15 ngôi chùa thiêng dân văn phòng nên đi lễ chùa đầu năm để cầu tài lộc

Đóng góp bởi:   Harry Quang
Thứ Bảy, 27/01/2024 01:56:39 +07:00
Cứ vào dịp đầu năm mới, dân văn phòng lại đổ xô đi lễ chùa đầu năm để chiếm bái và cầu khấn những điều may mắn. Việc lựa chọn địa điểm tâm linh để gửi gắm những mong cầu cho một năm thuận lợi là vô cùng quan trọng.

Đi lễ chùa đầu năm là nét đẹp văn hóa đã được gìn giữ và lưu truyền hàng nghìn năm qua. Theo người Việt quan niệm, đi lễ chùa đầu năm không chỉ là cầu mong điều an lành mà còn là khoảnh khắc hòa mình chốn tâm linh. Hoạt động này diễn ra vào những dịp Tết cổ truyền.

Việc đi lễ chùa đầu năm không những giúp cho người dân Việt giữ gìn được bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc, ghi nhớ công ơn ông bà tổ tiên mà còn hướng tới giá trị chân - thiện - mỹ và làm những việc có ý nghĩa cho xã hội.

lễ chùa đầu năm 1
Đi lễ chùa đầu năm là nét đẹp trong văn hoá tâm linh của người Việt

Từ bao đời nay, trong tâm thức người Việt Tết không chỉ mang ý nghĩa của việc tiễn đưa năm cũ, chào đón năm mới, mà còn mang đậm nét tâm linh, tín ngưỡng. Bên cạnh tục lệ cúng gia tiên, cứ mỗi dịp đầu năm người dân thường tìm về các ngôi chùa để cầu cho gia đình những điều tốt đẹp nhất trong năm mới.

Đi lễ chùa đầu năm cầu may là phong tục truyền thống của người dân Việt vào hàng năm. Đi lễ chùa đầu năm, mỗi người sẽ chứa đựng những mục đích khác nhau, người thì cầu tài, cầu lộc, cầu duyên; người thì cầu bình an, sức khỏe cho gia đình và bản thân. Trong đó, số đông là các doanh nhân, dân văn phòng... đi chùa để cầu một năm may mắn, công thành danh toại, phát triển công danh sự nghiệp và bình an trong tâm hồn.

Đây là nằm trên một hòn đảo phía nam của Hồ Tây, đường Thanh Niên, quận Ba Đình, Hà Nội. Chùa Trấn Quốc là ngôi chùa cổ và linh thiêng với lịch sử khoảng 1500 năm. Ngôi chùa có kiến trúc kết hợp hài hòa giữa sự cổ kính và cảnh quan thanh nhã. Chùa là Bảo tháp lục độ đài sen cao 15m với số lượng 11 tầng. Mỗi tầng tháp có 6 ô cửa hình vòm, trong mỗi ô cửa đặt một pho tượng Phật A Di Đà bằng đá quý.

Trên đỉnh tháp của chùa có đài sen 9 tầng cũng bằng đá quý.

Được biết, Chùa Trấn Quốc được cho là một trong 16 ngôi chùa đẹp nhất thế giới. Vốn nổi tiếng linh thiêng cùng với phong cảnh hữu tình, Chùa Trấn Quốc là điểm đến thường xuyên của các Phật tử, du khách thập phương. Đặc biệt là dân văn phòng đi lễ chùa đầu năm để cầu may mắn.

1.2. Chùa Phúc Khánh

Chùa Phúc Khánh có địa chỉ số 382, đường Tây Sơn, phường Thịnh Quang, quận Đống Đa, TP Hà Nội. Ngôi chùa này còn có tên gọi khác là chùa Thịnh Quang hay chùa Sở. Chùa Phúc Khánh tọa lạc tại khu vực dân cư đông đúc. Cứ mỗi dịp mùng 1 ngày rằm, chùa vẫn thu hút hàng nghìn phật tử và du khách đến lễ bái. Đặc biệt, mỗi dịp năm mới, Chùa luôn trong tình trạng đông nghịt người.

