Bạn là ?
Thẩm định giá là gì? Có rất nhiều khái niệm thẩm định giá được phát biểu bởi các chuyên gia khác nhau trên toàn thế giới, bạn có thể tham khảo một số khái niệm phổ biến sau:
Từ điển Oxford: Thẩm định giá là sự ước tính giá trị bằng tiền của một vật, của một tài sản, là sự ước tính giá trị hiện hành của tài sản trong kinh doanh.
Giáo sư W.Seabrooke - Viện đại học Portsmouth (người Anh): Thẩm định giá là sự ước tính giá trị của các quyền sở hữu tài sản cụ thể bằng hình thái tiền tệ cho một mục đích đã được xác định.
Giáo sư Lim Lan Yuan (người Singapore): Thẩm định giá là một nghệ thuật hay khoa học về ước tính giá trị cho một mục đích cụ thể của một tài sản cụ thể tại một thời điểm, có cân nhắc đến tất cả các đặc điểm của tài sản cũng như xem xét tất cả những yếu tố kinh tế căn bản của thị trường bao gồm các loại đầu tư lựa chọn.
Căn cứ theo Điều 4, Luật giá tại Việt Nam: Thẩm định giá là việc cơ quan, tổ chức có chức năng thẩm định giá xác định giá trị bằng tiền của các loại tài sản theo quy định của Bộ luật dân sự phù hợp với giá thị trường tại một địa điểm, thời điểm nhất định, phục vụ cho mục đích nhất định theo tiêu chuẩn thẩm định giá.
Các đặc điểm cụ thể của thẩm định giá là gì? Dưới đây là những phân tích chi tiết để bạn đọc tham khảo:
Chủ thể của thẩm định giá là các cá nhân, cơ quan và tổ chức có chức năng thẩm định giá. Do đó, không phải cá nhân, cơ quan hay tổ chức nào đều có thể thực hiện hoạt động thẩm định giá mà chỉ có các cá nhân, cơ quan, tổ chức có chức năng thẩm định giá mới có quyền được thực hiện công việc này.
Để có chức năng thẩm định giá thì đầu tiên họ phải là các đối tượng hợp pháp được công nhận năng lực. Khi đó, họ mới được phép hoạt động thẩm định giá. Nếu không có chức năng thì kết quả thẩm định giá sẽ không có giá trị về mặt pháp lý.
Nội dung của hoạt động thẩm định giá là xác định giá trị bằng tiền của tài sản. Nếu định giá là ấn định giá hàng hoá, dịch vụ một cách chủ quan, áp đặt nhằm đưa hàng hoá vào lưu thông trong nền kinh tế thì thẩm định giá là xác định giá trị của hàng hoá đó với nội dung là đánh giá/đánh giá lại hàng hoá phù hợp với thị trường tại một thời điểm hoặc địa điểm nhất định.
Việc xác định giá trị là hoạt động đòi hỏi tính khách quan, độc lập thực hiện dựa trên các tiêu chuẩn về thẩm định giá. Tài sản xuất hiện trên thị trường có rất nhiều đặc tính khác nhau và việc xác định đúng giá trị bằng tiền với đặc tính kỹ thuật được yêu cầu đòi hỏi chủ thể thẩm định giá phải hiểu và nắm bắt đúng thị trường.
Theo Điều 105 Luật dân sự 2015: “Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Nó bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai”.
Điều này có nghĩa là tài sản là khái niệm chung chỉ các vật, quyền thuộc sở hữu của một cá nhân, tổ chức. Vì vậy, những gì có thể được định giá thành tiền đều có thể là đối tượng của thẩm định giá. Tuy nhiên, các tài sản đó cũng phải đáp ứng những điều kiện nhất định như được phép lưu thông trên thị trường, có thể nhận thức được sự hiện diện của tài sản bằng các cách thức nhất định.
Xem thêm: Giá Trị Cốt Lõi Là Gì? Cách Xây Dựng Giúp Doanh Nghiệp Phát Triển Bền Vững
Bên cạnh việc nắm vững đặc điểm của thẩm định giá là gì thì nội dung tiếp theo bạn nên quan tâm là mục đích của việc thẩm định giá. Hiện nay, có rất nhiều doanh nghiệp tìm đến các đơn vị thẩm định giá để có thể định giá về tài sản của mình. Vậy mục đích của thẩm định giá là gì?
