Cách viết mục tiêu nghề nghiệp nhân viên kinh doanh ấn tượng

Đóng góp bởi:   CEO Tony Vũ
Thứ Hai, 10/06/2024 21:03:00 +07:00
Cùng tìm hiểu cách viết mục tiêu nghề nghiệp nhân viên kinh doanh chi tiết để dễ dàng lọt vào mắt xanh của các công ty hàng đầu. Để có chiếc CV ấn tượng với nhà tuyển dụng thì mục tiêu nghề nghiệp là một phần rất quan trọng. Đối với mỗi ngành nghề, mục tiêu sẽ có sự khác biệt. Vậy viết mục tiêu nghề nghiệp nhân viên kinh doanh như thế nào để tạo được ấn tượng tốt? Job3s sẽ giúp bạn.

Nhân viên kinh doanh là nghề nghiệp đầy hứa hẹn với mức thu nhập cao, cơ hội thăng tiến tốt. Tuy nhiên vị trí này cần có kiến thức, kỹ năng tốt và bạn cần thể hiện qua mục tiêu nghề nghiệp của bản thân.

1.1. Làm nổi bật CV và tạo ấn tượng

Làm sao để bạn có thể nổi bật giữa hàng trăm ứng viên khác, tạo được ấn tượng cho nhà tuyển dụng? Bên cạnh kinh nghiệm làm việc trước đây, bạn cần thể hiện qua mục tiêu nghề nghiệp. Đây là lý do phần nào thường được đặt ở phần đầu của CV.

Theo khảo sát, rất nhiều HR chỉ đọc lướt qua hồ sơ của ứng viên và họ thường chú ý nhiều vào phần mục tiêu nghề nghiệp nhân viên kinh doanh.

Với mục tiêu ấn tượng, họ sẽ có hứng thú và dành nhiều thời gian hơn để nghiên cứu hồ sơ ứng viên. Ngược lại nếu phần mục tiêu sơ sài bạn dễ bị mất điểm hay thậm chí bỏ qua cơ hội việc làm tốt.

1.2. Thể hiện định hướng bản thân

Mục tiêu nghề nghiệp nhân viên kinh doanh thể hiện định hướng của nhân viên trong ngắn hạn và dài hạn. Đây là tiêu chí giúp nhà đầu tư đánh giá sự cầu tiến, quyết tâm và sự cống hiến của người lao động. Đồng thời thể hiện bạn có thực sự quan tâm tới công việc, có tìm hiểu về vị trí hay chưa.

Mục tiêu nghề nghiệp thể hiện định hướng của người lao động
Mục tiêu nghề nghiệp thể hiện định hướng của người lao động

Với mỗi nghề nghiệp sẽ có một mục tiêu riêng và với nhân viên kinh doanh cũng vậy. Tiêu chí cần thể hiện trong phần này đối với vị trí kinh doanh cần đáp ứng như sau:

2.1. Trình bày ngắn gọn

Công ty nhận được số lượng CV cực lớn và nhà tuyển dụng có rất ít thời gian để xem xét CV của ứng viên. Mục tiêu nghề nghiệp nhân viên kinh doanh được đặt ở vị trí nổi bật, được xem xét đầu tiên. Cần có sự ngắn gọn, xúc tích để tạo ấn tượng và được HR đánh giá cao. Thông thường phần này chỉ chiếm từ 3- 4 dòng.

2.2. Thể hiện giá trị bản thân

Bạn phải thể hiện được giá trị và sự khác biệt của bản thân so với các ứng viên khác apply vị trí. Cần thể hiện kinh nghiệm, kỹ năng, thành tựu nổi bật và những điều bản thân có thể làm được khi trở thành một phần của công ty.

2.3. Thể hiện điều bản thân mong muốn

Mục tiêu nghề nghiệp nhân viên kinh doanh cũng là cơ hội để bạn thể hiện mong muốn của mình với vị trí. Đây là căn cứ giúp công ty đánh giá liệu bạn có phù hợp với kế hoạch của doanh nghiệp.

