Bạn là ?
Trước khi tìm hiểu về ngôn ngữ gen Z, bạn cần nắm được thế hệ này gồm những người sinh năm bao nhiêu. Gen Z là thế hệ chỉ những người sinh ra từ năm 1995 đến 2012 bởi đây là thế hệ đầu tiên sinh ra và lớn lên trong thời đại công nghệ. Tuy nhiên cũng có một số ý kiến cho rằng, thế hệ gen Z là những người sinh từ 1997 đến 2015.
Ngoài cái tên gen Z, thế hệ trẻ đến tuổi trưởng thành trong thập kỷ thứ 2 của thế kỷ 21 còn được gọi với nhiều tên gọi khác như Gen Tech, Plurals, Zoomers, Gen Wii, Digital Natives, Founders, Homeland Generation,...Hiện nay trên thế giới có khoảng 2,6 tỷ người thuộc thế hệ Z, chiếm ⅓ dân số. Tại Việt Nam có khoảng 15 triệu gen Z chiếm 25% lực lượng lao động.
Thế hệ gen Z là nhóm tiếp sau thế hệ Millennials (Gen Y) và trước thế hệ Alpha và là con cái của thế hệ X (sinh từ năm 1965 đến 1979).
Ngôn ngữ gen Z được hiểu là loại ngôn ngữ do thế hệ này sáng tạo ra, được các bạn trẻ, nhất là tuổi học sinh, sinh viên sử dụng để nhắn tin trên điện thoại hoặc sử dụng trên mạng xã hội hay giao tiếp, nói chuyện hàng ngày. Đây không phải là ngôn ngữ chính thức như tiếng Việt mà chỉ đơn giản là một sáng tạo của các bạn trẻ với mục đích giải trí, giao tiếp nhanh gọn và thể hiện cá tính của họ.
Trường từ vựng thuộc ngôn ngữ của các bạn trẻ có thể là những từ được biến tấu từ tiếng Việt nguyên gốc hoặc rút gọn, nói lái đi. Bên cạnh đó, còn có những từ được ra đời từ các nền tảng mạng xã hội như Facebook hay Tiktok. Hoặc có thể là một phát ngôn của người nổi tiếng cũng trở nên viral và được thêm vào từ điển gen Z.
Xem thêm: Claim Là Gì? Biết Những Ý Nghĩa Này, Bạn Sẽ Không Còn Thấy Xa Lạ Khi Sử Dụng
Tham khảo ngay từ điển ngôn ngữ gen Z để bắt kịp xu hướng của các bạn trẻ hiện nay.
Ét ô ét là cách phát âm của từ SOS - được dùng để thông báo về một tình huống khẩn cấp cần cấp cứu. Nhưng khi chuyển sang ngôn ngữ của gen Z nó lại mang sắc thái hài hước.
Flex là hành động khoe khoang, thể hiện bản thân theo cách lố bịch và đôi khi có thể khiến người nghe khó chịu. Đây là một động từ trong tiếng Anh với hai nghĩa gồm hành động bẻ cong, uốn cong vật gì đó một cách dễ dàng và nghĩa thứ hai là ám chỉ việc uyển chuyển thay đổi một việc gì đó khiến nó phù hợp với hoàn cảnh hơn.
Còn trên mạng xã hội Việt Nam, thuật ngữ flex được sử dụng rộng rãi với ý nghĩa của sự khoe khoang. Đặc biệt, có cả một cộng đồng rất đông người tham gia mang tên ‘’flex đến hơi thở cuối cùng’’. Tại đây, mọi người có thể thỏa sức flex mà không sợ bị chê trách nên cộng đồng này nhanh chóng đã trở nên viral với số lượng thành viên lên đến 800 nghìn người khi chưa đầy 1 tháng xuất hiện.
