Tìm việc làm Thiết kế và Kiến trúc ngày 07/11/2024 update 148 việc làm
Xem nhanh
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN XÂY DỰNG VIETBEST
Xem nhanh
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN XÂY DỰNG VIETBEST
Xem nhanh
CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG VIỆT PANEL
Xem nhanh
CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG VIỆT PANEL
Xem nhanh
Công ty Cổ phần vật liệu Vĩnh Tân
Xem nhanh
Công ty Cổ phần vật liệu Vĩnh Tân
Xem nhanh
Công ty cổ phần xây dựng Megaspace
Xem nhanh
Công ty cổ phần xây dựng Megaspace
Xem nhanh
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI CIT
Xem nhanh
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI CIT
Xem nhanh
Công ty Cổ phần đầu tư phát triển Kỹ nghệ và Xây lắp Hoàng Mai
Xem nhanh
Công ty Cổ phần đầu tư phát triển Kỹ nghệ và Xây lắp Hoàng Mai
Xem nhanh
CONG TY TNHH TTD DESIGNS
Xem nhanh
CONG TY TNHH TTD DESIGNS
Xem nhanh
Công ty TNHH Thiết kế T&T
Việc làm Kiến trúc đang có sự phát triển mạnh mẽ do nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng, nhà ở, văn phòng, trung tâm thương mại,... ngày càng cao. Điều này đồng nghĩa với việc có nhiều cơ hội nghề nghiệp trong lĩnh vực Kiến trúc với mức lương dao động từ 10.000.000 - 19.000.000 VNĐ/tháng.
1. Nhu cầu nhân lực của việc làm Kiến trúc
Việc làm Kiến trúc là lĩnh vực chuyên ngành kết hợp giữa nghệ thuật - kỹ thuật trong bố trí không gian, thiết lập hồ sơ thiết kế của các công trình kiến trúc. Ngành Kiến trúc có trách nhiệm thiết kế mặt bằng, cấu trúc, không gian của một công trình.
Những năm gần đây, ngành Kiến trúc có sự bùng nổ nhu cầu nhân lực trên toàn cầu. Chính sự phát triển đô thị hóa khiến cho cơ hội việc làm Kiến trúc ngày càng rộng mở, thu hút sự quan tâm của nhiều bạn trẻ. Nhiều sinh viên quyết định theo học ngành này với mong muốn có thể ứng tuyển vào nhiều công ty lớn sau khi tốt nghiệp ra trường.
Được biết, theo báo cáo từ các chuyên gia, ngành Xây dựng - Kiến trúc - Môi trường có nhu cầu tuyển dụng lớn, lên tới hàng chục nghìn vị trí việc làm mỗi năm, chiếm khoảng 4% tổng nhu cầu nhân lực của cả nước. Cũng theo báo cáo trên, yêu cầu về trình độ chuyên môn của các nhân lực chiếm 85,93%. Trong khi đó, nhân lực hiện tại có trình độ đại học là 10,38%. Điều này cho thấy các ứng viên có trình độ cao đang thiếu hụt nghiêm trọng trong lĩnh vực Xây dựng - Kiến trúc - Môi trường.
Không chỉ trong nước, nhu cầu tuyển lao động ngành Kiến trúc còn mở rộng ở nước ngoài. Các doanh nghiệp nước ngoài luôn cần những ứng viên có trình độ chuyên môn về kiến trúc, xây dựng cao, có tay nghề. Do đó, các sinh viên ngành Kiến trúc không hề lo thất nghiệp sau khi ra trường. Đặc biệt, đối với những người có trình độ, cơ hội thăng tiến trong ngành này khá lớn với mức lương ấn tượng, nhiều người ao ước.
