Bạn là ?
Khái niệm P.O.S.M không còn xa lạ với người làm công việc liên quan đến quảng cáo, marketing, thế nhưng để có cái nhìn sâu sắc nhất về nó thì không phải ai cũng biết rõ. Chính vì lý do này, nhiều người đã tìm kiếm các thông tin về POSM nghĩa là gì, POSM gồm những gì...
Được biết, POSM có tên đầy đủ trong tiếng Anh là Point Of Sale Materials. Hiểu đơn giản nhất, POSM bao gồm những công cụ, vật dụng nhằm hỗ trợ cho việc quảng cáo tại các điểm bán hàng như poster, hộp giấy, gian hàng, dây treo sản phẩm...
Bạn dễ dàng nhận thấy sự xuất hiện của POSM tại các siêu thị, cửa hàng tiện lợi, nhà hàng, hội chợ, triển lãm bởi chi phí bỏ ra cho loại hình quảng cáo này khá rẻ so với các phương thức marketing khác.
Nếu đã có được đáp án cho POSM là gì, chắc hẳn bạn cũng tỏ ra thắc mắc POSM gồm những gì cùng các khái niệm liên quan đến POSM. Tất cả những câu hỏi này sẽ được chuyên gia giải đáp cụ thể và chi tiết qua các thông tin dưới đây:
Thông thường POSM được nhìn nhận dưới góc độ của người mua và người bán. POP (Point Of Purchase) chính là điểm mua hàng, đây là nơi khách hàng sẽ tìm đến mua sản phẩm.
Mỗi ngành hàng sẽ có những POP khác nhau, các điểm POP này ảnh hưởng đến doanh số bán và lợi nhuận. Một số lợi ích mà điểm POP mang lại như:
Thu hút, thúc đẩy khách hàng tiếp cận sản phẩm và ra quyết định mua hàng.
Giúp tăng doanh thu cho doanh nghiệp.
Là điểm truyền tải các thông điệp của chiến dịch Marketing, chương trình truyền thông.
Là điểm cập nhật và thu thập thông tin về nhu cầu của khách hàng.
Thích hợp để quảng bá các hoạt động mãi hoặc giảm giá tạm thời.
POS là một thuật ngữ viết tắt của Point Of Sale và có nghĩa điểm bán hàng, dùng để chỉ các điểm phân phối hàng hóa bán lẻ như tạp hóa, chuỗi cửa hàng, nhà hàng.
Các tính năng nổi bật và phổ biến nhất của phần mềm POS hiện nay:
Quản lý hàng tồn kho
Quản lý bán hàng
Quản lý đơn hàng
Quản lý nhân sự
Chương trình khách hàng thân thiết
Chiến dịch quảng cáo
Báo cáo và phân tích
Không chỉ quan tâm đến POSM gồm những gì, bạn cũng nên tìm hiểu về vai trò, tầm quan trọng của POSM trong hoạt động marketing và branding (xây dựng thương hiệu).
Có thể nói, POSM đóng vai trò sống còn trong chiến lược quảng cáo bởi chúng giúp nâng cao hiệu quả bán hàng, tạo điểm nhấn trực quan, hỗ trợ thông tin sản phẩm, khuyến khích tương tác và tạo cảm giác thuận tiện cho khách hàng.
Khi được thiết kế tối ưu và được đặt đúng vị trí, POSM có thể tăng khả năng tiếp cận sản phẩm, kích thích quyết định mua hàng và nâng cao trải nghiệm tổng thể của khách hàng.
Xem thêm: Giá Trị Cốt Lõi Là Gì? Cách Xây Dựng Giúp Doanh Nghiệp Phát Triển Bền Vững
Nếu đã nắm được thông tin POSM là gì, bạn cũng nên biết POSM gồm những gì, có tất cả bao nhiêu loại POSM. Bạn hãy tham khảo ngay những loại POSM thường thấy qua các thông tin dưới đây.
Đáp án đầu tiên cho câu hỏi POSM gồm những gì, đó chính là poster. Đây chính là ấn phẩm truyền thông phổ biến nhất dùng để dán hoặc treo trên bề mặt phẳng, thẳng đứng. Nội dung poster thể hiện thông điệp sản phẩm ngắn gọn bằng những hình ảnh đồ họa và chữ.
Leaflet là một tờ rơi phẳng hoặc gấp đôi, gấp ba, sử dụng chất liệu cứng và được đầu tư vào thiết kế. Đặc điểm chung của các leaflet tại các POSM là cung cấp đầy đủ thông tin chuyên sâu của sản phẩm có giá thành khá cao mà khách hàng cần thời gian tìm hiểu và nghiên cứu kỹ càng trước khi quyết định mua.