Chùa Phúc Khánh là một trong những điểm đến linh thiêng nổi tiếng tại Hà Nội với các khóa lễ cầu an, dâng sao giải hạn… Dân văn phòng trên cả nước đổ về nườm nượp mỗi dịp mở lễ đầu năm.

1.3. Chùa Hà

Chùa Hà còn có tên chữ là Thánh Đức Tự, tọa lạc trên phố Chùa Hà, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội. Chùa có tên chữ là Thánh Đức tự, cùng với đình Bối Hà hợp thành cụm di tích Đình - chùa Hà. Ngôi chùa linh thiêng này đã trải qua rất nhiều thăng trầm cùng thời gian, đến nay chùa Hà vẫn giữ được nét đẹp vốn có.

lễ chùa đầu năm 2
Chùa Hà là địa điểm thu hút các bạn trẻ đi lễ chùa đầu năm để cầu tình duyên suôn sẻ

Khác với phần đông những ngôi chùa khi du khách chủ yếu là người đứng tuổi thì đến với Chùa Hà phần đông là các bạn trẻ. Đặc biệt, là những người đang độc thân muốn tìm kiếm tình yêu, một nửa cuộc đời. Bởi Chùa Hà nổi tiếng với câu nói “đi một về hai”. Không chỉ nổi tiếng về chuyện se duyên, kết đôi, Chùa Hà còn là nơi để du khách, dân văn phòng đi lễ chùa đầu năm để mong cầu tài lộc và sức khỏe dồi dào cho bản thân và gia đình.

1.4. Chùa Quán Sứ

Chùa Quán Sứ là ngôi chùa có lịch sử lâu đời, nằm ngay giữa lòng Thủ đô. Ngôi chùa này chỉ cách Hồ Hoàn Kiếm khoảng 1km. Thời gian mở cửa đón khách của chùa là từ 6h sáng đến 19h tối hàng ngày. Đặc biệt, vào các ngày Lễ Tết, chùa sẽ có thời gian đóng cửa muộn hơn ngày thường.

Theo tìm hiểu, ngôi chùa này là nơi thờ Bồ Tát, Phật cùng với các vị quốc sư thời nhà Lý. Chùa Quán Sứ có lối kiến trúc vô cùng độc đáo, mang đậm phong cách cổ tự miền Bắc. Chùa Quán Sứ còn là nơi đặt văn phòng Hội đồng chứng minh, phòng khách quốc tế và văn phòng Hội đồng trị sự. Ngoài ra, chùa Quán Sứ có cả giảng đường, hội trường và thư viện, văn phòng Phân viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam. Đây cũng là văn phòng tổ chức Phật giáo Châu Á vì hòa bình ở Việt Nam.

1.5. Phủ Tây Hồ

Phủ Tây Hồ có địa chỉ thuộc phường Quảng An, quận Tây Hồ - nơi địa linh bậc nhất của Hồ Tây. Đây được xem là một trong những chốn linh thiêng bậc nhất của Hà Nội. Phủ này thờ bà chúa Liễu Hạnh – một vị Chúa mẫu có quyền năng trong Tứ Bất Tử.

Phủ này nằm trên một bán đảo của làng Nghi Tàm nhô ra giữa Hồ Tây. Làng Nghi Tàm trước đây là một ngôi làng cổ của kinh thành Thăng Long ở phía đông Hồ Tây. Phủ tọa lạc ở nơi địa linh bậc nhất của Hồ Tây. Với địa hình trên đồi đất hình Kim quy, bên trái có long chầu, bên phải có hổ phục.

Hàng năm, Phủ Tây Hồ đã thu hút hàng vạn lượt du khách. Không chỉ người dân Hà Nội mà còn có cả du khách trong và ngoài nước. Đây là điểm đến tâm linh, được người dân lựa chọn đi lễ chùa đầu năm cầu may mắn, tài lộc.

1.6. Chùa Láng

Chùa Láng hay còn gọi là Chiêu Thiền tự có địa chỉ ở Láng Thượng, quận Đống Đa, TP Hà Nội. Tên của chùa có ý nghĩa: "Vì có điều tốt rõ rệt nên gọi là Chiêu. Đồng thời, đây là nơi sinh ra Thiền sư Đại Thánh nên gọi là Thiền".