2.4. Đáp ứng được mô hình SMART

Với nhân viên sale, mục tiêu SMART đã không còn xa lạ khi được áp dụng thường xuyên trong công việc. Bạn đừng quên áp dụng mô hình này vào trong mục tiêu nghề nghiệp nhân viên kinh doanh theo các từ khóa:

  • Specific - Tính cụ thể: Thể hiện sự rõ ràng, dùng từ ngữ dễ hiểu, đặt mục tiêu cụ thể.

  • Measurable - Tính đo lường: Nguyên tắc này yêu cầu bạn nêu rõ tiến trình đạt tới mục tiêu đã đề ra thông qua các con số chính xác.

  • Attainable - Tính khả thi: Những điều nêu ra cần có khả năng thực hiện được chứ không phải chỉ là bánh vẽ. Tránh đặt mục tiêu quá cao hay khó khăn về thể chất, tinh thần hay vật chất.

  • Relevant - Tính thực tế: Đặt ra mục tiêu cần xem xét các yếu tố xung quanh, khảo sát thị trường và khả năng bản thân.

  • Time-Bound - Tính ràng buộc về thời gian: Tiêu chí này khá dễ hiểu khi bạn cần xác định nhiệm vụ hoàn thành trong ngắn và dài hạn với mốc thời gian cụ thể như 3 tháng, 1 năm, 3 năm, 5 năm…

Mục tiêu nghề nghiệp cần ngắn gọn, đáp ứng mô hình SMART
Mục tiêu nghề nghiệp cần ngắn gọn, đáp ứng mô hình SMART

Viết mục tiêu nghề nghiệp không khó nhưng để đạt được hiệu quả mong muốn, gây được sự chú ý thì không phải người lao động nào cũng thành công. Dưới đây là các bước xác định hiệu quả, áp dụng được với tất cả cấp bậc tuyển dụng.

3.1. Phân tích mô tả công việc

Mô tả công việc hay Job Description mang đến cho bạn cái nhìn tổng quan nhất về vị trí đảm đương sắp tới. Đọc và phân tích kỹ giúp bạn hiểu rõ yêu cầu của công ty đề ra cũng như mường tượng về công việc, khả năng thăng tiến.

Từ đó xác định liệu vị trí có phù hợp hay bản thân có thể đáp ứng và hoàn thành tốt công việc. Dựa vào đây giúp bạn xác định được việc cần làm, đưa ra định hướng cho bản thân cũng như xác định mục tiêu.

Xem thêm: ​​Cách Viết Mục Tiêu Nghề Nghiệp [Kèm VD Từng Ngành]

3.2. Cân nhắc với kỹ năng, kinh nghiệm bản thân

Trong phần mô tả công việc không thể thiếu yêu cầu với ứng viên, bạn cần so sánh liệu bản thân có đáp ứng được. Nếu cảm thấy bản thân không đạt yêu cầu, cần thể hiện rõ quyết tâm sẽ cải thiện những thiếu sót này trong mục tiêu nghề nghiệp nhân viên kinh doanh. Đồng thời nêu ra điểm mạnh riêng của bản thân để bù đắp vào lỗ hổng đó.

3.3. Trình bày mục tiêu

Khi đã hiểu rõ công việc và bản thân, lúc này bạn đã sẵn sàng để viết CV hoàn chỉnh. Ngắn gọn, xúc tích, ấn tượng, thể hiện cá tính riêng, phẩm chất ứng viên là điều cần có.

3.4. Chỉnh sửa mục tiêu phù hợp với từng công việc

Mỗi vị trí, công ty sẽ có mong muốn riêng về nhân viên sắp tới. Vì thế bạn không nên sử dụng 1 mục tiêu nghề nghiệp nhân viên kinh doanh cho tất cả CV. Cần có sự điều chỉnh cho từng công ty, doanh nghiệp như vậy tỷ lệ được phỏng vấn sẽ cao hơn.

