Nghề Telesales là gì? Nhớ ngay các kỹ năng mà dân Telesales cần có

Đóng góp bởi:   CEO Tony Vũ
Thứ Năm, 09/05/2024 10:40:00 +07:00
Nghề Telesales là gì? Telesales là một hình thức tiếp thị bán hàng qua điện thoại. Người đảm nhận vị trí sẽ gọi điện cho khách hàng và giới thiệu sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Ngoài ra, vị trí này cũng yêu cầu nhiều kỹ năng mềm cần thiết cho công việc.

1. Nghề Telesales là gì?

Nghề Telesales là gì? Telesales là một danh từ ghép từ tiền tố “tele-” có nghĩa là viễn thông và “sales” có nghĩa là nhân viên kinh doanh (nhân viên bán hàng). Về cơ bản,Telesale là hoạt động quảng bá sản phẩm, bán hàng thông qua điện thoại và nhân viên Telesales sẽ là người chịu tránh nhiệm trực tiếp thực hiện hoạt động này.

Hiện nay, Telesales là một trong những cách thức kinh doanh hiệu quả và tiết kiệm chi phí được nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Công việc này cũng có thể hoạt động linh hoạt trong nhiều lĩnh vực khác nhau như y tế, giáo dục đến kinh doanh các mặt hàng sản phẩm/dịch vụ. Vì vậy, cơ hội việc làm Telesales rất rộng mở đối với nhiều ứng viên.

Nghề Telesales là gì? Telesales là một hình thức tiếp thị qua điện thoại phổ biến
Nghề Telesales là gì? Telesales là một hình thức tiếp thị qua điện thoại phổ biến

>>> Xem thêm: Sale là gì? Tất tần tật những điều cần biết về công việc của nhân viên sale

2. Mô tả công việc Telesales

Theo tìm hiểu về nghề Telesales là gì, tính chất của công việc này liên quan nhiều tới gọi điện thoại cho khách hàng. Tuy nhiên, không phải ai cũng có kiến thức đầy đủ về ngành nghề này cũng như các mô tả công việc Telesales là làm gì, cần kỹ năng và kinh nghiệm như thế nào.

Bản nội dung mô tả công việc Telesales bao gồm:

  • Tìm hiểu và nắm rõ thông tin về sản phẩm/dịch vụ: Nhân viên Telesales phải là bộ phận nắm rõ tất cả các thông tin liên quan đến sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp đang kinh doanh, từ đó có thể chuẩn bị trước kịch bản nội dung để truyền đạt đến với khách hàng chính xác nhất.

  • Gọi điện cho khách hàng để giới thiệu dịch vụ: Từ nguồn data được cung cấp, bộ phận Telesales sẽ trực tiếp gọi điện với khách hàng để giới thiệu sản phẩm, dịch vụ hoặc các sự kiện/chương trình ưu đãi sắp diễn ra.

  • Đàm phán bán hàng và tiếp nhận thông tin mua hàng: Telesales sẽ thuyết phục khách hàng mua và sử dụng sản phẩm/dịch vụ, sau đó tiếp nhận thông tin và xử lý đơn hàng.

  • Chăm sóc khách hàng: Dịch vụ chăm sóc hậu mãi là yếu tố quan trọng giúp khách hàng tiếp tục lựa chọn sản phẩm của doanh nghiệp. Do đó, nhân viên Telesales cần trực tiếp gọi điện cho khách hàng để chăm sóc, hỏi thăm họ về quá trình sử dụng sản phẩm, xin đánh giá, thu thập và tổng hợp để tạo thành kho dữ liệu hữu ích cho doanh nghiệp.

  • Giải đáp các thắc mắc của khách hàng: Với lợi thế hiểu rõ về sản phẩm/dịch vụ, Telesales sẽ trực tiếp tiếp nhận thông tin và giải đáp thắc mắc của khách hàng bao gồm các vấn đề như cách sử dụng, tính năng sản phẩm, ưu đãi, bảo hành, phương thức thanh toán, chất lượng cam kết…

  • Tiếp nhận và giải quyết khiếu nại: Nếu sản phẩm có vấn đề, Telesales cần thực hiện tiếp nhận thông tin khiếu nại của khách hàng, sau đó đưa ra phương án giải quyết tốt nhất để đảm bảo lợi ích cho cả khách hàng và sự uy tín của doanh nghiệp.

