Đóng góp bởi: Jay Trịnh
Ngày xuất bản: Thứ Ba, 23/01/2024 14:59:17 +07:00 Theo dõi Job3s trên Job3s Google News
1 lượt xem
8 phút đọc

'Bỏ túi' mẹo phân biệt bánh kẹo thật giả khi mua sắm ngày Tết

Bỏ túi ngay mẹo phân biệt bánh kẹo thật giả khi mua sắm Tết là biện pháp hữu ích để người tiêu dùng bảo vệ túi tiền và sức khỏe gia đình trước nạn hàng giả, hàng nhái tràn lan trên thị trường hiện nay.

1. Vì sao bánh kẹo hàng giả, hàng nhái tràn lan trên thị trường Tết?

Những ngày giáp Tết Nguyên đán là thời điểm mà nhu cầu mua sắm hàng tiêu dùng như bánh kẹo tăng cao. Các nhà sản xuất đua nhau tung ra thị trường các loại sản phẩm với mẫu mã, chủng loại đa dạng khác nhau. Nắm bắt thời cơ đó, một số đối tượng vì trục lợi mà nhanh chóng tuồn hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc ra thị trường. Tình trạng này xảy ra phổ biến ở khắp các vùng trên cả nước, nhất là ở các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Điều này tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ mất an toàn sức khỏe đối với người tiêu dùng.

Các cửa hàng kinh doanh bày bán đa dạng mặt hàng thực phẩm phục vụ nhu cầu của người dân trong dịp Tết. Những hộp bánh kẹo nhiều màu sắc bắt mắt đến từ vô số thương hiệu chen nhau bày bán trên các kệ hàng. Đặc biệt, sự bát nháo của các loại bánh kẹo giả, nhái đã khiến người tiêu dùng hoang mang, lúng túng và không có cơ sở nhận biết được đâu là hàng chính hãng (hàng thật).

Đối với những sản phẩm bị làm giả, làm nhái, sẽ có sự khác biệt như tên gọi na ná với nhãn hiệu nổi tiếng hay kiểu dáng giống với phiên bản chính hãng nhất. Chính bởi sự na ná ấy đã khiến người tiêu dùng nhầm lẫn và khó phân biệt được là hàng giả. Ngoài ra, còn nhiều loại bánh, kẹo được dán với nhãn mác ghi sản xuất tại Thái Lan, Hàn Quốc, Indonesia… nhưng thực chất là được sản xuất ở những cơ sở không rõ nguồn gốc tại Trung Quốc.

Càng ngày những cơ sở làm hàng nhái, hàng giả càng có thủ đoạn tinh vi trong khâu thiết kế. Họ sao chép giống đến 90% rồi phân phối đến các cửa hàng với giá rẻ hơn. Không chỉ có người tiêu dùng bị đánh lừa mà thậm chí cơ quan chức năng cũng khó phát hiện. Những sản phẩm dán tem giả này rất đẹp, rất giống với hàng thật, người tiêu dùng không tinh ý thì không thể nào phân biệt được.

 Mẹo phân biệt bánh kẹo thật giả khi mua sắm ngày Tết
Mẹo phân biệt bánh kẹo thật giả khi mua sắm ngày Tết được nhiều người tìm hiểu

2. Tác hại của bánh kẹo giả với sức khỏe

Mứt kẹo không nguồn gốc, nhãn mác vẫn được bày bán tràn lan tại trên thị trường. Với lợi thế giá rẻ, đa dạng chủng loại, hình thức bắt mắt, các sản phẩm trôi nổi này vẫn được nhiều người tiêu dùng chọn mua. Tuy nhiên, những loại bánh kẹo này tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối không tốt đối với sức khỏe. Chúng có thể không gây ra các triệu chứng ngộ độc thực phẩm ngay lập tức, nhưng về lâu dài có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe mà ít ai ngờ tới. Bởi vậy, người tiêu dùng cần “bỏ túi” mẹo phân biệt bánh kẹo thật giả để chọn mua cho chính xác.

Tác hại đầu tiên, các loại bánh kẹo có màu sắc sặc sỡ là do sử dụng phẩm màu không đảm bảo. Phẩm màu gồm có loại tự nhiên và hóa học. Phẩm màu tự nhiên được chiết suất từ chất hữu cơ như củ, quả, lá… nên màu sắc thường không rực rỡ. Trong khi đó, phẩm màu hóa học thì ngược lại, chỉ cần dùng lượng ít là màu sắc đã rất sặc sỡ. Nếu chỉ bằng mắt thường thì khó có thể phân biệt đâu là phẩm màu hóa học, đâu là phẩm màu tự nhiên. Tuy nhiên, thực phẩm có màu càng rực rỡ thì nguy cơ dùng phẩm màu hóa học càng cao.