Gét gô là cách phát âm sai của từ tiếng Anh ‘’Let’s go’’ có nghĩa là đi nào, đi thôi, làm thôi nào. Cách phát âm lái này tạo nên một ngôn ngữ gen Z tiếng Anh vừa lạ, vừa quen thuộc.
Chằm Zn theo từ điển gen Z được hiểu như sau: Chằm Zn = Trằm Kẽm = Trầm cảm. Trong đó, chằm là cách nói lái của trầm còn Zn là nguyên tố hóa học kẽm. Cụm từ này dùng để biểu đạt cảm xúc bất lực, buồn bã về một câu chuyện hay tình huống nào đó.
Theo vũ trụ gen Z thì khum có nghĩa là không, đây là một từ khá dễ đoán trong vô vàn các từ độc lạ mà thế hệ gen Z tạo ra. Khum = Không khiến cho cuộc hội thoại trở nên đáng yêu và gần gũi hơn.
J z tr = Gì vậy trời.
Cụm từ này dùng để bày tỏ sự ngạc nhiên, bất ngờ hoặc khó hiểu của một sự vật, hiện tượng nào đó.
Trmúa Hmề = trúa hề = chúa hề.
Quy tắc hình thành nên từ này khá đơn giản, bạn chỉ cần thêm chữ m vào sau phụ âm tr và h. Trmúa Hmề dùng để chỉ những người hài hước, tạo ra tiếng cười hay mua vui cho người khác. Từ này cũng được sử dụng nhiều để miêu tả những sự vật, hiện tượng hay tình huống gây cười.
Còn lý do tại sao lại sử dụng chữ M mà không phải một từ khác thì chưa ai giải thích được, có lẽ vì thế hệ gen Z thích vậy.
Ố dề nghe lướt qua nhiều người sẽ nghĩ tới từ ‘’oh yeah!’’ trong tiếng Anh để diễn tả một sự hào hứng, phấn khích. Tuy nhiên, ô dề với các bạn gen Z lại mang một ý nghĩa hoàn toàn khác. Từ ô dề xuất phát từ một đoạn video của người phụ nữ mặc áo dài màu vàng trên Tiktok đi kèm câu nói ‘’Làm sơ sơ thôi, làm quá thì nó ô dề. Ô dề là lố lăng’’.
Đoạn video này đã nhanh chóng trở nên viral và từ ô dề cũng được nhiều bạn trẻ trên mạng sử dụng mỗi khi muốn ám chỉ một hành động nào đó bị làm quá, làm lố hoặc không giống ai.
Mai đẹp ti ni là cách mà người Thái Lan phát âm từ tiếng Anh ‘’My destiny’’. Khi nhắc đến destiny thường được hiểu là tình yêu, cụ thể hơn là một người quan trọng xuất hiện và trở thành mối lương duyên tiền định của ai đó.
Cách phát âm đẹt ti ni đã xuất hiện từ lâu nhưng gần đây lại trở nên phổ biến bởi sự ra mắt của bộ phim Thái Lan đang cực kỳ hot tại Việt Nam ‘’Ngược dòng thời gian để yêu anh’’. Bộ phim kể về câu chuyện tình yêu đầy ngọt ngào của cặp đôi Bhop do Thanavat Vatthana Puti thủ vai và cô nàng Gaysorn do Ranee Campen đóng. Trong phim Gaysorn đã gọi Bhop là mai đẹt - ti - ni tức là tình yêu định mệnh của đời cô.
Nếu theo dõi thường xuyên trên mạng xã hội, bạn có thể dễ dàng bắt gặp các dòng trạng thái, bình luận như báo quá, báo thủ, báo quá trời,...Cộng đồng mạng sử dụng từ báo ở khắp mọi nơi tạo nên giọng điệu hài hước, sinh động trong lời nói. Bên cạnh đó, cũng có người tỏ thái độ hoang mang khi lướt Facebook đâu đâu cũng thấy ‘’báo’’.