  • Báo cáo tiến độ công việc cho cấp trên: Trong quá trình làm việc, Telesales cần thực hiện nhiệm vụ báo cáo tiến độ công việc và kết quả đạt được cho cấp trên bao gồm số lượng cuộc gọi, số khách hàng tiềm năng, doanh số bán hàng và các thông tin liên quan khác.

3. Trách nhiệm của nhân viên Telesales

Hiệu quả công việc của vị trí Telesales được đánh giá dựa trên KPI (Key Performance Indicator) - chỉ số đo lường hiệu quả công việc. Khi làm Telesales, nhân viên chưa có kinh nghiệm hoặc kinh nghiệm lâu năm đều phải đáp ứng được các tiêu chí sau:

  • Số lượng cuộc gọi hàng tháng theo danh sách được giao.

  • Số lượng đơn chốt thành công.

  • Số lượng khách hàng tiềm năng.

  • Sự hài lòng của khách hàng.

  • Thời gian phản hồi của khách hàng.

  • Thời gian trung bình nhân viên Telesales giới thiệu sản phẩm tới khách hàng.

  • Tỷ lệ giữa số lượng cuộc gọi bị từ chối trên tổng số cuộc gọi được thực hiện.

Sự hài lòng của khách hàng là yếu tố mà nhân viên Telesales cần có được
Sự hài lòng của khách hàng là yếu tố mà nhân viên Telesales cần đạt được

4. Kỹ năng cần có của nghề Telesales là gì?

Tìm hiểu nghề Telesales là gì sẽ giúp bạn biết được những kỹ năng cần thiết khi ứng tuyển vào vị trí này. Để trở thành một nhân viên tiếp thị điện thoại giỏi, bạn cần tích lũy và trau dồi các kỹ năng sau:

  • Kỹ năng sử dụng thành thạo các phần mềm gọi điện, quản lý cuộc gọi.

  • Kỹ năng giao tiếp qua điện thoại và nắm bắt tâm lý khách hàng.

  • Kỹ năng bán hàng, thuyết phục và đám phán để chốt đơn thành công.

  • Kỹ năng xử lý vấn đề, giải quyết tình huống linh hoạt trong các trừng hợp khách hàng cần giải đáp hoặc khiếu nại.

  • Nắm vững các loại kịch bản bao gồm kịch bản bán hàng, chốt đơn, nhận diện khách hàng tiềm năng…

  • Chịu được áp dụng công việc từ KPI cho tới việc bị khách hàng từ chối tư vấn.

4. Một số công việc Telesales HOT nhất hiện nay

Khi tìm hiểu nghề Telesales là gì, bạn cũng cần biết các lĩnh vực đang có nhu cầu tuyển dụng cao để tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp tiềm năng cho mình. Cụ thể:

4.1. Telesales bất động sản

Hiện nay, các công ty bất động sản đều sử dụng phương pháp tiếp thị, bán hàng qua điện thoại để tiếp cận và thuyết phục khách hàng mục tiêu. Công việc của nhân viên Telesales bất động sản bao gồm giới thiệu và chào bán các dự án bất động sản khác nhau như nghỉ dưỡng, nhà ở, chung cư…

So với các ngành nghề khác, bất động sản thường khó chốt đơn hơn bởi giá trị sản phẩm và dịch vụ tương đối cao, khó lấy được lòng tin khách hàng. Vì vậy, bên cạnh việc trau dồi các kiến thức chuyên môn, người làm Telesales lĩnh vực này còn phải liên tục cải thiện kỹ năng mềm, từ đó tạo sự hấp dẫn khi giao tiếp, thu hút sự quan tâm và gợi mở khách hàng.

Telesales bất động sản đòi hỏi nhân viên cần liên tục trau dồi kỹ năng mềm mới có thể chốt đơn
Telesales bất động sản đòi hỏi nhân viên cần liên tục trau dồi kỹ năng mềm mới có thể chốt đơn

4.2. Telesales bảo hiểm

Nhân viên Telesales bảo hiểm là người trực tiếp gọi điện cho khách hàng để giới thiệu các gói bảo hiểm như bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe… Họ cũng nắm vai trò giải đáp các thắc mắc của khách hàng về sản phẩm cũng như thời hạn tái tục, thủ tục bồi thường, phí bảo hiểm, cách mua.

4.3 Telesales ngân hàng

Để thành công khi làm Telesales ngân hàng, ngoài kiến thức chuyên môn, bạn cần phải trau dồi các kỹ năng mềm như giao tiếp, kỹ năng đàm phán, thuyết phục, kỹ năng xử lý vấn đề… Bạn sẽ được cung cấp nguồn data khách hàng có sẵn để thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ một cách chỉn chu nhất.