Nằm ngay trên phố chùa Láng, ngôi chùa thu hút hàng nghìn du khách thập phương đến khấn bái. Được biết, chùa Láng là một trong những chùa có lượng tượng thờ nhiều nhất ở Hà Nội và cả Việt Nam.

lễ chùa đầu năm 3
Chùa Láng - ngôi chùa thu hút hàng nghìn du khách thập phương đi lễ đầu năm

Cụ thể, chùa có 198 pho tượng lớn nhỏ, trong đó tiêu biểu nhất là tượng Lý Thần Tông (1128 – 1138) ngồi trên ngai vàng. Thứ hai là pho tượng Từ Đạo Hạnh phủ sơn bên ngoài, đan bằng mây.

Hàng năm, hội chùa Láng diễn ra vào ngày mồng bảy tháng ba âm lịch (đây là ngày sinh của Thiền sư Từ Đạo Hạnh). Những ngày đầu xuân, du khách thập phương nườm nượp về đây đi lễ chùa đầu năm. Khung cảnh khói hương nghi ngút và tĩnh lặng của ngôi chùa cũng giúp du khách hưởng chút dư vị an yên hiếm hoi còn sót lại giữa lòng Hà Thành nhộn nhịp, xô bồ.

1.7. Chùa Linh Ứng

Chùa Linh Ứng tọa lạc tại số 290, thuộc phường Thổ Quan, quận Đống Đa, TP Hà Nội. Trong Chùa Linh Ứng có nhiều hoành phi, câu đối và các bức cửa võng sơn son thếp vàng cực đẹp. Vào năm 1993, chùa còn được Bộ Văn hoá và Thông tin xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật.

Chùa Linh Ứng xây từ thế kỷ 19 và được tôn tạo nhiều lần nên hiện trạng ngôi chùa đến nay rất khang trang. Chùa không chỉ thờ phật mà còn là nơi thờ đức thánh Trần, tức Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn Hiện tại chùa là chốn tâm linh được nhiều người dân thủ đô và du khách gần xa tìm đến chiêm bái.

Xem thêm: Hướng Đặt Bàn Thờ Tuổi Tân Tỵ Như Thế Nào Mới Chuẩn Phong Thủy? Chuyên Gia Giải Đáp

1.8. Chùa Hương

Chùa Hương có địa chỉ ở xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Nằm trong quần thể danh thắng của chùa Hương có một số ngôi chùa và hang động nổi tiếng linh thiêng như: Động Hương Tích, Đền Trình, chùa Thiên Trù, chùa Long Vân, chùa Giải Oan, động Long Vân…

Mỗi dịp tết đến, du khách cả nước lại nô nức hành hương về với chùa Hương để tham gia lễ hội. Vào thời gian này, hàng nghìn du khách bốn phương cũng đến chiêm bái và sắm sửa đi lễ chùa đầu năm để cầu mong vạn sự như ý cho gia đình và bản thân.

Ngoài ra, lễ hội ở chùa Hương còn là nơi hội tụ những sinh hoạt văn hóa dân tộc như leo núi, bơi thuyền, hát văn… Trong đó, hội chùa Hương còn độc đáo bởi thú vui đó là ngồi thuyền vãn cảnh như lạc vào cõi Phật.

2.1. Chùa Phổ Quang

Chùa Phổ Quang có địa chỉ ở số 64/3 Huỳnh Lan Khanh, Phường 2, quận Tân Bình, cách trung tâm TP HCM khoảng 16km. Thời gian chùa mở cửa là từ 6h đến 20h hàng ngày.

Với lịch sử lâu đời, Chùa Phổ Quang có sự đóng góp lớn trong nền Phật giáo của TP HCM. Trải qua nhiều năm, ngôi chùa đã xuống cấp. Chùa đã trải qua quá trình trùng tu và xây dựng nhiều lần để giữ được hiện trạng như ngày nay. Như năm 2010, chùa được xây dựng mở rộng khuôn viên thêm 6000m2.

