Bạn là ?
Thuế thu nhập cá nhân là một loại thuế trực thu được đánh vào một số cá nhân có thu nhập cao. Phần thu nhập phải đóng thuế được tổng hợp từ nhiều nguồn trong một khoảng thời gian nhất định, chẳng hạn như lương, tiền đầu tư, kinh doanh,...
Để tính thuế thu nhập cá nhân, người ta sẽ tính toán căn cứ trên nhiều phương diện bao gồm các trường hợp giảm trừ, miễn thuế,... để trích ra một phần. Sau đó, số tiền này được mang đi nộp vào ngân sách nhà nước theo đúng quy định Luật thuế đã ban hành.
Mục đích của việc thu thuế thu nhập cá nhân nhằm thực hiện việc điều tiết thu nhập giữa các tầng lớp trong xã hội. Nó giúp đảm bảo tính công bằng giữa các tầng lớp dân cư với nhau, đồng thời tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước.
Lương bao nhiêu phải đóng thuế thu nhập cá nhân còn tùy vào việc người lao động có được giảm trừ gia cảnh hay không. Tuy nhiên nhìn chung, chỉ cần mức lương mỗi tháng của bạn trên 11 triệu (đã trừ mọi khoản giảm trừ gia cảnh, miễn thuế,...), nghĩa là bạn phải chịu thuế thu nhập cá nhân.
Các khoản giảm trừ gia cảnh, mức giảm trừ được tính toán và áp dụng như thế nào, bạn hãy tham khảo tiếp sau đây:
Thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công lao động tại nước ta được đánh vào 2 đối tượng khác nhau bao gồm:
Cá nhân cư trú (cá nhân cư trú có hợp đồng lao động trên 3 tháng và cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động dưới 3 tháng hoặc không ký hợp đồng).
Cá nhân không cư trú.
Mỗi cá nhân đều có cách tính thuế riêng, song chỉ có đối tượng cá nhân cư trú mới được giảm trừ gia cảnh.
Trường hợp giảm trừ gia cảnh được xét theo diện cá nhân người lao động có người phụ thuộc thu nhập hay không. Chẳng hạn như bố mẹ già yếu, con thơ nhỏ dại, người thân khuyết tật,... không tự tạo ra thu nhập được.
Mức giảm trừ gia cảnh phụ thuộc vào thu nhập chịu thuế và thu nhập tính thuế. Theo đó, chúng được trừ vào phần thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế cần nộp cho ngân sách nhà nước.
Cụ thể từng trường hợp giảm trừ gia cảnh, mức giảm trừ thuế thu nhập cá nhân sẽ được trình bày trong phần nội dung tiếp theo.
Điều số 19, khoản 1 Luật Thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật số 26/2012/QH13 một số điều có quy định như sau:
Mức giảm trừ đối với các đối tượng phải nộp thuế thu nhập cá nhân thông thường là 11 triệu đồng/1 tháng (tương đương 132 triệu đồng/1 năm).
Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 4.4 triệu đồng/1 tháng. Càng nhiều người phụ thuộc, mức lương để đóng thuế thu nhập cá nhân sẽ càng cao.
Chẳng hạn: Bạn có 1 người phụ thuộc, thì mức lương đóng thuế là 15.4 triệu/1 tháng. Bạn có 2 người phụ thuộc, thì mức lương đóng thuế là trên 19.8 triệu đồng/1 tháng.
Theo điều 21, khoản 1 Luật Thuế thu nhập cá nhân năm 2007 ban hành, biểu thuế lũy tiến từng phần được quy định rằng:
Thu nhập từ 5 triệu đồng/1 tháng, thuế suất sẽ là 5%.
Thu nhập 5 - 10 triệu/1 tháng, thuế suất nâng lên 10%.
Thu nhập từ 10 - 18 triệu, thuế suất được đánh 15%.
Thu nhập từ 18 - 32 triệu, thuế suất ở mức 20%.
Thu nhập từ 32 - 52 triệu mỗi tháng, thuế suất ở mức 25%.
Thu nhập từ 52 - 80 triệu, thuế suất được tính là 30%.
Cuối cùng, thu nhập từ 80 triệu trở lên, mức thuế suất cao nhất đạt 35%.
Tóm lại, biểu thuế lũy tiến từng phần về thuế thu nhập cá nhân tại nước ta được tính theo 7 bậc. Bạn có thể dựa theo thông tin này, đối chiếu với thu nhập cụ thể của bản thân để tính số tiền thuế cần nộp.
Sau khi biết lương bao nhiêu phải đóng thuế thu nhập cá nhân, chắc hẳn bạn cũng quan tâm về cách tính thuế. Trong phạm vi bài viết này, chúng ta chỉ đi tìm hiểu về công thức tính thuế từ nguồn thu nhập tiền lương, tiền công.
Đối với cá nhân có ký hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên, công thức tính thuế sẽ là:
Thuế thu nhập cá nhân = Thu nhập tính thuế x thuế suất (biểu thuế thu nhập cá nhân lũy tiến từng phần)
Trong đó:
Thu nhập tính thuế sẽ là phần tiền đã trừ các khoản giảm trừ từ thu nhập chịu thuế.
Thu nhập chịu thuế bằng tổng thu nhập trừ cho những khoản được miễn thuế.
Thuế suất căn cứ theo bảng biểu thuế thu nhập cá nhân lũy tiến từng phần ở phần trên.