>>> Xem thêm: Bật mí mức lương nhân viên ngân hàng các vị trí: Có thực sự khủng như lời đồn?

4.4 Telesales giáo dục

Telesales giáo dục liên quan đến các hoạt động tiếp thị khóa học, dịch vụ giáo dục. Đây là một lĩnh vực đặc thù và có sự khác biệt so với các lĩnh vực kinh doanh khác bởi mục tiêu chốt đơn chỉ tập trung chủ yếu vào nhu cầu khách hàng. Vì vậy, khi ứng tuyển vị trí này, bạn cần thấu hiểu, nắm bắt nhu cầu nhanh chóng và xây dựng kịch bản chi tiết để có thể thuyết phục khách hàng.

5. Mức lương trung bình của vị trí Telesales

Thông thường, vị trí Telesales sẽ có hai loại lương bao gồm lương cứng và lương mềm. Lương cứng là một khoản cố định mà tháng nào nhân viên Telesales cũng được nhận nếu như hoàn thành các công việc được giao. Lương mềm sẽ là phần trăm hoa hồng họ nhận được khi chốt đơn thành công và vượt KPI ngoài mong đợi.

Báo cáo ghi chép về nghề Telesales là gì có đề cập đến mức lương trung bình của vị trí này. Cụ thể, nhân viên Telesales dưới 01 năm kinh nghiệm sẽ có mức lương dao động từ 6.000.000 - 8.000.000 VNĐ tùy thuộc vào năng lực và lĩnh vực hoạt động. Đây chỉ là mức lương trung bình tham khảo, ngoài ra có thể gia tăng thu nhập bằng doanh thu hàng tháng.

Mức lương cứng trung bình của nhân viên Telesales dao động từ 6.000.000 - 8.000.000 VNĐ
Mức lương cứng trung bình của nhân viên Telesales dao động từ 6.000.000 - 8.000.000 VNĐ

6. Giải đáp một số câu hỏi thường gặp về nghề Telesales

Khi tìm kiếm nghề Telesales là gì, bạn có thể bị loạn bởi các thông tin tràn lan, không rõ nguồn gốc trên mạng. Điều này gây ảnh hưởng đến suy nghĩ cũng như nhận thức của bạn về ngành nghề này. Vì vậy, job3s đã tổng hợp các câu hỏi liên quan đến nghề Telesales là gì cũng như giải đáp chi tiết dưới đây.

5.1. Telesale hay Telesales mới đúng?

Telesale hay Telesales đều là thuật ngữ dùng để chỉ hoạt động bán hàng, quảng cáo sản phẩm/dịch vụ qua điện thoại. Nhân viên đảm nhận công việc này sẽ trực tiếp gọi diện cho khách hàng để giới thiệu, tư vấn sản phẩm/dịch vụ dựa trên kịch bản nội dung có sẵn. Vì vậy, bạn có thể sử dụng cả hai cụm từ này để chỉ công việc tiếp thị qua điện thoại.

5.2. Phân biệt Telesales và Sales

Mục tiêu của Telesales và Sales đều là chốt đơn và bán sản phẩm/dịch vụ cho khách hàng. Tuy nhiên, dựa theo kiến thức tìm hiểu về Telesales là gì, hai ngành nghề này vẫn tồn tại những đặc điểm khác biệt như sau:

Telesales

Sales

Cách thức bán hàng

  • Tập trung vào hoạt động bán hàng qua điện thoại.

  • Hiệu quả bán hàng phụ thuộc vào nguồn data được cấp.

  • Đa dạng cách thức bán hàng, có thể thực hiện các hoạt động qua nhiều kênh như bán hàng online, trực tiếp, bán qua sàn thương mại điện tử…

Địa điểm làm việc

  • Làm việc tại văn phòng, được trang bị đầy đủ máy tính, headphone, phần mềm gọi điện Telesales…

  • Làm việc tại nhiều địa điểm khác nhau như văn phòng, đi gặp gỡ khách hàng bên ngoài, lam việc tại cửa hàng, các điểm bán…

5.3. Phân biệt Telesales và Telemarketing

Trong quá trình tìm hiểu về nghề Telesales là gì, bạn có thể nhầm lẫn giữa hai khái niệm Telesales và Telemarketing. Nhìn chung, Telemarketing có phạm vi rộng hơn so với Telesales, nói cách khác là bao hàm cả Telesales và các hoạt động tiếp thị khác như khảo sát, xây dựng mối quan hệ, quảng cáo thông qua điện thoại.