Bạn có thể dễ dàng nhìn thấy các leaflet ở các rạp chiếu phim, các showroom ô tô, siêu thị điện máy,…
Đây là một trong những loại POSM được lựa chọn sử dụng nhiều nhất bởi tính tiện dụng. Các standee thường được sản xuất theo dạng chân trụ “kiềng 3 chân” và một tấm bạt, vải, giấy,... để cung cấp thông tin, hình ảnh quảng cáo.
Standee sẽ được trưng bày tại lối vào của các showroom hay bên cạnh các gian hàng hoặc trong các buổi sự kiện.
Sticker là một công cụ hỗ trợ chiến dịch truyền thông hữu ích. Thông thường, loại POSM design này sẽ bao gồm logo, tên, địa chỉ web và số điện thoại của công ty bạn để khách hàng có thể tìm kiếm thông tin liên hệ dễ dàng.
Một câu trả lời khác cho thắc mắc POSM gồm những gì chính là booth. Đây là một dạng POSM đặc biệt, được thiết kế như một gian hàng riêng và mang nét đặc trưng của thương hiệu.
Ngoài chức năng tạo ra không gian bán hàng, trưng bày hàng hóa, booth còn hỗ trợ trong việc quảng cáo hình ảnh, thương hiệu của nhãn hàng, sản phẩm,… Bạn sẽ thường bắt gặp các booth bán hàng tại các hội chợ triển lãm, sự kiện, siêu thị, trung tâm thương mại.
Divider là loại POSM có tác dụng phân chia các kệ hàng thành nhiều khu vực nhỏ. Ngoài công dụng ngăn cách, divider còn làm nổi bật được chủ đề sản phẩm, chương trình marketing tại khu vực được ngăn, cũng như củng cố hình ảnh thương hiệu của một hay nhiều nhãn hàng.
Các Wobbler có đặc điểm là loại POSM có chi phí thấp nhưng vẫn hiệu quả. Wobbler có công dụng như một leaflet hay standee thu nhỏ, được gắn gọn gàng trên kệ sản phẩm để hiển thị giá hay chương trình khuyến mãi đặc biệt.
Danglers là những biển báo được treo dạng thả dài trên trần của một cửa hàng bán lẻ. Dangler có thể là một mô hình 3 chiều của sản phẩm. Đa số các loại dangler được dùng với mục đích cung cấp thông tin chỉ dẫn.
Hanger là mẫu thiết kế POSM được dùng để treo trên các kệ trưng bày hàng hóa tại điểm bán. Các mẫu hanger khá đa dạng về kích thước, mẫu mã, một số hanger còn được sản xuất theo dạng túi có thể đựng các sản phẩm.
Tent card cũng là một trong các loại POSM phổ biến, thường được đặt tại bàn hay quầy lễ tân. Hình thức POSM này là một trong những cách truyền tải thông điệp tới khách hàng một cách trực diện.
Một tent card được thiết kế bắt mắt giúp làm nổi bật sản phẩm và kích thích hành động của người xem khi được bố trí ngay tại điểm bán hàng.
Khi nghiên cứu thông tin về POSM gồm những gì, bạn sẽ thấy được vai trò cũng như công dụng của chiến dịch quảng cáo này để từ đó lựa chọn được cách thiết kế độc đáo sáng tạo, vị trí phù hợp, đúng tầm nhìn của khách hàng, cụ thể:
Cách thiết kế: POSM cần đảm bảo được thiết kế bắt mắt, màu sắc rực rỡ, đồ họa chất lượng cao để thu hút sự chú ý của đông đảo khách hàng.
Vị trí đặt: Biết POSM bao gồm những gì sẽ giúp bạn hiểu rõ mục đích chính của POSM nhằm bổ trợ cho hoạt động quảng bá và xây dựng bộ nhận diện thương hiệu. Do đó, vị trí đặt POSM đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Bạn cần tránh để POSM bị che khuất, thay đổi vị trí đặt POSM thường xuyên (3 - 4 lần/tháng) để tạo sự mới lạ.
Thông điệp: Thông điệp cần súc tích, dễ hiểu, nhưng phải có tính sáng tạo để khách hàng bị thu hút ngay từ lần đầu tiên.
Màu sắc: Những màu sắc nổi bật với độ tương phản cao thường có sức hút hơn. Tuy nhiên, màu sắc được sử dụng nên có sự đồng điệu với bộ nhận diện thương hiệu để khách hàng dễ nhận biết.