Cần chỉnh sửa mục tiêu nghề nghiệp nhân viên kinh doanh cho từng CV, phù hợp với từng doanh nghiệp
Cần chỉnh sửa mục tiêu nghề nghiệp nhân viên kinh doanh cho từng CV để phù hợp với từng doanh nghiệp

Sinh viên mới ra trường lần đầu gia nhập thị trường lao động còn nhiều bỡ ngỡ, chưa có kinh nghiệm hay kỹ năng quá nhiều. Có thể nêu kinh nghiệm nổi bật được rèn luyện trên ghế nhà trường hoặc các công việc part time. Cần thể hiện quyết tâm rèn luyện, học hỏi của bản thân để ghi được điểm cộng.

4.1. Mẫu 1

Dù là sinh viên mới ra trường nhưng tôi đã có kinh nghiệm làm việc tại nhiều vị trí: Telesale công ty bất động sản, bán hàng quần áo và gia sư. Tôi tự tin về khả năng giao tiếp, kinh nghiệm bán hàng. Với khả năng tự học, không ngừng hoàn thiện bản thân, tôi cam kết bản thân hoàn thành khóa đào tạo trong 2 tuần, hoàn thành tốt 2 tháng thử việc.

4.2. Mẫu 2

Trong thời gian học tập tại trường đại học, tôi đã có 3 tháng thực tập vị trí nhân viên kinh doanh công ty XYZ. Tôi sẵn sàng tham gia các khóa đào tạo nghiệp vụ công ty, hoàn thiện bản thân, đáp ứng yêu cầu công ty trong 2 tháng thử việc. Sẵn sàng cống hiến hết mình để trở thành nhân viên chính, đạt kết quả xuất sắc cuối năm.

Sinh viên mới ra trường cần nêu bật quyết tâm học hỏi
Sinh viên mới ra trường cần nêu bật quyết tâm học hỏi

Nếu bạn đã có kinh nghiệm cần thể hiện được bản thân rõ ràng hơn, thể hiện khả năng đảm đương được vị trí.

5.1. Mẫu 1

Với 3 năm kinh nghiệm vị trí nhân viên kinh doanh tại A, tôi tích lũy được các kỹ năng cần thiết: Tư vấn, thuyết phục khách hàng. Tôi tự tin mình có đủ năng lực hoàn thành tốt công việc vị trí này. Trong 2 năm tới, tôi luôn hoàn thành tốt công việc, tạo ra lợi nhuận tốt và được cân nhắc lên vị trí trưởng nhóm, quản lý 5 - 10 nhân viên.

5.2. Mẫu 2

Tôi có 3 năm kinh nghiệm vị trí nhân viên kinh doanh, 2 năm vị trí quản lý đội nhóm 10 người tại công ty XYZ. Tôi tự tin về kỹ năng, kinh nghiệm bản thân khi ứng tuyển vị trí này, hoàn thành tốt KPI. Trong 2 tháng thử việc, tôi làm quen công việc, đội ngũ nhân viên công ty. Trong 2 năm tới, tôi cố gắng trở thành nhân viên xuất sắc và được thăng tiến lên trưởng phòng kinh doanh của công ty.

5.3. Mẫu 3

Tôi đã có 3 năm kinh nghiệm kinh doanh trong lĩnh vực mẹ và bé ở phân khúc tầm cao. Tôi hiểu rõ về nhóm khách hàng này, tự tin về khả năng đàm phán, tư vấn của bản thân. Tôi cam kết hoàn thành công việc được giao, đạt và vượt KPI đã thỏa thuận, trở thành nhân viên xuất sắc trong năm đầu tiên. Mục tiêu trở thành trưởng phòng sale sau 2 năm làm việc tại công ty.

Người lao động có kinh nghiệm cần nêu sự khác biệt của bản thân trong mục tiêu
Người lao động có kinh nghiệm cần nêu sự khác biệt của bản thân trong mục tiêu

Để CV của bạn ấn tượng hơn, dưới đây là một số mẫu mục tiêu nổi bật trong các ngành nghề hot trên thị trường hiện nay.

