Hóa ra ý nghĩa câu sống không vì mình trời tru đất diệt lại được hiểu như thế này

Đóng góp bởi:   Harry Quang
Thứ Ba, 12/03/2024 18:10:00 +07:00
Ý nghĩa câu sống không vì mình trời tru đất diệt được ứng dụng rộng rãi trong xã hội, dù là thời xưa hay hiện nay. Tuy nhiên, bạn có biết nó đã bị cải biến với ý nghĩa khác, khiến nhận thức của cả một thời đại bị sai lệch? Cùng khám phá xem câu nói này thực sự mang lời răn dạy gì từ cố nhân, từ đó có cách hiểu đúng hơn bạn nhé!

1. Ý nghĩa câu sống không vì mình trời tru đất diệt

Ý nghĩa câu sống không vì mình trời tru đất diệt xuất phát từ chương thứ 24 trong quyển “Phật thuyết thập thiện nghiệp đạo kinh”. Câu tục ngữ có nguyên văn đầy đủ là: “Nhân sinh vi kỷ, thiên kinh đích nghĩa - Nhân bất vi kỷ, thiên tru đích diệt”.

Ý nghĩa câu sống không vì mình trời tru đất diệt:

  • Đời người cần phải biết tu sửa lấy mình, đó là đạo lý muôn thuở trong trời đất.
  • Người không sửa được mình thì trời không dung đất không tha.
Ý nghĩa câu sống không vì mình trời tru đất diệt
Ý nghĩa câu sống không vì mình trời tru đất diệt là phải tu dưỡng đạo đức, sửa chữa bản thân

Tuy nhiên, từ xưa đến nay ta luôn kiến giải ý nghĩa câu sống không vì mình trời tru đất diệt theo một hướng khác là làm người nên tính toán cho bản thân. Vì lợi ích và mục đích của bản thân, thì có thể không cần từ thủ đoạn nào để đạt lấy bằng được.

Chỉ cần một chút nhường nhịn hay sợ làm tổn thương người khác, ta sẽ bị “trời tru đất diệt”. Loại nhận thức sai lệch này khiến mọi mối quan hệ hài hòa giữa người với người trở nên bị hủy hoại triệt để.

Nguyên nhân hiểu nhầm đi quá xa như vậy bắt nguồn từ vấn đề đồng âm, đồng hình trong hệ thống chữ viết Trung Hoa. Chữ “vi” (為) trong Hán tự được đọc theo hai cách bao gồm “vi” và “vị” tùy trường hợp, ngữ cảnh khác nhau.

Chữ “vi” là động từ mang ý chỉ sự tu dưỡng, tu vi, một yêu cầu đạo đức quan trọng con người cần tuân thủ. Trong khi đó, chữ “vị” lại là trợ từ biểu thị mục đích, mang nghĩa vì mình, “vị kỷ”, “vị tư”. Chỉ cần đặt câu nói trong một tình huống đặc biệt, người ta sẽ dễ dàng hiểu sai ý nghĩa thực sự vốn có của nó.

Câu nói “sống không vì mình trời tru đất diệt” của cổ nhân bị hiểu sai ngữ cảnh
Câu nói “sống không vì mình trời tru đất diệt” của cổ nhân bị hiểu sai ngữ cảnh

2. Quan điểm Phật giáo về “vì mình”

Phật giáo nhìn nhận rằng, người “vì mình” trong “sống không vì mình trời tru đất diệt” chính là người không thực hiện những việc làm, hành vi sai trái như sau:

  • Sát sinh
  • Đạo tặc
  • Loạn ngữ, ác miệng
  • Tham dục vọng, tà dâm
  • Làm việc ác

Nhân quả tuần hoàn, “ở hiền gặp lành”, “gieo gió ắt gặp bão”, vậy nên không làm những việc xấu trên chính là “vì mình”. “Vì mình” để về sau mình không nhận quả xấu, không phải trả giá cho những hành động hung ác trước đây.

Luôn sống trong tà kiến, không tu dưỡng bản thân sẽ tạo thành quả ác, tạo thành tai họa lớn. Chỉ có biết trị sửa, tu thân mới không bị “trời tru đất diệt”, đó mới là “vì mình”, trước vì người sau “vì mình”.

Đây mới chính là ý nghĩa thật sự của câu nói “sống không vì mình trời tru đất diệt”.

“Vì mình” chính là không làm việc xấu, việc ác ảnh hưởng đến nhân quả sau này
“Vì mình” chính là không làm việc xấu, việc ác ảnh hưởng đến nhân quả sau này

3. Sống “vì mình” ở trong các mối quan hệ giữa nhân, nghĩa, lễ, trí, tín

Trong mối quan hệ giữa người - người với nhau, tội bất hiếu, không biết nhân, nghĩa, lễ, trí, tín sẽ bị “trời tru đất diệt”. Trong tác phẩm “Động Linh tiểu chí” của Quách Tắc Vân có ghi lại một câu chuyện:

Bác của cha ông đến địa sở nhận chức từng nghe nói ở huyện Mỗ Hương có một người thường xuyên ngược đãi mẹ mình. Người này không có việc ác nào mà không làm, luôn gây hại, làm tổn thương người xung quanh. Trong thôn ai cũng sợ hãi hắn, thế nhưng lại không dám tố giác với quan phủ.

