Bạn là ?
Quản trị là việc áp dụng các nguyên tắc quản lý để điều hành doanh nghiệp một cách hiệu quả. Vậy Quản trị kinh doanh là gì? Quản trị kinh doanh là một lĩnh vực đa dạng, bao hàm việc lập kế hoạch, tổ chức, điều hành và kiểm soát các hoạt động của một tổ chức. Mục đích là để công ty đạt được mục tiêu đề ra cũng như tối ưu hóa hiệu suất làm việc.
Quản trị kinh doanh không những tập trung vào việc thúc đẩy lợi nhuận mà còn nhấn mạnh vào việc tạo ra giá trị cho khách hàng, cộng đồng và các bên liên quan khác. Đồng thời, nó cũng liên quan chặt chẽ đến việc phân tích, đánh giá môi trường kinh doanh nhằm đáp ứng với sự thay đổi và cạnh tranh trên thị trường.
Quản trị kinh doanh được áp dụng trong mọi loại hình tổ chức: Từ doanh nghiệp tư nhân, tập đoàn đa quốc gia, tổ chức phi lợi nhuận cho đến các cơ quan chính phủ.
Ngành Quản trị kinh doanh là một lĩnh vực nghiên cứu và học tập về cách tổ chức, điều hành và quản lý các hoạt động kinh doanh trong các tổ chức và doanh nghiệp. Chúng bao gồm việc nghiên cứu các nguyên tắc quản trị, kỹ năng quản lý cũng như đề xuất chiến lược kinh doanh.
người học học ngành Quản trị kinh doanh thường được đào tạo nền tảng kiến thức về cách vận hành rộng khắp các lĩnh vực như quản lý, tài chính, marketing hay nhân sự… Điều này giúp họ có thể đảm nhận các vai trò quản lý trong doanh nghiệp hoặc tự mở doanh nghiệp của riêng mình (startup).
Ngoài kiến thức chuyên ngành, chương trình đào tạo còn cung cấp nhiều bộ kỹ năng mềm quan trọng, có thể kể đến như khả năng lãnh đạo, xử lý tình huống hay cách làm việc nhóm hiệu quả… Học tập những kỹ năng này giúp bạn nâng cao năng lực bản thân, thích ứng tốt với môi trường làm việc và đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của các doanh nghiệp.
Để hiểu rõ hơn ngành Quản trị kinh doanh là gì, bạn cần tìm hiểu chi tiết hơn về các môn học mà mình có thể sẽ phải trải qua. Để theo ngành này, người học sẽ học một số bộ môn cơ bản và chuyên sâu dưới đây.
Nhóm các môn học cơ sở ngành:
Kinh tế vi mô, vĩ mô: Cung cấp kiến thức về các nguyên tắc kinh tế, thị trường và cách thức hoạt động của nền kinh tế.
Nguyên lý kế toán: Giải thích về các nguyên tắc kế toán, cách thức ghi chép và quản lý sổ sách doanh nghiệp.
Xác suất thống kê: Giúp người học thu thập cũng như phân tích dữ liệu để hỗ trợ việc ra quyết định trong kinh doanh.
Đây là nền tảng để người học học tốt các môn học chuyên ngành sau này.
Nhóm môn học chuyên ngành:
Quản trị học: Cung cấp các nguyên tắc quản trị, cách thức tổ chức và điều hành hoạt động doanh nghiệp một cách cơ bản.
Quản trị marketing: Giúp người học hiểu biết về thị trường, hành vi khách hàng và cách thức xây dựng chiến lược marketing hiệu quả.
Quản trị nhân sự: Trang bị kiến thức về các hoạt động quản lý nhân sự như tuyển dụng, đào tạo, đánh giá và phát triển nhân lực.
Quản trị sản xuất: Tập trung vào việc phân tích quy trình sản xuất, quản lý chất lượng và logistics.
Quản trị tài chính: Trang bị kiến thức về các khái niệm tài chính, cách thức huy động và sử dụng vốn hiệu quả.
Kiến thức từ các môn này giúp người học có khả năng áp dụng hiểu biết của mình vào thực tiễn công việc. Ngoài ra, người học còn được học các môn học bổ trợ như luật kinh doanh, đạo đức kinh doanh hay ngoại ngữ để rèn dũa năng lực bản thân ngày một tốt hơn.