6.1. Bất động sản

Tôi có kinh nghiệm trong các dự án bất động sản cao cấp: Nghỉ dưỡng, biệt thự liền kề tại công ty X trong 3 năm. Với kiến thức nghiệp vụ, kỹ năng tôi tự tin mang đến lợi nhuận cho công ty. Mục tiêu trở thành nhân viên xuất sắc, được vinh danh trong lễ tổng kết cuối năm. Trở thành quản lý nhóm trong 2 năm tới với số lượng nhân viên trên 10 người.

6.2. Kinh doanh ô tô

Tốt nghiệp ngành cơ khí ô tô, kinh nghiệm 2 năm nhân viên kinh doanh ô tô, tôi tự tin với kiến thức, kinh nghiệm bản thân. Đặc biệt khả năng thuyết phục khách hàng thuộc phân khúc tầm trung. Trong 1 năm đầu làm việc, tôi cố gắng trở thành nhân viên xuất sắc và hy vọng lên vị trí trưởng phòng kinh doanh trong 2 năm tới.

6.3. Kinh doanh nội thất

Với sở thích trang trí nội thất, kiến thức tốt nghiệp ngành thiết kế nội thất cùng kinh nghiệm 1 năm làm việc tại công ty A. Tôi tự tin về kỹ năng cơ bản, đáp ứng yêu cầu với vị trí của công ty. Trong ngắn hạn, tôi cố gắng hoàn thành nhiệm vụ, đạt KPI công ty đưa ra. Trong 2 năm tới, tôi hy vọng đạt được vị trí trưởng nhóm, rèn luyện thêm kỹ năng quản lý cho bản thân.

Mục tiêu nghề nghiệp nhân viên kinh doanh là cách đơn giản và hiệu quả nhất để người lao động tạo sự chú ý, ghi điểm cộng với nhà tuyển dụng. Hy vọng thông tin hữu ích trên sẽ giúp bạn tìm kiếm được công việc như ý, phát triển sự nghiệp trong tương lai.

Xem thêm:

Bài viết liên quan
Bản kiểm điểm cá nhân công chức mẫu mới nhất và các vấn đề liên quan

Bản kiểm điểm cá nhân công chức mẫu mới nhất và các vấn đề liên quan

Bản kiểm điểm cá nhân công chức là văn bản mà cán bộ công chức cần biết để tự kiểm điểm bản thân, nâng cao ý thức và trách nhiệm kỷ luật trong công việc. Từ đó, có thể nhận ra các sai sót để rút kinh nghiệm, hoàn thiện bản thân, làm việc tốt hơn. Dưới đây là mẫu mới nhất, mời các bạn cùng tham khảo và cập nhật.
Xem thêm »
Thuế suất thuế GTGT là gì và gồm những định mức nào?

Thuế suất thuế GTGT là gì và gồm những định mức nào?

Thuế giá trị gia tăng (GTGT) là một trong những hạng mục thuế quan trọng để doanh nghiệp tính toán thuế GTGT (VAT). Trong đó, thuế suất thuế GTGT là căn cứ quan trọng để tính toán thuế. Dưới đây, job3s sẽ giúp bạn hiểu rõ về loại thuế suất thuế này cũng như các xác định định mức thuế tương ứng với sản phẩm dịch vụ mà doanh nghiệp đang kinh doanh.
Xem thêm »
Hướng dẫn cách khai báo tờ khai thuế GTGT chi tiết nhất

Hướng dẫn cách khai báo tờ khai thuế GTGT chi tiết nhất

Tờ khai thuế GTGT là văn bản theo mẫu được Bộ Tài chính quy định để người nộp thuế dựa vào đó mà kê khai các thông tin nhằm xác định số tiền thuế phải nộp. Đây là một phần quan trọng trong công tác kế toán và tài chính của mỗi công ty. Cách khai thuế GTGT như thế nào sẽ được job3s chia sẻ chi tiết dưới đây.
Xem thêm »
Hộ khẩu thường trú là gì? Xác định chuẩn theo quy định mới nhất

Hộ khẩu thường trú là gì? Xác định chuẩn theo quy định mới nhất

Hộ khẩu thường trú là gì và xác định như thế nào? Có thể nói, đây là khái niệm không hề xa lạ với người dân Việt Nam nhưng không dễ để có thể hiểu đúng và đủ về hộ khẩu thường trú. Dưới đây, job3s sẽ cung cấp đầy đủ các thông tin tổng quan về hộ khẩu thường trú theo quy định mới nhất.
Xem thêm »
Toàn tập về thuế GTGT hàng nhập khẩu dành cho kế toán mới