Làm cơ sở xét duyệt chi nguồn vốn ngân sách nhà nước.
Bán đấu giá tài sản, xét thầu các dự án, thế chấp vay vốn ngân hàng.
Thực hiện việc hạch toán kế toán và tính thuế của các doanh nghiệp.
Tư vấn và lập dự án đầu tư, duyệt dự toán các dự án và công trình.
Chứng minh tài sản khi thực hiện việc đi du học, du lịch, đầu tư định cư nước ngoài.
Cổ phần hoá doanh nghiệp hoặc chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp.
Đền bù, bảo hiểm, khiếu nại, giải quyết và xử lý tài sản tranh chấp trong các vụ án.
Làm cơ sở tính tiền sử dụng đất để nộp vào ngân sách nhà nước khi nhận giao đất hay thuê đất.
Mua bán, chuyển nhượng, mua bán xử lý nợ, xử lý tài sản thế chấp, tài sản tồn đọng.
Thành lập doanh nghiệp, góp vốn liên doanh, giải thể, sáp nhập, chia tách và mua bán doanh nghiệp.
Khi đã hiểu rõ được khái niệm, đặc điểm và mục đích của thẩm định giá là gì, hãy cùng tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động này. Lĩnh vực thẩm định giá dần khẳng định được chức năng và tính hiệu quả của nó đối với nền kinh tế và từng đối tượng khách hàng. Dưới đây là những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động thẩm định giá:
Yếu tố ảnh hưởng | Nội dung |
Địa điểm | Giá thị trường đã trở thành một yếu tố tất yếu của thị trường, bất cứ hàng hoá nào lưu thông trên thị trường đều bị chi phối bởi giá thị trường và không chỉ trong phạm vi của một quốc gia, mà còn ảnh hưởng bởi giá thị trường thế giới. Giá tài sản tại nơi có giao thông thuận lợi hoặc giữa vùng này với vùng khác cũng có những sự khác nhau nhất định. |
Thời điểm | Thẩm định giá bị ảnh hưởng bởi thời điểm do giá thị trường biến đổi nhanh chóng tại thời điểm này, giá trị bằng tiền của tài sản có thể rất thấp nếu như nhu cầu của người mua giảm, nhưng có thể thay đổi chỉ trong một thời gian ngắn nếu lại có sự biến đổi về nhu cầu hay sự cạnh tranh giữa các nhà cung cấp. |
Mục đích | Sự tác động của mục đích thẩm định giá sẽ không trực tiếp ảnh hưởng đến giá trị bằng tiền của tài sản mà nó ảnh hưởng đến người sử dụng kết quả thẩm định giá của cơ quan, tổ chức. |
Tiêu chuẩn thẩm định | Các tiêu chuẩn thẩm định sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả thẩm định được thể hiện rõ trên chứng thư thẩm định giá trị tài sản theo các chỉ tiêu cụ thể. |
Sau khi đã tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động thẩm định giá là gì thì bạn có biết khi nào cần phải thẩm định giá? Thẩm định giá là xác định giá trị của hàng hoá đó với nội dung là đánh giá hoặc đánh giá lại hàng hoá phù hợp với thị trường tại một thời điểm, địa điểm nhất định.
Việc xác định giá trị là hoạt động rất khách quan, độc lập thực hiện dựa trên những tiêu chuẩn về thẩm định giá. Tài sản xuất hiện trên thị trường với rất nhiều đặc tính khác nhau và việc xác định đúng giá trị bằng tiền với đặc tính kỹ thuật được yêu cầu đòi hỏi chủ thể thẩm định giá phải hiểu và nắm bắt đúng thị trường.