Xem thêm:
Ngành quản trị kinh doanh là gì? Những điều cần biết về ngành học này trong mùa tuyển sinh
Quản trị kinh doanh là gì và sau khi ra trường làm gì? Sau khi hoàn thành chương trình học ngành này, người học sẽ có nhiều cơ hội nghề nghiệp đa dạng và hấp dẫn để theo đuổi như:
Người học Quản trị kinh doanh có kiến thức vững vàng về cách tổ chức và điều hành một doanh nghiệp. Họ có khả năng phân tích môi trường kinh doanh, xây dựng chiến lược và lập kế hoạch để đạt được mục tiêu chiến lược của tổ chức. Với sự hiểu biết sâu sắc về Quản trị kinh doanh, những người này có thể đảm nhận các vị trí quản lý cấp cao trong các công ty lớn, có thể kể đến như giám đốc điều hành (CEO), giám đốc bộ phận, trưởng phòng quản lý…
Cùng với việc biết ngành Quản trị kinh doanh là gì, người học cũng được trang bị kiến thức về quản lý tài chính. Họ có khả năng phân tích dữ liệu tài chính, dự báo và quản lý nguồn lực tài chính của doanh nghiệp một cách hiệu quả. Với kỹ năng này, người học có thể làm việc trong các bộ phận tài chính của các công ty, ngân hàng, hoặc trở thành chuyên gia tư vấn tài chính.
người học học ngành Quản trị kinh doanh cũng sẽ được trang bị kiến thức về quản lý nhân sự. Họ hiểu về các phương pháp tuyển dụng, đánh giá và phát triển nhân viên cũng như cách xây dựng một môi trường làm việc tích cực và hiệu quả. Với kỹ năng này, người học có thể đảm nhận các vị trí quản lý nhân sự trong các tổ chức và doanh nghiệp.
Sau khi lĩnh hội được Quản trị kinh doanh là gì, người học còn được đào tạo về chiến lược marketing, quảng cáo và truyền thông. Điều đó giúp họ biết cách nghiên cứu thị trường, phân tích đối thủ cạnh tranh và xây dựng chiến lược tiếp thị hiệu quả. Với kiến thức này, người học có thể tự tin làm việc trong các bộ phận marketing của các công ty. Nếu không, việc trở thành chuyên gia tiếp thị tự do (marketing freelancer) hay nhà sáng tạo nội dung (content creator) cũng có thể được bạn cân nhắc.
Cuối cùng, với kiến thức và kỹ năng trong Quản trị kinh doanh, một số người học có thể quyết định bắt tay vào việc khởi nghiệp (startup). Họ có thể sử dụng kiến thức này để phát triển và điều hành doanh nghiệp của riêng mình, áp dụng các nguyên tắc Quản trị kinh doanh để đạt được thành công trong thị trường cạnh tranh.
Hiểu rõ Quản trị kinh doanh là gì sẽ giúp người học có những quyết định phù hợp cho con đường sự nghiệp trong tương lai. Để hiểu rõ hơn về lý do tại sao nên chọn ngành này, hãy cùng tìm hiểu xem học Quản trị kinh doanh có những lợi thế gì?
Ngành Quản trị kinh doanh cung cấp cho bạn kiến thức và kỹ năng thiết thực, có thể áp dụng vào nhiều lĩnh vực khác nhau từ quản lý doanh nghiệp, tài chính, marketing đến quản trị nhân sự. Kiến thức Quản trị kinh doanh có thể được ứng dụng ở mọi môi trường và ngành nghề.
Ngành Quản trị kinh doanh mang đến các cơ hội việc làm đa dạng và phong phú, từ vị trí quản lý cấp cao trong các công ty đa quốc gia đến khởi nghiệp và làm chủ doanh nghiệp riêng mình. Người học có thể tìm thấy vị trí phù hợp với sở thích và mục tiêu sự nghiệp của bản thân.
Lĩnh vực Quản trị kinh doanh đang phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ. Nắm rõ Quản trị kinh doanh là gì cùng lượng kiến thức được cung cấp, người học sẽ có cơ hội tham gia vào các ngành công nghiệp mới nổi, đồng thời định hình và thúc đẩy sự phát triển của chúng.