Bên cạnh đó, nếu mục tiêu của Telesales là thúc đẩy khách hàng mua sản phẩm/dịch vụ thông qua hình thức gọi điện thì Telemarketing không chỉ bán hàng mà còn duy trì mối quan hệ với khách hàng, thu thập thông tin để gửi thông tin các sản phẩm/dịch vụ khách trong tương lai.

Khối lượng công việc của Telemarketing rộng hơn so với Telesales
Khối lượng công việc của Telemarketing rộng hơn so với Telesales

5.4. Telesales ngành giáo dục khác gì Telesales các ngành khác?

Giáo dục là lĩnh vực đặc thù nên vị trí Telesales trong ngành này cũng có nhiều khác biệt. Cụ thể:

  • Mục tiêu: Chốt đơn dựa trên nhu cầu của khách hàng, đồng nghĩa với việc khách hàng phải có nhu cầu học tập thì mới có thể thực hiện các bước tiếp theo trong quy trình Telesales.

  • Đối tượng khách hàng: Khách hàng mục tiêu của ngành giáo dục bao gồm phụ huynh, học sinh/sinh viên. Họ có nhu cầu cụ thể và chuyên sâu về chất lượng giảng dạy, sự uy tín và hiệu quả sau khi hoàn thành khóa học. Do đó, Telesales giáo dục cần dành nhiều thời gian nghiên cứu và nắm bắt tâm lý thật sự của họ.

  • Kết quả mong đợi: Kết quả không chỉ dựa vào số lượng khách hàng đăng ký mà còn liên quan đến sự hài lòng và kết quả mà người học nhận được sau khi hoàn thành khóa học.

  • Xây dựng kịch bản Telesales: Nội dung kịch bản được xây dựng dựa trên nhu cầu của khách hàng, cho họ thấy giá trị và lợi ích của khóa học đối với sự phát triển của người học.

5.5. Tại sao nên lựa chọn ngành Telesales?

Hiện nay, nhiều người vẫn đang phân vân không biết nghề Telesales là gì cũng như những lợi ích khi ứng tuyển vào vị trí này. Một số lý do nên theo ngành Telesales bao gồm:

  • Cơ hội phát triển bản thân: Không chỉ phát triển sự nghiệp mà bạn còn có thể mở rộng thêm các mối quan hệ, tăng tư duy, kỹ năng lắng nghe và thấu hiểu tâm lý khách hàng khi làm việc tại vị trí Telesales.

  • Mức lương cạnh tranh: Các quyền lợi đãi ngộ, lương sẽ phụ thuộc vào quy mô công ty và năng lực của nhân viên. Nếu có đầy đủ chuyên môn và kỹ năng, bạn có thể nhận được mức lương đáng mong đợi.

5.6. Làm Telesales có khó khăn không?

Căn cứ vào thông tin về nghề Telesales là gì, khó khăn lớn nhất ở vị trí này chính là nhận sự từ chối từ khách hàng. Có những khách hàng không có nhu cầu, họ sẽ nhanh chóng từ chối và kết thúc cuộc gọi. Trong một số trường hợp, bạn có thể gặp phải người thô lỗ, ảnh hưởng tiêu cực đến tinh thần làm việc.

Việc gặp phải khách hàng thô lỗ có thể gây ảnh hưởng đến tinh thần làm việc
Việc gặp phải khách hàng thô lỗ có thể gây ảnh hưởng đến tinh thần làm việc

5.7. Các sai lầm cần tránh khi làm nghề Telesales

Một số sai lầm phổ biến cần tránh khi làm Telesales để đạt hiệu quả công việc cao bao gồm:

  • Sử dụng từ địa phương, giọng không chuẩn.

  • Thiếu kỹ năng lắng nghe.

  • Không chuẩn bị kịch bản trước khi gọi.

  • Kịch bản gọi điện cứng nhắc, thiếu linh hoạt.

  • Không xây dựng mối quan hệ với khách hàng.

Nghề Telesales là gì? Telesales là một chiến thuật bán hàng phổ biến được hầu hết các doanh nghiệp lựa chọn. Họ đóng vai trò quan trọng trong việc tiếp thị, bán hàng và thu về lợi nhuận cho tổ chức, công ty. Vì vậy, ngành nghề này chắc chắn vẫn thu hút nhiều nguồn lực tiềm năng trong tương lai.

Bài viết liên quan

Mẫu CV hot theo ngành nghề

Back to top

Job3s có thể giúp gì cho bạn?
chat