Từ đó, ngôi chùa không chỉ thu hút người dân địa phương mà còn các du khách gần xa đến thăm quan và đi lễ. Ngày nay, ngôi chùa này là những địa điểm đi lễ chùa đầu năm mà du khách không nên bỏ lỡ khi ở TP HCM. Chùa Phổ Quang nổi tiếng là chốn tâm linh của người dân Sài thành. Khi đến chiêm bái tại ngôi chùa này, du khách còn có cơ hội tìm hiểu thêm về còn người cùng với những nét tín ngưỡng độc đáo nơi đây.

Cứ mỗi dịp đầu năm, chùa Phổ Quang lại trở thành điểm tham quan, chiêm bái đông nghịt người. Nhiều du khách có dịp đến TP mang tên Bác lại thành kính đi lễ chùa đầu năm cầu mong những điều tốt đẹp nhất cho bản thân và gia đình.

Chùa Hoằng Pháp có địa chỉ tại ấp Tân Thới 3, xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn, TP HCM. Ngôi chùa này có diện tích rộng lên đến 6ha và lịch sử lâu đời lên đến nửa thế kỷ. Chùa do có cảnh quan vô cùng đẹp với khuôn viên rộng rãi, mát mẻ và yên tĩnh với nhiều cây cao. Ngôi chùa mang phong cách kiến trúc truyền thống xen lẫn hài hòa với sự hiện đại. Đây là nơi tu tập của hàng vạn phật tử gần xa.

lễ chùa đầu năm 4
Hàng nghìn người dân đi lễ chùa đầu năm ở Chùa Hoằng Pháp.

Tại cổng tam quan của chùa có ngói đỏ, mái uốn con mang đặc trưng của phong cách kiến trúc phương Đông. Ở phía trên, giữa lối vào là dòng chữ: “Chùa Hoằng Pháp”. Tại hai cổng phụ, bên trái có chữ Từ bi, bên phải có chữ Trí tuệ. Dọc theo hai cột của cổng chính có hai câu đối:

Hoằng dương đại đạo chỉ bày nhân loại nhận ra chân thật tính

Pháp Phật nhiệm màu khai thị chúng sinh ngộ được bồ đề tâm

Mỗi dịp Tết đến xuân về, chùa lại đón đông đảo du khách thập phương đến tham quan và đi lễ chùa đầu năm. Nơi đây thu hút không chỉ Phật tử Sài Gòn mà còn hàng vạn người dân ở các địa phương lân cận cũng đổ về chiêm bái mỗi năm. Đáng chú ý, Chùa Hoằng Pháp còn là nơi từng có một vị lãnh tụ vừa có tài vừa có đức. Vì vậy, chùa không chỉ đẹp về cảnh quan mà còn trọn vẹn khi có người lãnh đạo có tâm có tầm.

2.3. Chùa Huê Nghiêm

Chùa Huê Nghiêm tọa lạc tại địa chỉ số 299B Lương Định Của, phường An Khánh, TP Thủ Đức, TP HCM. Ngôi chùa này có diện tích vô cùng lớn lên đến 20.000 m2. Đây là một trong các cổ tự lâu đời nhất ở Sài Gòn, thu hút đông đảo du khách đến chiêm bái và lễ phật.

Hàng năm cứ vào dịp Đại lễ Phật đản (tháng 4 âm lich), chùa được Ban Đại diện Phật giáo quận 2 chọn làm nơi tập trung hành lễ cho tất cả các Tăng ni và Phật tử gần xa. Vì vậy, đây cũng là dịp thu hút lượng lớn du khách đến đi lễ chùa đầu năm.

2.4. Chùa Ngọc Hoàng

Ngôi chùa Ngọc Hoàng có địa chỉ tại 73 Đường Mai Thị Lựu, Đa Kao, Quận 1, TP HCM. Ngôi chùa được xây dựng vào đầu thế kỷ 20 bởi một người Hoa tên là Lưu Minh. Người này là một tín đồ của Phật giáo, Đạo giáo và Nho giáo. Vì vậy ông muốn xây dựng một ngôi chùa thờ Phật và chùa Ngọc.