2. Cập nhật mức lương tuyển dụng việc làm Kiến trúc
Vì là ngành có nhu cầu tuyển dụng lớn, việc làm Kiến trúc có mức lương tương đối cao so với mặt bằng chung các ngành nghề khác. Tùy phụ thuộc vào vị trí, chuyên môn và kinh nghiệm của ứng viên hay quy mô công ty và quy mô dự án… Nhìn chung, mức lương của ngành này trung bình khoảng từ 10.000.000 đến 19.000.000 VNĐ/tháng. Dưới đây là thu nhập theo từng công việc cụ thể:
Công việc | Mức lương dao động (VNĐ/tháng) |
Kiến trúc sư thiết kế | 10.000.000 - 15.000.000 |
Kiến trúc sư nội thất | 10.000.000 - 18.000.000 |
Kỹ sư xây dựng | 12.000.000 - 15.000.000 |
Kiến trúc sư quy hoạch | 14.000.000 - 19.000.000 |
Chuyên viên tư vấn kiến trúc | 14.000.000 - 18.000.000 |
Ngoài những thông tin trên, một số kiến trúc sư có mối quan hệ rộng và tay nghề cao, giàu kinh nghiệm có khả năng nhận thêm một số công trình bên ngoài. Điều này giúp cho mức thu nhập của họ tăng lên đáng kể.
3. Tổng hợp việc làm Kiến trúc
Ngành Kiến trúc liên quan đến bố trí không gian, thiết lập hồ sơ thiết kế các công trình. Dưới đây là một số công việc mà người học ngành Kiến trúc có thể làm sau khi tốt nghiệp ra trường.
3.1. Kiến trúc sư thiết kế
Kiến trúc sư thiết kế là người tạo ra các bản vẽ thiết kế cho công trình. Họ lên ý tưởng, quy hoạch, thiết kế nội thất… theo yêu cầu của chủ thầu hoặc nhà đầu tư bằng óc sáng tạo, bàn tay khéo léo của mình trên các bản vẽ. Bản thiết kế phải đảm bảo sự độc đáo, mới lạ phù hợp với địa thế của vùng, khu đô thị… Kiến trúc sư cũng chịu trách nhiệm giám sát, theo dõi quá trình xây dựng công trình và đảm bảo việc công trình được thực hiện theo đúng bản vẽ, kế hoạch đã đề ra.
Người làm nghề kiến trúc sư thiết kế đòi hỏi có gu thẩm mỹ cao, biết sử dụng kỹ năng tính toán, khả năng sáng tạo, tư duy biến những bản thiết kế trên giấy tờ thành các tòa nhà, khu đô thị đạt yêu cầu. Muốn trở thành kiến trúc sư thực sự, ngoài học tốt nghiệp tại các trường đại học đúng chuyên ngành, các ứng viên cũng cần xin cấp chứng chỉ theo từng năm kinh nghiệm như Hạng 1, Hạng 2 và Hạng 3.
3.2. Kiến trúc sư quy hoạch
Kiến trúc sư quy hoạch là những người thiết kế hệ thống đường sá, điện nước… Họ lên ý tưởng, đưa ra giải pháp thiết kế cho các dự án, công trình dựa theo việc xác định tầm nhìn của dự án trong tương lai. Vì vậy, bạn buộc phải đến các địa phương để khảo sát, trao đổi với người dân sau đó mới đưa ra ý tưởng. Sau đó, kiến trúc sư quy hoạch sẽ tiến hành thiết kế ra các bản vẽ phối cảnh.
Một kiến trúc sư quy hoạch sẽ tạo ra các giải pháp thiết kế sao cho hài hòa và thẩm mỹ hợp với môi trường, tạo ra không gian xanh. Mức thu nhập của công việc này là từ 14.000.000 - 19.000.000 VNĐ/tháng. Khi tốt nghiệp xong chuyên ngành, sinh viên có thể ứng tuyển vào các doanh nghiệp liên quan như: Công ty tư vấn kiến trúc, quy hoạch, xây dựng; cơ quan quản lý quy hoạch của nhà nước… Đây là công việc nhiều tiềm năng phát triển với mức thu nhập ấn tượng.