Một ngày nọ trời mưa lớn, gió bão ập tới, người này bị trận gió mạnh thổi đi, cuốn sâu vào trong núi. Hắn đứng trên tảng đá lớn, ngón chân bị cắm sâu vào tảng đá không làm sao rút ra được.

Ngoài ra, miệng hắn liên tục thuật lại một cách chi tiết những hành động độc ác dã man mà hắn từng làm. Sau khi kể xong hắn còn nói lớn, đây là Thần Phật yêu cầu tôi phải nói để hối lỗi, làm cho thiên lý sáng tỏ.

Rất nhiều người nhìn cảnh tượng này và nghe lời hắn nói liền muốn cùng nhau rút chân hắn ra khỏi tảng đá. Nhưng tất cả đều vô ích, nhiều ngày sau, người ta thấy tảng đá đã dần dần nuốt hắn vào bên trong. Vài ngày sau chỉ còn mỗi bím tóc ở ngoài.

Nhiều người hiểu về nhân quả đều nhận định trời phạt thật sự là không nói ngoa. Người bác của cha ông Quách Tắc Vân cũng bình luận câu nói trời tru đất diệt thực sự đã ứng nghiệm.

Cổ nhân dạy rằng, việc kết giao bằng hữu cũng nên đặt trong các mối quan hệ đạo đức thời xưa (nhân, nghĩa, lễ, trí, tín). Trước tiên, bạn cần xem nhân phẩm của họ trước khi quyết định giao du hay không.

Một người có nhân phẩm, có tu dưỡng sẽ được xem là người tốt, xứng đáng được hạnh phúc, an vui. Kết giao với những người này, chắc chắn bạn cũng sẽ học được nhiều điều hay, lẽ phải, cuộc đời nhiều quả tốt.

Trong các mối quan hệ giữa người với người, đối xử tốt với người cũng chính là “vì mình”
Trong các mối quan hệ giữa người với người, đối xử tốt với người cũng chính là “vì mình”

4. Những câu nói bị hiểu sai khác trong thời hiện đại

Trong quá trình dân gian truyền miệng, nhiều câu nói đã từng bị hiểu sai không riêng gì câu nói “sống không vì mình trời tru đất diệt”. Cụ thể, dưới đây là hai câu bị hiểu lầm và gây hại cho nhiều thế hệ nhất, bạn nên biết:

4.1. “Phụ nữ không tài mới là đức”

“Phụ nữ không tài mới là đức” nằm trong vế sau của câu “Nam tử hữu đức tiện thị tài - Nữ tử vô tài tiện thị đức”. Nghĩa là đàn ông có đức mới là tài, đàn bà không tài chính là đức.

Người đời hiểu lầm rằng, “vô tài” ở đây chính là sự ngu dốt, kém cỏi về học thức lẫn tài năng. Do đó, không ít người đã áp đặt người phụ nữ trong khuôn khổ này, không cho đi học, không được làm chủ.

Thế nhưng, bạn có biết thực chất cổ nhân muốn răn dạy điều gì trong câu này hay không? Câu nói ám chỉ có tài nhưng trong thâm tâm không khoe khoang mới là tài, chỉ một thái độ khiêm tốn, tốt tính.

Phụ nữ bên ngoài có thể giỏi giang, thành đạt, bản lĩnh nhưng khi về nhà vẫn giữ được sự khiêm tốn mới là hay. Dù ở trong hoàn cảnh nào họ cũng trở nên hoàn hảo, vừa giỏi việc xã hội vừa vun vén khéo léo cho gia đình.

Tuy có tài hoa nhưng không tự mãn, kiêu căng, đối xử ôn hòa, tôn trọng bố mẹ, chồng con là quý. Hiểu nôm na, người phụ nữ có thể tài giỏi nhưng phải biết hạ mình, không khoe khoang, phô trương.

Ý nghĩa vế trước cũng tương tự, đàn ông lấy đức làm đầu dù có tài năng cũng nên phụ trợ cho việc tốt. Không nên xem trọng tài năng của mình mà bỏ quên đi đức hạnh của việc làm người.

Xem thêm: Từ Bi Hỷ Xả Nghĩa Là Gì? Nghe Lời Phật Cuộc Đời Ắt Sẽ An Nhiên, Hưởng Thái Bình

4.2. “Người hẹp hòi không phải quân tử - Kẻ không ác không là trượng phu”

Nguồn gốc của câu nói “Người hẹp hòi không phải quân tử - Kẻ không ác không là trượng phu” bắt nguồn từ "Vọng Giang Đình" của Quan Hán Khanh. Nguyên văn là “Lượng tiểu phi quân tử, vô độ bất trượng phu”.