Điểm đặc biệt tại chùa Ngọc Hoàng là tại đây có khoảng 100 bức tượng làm từ bìa cứng mô tả cuộc gặp gỡ của các vị thần với Ngọc Hoàng. Chùa Ngọc Hoàng còn được gọi là Điện Ngọc Hoàng hay Phước Hải Tự. Nơi đây còn nổi tiếng với cái tên “cổ tự cầu con, cầu duyên” linh ứng.

Tại Hà Nội có Chùa Hà thì "dân FA" tại Sài Thành mong muốn tình duyên suôn sẻ sẽ tìm đến ngôi chùa linh thiêng này. Tiếng lành đồn xa, nhiều người thủ thỉ vào tai nhau rằng, khi muốn lời cầu duyên ứng nghiệm thì hãy sờ vào tượng ông Tơ, bà Nguyệt.

Với kiến trúc cổ kính của Trung Hoa cổ, hoa văn, họa tiết chùa Ngọc Hoàng được trang trí rực rỡ khiến nơi đây thu hút rất nhiều bạn trẻ đến check-in. Mỗi dịp đến với Sài Gòn, du khách không thể bỏ lỡ cơ hội đến chùa Ngọc Hoàng đi lễ chùa đầu năm để cầu khấn những nhiều may mắn cho đường tình duyên và tìm đến sự yên bình trong tâm hồn.

2.5. Chùa Pháp Tạng

Chùa Pháp Tạng nằm ở địa chỉ C3/8 Lê Đình Chi, Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, TP HCM. Ngôi chùa này để lại ấn tượng mạnh trong lòng khách thập phương bởi vẻ đẹp trong không gian thiền tịnh và những hoạt động mang ý nghĩa với cộng đồng. Chùa là một trong những ngôi cổ tự nổi tiếng giữa trung tâm Sài Thành. Tại chùa thờ Phật, Thánh Mẫu và Tổ tiên.

Tọa lạc tại mảnh đất lành, yên bình nên chùa mang nét thanh tịnh hiếm có. Vì vậy, dù ở vùng ven TP HCM nhưng Phật tử tứ phương vẫn đổ về ngôi cổ tự đi lễ chùa đầu năm và các dịp quan trọng khác.

Đặc biệt, những dịp lễ Phật Đản, Vu Lan báo hiếu, hay mùng 1 ngày rằm hàng tháng... chùa lại tổ chức các khóa tu ý nghĩa cho các Phật tử gần xa về đây tu tập.

Ngôi chùa này do Đại đức Thích Trí Huệ làm trụ trì. Đại đức là người mà ai cũng nể trọng, khâm phục. Du khách thập phương không chỉ tìm đến để đi lễ chùa đầu năm cầu may mà nhiều người còn tìm đến chùa để tìm gặp và nghe thầy trụ trì đáng kính thuyết giảng.

Xem thêm: Nốt Ruồi Trong Mắt Có Ý Nghĩa Gì? Vị Trí Nào Cần Thận Trọng Mọi Sự Trong Năm 2024

2.6. Chùa Bửu Long

Chùa Bửu Long có địa chỉ tại 81 Nguyễn Xiển, P Long Bình, quận 9, TP HCM. Đây là ngôi chùa mang dáng vẻ tráng lệ, nguy nga mang đậm phong cách kiến trúc của đất nước Thái Lan. Chùa lọt vào danh sách những chùa có kiến trúc đẹp nhất ở Sài Gòn.

lễ chùa đầu năm Chùa Bửu Long
Dân văn phòng có thể chọn Chùa Bửu Long để đi lễ chùa đầu năm nay Giáp Thìn 2024.

Cụ thể, xung quanh chùa được bao phủ bởi thiên nhiên xanh mát. Giữa chùa là hồ lớn với hoa văn chạm trổ cực cầu kỳ. Bên cạnh còn có tòa bảo tháp màu trắng với đường nét chạm khắc công phu, tỉ mỉ.