Nếu bạn đang nghĩ báo là một loài động vật hoặc báo trong từ ‘’báo chí’’ thì đã chính xác rồi. Tuy nhiên, báo trong ngôn ngữ của gen Z lại ám chỉ những người hay gây chuyện rắc rối, ảnh hưởng đến người khác. Trong đó từ ‘’báo cha, báo mẹ’’ là cụm hay thường được sử dụng nhất để chỉ những người con đã không giúp gì được cho bố mẹ lại còn gây họa khiến bố mẹ phải đứng ra giải quyết.
Ở mỗi thời đại, lại có sự đổi mới khác biệt và cả những dấu ấn riêng. Gen Z là thế hệ ra đời trong bối cảnh công nghệ phát triển và sự giao thoa giữa các nền văn hóa trở nên thuận lợi hơn giúp gen Z có thể khám phá và chứng minh bản thân theo cách mới mẻ, độc đáo và hiện đại.
Đối với một số bộ phận những người lớn tuổi hay các anh chị, ngôn ngữ của gen Z có thể khó hiểu hay thậm chí là ‘’lố bịch’’. Nhưng điều đó không có nghĩa là một ngày 24 giờ các bạn gen Z chỉ lên mạng và nói chuyện với nhau bởi những từ ngữ đó. Có nhiều bạn trẻ gen Z vẫn ngồi trên ghế nhà trường nỗ lực học tập và có cả những bạn đã đi làm và không ngừng trau dồi kiến thức để hoàn thiện bản thân trở nên tốt hơn.
Chỉ cần họ biết đủ, không đi quá giới hạn hay sử dụng từ vựng trong từ điển gen Z nhằm mục đích xấu thì việc ‘’vui chơi với các con chữ’’ cũng không có gì to tát. Chính vì vậy, không nên quá khắt khe với gen Z về việc sử dụng từ ngữ, hãy cho họ niềm tin về một tương lai phát triển nhờ những sự năng động, nhiệt huyết và đầy hoài bão này.
Ngôn ngữ của gen Z thường không tuân theo bất cứ một quy tắc hay quy luật nào cả mà hoàn toàn dựa vào sự sáng tạo ngẫu hứng của thế hệ trẻ. Hoặc có đôi khi một phát ngôn của ai đó nổi tiếng cũng được đưa vào từ điển của gen Z, đa phần trong số đó là sự pha trộn giữa tiếng Việt và tiếng Anh.
Trong tiếng Việt có nhiều từ được viết rất dài, việc sử dụng ngôn ngữ gen Z có thể sẽ giúp rút ngắn hơn các từ ngữ này để việc giao tiếp qua tin nhắn trở nên dễ dàng hơn. Tuy nhiên, chỉ nên sử dụng kiểu ngôn ngữ này khi giao tiếp bạn bè trên mạng xã hội chứ không nên quá lạm dụng ở ngoài đời sống.
Một tin nhắn được viết đúng chính tả, có thông điệp rõ ràng, nội dung mạch lạc sẽ giúp người đọc dễ dàng hiểu đúng, tiếp cận được nhanh và tránh được tình trạng hiểm lầm. Bởi đối tượng giao tiếp không phải ai cũng có thể hiểu được ngôn ngữ của gen Z.
Vậy nên việc sử dụng ngôn ngữ gen Z phải được đặt đúng bối cảnh và không được quá lạm dụng làm mai một đi các từ tiếng Việt gốc.
Xem thêm: Right Now Là Gì? Now That Là Gì? Ghi Nhớ Ngay Cách Áp Dụng Chuẩn Người Bản Xứ
Việc hiểu ngôn ngữ gen Z là một điều không hề khó bởi các từ được biến tấu đa số đều rất quen thuộc. Bạn hãy lưu ngay các từ đang được gen Z sử dụng phổ biến hiện nay để dễ dàng giao tiếp trên mạng xã hội và bên ngoài cuộc sống nhé!
Mẫu CV hot theo ngành nghề