Vật liệu: POSM có thể được làm bằng giấy như: kệ giấy, khay giấy giúp thu hút sự chú ý của khách hàng và tăng hiệu quả nhận diện thương hiệu hoặc chúng có thể được làm bằng nhựa, bạt hiflex, vải canvas, vải silk.
Chi phí: Sử dụng vào POSM Marketing giúp doanh nghiệp tiết kiệm được một khoản kha khá bởi chi phí cho việc lên ý tưởng, thiết kế và in ấn phẩm không quá nhiều.
Xem thêm: Kim Tứ Đồ Là Gì? Đọc Ngay Nếu Bạn Đang Tìm Con Đường Dẫn Tới Tự Do Tài Chính
Không phải ngẫu nhiên mà câu hỏi POSM gồm những gì được nhiều người quan tâm đến vậy. Trên thực tế, rất nhiều thương hiệu thành công nhờ chiến lược triển khai POSM. Một trong số đó phải kể đến những cái tên như:
Starbucks: Chuỗi cửa hàng cà phê và nhà máy rang xay đa quốc gia của Mỹ. Với độ bao phủ các cửa hàng rộng khắp thế giới, Starbucks đã gặt hái được nhiều thành tựu trong chiến dịch “Starbucks at Home” của mình nhờ triển khai chiến lược POSM bằng việc tận dụng tối đa không gian trưng bày POSM trong siêu thị, cửa hàng tiện lợi hay các hàng tạp hóa.
Coca-Cola: Coca Cola là một trong những thương hiệu đồ uống có tiếng trên toàn thế giới và đã có mặt tại Việt Nam từ những năm 1960. Công ty luôn chú trọng vào các chiến dịch quảng cáo, cung cấp đa dạng các tài liệu quảng cáo như bảng hiệu, biển quảng cáo, kệ trưng bày sản phẩm để trang trí và quảng bá tại các điểm bán lẻ.
Nescafe: Đây là nhãn hiệu Cafe số 1 thế giới. POSM của nhãn hiệu Nescafe xuất hiện tại hầu hết trung tâm thương mại, siêu thị trên toàn quốc và cả tại cửa hàng bán lẻ.
Để dễ dàng hơn trong việc hiểu được POSM gồm những gì cũng như biết được thách thức và xu hướng của POSM trong tương lai, bạn có thể tham khảo thông tin dưới đây:
Chuyển đổi kỹ thuật số: Sự phát triển của công nghệ 4.0 và thương mại điện tử đã thay đổi hành vi của người tiêu dùng. Do đó, các chiến lược POSM cần tích hợp các yếu tố kỹ thuật số và thích ứng với bối cảnh hiện đại.
Cá nhân hóa: POSM có thể tận dụng các công nghệ như phân tích dữ liệu để cung cấp nội dung và ưu đãi được cá nhân hóa.
Tính bền vững: Các thương hiệu chú trọng vào các vật liệu và thiết kế POSM thân thiện với môi trường và phù hợp với mục tiêu bền vững của họ.
Đo lường và phân tích: Với những tiến bộ trong công nghệ, việc đo lường hiệu quả của các chiến dịch POSM và tận dụng các phân tích để tối ưu hóa các chiến lược được chú trọng nhiều hơn.
Những thông tin trên đã phần nào giúp bạn giải đáp được thắc mắc POSM gồm những gì cũng như các loại hình POSM được ứng dụng trong marketing để đạt hiệu quả quảng cáo tốt nhất, tiếp cận được lượng khách hàng dồi dào.
Công thức tính thuế thu nhập cá nhân theo quy định mới nhất
Việc làm bảo mẫu trường tiểu học TPHCM: Cơ hội và thách thức
Bộ luật thuế thu nhập cá nhân mới nhất và những điều cần biết
Tổng hợp việc làm Tân An Long An và cách xin việc nhanh nhất
Kinh nghiệm xin việc làm chỉ cần CMND, không yêu cầu bằng cấp
Người phụ thuộc là gì? Các quy định về người phụ thuộc
Giấy khai sinh là gì? Thông tin cần nhớ về loại giấy tờ quan trọng này
Việc làm Cà Mau hấp dẫn với nhiều cơ hội ngành thủy sản và du lịch
Kinh nghiệm tìm việc làm ca tối từ 18h đến 22h không lừa đảo
Tsundere là gì? Giải đáp tất tần tật về Tsundere mới nhất
Mẫu CV hot theo ngành nghề