại. Sau đó, lập danh sách các trường học tiềm năng, lên phương án tiếp cận và tạo mối quan hệ để tiếp tục triển khai các chương trình sau này.
- Hoàn thiện hồ sơ về mặt pháp lý, báo cáo tới các cấp phòng GDĐT và Sở GDĐT
- Báo cáo tiến độ mở rộng hệ thống, doanh thu tới cấp quản lý theo tuần, tháng, quý.
- Duy trì và chăm sóc xây dựng các mối quan hệ với các trường học từng hợp tác, đang hợp tác và sẽ hợp tác sau này.
- Lên kế hoạch cho tuần, tháng, quý, năm, đồng thời thực hiện, điều phối các bộ phận để đảm công việc có thể hoàn thành theo kế hoạch, đúng lộ trình làm việc với nhà trường.
- Báo cáo kết quả thực hiện trong kỳ học, năm học tới Phòng Giáo dục, Sở Giáo dục và tổng kết từ các bậc học: Tiểu học, THCS vào cuối năm học.
4. Yêu cầu của nhà tuyển dụng đối với việc làm Kinh doanh giáo dục đào tạo
Bất cứ nhà tuyển dụng nào cũng có yêu cầu nhất định dành cho các nhân viên kinh doanh nào. Riêng việc làm Kinh doanh giáo dục đào tạo có những đặc thù riêng liên quan đến lĩnh vực giáo dục. Tuy nhiên, những ứng viên đáp ứng đủ điều kiện dưới đây luôn được các doanh nghiệp lựa chọn:
- Tốt nghiệp Cao đẳng hoặc Đại học trở lên: Yêu cầu tiên quyết của các nhà tuyển dụng chính là ứng viên tốt nghiệp chuyên ngành QTKD, Sư phạm, Quản lý Giáo dục… hoặc là người có kinh nghiệm làm Phát triển kinh doanh tại các tổ chức giáo dục.
- Đam mê với lĩnh vực kinh doanh: Một nhân viên kinh doanh giỏi, mang về nhiều hợp đồng cho công ty luôn là người có đam mê với ngành nghề này. Từ đó, họ có thể vượt qua khó khăn và thử thách trong công việc.
- Nhạy bén với tâm lý của khách hàng tiềm năng: Là người trực tiếp tiếp xúc và tư vấn cho khách, nhân viên Kinh doanh giáo dục đào tạo cần có tư duy logic, nhạy bén với khách hàng để thuyết phục họ sử dụng sản phẩm giáo dục của công ty.
- Kỹ năng giao tiếp tốt: Hầu hết các nhân viên kinh doanh đều được yêu cầu là người có khả năng giao tiếp tốt. Nhà tuyển dụng thích những người có cách nói chuyện thông minh, khéo léo.
- Khả năng thuyết phục: Sở hữu khả năng thuyết phục tốt sẽ giúp các nhân viên kinh doanh giáo dục đào tạo có thể làm cho ý kiến của mình rõ ràng và hấp dẫn, làm cho khách hàng tin tưởng.
- Khả năng giải quyết vấn đề: Trong quá trình giao tiếp có thể xảy ra một số vấn đề phát sinh, các doanh nghiệp hi vọng nhân viên kinh doanh có thể giải quyết xung đột với khách hàng. Sự linh hoạt và sáng tạo khi đưa ra các giải pháp làm tăng uy tín cá nhân và uy tín doanh nghiệp.
- Khả năng chịu áp lực: Các nhà tuyển dụng luôn ưng ý với các nhân viên kinh doanh có thể chịu được áp lực lớn. Từ đó, họ có thể đạt được mục tiêu doanh số, có khả năng đối phó rất tốt với khách hàng khó tính.
- Kỹ năng nghiên cứu thị trường: Một nhân viên kinh doanh thông minh là người có thể hiểu rõ xu hướng thị trường, nhu cầu của khách hàng cũng như các đối thủ cạnh tranh cùng lĩnh vực giáo dục.
Ngoài những điều kiện trên, các nhà tuyển dụng cũng có một số yêu cầu dành cho ứng viên muốn trở thành nhân viên Kinh doanh giáo dục đào tạo như kỹ năng sử dụng công cụ hiện đại, có thể là phần mềm quản lý mối quan hệ khách hàng (CRM), thành thạo các ứng dụng văn phòng như Microsoft Office, Google Workspace. Hơn thế, một nhân viên kinh doanh có tinh thần trách nghiệm, có kỷ luật cũng được nhiều nhà tuyển dụng ưu ái.
Tóm lại, Nhà nước chú trọng đến giáo dục đào tạo trong nước nên việc cung cấp thiết bị học tập luôn được đẩy mạnh. Đồng thời, các hệ thống trung tâm giáo dục được mở rộng phục vụ nhu cầu học tập cho học sinh, sinh viên. Từ đó, tạo cơ hội việc làm cho ngành kinh doanh giáo dục. Có không ít sinh viên sau khi tốt nghiệp đều lựa chọn việc làm này để tăng thêm kỹ năng cho bản thân. Hy vọng bài viết có thể giúp các bạn có thể lựa chọn cho mình ngành nghề phù hợp với mình nhất lúc này.