Tìm hiểu về nghề quản lý nhân sự - Kinh nghiệm quản lý nhân sự hiệu quả tối ưu

Đóng góp bởi:   CEO Tony Vũ
Thứ Năm, 23/05/2024 22:24:00 +07:00
Quản lý nhân sự là một trong những vị trí mà hầu như mọi công ty, doanh nghiệp ở Việt Nam đều có. Điều này cho thấy nó rất quan trọng, tuy nhiên, cụ thể công việc là gì, có vất vả không? Làm sao để quản lý nhân sự được tối ưu hiệu quả? Mời bạn hãy cùng job3s tìm hiểu lời giải đáp ngay trong bài viết chi tiết sau đây.

1. Tìm hiểu quản trị nhân sự là gì?

Quản lý nhân sự hay còn được gọi tắt là HRM (Human Resource Management), một ngành nghề chỉ những người làm tổ chức, điều phối và quản lý nguồn nhân lực của một tổ chức, công ty hay doanh nghiệp.

Nói một cách dễ hiểu, họ đảm trách công việc tuyển dụng, đào tạo, giữ chân hoặc thúc đẩy nhân sự phát triển. Họ chính là bộ phận nòng cốt truyền đạt sứ mệnh, tầm nhìn và mục tiêu của công ty đến cho nhân viên.

Ngoài ra, HRM cũng thực hiện các chính sách, quy định, thủ tục liên quan giúp đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho nhân viên. Chẳng hạn như chính sách lương thưởng, chế độ pháp lý về thuế, bảo hiểm, bảo mật thông tin nhân viên, quy định đoàn hội,...

Ngành quản lý nhân sự và những điều có thể bạn chưa biết
Ngành quản lý nhân sự và những điều có thể bạn chưa biết

2. Tầm quan trọng của việc quản lý nhân sự

Hiện nay, nhu cầu tuyển dụng nhân sự cho các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp ngày càng cao. Điều đó dẫn đến sự tranh giành nhân tài hay những chuyên gia xuất chúng càng mạnh mẽ.

Nếu không có một HRM mạnh, khai thác tốt nguồn lao động, công ty sẽ khó lòng có một đội ngũ làm việc hiệu quả. Mục tiêu kinh doanh, mục tiêu hoạt động đề ra trước đó cũng khó có thể đạt được đúng thời hạn.

Bằng chứng bạn có thể thấy là các công ty hàng đầu thế giới như Google, Facebook, Amazon,... rất thành công. Nguyên do vì họ có một bộ phận quản trị tốt, họ biết cách quản lý nguồn nhân lực hiệu quả, thu hút nhân tài.

HRM đóng vai trò vô cùng quan trọng trong một tổ chức doanh nghiệp
HRM đóng vai trò vô cùng quan trọng trong một tổ chức doanh nghiệp

3. Các chức năng chính của một HRM

Ngoài ra, HRM còn chính là chìa khóa mở ra một môi trường làm việc tuyệt vời đối với tất cả mọi người. Cụ thể, vị trí của họ có những chức năng sau đây:

3.1. Tuyển dụng, lựa chọn ứng viên phù hợp

Đây là một trong những chức năng thể hiện rõ nhất vai trò của một bộ phận quản lý nhân sự. Họ sẽ dựa trên kế hoạch, chính sách và nhu cầu của công ty để thực hiện tuyển dụng, tìm nguồn ứng viên phù hợp nhất.

Mỗi HRM có thể áp dụng những phương pháp thu hút cũng như tuyển chọn khác nhau. Tuy nhiên, mục tiêu cuối cùng là phải tạo nên một đội ngũ nhân viên đáp ứng đúng điều kiện và tối ưu chi phí.

3.3. Xây dựng kế hoạch nhân sự dự phòng

Ngoài ra, các HRM tại doanh nghiệp, công ty còn phải đảm nhận trách nhiệm quan sát, xây dựng kế hoạch nhân sự dự phòng. Chức năng này nhằm mục đích đề phòng các tình huống bất ngờ xảy ra có ảnh hưởng xấu đến công ty.

Ví dụ như nhân viên nghỉ việc đột ngột, tổ chức đòi hỏi tăng ca, tăng thêm khối lượng công việc,... Dĩ nhiên, nguồn dự phòng cũng phải là những ứng viên chất lượng, có đủ năng lực bù lấp vào các khoảng trống, đảm bảo công ty hoạt động hiệu quả, không bị gián đoạn giữa chừng.