2.7. Chùa Bà Thiên Hậu

Chùa Bà Thiên Hậu tọa lạc trên đường Nguyễn Trãi, Phường 11, quận 5, TP HCM. Ngôi chùa này có kiến trúc cổ kính của Trung Hoa và linh thiêng bậc nhất nằm ở quận 5. Chùa là địa điểm du lịch tâm linh thu hút du khách trong và nước ngoài.

Ngoài ra, ngôi chùa được xem là điểm đến này linh thiêng để cầu duyên đôi lứa. Theo nhiều người tin rằng nếu xin xăm ở chùa sẽ tìm được người trong mộng. Trong năm, chùa Bà Thiên Hậu còn tổ chức nhiều lễ hội. Điển hình nhất là vào ngày 23/3 âm lịch (đây là ngày sinh của Bà Thiên Hậu). Mỗi lần vào dịp này, người dân có dịp để thể hiện lòng thành kính và mong ước được bà Thiên Hậu ban những phước lành.

Chùa Bà Thiên Hậu là một điểm đến không thể lỏ lỡ của người dân Sài Gòn để đi lễ chùa đầu năm. Không chỉ được chiêm ngưỡng một ngôi chùa với vẻ đẹp uy nghiêm, cổ kính mà còn là nơi để nhiều người tìm hiểu thêm về một phần lịch sử, văn hóa của người Hoa tại Việt Nam.

Bài viết liên quan
24/10 cung gì? 24/10 là cung Bọ Cạp hay Thiên Bình?

24/10 cung gì? 24/10 là cung Bọ Cạp hay Thiên Bình?

24/10 cung gì? Những người sinh ngày này thuộc một cung hoàng đạo vô cùng đặc biệt, có tính cách bí ẩn và sự nghiệp rất rực rỡ. Nếu bạn sinh ngày 24/10 hoặc có người thân sinh nhật vào ngày này thì đừng quên giải mã qua các thông tin sau.
Xem thêm »
Sinh ngày 29/8 cung gì? 29/8 là cung Sư Tử hay cung Xử Nữ?

Sinh ngày 29/8 cung gì? 29/8 là cung Sư Tử hay cung Xử Nữ?

Sinh ngày 29/8 cung gì? Sinh ngày 29/8 thuộc cung Xử Nữ. Đây là những người sống rất thực tế, cẩn trọng, có khả năng phân tích tốt và luôn giữ lời hứa. Tuy nhiên, mặt hạn chế trong tính cách của Xử Nữ chính là dễ lo lắng và hơi khó tính. Ngoài ra Xử Nữ khi thường không chung thuỷ.
Xem thêm »
Nằm mơ thấy con nít: Đứa trẻ dự dự báo tương lai cho gia chủ

Nằm mơ thấy con nít: Đứa trẻ dự dự báo tương lai cho gia chủ

Nằm mơ thấy con nít là hiện tượng rất thường xuyên xảy ra với nhiều người. Mỗi một giấc mơ đều sẽ mang đến những ý nghĩa và thông điệp riêng cần được giải mã kỹ lưỡng. Cùng các chuyên gia của job3s.vn luận giải chi tiết thông điệp đó là gì, lành hay dữ.
Xem thêm »
Sinh ngày 3/10 cung gì? 3/10 là cung Thiên Bình hay Bọ Cạp

Sinh ngày 3/10 cung gì? 3/10 là cung Thiên Bình hay Bọ Cạp

Sinh ngày 3/10 cung gì? Thiên Bình là người chính trực, ngay thẳng. Nhờ sở hữu khả năng quan sát, đánh giá và phân tích tốt nên họ thường đứng ra đấu tranh để bảo vệ lẽ phải. Trong tình yêu, Thiên Bình đôi lúc yếu đuối và và tính cách thay đổi thất thường khiến họ khó tìm được bạn đời lý tưởng cho mình.
Xem thêm »
Sinh ngày 3/5 cung gì? 3/5 là cung Kim Ngưu hay cung Song Tử?

Sinh ngày 3/5 cung gì? 3/5 là cung Kim Ngưu hay cung Song Tử?