3.3. Kiến trúc sư nội thất
Kiến trúc sư nội thất là người sẽ thiết kế, bố trí không gian cho ngôi nhà, căn phòng,… Dựa vào yêu cầu và sở thích của khách hàng, họ sẽ đưa ra phương án để bố trí nội thất sao cho hợp lý, đẹp mắt và tiện nghi. Kiến trúc sư nội thất sẽ tổ chức không gian, hình khối để tạo cho ngôi nhà đầy đủ hệ thống cấp nước, điện, chiếu sáng, thông gió…
Vì là người tạo ra các giải pháp thiết kế thẩm mỹ cho không gian nội thất, công việc này đòi hỏi người thực hiện cần có tính sáng tạo, khả năng khái quát cũng như tưởng tượng tốt. Kiến trúc sư nội thất cần hiểu biết sâu rộng về vật liệu nội thất. Mức lương của công việc này dao động từ 10.000.000 - 18.000.000 VNĐ/tháng. Vì nhu cầu của ngành Kiến trúc ngành càng cao kéo theo cơ hội việc làm kiến trúc sư nội thất tăng theo. Tiềm năng phát triển của công việc này khá tốt, phù hợp cho các bạn thích trang trí nội thất nhà cửa.
3.4. Kỹ sư xây dựng
Khác với việc làm kiến trúc sư nội thất hay kiến trúc sư quy hoạch, kỹ sư xây dựng là những người phụ trách việc tư vấn, thiết kế, giám sát, quản lý, đảm bảo tiến độ xây dựng. Những người làm kỹ sư xây dựng tốt nghiệp chuyên ngành xây dựng hoặc các chuyên ngành thuộc lĩnh vực xây dựng.
Để có thể đảm nhận công việc trở thành một kỹ sư xây dựng, đòi hỏi bạn phải là người biết phân tích các báo cáo xây dựng để lên kế hoạch dự án, đánh giá và phân tích rủi ro khi thực hiện. Các kỹ sư xây dựng cũng cần chịu trách nhiệm kiểm tra vật liệu, mặt bằng, sự vững chắc của nền móng. Mức lương của công việc này dao động từ 12.000.000 - 15.000.000 VNĐ/tháng. Theo một số nghiên cứu, nhu cầu về lao động ngành xây dựng sẽ tỉ lệ thuận với tốc độ phát triển kinh tế. Do đó, có khá nhiều cơ hội việc làm cho các bạn sinh viên muốn theo ngành học này.
3.5. Chuyên viên tư vấn kiến trúc
Cũng liên quan đến việc làm ngành Kiến trúc - xây dựng, chuyên viên tư vấn kiến trúc là người có kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực, để đưa ra những lời khuyên trong quá trình thiết kế, xây dựng. Họ thường làm việc độc lập, cung cấp dịch vụ tư vấn cho các doanh nghiệp và chủ đầu tư dự án.
Một chuyên gia tư vấn kiến trúc yêu cầu các kỹ năng như giải quyết vấn đề, đưa ra giải pháp. Công việc chính của họ là cung cấp các giải pháp về lên ý tưởng thiết kế, xây dựng cho các dự án kiến trúc. Ngoài ra, chuyên gia tư vấn kiến trúc còn phải biết cách lập kế hoạch, xác định nhu cầu của khách hàng.
Mức lương của chuyên gia tư vấn kiến trúc dao động từ 14.000.000 - 18.000.000 VNĐ/tháng. Vì nhu cầu nhà ở tăng, nhiều người lựa chọn tìm đến các chuyên gia tư vấn để tìm ra thiết kế tối ưu cho căn nhà của mình. Công việc này có nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai và được không ít sinh viên lựa chọn.
4. Yêu cầu của nhà tuyển dụng đối với việc làm Kiến trúc
Đối với bất kỳ nhà tuyển dụng nào, việc tìm cho mình một ứng viên có trình độ chuyên môn cao và nhiều kinh nghiệm luôn là tiêu chí được ưu tiên. Hiện nay, vị trí tuyển dụng việc làm Kiến trúc đều có những tiêu chí chung sau đây:
- Tốt nghiệp đại học, cao đẳng ngành Kiến trúc, xây dựng hoặc một số chuyên ngành khác có liên quan.
- Có thể sử dụng thành thạo các ứng dụng, phần mềm chuyên hỗ trợ cho thiết kế, ví dụ như AutoCad, Photoshop,...