3.3. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Tuyển ứng viên phù hợp, HRM cũng chính là người đứng ra đào tạo, huấn luyện và phát triển nhân viên. Họ cần lên chương trình giảng dạy, những khóa đào tạo ngắn ngày để nhân viên nâng cao kỹ năng, chuyên môn, phần mềm có liên quan đến công việc.

Thậm chí, đội ngũ quản trị nhân sự còn truyền đạt văn hóa công ty giúp nhân viên nhanh chóng làm quen với môi trường. Tất cả những hoạt động này đều có kế hoạch, thời điểm, ngân sách rõ ràng, chuyên nghiệp.

3.5. Đảm bảo quyền lợi, phúc lợi cho nhân viên

HRM hoạt động với chức năng 2 chiều vừa có lợi cho công ty vừa đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Họ chính là cầu nối giúp mối quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao động công bằng hơn.

Họ chú trọng phổ biến, đòi hỏi quyền lợi, phúc lợi về lương thưởng, chính sách, chế độ bảo hiểm, thuế cho nhân viên. Qua đó giúp nhân viên yên tâm làm việc, cống hiến và gia tăng năng suất làm việc cho tổ chức.

HRM cũng giữ vai trò đảm bảo quyền lợi, phúc lợi cho người lao động
HRM cũng giữ vai trò đảm bảo quyền lợi, phúc lợi cho người lao động

3.5. Hệ thống, quản lý thông tin nhân sự

Người làm quản lý nguồn nhân sự còn làm nhiệm vụ cập nhật, hệ thống nguồn thông tin của từng nhân sự. Họ lưu trữ và đánh giá nhân viên dễ dàng thông qua những giải pháp, phần mềm quản lý nhân sự thông minh.

Nhờ việc nắm bắt đầy đủ và nhanh chóng, HRM biết được điểm mạnh, điểm yếu của từng nhân sự. Từ đó phân bổ công việc cho họ phù hợp hơn, đúng sở trường, đúng năng lực.

3.6. Đảm bảo hiệu suất công việc

Như đã nói ở trên, với tất cả các vai trò như quản lý nhân sự, đào tạo, phát triển nhân sự, đánh giá tiềm năng,... HRM đương nhiên cũng sẽ có chức năng đảm bảo cho hiệu suất công việc trong một doanh nghiệp luôn ở mức cao.

Họ có thể tạo ra một đội ngũ nhân viên hùng mạnh, chất lượng góp phần giúp công ty hoạt động hiệu quả tối ưu.

Quản lý nhân sự cần đảm bảo nguồn lao động năng suất cho công ty
Quản lý nhân sự cần đảm bảo nguồn lao động năng suất cho công ty

5. Có nên theo đuổi nghề nhân sự không? Cơ hội việc làm như thế nào?

Ngành quản trị nhân sự hiện nay tại Việt Nam được xem là một trong những ngành “hot” với nhiều cơ hội việc làm tốt. Hầu như bất kỳ công ty, doanh nghiệp nào cũng có nhu cầu rất cao về bộ phận HRM, nhất là công ty nước ngoài.

Mức lương cơ bản mà một HRM nhận được cũng khá cao, dao động từ 15 triệu đến 30 triệu đồng mỗi tháng. Trong khi đó, quản lý nhân sự cấp cao với nhiều năm kinh nghiệm có thể hưởng mức lương 60 triệu đồng mỗi tháng.

Nếu bạn có ý định theo đuổi ngành nghề này thì hãy mạnh dạn học tập, trau dồi. Chắc chắn, cơ hội thăng tiến, thành công của bạn sẽ không hề nhỏ nếu bạn có đủ kiên trì, đam mê và quyết tâm.

Nên theo đuổi nghề nhân sự nếu bạn yêu thích và đam mê
Nên theo đuổi nghề nhân sự nếu bạn yêu thích và đam mê

5. HRM cần có tố chất cần thiết nào?

Muốn trở thành một HRM chuyên nghiệp, bạn cần phải có những tố chất sau đây:

5.1. Yêu cầu chuyên môn

Việc có kiến thức, kỹ năng chuyên môn là điều vô cùng cần thiết để trở thành một quản lý nhân sự chuyên nghiệp. Điều này sẽ giúp bạn dễ dàng đánh giá được ứng viên có năng lực, phù hợp với môi trường làm việc.

Nó cũng giúp bạn thực hiện những kế hoạch, chiến lược nhanh chóng, hiệu quả hơn cho công ty.

5.3. Yêu cầu kỹ năng

Đối với các yêu cầu về kỹ năng, HRM cần thiết phải có những kỹ năng sau đây:

  • Kỹ năng quản lý, lên kế hoạch, chiến lược thành thạo.