Ngành Quản trị kinh doanh không chỉ cung cấp kiến thức hữu ích mà còn thúc đẩy sự phát triển cá nhân của người học, từ việc làm việc nhóm đến giải quyết vấn đề và ra quyết định. Người học được trang bị những kỹ năng quan trọng cần thiết cho sự thành công trong sự nghiệp và cuộc sống.
Học về Quản trị kinh doanh cũng khuyến khích tư duy sáng tạo và khởi nghiệp. Người học được khuyến khích nảy ra ý tưởng mới, phát triển kế hoạch kinh doanh và thậm chí bắt tay vào khởi nghiệp. Tận dụng những kiến thức và kỹ năng họ đã học để tạo ra giá trị và thành công trong thị trường.
Việc thấu hiểu tường tận Quản trị kinh doanh là gì cũng như áp dụng hiệu quả các kiến thức sẽ mang đến những cơ hội việc làm mơ ước cho người học, từ các vị trí quản lý cấp cao trong các doanh nghiệp lớn đến khởi nghiệp và làm chủ doanh nghiệp riêng.
Cùng với đó, nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh mẽ, thu hút đầu tư của nhiều doanh nghiệp nước ngoài. Sự gia tăng này dẫn đến nhu cầu tuyển dụng nhân lực trong lĩnh vực Quản trị kinh doanh ngày càng cao. Song song với đó, thị trường cạnh tranh của ngành nghề này cũng tương đối gay gắn, đòi hỏi bạn phải nỗ lực học tập và rèn luyện các kỹ năng cần thiết để có thể nắm bắt được cơ hội. Một số yếu tố góp phần vào nâng cao lợi thế cạnh tranh với các ứng viên khác bao gồm:
Có kiến thức chuyên môn vững vàng: Nắm vững kiến thức về các nguyên tắc Quản trị kinh doanh, kinh tế học, tài chính, kế toán,...
Có kỹ năng mềm tốt: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giải quyết vấn đề,...
Có kinh nghiệm thực tế: Tham gia các hoạt động thực tập, tình nguyện,... để tích lũy kinh nghiệm làm việc.
Có khả năng ngoại ngữ tốt: Trau dồi và nâng cao khả năng Tiếng Anh - ngôn ngữ phổ biến trong môi trường làm việc quốc tế.
Ngoài việc tìm hiểu Quản trị kinh doanh là gì, mức lương của ngành này như thế nào cũng được nhiều người quan tâm. Mức lương sẽ thay đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố như vị trí công việc, kinh nghiệm, vùng địa lý và loại hình doanh nghiệp.
Theo khảo sát gần đây cho thấy, mức lương trung bình của Quản trị kinh doanh dao động từ 4 đến trên 20 triệu đồng/tháng. Để dễ hình dung, bạn có thể tham khảo mức lương sau:
Dựa trên kinh nghiệm làm việc:
Sinh viên mới tốt nghiệp: 3.000.000 - 4.000.000 VNĐ/tháng.
Có 1 - 2 năm kinh nghiệm: 5.000.000 - 8.000.000 VNĐ/tháng.
Có 3 - 5 năm kinh nghiệm: 10.000.000 - 15.000.000 VNĐ/tháng.
Có hơn 5 năm kinh nghiệm: 15.000.000 VNĐ/tháng trở lên.
Dựa trên chức vụ:
Chuyên viên: 5.000.000 - 10.000.000 VNĐ/tháng.
Giám sát: 10.000.000 - 15.000.000 VNĐ/tháng.
Quản lý: 15.000.000 - 20.000.000 VNĐ/tháng.
Giám đốc: 20.000.000 VNĐ/tháng trở lên.
Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là mức lương không chỉ phụ thuộc vào vị trí và kinh nghiệm mà còn vào hiệu suất làm việc và thành tích cá nhân của mỗi người. Điều này cũng có thể được điều chỉnh dựa trên các yếu tố địa lý. Với các vị trí ở các khu vực đô thị lớn thường có mức lương cao hơn so với nông thôn.
Xem thêm: Ngành Kinh doanh quốc tế ra làm gì?
Khi đề cập đến Quản trị kinh doanh là gì, có rất nhiều vấn đề mà người học quan tâm và muốn tìm hiểu. Bạn có thể tham khảo thêm những thông tin dưới đây để hiểu rõ hơn về ngành nghề này.