Tài sản là một khái niệm rất chung, nhấn mạnh vào quyền sở hữu hơn là việc xác định nó là cái gì. Tuy nhiên, trên thực tế, thẩm định giá có thể xác định đối tượng được hướng đến chủ yếu là bất động sản, động sản, doanh nghiệp… Như vậy, những gì có thể được định giá thành tiền đều có thể là đối tượng của thẩm định giá. Các tài sản đó cũng phải đáp ứng những điều kiện nhất định như được phép lưu thông trên thị trường, có thể nhận thức được sự hiện diện của tài sản bằng những cách thức nhất định.
Vậy vai trò của thẩm định giá là gì? Thẩm định giá đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thị trường, thông qua kết quả thẩm định giá sẽ giúp cho cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp, cá nhân có quyền, lợi ích liên quan đến tài sản có các quyết định đúng đắn trong quản lý kinh doanh và các giao dịch dân sự khác.
Để trả lời cho thắc mắc vài trò của thẩm định giá là gì thì dưới đây là một số phân tích về vai trò của thẩm định giá trong các lĩnh vực và đối với các đối tượng cụ thể:
Vai trò của hoạt động thẩm định giá là gì?
Xem thêm: Kinh Doanh Thương Mại Là Gì? Tương Lai Rộng Mở Với Thu Nhập Rủng Rỉnh
Trong lĩnh vực thẩm định giá, thẩm định viên sử dụng 3 cách tiếp cận phổ biến để đi đến kết luận giá trị của tài sản bao gồm: Cách tiếp cận từ thị trường, cách tiếp cận từ chi phí, cách tiếp cận từ thu nhập. Ngoài ra, cách tiếp cận hỗn hợp được kết hợp từ cách tiếp cận thị trường và cách tiếp cận từ chi phí cũng được các thẩm định viên sử dụng trong từng trường thẩm định giá cụ thể. Tương ứng với các cách tiếp cận là các phương pháp thẩm định giá:
Cách tiếp cận từ thị trường tương ứng là: Phương pháp so sánh.
Cách tiếp cận từ chi phí là: Phương pháp chi phí tái tạo, phương pháp chi phí thay thế.
Cách tiếp cận từ thu nhập là: Phương pháp vốn hóa trực tiếp, phương pháp dòng tiền chiết khấu.
Cách tiếp cận hỗn hợp là: Phương pháp thặng dư, phương pháp chiết trừ.
Để lựa chọn cách tiếp cận và phương pháp thẩm định giá phù hợp, thẩm định viên luôn phải căn cứ vào:
Mục đích thẩm định giá;
Đặc điểm của loại hình tài sản thẩm định giá;
Mức độ sẵn có, độ tin cậy của các thông tin, số liệu thu thập trên thị trường.
Một tài sản có thể có nhiều phương pháp thẩm định giá khác nhau, do đó mỗi phương pháp thẩm định giá cho ra một mức giá chỉ dẫn, hoặc nhiều mức giá chỉ dẫn. Các mức giá chỉ dẫn sẽ được thẩm định viên xem xét, phân tích, và thống nhất để tìm ra một mức giá ước tính cuối cùng của tài sản thẩm định.
Hy vọng với những thông tin mà job3s cung cấp trên đây đã giúp bạn phần nào hiểu được thẩm định giá là gì. Trong quá trình thẩm định giá tài sản cho các mục đích khác nhau, chủ thể cần chú ý phải thực hiện các thủ tục cần thiết, quan trọng.
Công thức tính thuế thu nhập cá nhân theo quy định mới nhất
Việc làm bảo mẫu trường tiểu học TPHCM: Cơ hội và thách thức
Bộ luật thuế thu nhập cá nhân mới nhất và những điều cần biết
Tổng hợp việc làm Tân An Long An và cách xin việc nhanh nhất
Kinh nghiệm xin việc làm chỉ cần CMND, không yêu cầu bằng cấp
Người phụ thuộc là gì? Các quy định về người phụ thuộc
Giấy khai sinh là gì? Thông tin cần nhớ về loại giấy tờ quan trọng này
Việc làm Cà Mau hấp dẫn với nhiều cơ hội ngành thủy sản và du lịch
Kinh nghiệm tìm việc làm ca tối từ 18h đến 22h không lừa đảo
Tsundere là gì? Giải đáp tất tần tật về Tsundere mới nhất
Mẫu CV hot theo ngành nghề