  • Kỹ năng giao tiếp tốt.

  • Kỹ năng thuyết phục người đối diện.

  • Kỹ năng phân tích, đánh giá.

  • Kỹ năng lãnh đạo, quản lý con người.

  • Kỹ năng cẩn trọng, kiên trì và linh hoạt ứng biến.

  • Kỹ năng ngoại ngữ, máy tính là các yếu tố có thể giúp bạn trở nên nổi bật hơn so với người khác.

6. Hướng dẫn quy trình triển khai quản lý nhân viên hiệu quả, tối ưu nhất

Mỗi doanh nghiệp sẽ có những cách quản lý nhân sự khác nhau, tuy nhiên về cơ bản vẫn cần đảm bảo quy trình sau:

  • Bước 1: Xây dựng quy trình tuyển dụng khoa học, bài bản và tối ưu, đảm bảo thu hút được ứng viên tài năng, phù hợp.
  • Bước 2: Xây dựng chế độ, chính sách tốt cho nhân viên nhằm giữ chân nhân viên lại công ty, gia tăng năng suất làm việc.
  • Bước 3: Chú trọng đào tạo và phát triển nguồn lực, nâng cao kỹ năng, kiến thức công việc cho nhân viên.
  • Bước 4: Đưa ra mục tiêu đối với từng nhân sự, đánh giá và kết luận trong từng giai đoạn để có những hướng đi đúng đắn tiếp theo.
  • Bước 5: Tuyên truyền và phát triển văn hóa doanh nghiệp rộng rãi trong nhân viên, thúc đẩy tinh thần yêu công việc cho nhân viên.
Quản lý nhân sự hiệu quả cần có một quy trình chuyên nghiệp, khoa học
Quản trị nhân sự hiệu quả cần có một quy trình chuyên nghiệp, khoa học

7. Một số kinh nghiệm giúp bạn trở thành HRM chuyên nghiệp, cơ hội thăng tiến cao

Muốn trở thành một HRM chuyên nghiệp, cơ hội thăng tiến cùng mức lương cao tại các công ty, bạn cần:

  • Trau dồi, học hỏi, tích lũy kinh nghiệm mỗi ngày để thực hiện công việc quản lý nhân sự thật hiệu quả.

  • Tăng cường hợp tác với các bộ phận khác nhau trong công ty hỗ trợ cho công việc đánh giá nhân sự tốt hơn.

  • Am hiểu công nghệ, đọc vị tâm lý là điều vô cùng quan trọng và cần thiết đối với một HRM.

  • Hãy là người truyền cảm hứng, động lực cho nhân sự, giúp nhân sự luôn giàu năng lượng tích cực với công việc.

  • Hãy luôn linh hoạt trước mọi tình huống, có kế hoạch hẳn hoi trong mọi vấn đề về nhân sự.

  • Đặc biệt, bạn nên luyện tập cho mình kỹ năng giao tiếp tốt, thuyết phục người khác và có tầm nhìn xa.

8. Học quản trị nhân sự có thể làm được những ngành nào?

Học quản trị nhân sự sau khi ra trường có thể đảm trách nhiều vị trí khác nhau trong một công ty, chẳng hạn như:

  • Chuyên viên tuyển dụng nhân sự.

  • Chuyên viên đào tạo, phát triển nhân viên.

  • Chuyên viên nghiên cứu thị trường lao động và thu hút lao động cho doanh nghiệp.

  • Nhân viên hành chính nhân sự, giám đốc nhân sự.

  • Tự thành lập công ty, doanh nghiệp chuyên tuyển dụng nhân sự cho công ty.

Học quản lý nhân sự có thể làm được rất nhiều vị trí sau khi ra trường
Học quản trị nhân sự có thể làm được rất nhiều vị trí sau khi ra trường

Như vậy có thể thấy, mọi tổ chức doanh nghiệp đều mong muốn sở hữu những nhân tài cho riêng mình. Và muốn có điều đó thì trước tiên, doanh nghiệp cần phải có một hệ thống quản trị nhân sự xuất sắc.

Hy vọng rằng, bài viết này đã mang đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích về công việc quản lý nhân sự. Bạn đang có ý định theo đuổi ngành nghề này hãy rèn luyện thêm thật nhiều để không bỏ lỡ bất kỳ cơ hội nào.

Xem thêm:

Bài viết liên quan

Mẫu CV hot theo ngành nghề

Back to top

Job3s có thể giúp gì cho bạn?
chat