Sinh ngày 3/5 cung gì? Người sinh ngày 3/5 cung Kim Ngưu nổi tiếng hòa đồng, giàu tình cảm, đam mê nghệ thuật và cực kỳ kiên trì trong công việc. Tuy nhiên, họ có đôi phần cố chấp khiến người khác không hài lòng. Cùng giải mã những ẩn số về cung hoàng đạo sinh ngày 3/5 ngay sau đây.
Xem thêm »
Nốt ruồi ở lông mày trái nữ: Tướng mạo vượng phu, công danh đỗ đạt chớ dại mà tẩy

Nốt ruồi ở lông mày trái nữ: Tướng mạo vượng phu, công danh đỗ đạt chớ dại mà tẩy

Nốt ruồi ở lông mày trái nữ mang ý nghĩa gì khiến nhiều người cả nam cả nữ đều muốn có? Dù cuộc sống có trăm ngàn khó khăn, bạn cũng chớ dại tẩy bỏ nốt ruồi ở vị trí này dễ khiến tai ương liên tục kéo đến, bệnh tật lúc nào không hay.
Xem thêm »
Tỉa chân nhang ngày nào đẹp năm nay để mang lại nhiều tài lộc?

Tỉa chân nhang ngày nào đẹp năm nay để mang lại nhiều tài lộc?

Tỉa chân nhang ngày nào đẹp năm 2024? Tỉa chân nhang là nghi thức mang đậm dấu ấn tâm linh của người Việt, thể hiện lòng thành kính đối với tổ tiên và cầu mong những điều tốt đẹp cho năm mới. Việc lựa chọn ngày đẹp để tỉa chân nhang càng được chú trọng, bởi theo quan niệm phong thủy, đây là thời điểm mang năng lượng tích cực, giúp gia chủ thu hút tài lộc, may mắn. Vậy tỉa chân nhang ngày nào đẹp năm 2024 để mang lại nhiều tài lộc? Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc đó.
Xem thêm »
Giải mã ý nghĩa nốt ruồi ở cuống tai: Biểu hiện của may mắn và phúc thọ

Giải mã ý nghĩa nốt ruồi ở cuống tai: Biểu hiện của may mắn và phúc thọ

Theo phong thủy nốt ruồi ở cuống tai mang đến nhiều ý nghĩa về tài lộc và may mắn. Nhưng cũng có quan điểm cho rằng vị trí nốt ruồi này sẽ ảnh hưởng đến thẩm mỹ và mang đến điều không tốt. Vậy, ý nghĩa nốt ruồi vị trí cuống tai là gì, có nên tẩy không? Tất cả sẽ được giải mã chi tiết trong bài viết dưới đây.
Xem thêm »
Giải mã ý nghĩa nốt ruồi trong lỗ tai - May mắn hay xui rủi?

Giải mã ý nghĩa nốt ruồi trong lỗ tai - May mắn hay xui rủi?

Nốt ruồi trong lỗ tai là tốt hay xấu? Mỗi nốt ruồi đều mang 1 ý nghĩa riêng biệt trong tướng số, có nốt ruồi báo may mắn nhưng có nốt ruồi mang điềm báo xui xẻo. Nốt ruồi trong lỗ tai là tốt hay xấu, phản ánh thế nào về tính cách, sự nghiệp, cuộc sống của chúng ta? Cùng job3s tìm hiểu ý nghĩa về nốt ruồi ở vị trí trong lỗ tai qua bài viết sau.
Xem thêm »
10+ vị trí nốt ruồi trên mặt đàn ông tuyệt đối không nên xóa kẻo ảnh hưởng tài lộc

10+ vị trí nốt ruồi trên mặt đàn ông tuyệt đối không nên xóa kẻo ảnh hưởng tài lộc

Theo nhân tướng học, vị trí nốt ruồi trên mặt đàn ông có thể tiết lộ nhiều điều về tính cách, vận mệnh của họ. Khám phá bí ẩn 10 vị trí nốt ruồi tượng trưng cho sự giàu sang, phú quý và thịnh vượng, mang đến cho chủ sở hữu nhiều cơ hội tốt đẹp trong công việc và cuộc sống, tuyệt đối không nên xóa.
Xem thêm »

Mẫu CV hot theo ngành nghề

Back to top

Job3s có thể giúp gì cho bạn?
chat