Câu nói vốn mang ý nghĩa tích cực, đề cao những phẩm chất cao quý khoan dung độ lượng của con người. Thế nhưng qua thời gian, người đời đã biến tấu nó thành lời khuyên răn tiêu cực, ngụy biện cho lối sống độc ác, lòng dạ hẹp hòi.

Nói cách khác, người bản lĩnh quân tử phải biết đối xử độ lượng với mọi người mới là trượng phu. Ngược lại, đo lường, tính toán từng tiểu tiết nhỏ sẽ ra người “phi quân tử”, hẹp hòi, ích kỷ.

Từ bị hiểu sai chính là từ “độ”, độ lượng khoan dung, dẫn dắt người sau đi đúng hướng chứ không phải “độc” độc ác, nhẫn tâm.

Nhiều câu nói hay của cổ nhân bị hiểu sai trong thời cận đại
Nhiều câu nói hay của cổ nhân bị hiểu sai trong thời cận đại

5. Những kỹ năng cần phải học vì mình để cuộc sống luôn thuận lợi, suôn sẻ

“Sống không vì mình trời tru đất diệt” lời ít nhưng ý nhiều, tùy theo mỗi người hiểu được bao nhiêu. Nếu bạn đã hiểu đúng vấn đề, hãy tập tành ngay những kỹ năng sau để đạt được “cảnh giới” cao nhất trong đạo đức làm người “vì mình” mà cổ nhân muốn truyền đạt.

5.1. Học cách lắng nghe

Lắng nghe đúng và nghe đủ, mục đích chính là để hiểu rõ ý muốn của người đối diện với mình. Đương nhiên, nó cũng giúp bạn nhận thức câu nói của họ là ý tốt hay ý xấu để có cách ứng xử phù hợp.

Thông qua lắng nghe, chắc chắn cuộc giao tiếp của bạn sẽ đạt hiệu quả tốt nhất. Ngoài ra, học cách lắng nghe cũng là cách để bạn thấu hiểu đối phương, học tập và rèn luyện điều tốt từ họ.

5.2. Học cách đặt mình vào vị trí người khác

Đặt mình vào vị trí của người khác sẽ giúp bạn hiểu thấu suy nghĩ cũng như vì sao họ lại làm vậy. Từ đó những lựa chọn, quyết định được đưa ra mới chính xác nhất, đem đến hiệu quả tốt nhất.

Khi làm bất cứ việc gì, bạn cũng sẽ mong muốn người khác hiểu cho mình, đặt vào vị trí của mình. Vậy thì, bạn cũng nên học cách đặt mình vào họ để không làm phá vỡ một mối quan hệ tốt đẹp nào đó xung quanh mình.

5.3. Nói ít làm nhiều

Người xưa có câu “họa từ miệng ra” ý chỉ nói nhiều càng dễ nói sai, cần tránh trường hợp này. Việc nói nhiều làm lời nói có xu hướng bị hiểu sai theo nhiều ý khác, nhất là khi đặt vào những tình huống không thích hợp.

Không ít người cũng chỉ nhìn kết quả cuối cùng chứ không nghe lời hứa suông. Vì vậy, tốt nhất bạn nên nói ít làm nhiều, đợi đến khi thành công tất nhiên họ sẽ tin bạn thay vì những lời nói sáo rỗng.

5.4. Suy nghĩ kỹ trước khi nói

Mọi biến cố cuộc đời đều bắt nguồn từ việc vội vã nói, biểu đạt ý nguyện mà không suy xét trước. Trước khi muốn nói điều gì, bạn hãy dành ra 3 phút thời gian để bản thân suy nghĩ thật kỹ, nhìn nhận cẩn trọng.

Bạn hãy tự hỏi câu nói ấy liệu có làm tổn thương người đối diện hay không, hậu quả sẽ ra sao. Sự lỗ mãng, nói năng lung tung sẽ làm sinh ra nhiều sai lầm không đáng có, thậm chí còn bị kẻ xấu lợi dụng, xuyên tạc.

Học thêm nhiều kỹ năng trong cuộc sống hiện đại chính là “vì mình” sau này
Học thêm nhiều kỹ năng trong cuộc sống hiện đại chính là “vì mình” sau này

Như vậy, bạn đã hiểu được chính xác câu nói “sống không vì mình trời tru đất diệt” là như thế nào. Nếu thực sự đã hiểu sai, bạn hãy thay đổi ngay suy nghĩ và có những hành động, cách ứng xử đúng đắn lại. “Vì mình”, nghĩ cho bản thân mình chính là nghĩ cho người khác, làm đúng đạo đức để hưởng quả ngọt về sau.

Xem thêm: Hiểu Chánh Quả Là Gì Để Thay Đổi Cách Sống, Một Đời Bình An

Bài viết liên quan

Mẫu CV hot theo ngành nghề

Back to top

Job3s có thể giúp gì cho bạn?
chat