Toàn tập về thuế GTGT hàng nhập khẩu dành cho kế toán mới

Những bạn kế toán làm trong các công ty xuất nhập khẩu cần phải nắm rõ thuế GTGT hàng nhập khẩu để đảm bảo hoàn thành công việc. Không giống với hàng trong nước, các quy định thuế suất với hàng nhập khẩu sẽ có những vấn đề riêng, thủ tục quy trình riêng biệt. Dưới đây, job3s sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết về loại thuế GTGT đặc biệt này.
Xem thêm »
5 dạng bài tập tính thuế giá trị gia tăng phổ biến và các ví dụ minh họa

5 dạng bài tập tính thuế giá trị gia tăng phổ biến và các ví dụ minh họa

Trong bài viết này, hãy cùng job3s tìm hiểu về bài tập tính thuế giá trị gia tăng thông qua hướng dẫn chi tiết và các ví dụ minh họa cụ thể. Thuế giá trị gia tăng (GTGT) là một trong những loại thuế quan trọng mà các doanh nghiệp và cá nhân kinh doanh phải nắm vững. Việc tính toán chính xác số tiền thuế GTGT cần nộp không chỉ giúp doanh nghiệp tuân thủ pháp luật mà còn đảm bảo quyền lợi của mình.
Xem thêm »
Tất tần tật về biểu thuế lũy tiến: Cách tính và những lưu ý cần nhớ

Tất tần tật về biểu thuế lũy tiến: Cách tính và những lưu ý cần nhớ

Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) là một trong những loại thuế quan trọng mà người lao động cần nắm rõ. Trong đó, biểu thuế lũy tiến là phương pháp tính thuế TNCN phổ biến hiện nay. Để hiểu rõ hơn về biểu thuế lũy tiến, cách tính và những lưu ý khi áp dụng, hãy cùng job3s tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
Xem thêm »
Giải bài tập thuế thu nhập cá nhân: Từ cơ bản đến nâng cao

Giải bài tập thuế thu nhập cá nhân: Từ cơ bản đến nâng cao

Tìm hiểu các bài tập thuế thu nhập cá nhân thường gặp và hướng dẫn cách giải bài tập chi tiết chính xác nhất. Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) là một trong những loại thuế quan trọng bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của mỗi người. Trong bài viết này, job3s sẽ giúp bạn tìm hiểu và thực hành một số bài tập thuế thu nhập cá nhân củng cố kiến thức, kỹ năng tính toán thuế TNCN.
Xem thêm »
Hướng dẫn chi tiết các khoản giảm trừ thuế thu nhập cá nhân

Hướng dẫn chi tiết các khoản giảm trừ thuế thu nhập cá nhân

Việc tìm hiểu và áp dụng đúng các khoản giảm trừ thuế thu nhập cá nhân sẽ giúp bạn tối ưu hóa số tiền thuế phải nộp, đồng thời đảm bảo quyền lợi chính đáng của mình. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng khám phá chi tiết các khoản giảm trừ giúp bạn hiểu rõ hơn về cách tính toán và kê khai thuế một cách chính xác nhất.
Xem thêm »
Tài khoản kế toán ngân hàng là gì? Các loại tài khoản và nguyên tắc hạch toán

Tài khoản kế toán ngân hàng là gì? Các loại tài khoản và nguyên tắc hạch toán

Hệ thống tài khoản kế toán ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong việc ghi chép, phản ánh tình hình tài chính và quản lý hoạt động tiền tệ của các ngân hàng. Để hiểu rõ hơn về hệ thống này, bài viết sẽ giải thích khái niệm, phân loại các tài khoản chính và trình bày nguyên tắc hạch toán chi tiết.
Xem thêm »

Mẫu CV hot theo ngành nghề

Back to top

Job3s có thể giúp gì cho bạn?
chat