Quản trị kinh doanh thường thuộc vào nhóm các ngành kinh tế và quản lý. Do đó, đa số các khối xét tuyển ngành này đều bao gồm môn Toán và một số môn khoa học tự nhiên. Tùy theo phương thức do các trường Cao Đẳng hay Đại Học công bố, bạn có thể thi nhiều khối khác nhau, phổ biến nhất là:
Khối A00 (Toán, Lý, Hóa): Khối thi này dành cho những bạn có năng lực về các môn khoa học tự nhiên.
Khối A01 (Toán, Lý, Anh): Hãy chọn khối này nếu bạn giỏi Toán và Lý, đồng thời có khả năng tiếng Anh tốt.
Khối D01 (Toán, Văn, Anh): Khối này thiên về Toán, đồng thời có khả năng Văn và tiếng Anh tốt.
Khối D07 (Toán, Hóa, Anh): Dành cho những bạn có khả năng về Toán và Hóa, đồng thời giỏi cả tiếng Anh.
Hơn nữa, một số trường đại học còn xét tuyển vào ngành Quản trị kinh doanh dựa vào kết quả học tập hoặc kết quả thi đánh giá năng lực. Bạn nên tham khảo thông tin tuyển sinh của từng trường đại học để biết chính xác khối thi và các yêu cầu tuyển sinh khác.
Tại Việt Nam, có nhiều trường đại học và cao đẳng đào tạo ngành Quản trị kinh doanh. Dưới đây là một số trường nổi tiếng và uy tín mà bạn có thể cân nhắc:
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (NEU): Đây là một trong những trường đại học hàng đầu Việt Nam về ngành Quản trị kinh doanh với chương trình đào tạo mang tính chuyên sâu và uy tín.
Trường Đại học Ngoại thương (FTU): Cũng là một lựa chọn phổ biến cho người học quan tâm đến ngành Quản trị kinh doanh. Trường này có các chương trình đào tạo đa dạng và chất lượng.
Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (HUBT): Trường cung cấp các chương trình đào tạo chất lượng về Quản trị kinh doanh với các cơ sở vững mạnh và đội ngũ giáo viên có kinh nghiệm.
Trường Đại học Kinh tế TP.HCM (UEH): Một trong những trường đại học uy tín và chất lượng cao nhất ở phía nam trong lĩnh vực kinh tế, kinh doanh và quản lý.
Trường Đại học Kinh tế - Luật (UEL): Có uy tín trong lĩnh vực Quản trị kinh doanh, với các chương trình đào tạo đa dạng và phong phú.
Ngoài ra, còn có nhiều trường đại học và cao đẳng khác tại Việt Nam cũng đào tạo ngành Quản trị kinh doanh. Tùy thuộc vào sở thích và nhu cầu cá nhân, bạn có thể tìm hiểu xem Quản trị kinh doanh là gì và lựa chọn trường phù hợp nhất cho mình.
Tóm lại, Trong bối cảnh một thế giới đang thay đổi nhanh chóng, việc hiểu rõ về Quản trị kinh doanh không chỉ là một yếu tố quan trọng mà còn là chìa khóa để bạn thành công và thích ứng trong môi trường kinh doanh mở ngày nay. Nếu thực sự yêu thích ngành học này và mong muốn theo đuổi các công việc liên quan, hãy trau dồi kiến thức ngay hôm nay.
Công thức tính thuế thu nhập cá nhân theo quy định mới nhất
Việc làm bảo mẫu trường tiểu học TPHCM: Cơ hội và thách thức
Bộ luật thuế thu nhập cá nhân mới nhất và những điều cần biết
Tổng hợp việc làm Tân An Long An và cách xin việc nhanh nhất
Kinh nghiệm xin việc làm chỉ cần CMND, không yêu cầu bằng cấp
Người phụ thuộc là gì? Các quy định về người phụ thuộc
Giấy khai sinh là gì? Thông tin cần nhớ về loại giấy tờ quan trọng này
Việc làm Cà Mau hấp dẫn với nhiều cơ hội ngành thủy sản và du lịch
Kinh nghiệm tìm việc làm ca tối từ 18h đến 22h không lừa đảo
Tsundere là gì? Giải đáp tất tần tật về Tsundere mới nhất
Mẫu CV hot theo ngành nghề