- Ứng viên tham gia ứng tuyển cần có kinh nghiệm làm việc ít nhất từ 1-2 năm trở lên.
- Ứng viên có đầy đủ các kỹ năng cơ bản như thiết kế, giao tiếp, thuyết trình… Ngoài ra, ở vị trí kiến trúc sư, nhiều nhà tuyển dụng yêu cầu ứng viên có gu thẩm mỹ, sáng tạo…
- Có tính cách tỉ mỉ, linh hoạt, là người cẩn trọng có khả năng ứng biến, tư duy logic.
- Yêu cầu về trình độ ngoại ngữ tiếng Anh.
6. Những khó khăn trong ngành việc làm Kiến trúc
Kiến trúc là một trong những ngành nghề tiềm năng với nhu cầu cao và xu hướng phát triển mạnh mẽ trong các năm tới. Tuy nhiên, việc làm Kiến trúc cũng có những thách thức rất đáng quan tâm.
- Mức lương khởi điểm khá thấp: Hầu hết các kiến trúc sư mới ra trường đều có mức lương khởi điểm không hề cao nhưng khối lượng công việc lại khá lớn. Để có được mức lương xứng đáng, các kiến trúc sư cần phải có ít nhất kinh nghiệm từ 5 năm trở lên.
- Sự cạnh tranh ngành nghề cao: Vì là ngành phát triển mạnh mẽ, việc làm Kiến trúc có sức cạnh tranh lớn. Nhiều sinh viên theo học ngành này khiến cho nguồn nhân lực ngày càng dồi dào. Từ khi còn ngồi trên giảng đường đại học, sinh viên đã bắt đầu thử sức làm kiến trúc sư. Nếu không thực sự có kỹ năng và chuyên môn tốt, những sinh viên tốt nghiệp sẽ có cuộc đối đầu khá khốc liệt với người cùng ngành. Cạnh tranh có thể khiến bạn “chết chìm” nếu cứ mãi so sánh mình và người khác.
- Liên tục phải cập nhật kiến thức mới: Nếu muốn làm việc trong ngành Kiến trúc, bạn còn cần phải cập nhật nhiều kiến thức mới, xu hướng xã hội mới để đưa ra nhiều sáng kiến sáng tạo trong thiết kế. Điều này sẽ giúp ích rất nhiều cho công việc và cũng khiến bạn có thể thỏa mãn được yêu cầu của khách hàng, doanh nghiệp.
- Đối mặt với rủi ro nghề nghiệp: Làm ngành Kiến trúc, đôi khi bạn phải đối mặt với các rủi ro nghề nghiệp. Các kiến trúc sư hay gặp tình huống khách hàng không trả tiền, một số người đánh cắp ý tưởng của bạn hay các nhà thầu đổ lỗi cho bạn khi có sai sót. Đôi khi công việc của kiến trúc sư không được coi trọng thậm chí bản vẽ của bạn có thể bị từ chối, loại bỏ dù bản thân đã bỏ khá nhiều công sức thiết kế.
- Cần trau dồi kiến thức môn toán tốt: Làm kiến trúc sư yêu cầu không được có bất kỳ sai sót nào đặc biệt là trong tính toán. Do đó, bạn phải thật giỏi môn Toán vì Toán học và Thống kê Số học là phần rất quan trọng trong công việc của một kiến trúc sư. Nếu có sai sót trong thiết kế bản vẽ, hậu quả của việc này sẽ rất nghiêm trọng vì bạn đang chịu trách nhiệm cho sự an toàn của mọi người khi xây dựng một công trình, dự án.
Nhìn chung, ngành Kiến trúc là một trong những ngành đang khá hot trên thị trường việc làm tại Việt Nam do nhu cầu xây dựng nhà ở, văn phòng, trung tâm thương mại, cơ sở hạ tầng... ngày càng cao. Kéo theo đó, xu hướng tuyển dụng việc làm Kiến trúc cũng tăng dần theo các năm. Vì mức lương của công việc này khá ổn định và ở ngưỡng tương đối cao nên nhiều sinh viên lựa chọn theo học ngành Kiến trúc - xây dựng với mơ ước trở thành kiến trúc sư tương lai.