Đối với cá nhân ký hợp đồng lao động dưới 3 tháng hoặc không ký hợp đồng, ta có công thức tính như sau:
Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Tổng thu nhập nhận được trước khi chi trả thuế * 10%
Trong đó:
Mức thu nhập của các cá nhân lao động này chỉ cần từ 2 triệu trở lên đều phải đóng thuế.
10% là tỷ lệ mà công ty, doanh nghiệp sẽ khấu trừ dựa trên mức tiền lương, tiền công để nộp ngân sách nhà nước.
Theo Thông tư số 111/2013/TT-BTC, điều số 18 có quy định, thuế thu nhập cá nhân từ tiền công, tiền lương mỗi tháng được áp dụng đối với các cá nhân không cư trú sẽ có công thức tính như sau:
Thuế thu nhập cá nhân = Thu nhập chịu thuế (trước khi nộp thuế) x thuế suất cố định 20%
Trường hợp các cá nhân không cư trú này có thời gian làm việc đồng thời ở cả Việt Nam và nước ngoài có thu nhập không tách riêng thì ta có công thức tính thu nhập chịu thuế sẽ là:
Trường hợp cá nhân không hiện diện ở Việt Nam:
Thu nhập chịu thuế = (Số ngày làm việc tại Việt Nam/ tổng số ngày trong 1 năm) x tổng thu nhập toàn cầu + thu nhập chịu thuế khác phát sinh tại Việt Nam
Trường hợp cá nhân là người nước ngoài hiện diện tại Việt Nam:
Thu nhập chịu thuế = Số ngày làm việc có mặt tại Việt Nam/ 365 ngày x thu nhập toàn cầu + thu nhập chịu thuế khác nếu có tại Việt Nam
Lương bao nhiêu phải đóng thuế thu nhập cá nhân, thời hạn nộp thuế là khi nào? Tại Luật Quản lý thuế năm 2019, khoản 1, điều số 44 có quy định, thời hạn nộp thuế thu nhập cá nhân như sau:
Nộp theo từng tháng, cho phép chậm nhất là ngày 20 của tháng tiếp theo có phát sinh nghĩa vụ về thuế.
Nộp theo quý (mỗi 3 tháng 1 lần), cho phép nộp chậm đến ngày cuối cùng của tháng đầu tiên trong quý có phát sinh nghĩa vụ về thuế.
Sau đó, các cơ quan thuế có thẩm quyền sẽ tiến hành quyết toán chậm nhất vào ngày 31/3 (đối với trường hợp ủy quyền quyết toán thuế cho những cá nhân, tổ chức chịu trách nhiệm chi trả tiền lương, tiền công) và ngày 30/4 (đối với các cá nhân trực tiếp quyết toán thuế).
Ngoài câu hỏi lương bao nhiêu phải đóng thuế thu nhập cá nhân, chắc chắn những điều sau cũng sẽ khiến bạn thắc mắc. Bạn quan tâm hãy tham khảo thêm để có kiến thức toàn diện về vấn đề này.
Điều số 4, Luật Thuế thu nhập cá nhân năm 2007 có bổ sung thêm khoảng 3 điều 2 Luật Sửa đổi những Luật về thuế năm 2014 có quy định rằng, trường hợp nhận thu nhập từ các nguồn sau đây đều được miễn thuế:
Thu nhập từ việc chuyển nhượng tài sản, đất đai, bất động sản, quà tặng giá trị.
Thu nhập từ nông, lâm nghiệp, làm muối, nuôi trồng đánh bắt thủy hải sản.
Thu nhập từ tiền lãi ngân hàng, khoản tiền kiều hối.
Thu nhập từ việc làm thêm giờ, tăng ca, làm đêm ngoài giờ làm việc đã được quy định trong hợp đồng.
Thu nhập từ các phần học bổng của ngân sách nhà nước hoặc từ các tổ chức trong và ngoài nước theo chương trình khuyến học.
Như vậy, việc nhận học bổng sẽ không cần phải đóng thuế thu nhập cá nhân theo quy định hợp pháp.
Bạn có thể đến các cơ quan thuế tại địa phương nơi mình cư trú để tiến hành nộp thuế thu nhập cá nhân. Hoặc các tổ chức doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh nơi bạn làm việc tiến hành khấu trừ và thay bạn nộp thuế mỗi tháng.
Bên cạnh thắc mắc lương bao nhiêu phải đóng thuế thu nhập cá nhân, nhiều người còn tìm hiểu về thuế bằng tiếng Anh. Thuế thu nhập cá nhân trong tiếng Anh có tên đầy đủ là Personal Income, phần tiền được trí từ tổng thu nhập cá nhân.
Như vậy, bạn đã biết được câu trả lời lương bao nhiêu phải đóng thuế thu nhập cá nhân cùng nhiều quy định khác. Mỗi người đều có mức nộp thuế thu nhập cá nhân khác nhau tùy theo thu nhập cũng như mức thuế suất riêng.
Chưa kể, một số trường hợp còn được miễn phí, giảm trừ gia cảnh bạn cần tìm hiểu kỹ để không bị mất quyền lợi. Hy vọng bài viết mang lại cho bạn nhiều thông tin hữu ích, giúp bạn yên tâm hơn trong quá trình lao động, làm việc.
Xem thêm:
Mẫu CV hot theo ngành nghề