Thứ hai, mùi hương hay vị của bánh kẹo hàng giả, hàng nhái, dù có giống kẹo thật đến mấy, thì cũng không thể giống hệt như bánh kẹo thật. Cùng tạo ra một vị chua, vị ngọt nhưng khi sản xuất sử dụng thành phần chưa được cấp phép thì vẫn có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe như thường.

Ngoài ra, do quy trình sản xuất không kiểm soát chất lượng, không đảm bảo vệ sinh nên bánh kẹo giả có nguy cơ cao bị nhiễm kim loại nặng như aluminum, chì cũng như các vi khuẩn như Salmonella, E. coli và nhiều vi sinh vật có hại khác dẫn đến đe dọa đến sức khỏe người dùng.

Các chuyên gia cũng cho biết, trẻ em là đối tượng chịu ảnh hưởng nhiều nhất về ngộ độc thực phẩm do nhiễm khuẩn lẫn các hợp chất gây hại có trong thực phẩm kém chất lượng. Bởi vì hệ miễn dịch của trẻ nhỏ vẫn chưa được hoàn thiện nên rất non nớt, nhạy cảm.

Cụ thể, cơ quan quản lý thực phẩm của Anh đã từng cảnh báo về dị ứng liên quan đến bánh kẹo giả. Trẻ có tiền sử bị dị ứng, nếu ăn phải có thể dẫn đến các phản ứng dị ứng thực phẩm, nhẹ thì khó chịu, nổi mẩn đỏ, nặng thì phải nhập viện điều trị. Thường xuyên sử dụng bánh kẹo giả, nhái chứa thành phần không an toàn, về lâu dài có thể tiềm ẩn một bệnh nào đó tim mạch, dị ứng… Ngoài ra, nguy cơ nhiễm trùng E.coli từ bánh kẹo giả cũng có thể dẫn đến nhiều vấn đề có hại cho sức khỏe. Vì vậy, cần phải biết các mẹo phân biệt bánh kẹo thật giả để lựa chọn được hàng chất lượng.

3. Phân biệt bánh kẹo thật giả dựa vào các yếu tố nào?

Bánh kẹo giả được làm nhái một cách tinh vi, tuy nhiên nếu tinh ý người tiêu dùng vẫn có thể phân biệt một cách dễ dàng. Dưới đây là một số mẹo phân biệt bánh kẹo thật giả mà bạn có thể áp dụng khi đi mua sắm Tết nhé!

3.1. Phân biệt dựa vào tên thương hiệu

Để nhái các thương hiệu có tiếng mà không bị luật bản quyền, các sản phẩm hàng giả, hàng nhái sẽ có tên khác bánh kẹo thật 1- chữ cái, đọc na ná như nhau. Do vậy, trước khi mua bất kỳ loại sản phẩm nào bạn nên quan sát kỹ tên thương hiệu. Nếu thấy có lạ, hãy lên Google để kiểm tra lại tên có chính xác hay không.

Ví dụ: bánh thật COSY, bánh nhái là GOSY; bánh thật là DANISA, còn bánh giả là DARMISA; bánh thật tên Tipo, bánh nhái lại thành Tippo... Ngoài ra, tên của thương hiệu giả có thể phát âm giống với thương hiệu thật như “Choco-Pie” và “Choco Pai”, “Custas” và “Custard” hay “Alpenliebe” và “Annabella”.

3.2. Thông tin của nhà sản xuất

Bánh kẹo giả thường chỉ ghi địa chỉ cơ sở sản xuất chung chung, không có ngày sản xuất, hạn sử dụng cụ thể hay không có các thành phần nguyên liệu có trong bánh kẹo. Đây là điểm rất dễ nhận ra, nếu quan sát kỹ người tiêu dùng sẽ rất khó “mắc bẫy” mua phải hàng giả hàng nhái.

Theo khuyến cáo của Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế), khi chọn mua bánh kẹo Tết nên chọn loại có nhãn hiệu và địa chỉ rõ ràng, có giấy chứng nhận đảm bảo chất lượng của cơ quan chức năng. Nên mua hàng ở những đại lý, siêu thị, cửa hàng uy tín, không nên mua ở những sạp hàng ven đường với giá rẻ.

Xem thêm: Cách Bài Trí Mâm Bánh Kẹo Ngày Tết Và Những Loại Bánh Kẹo Tết Ngon Không Nên Bỏ Lỡ

Dựa vào tên gọi người dùng có thể phân biệt được hàng giả, hàng nhái
Dựa vào tên gọi người dùng có thể phân biệt được hàng giả, hàng nhái

3.3. Dựa vào bao bì, hình thức sản phẩm

Các cơ sở sản xuất hàng giả, hàng nhái ngày càng tinh vi, đầu tư bao bì rất đẹp, màu sắc tươi sáng, rõ nét, có nhiều sản phẩm giống đến 99% hàng chính hãng. Vì vậy, dựa vào bao bì sản phẩm là mẹo phân biệt bánh kẹo thật giả khó nhất. Tuy nhiên, vẫn có những mặt hàng màu sắc không giống hàng gốc, màu nhạt hơn hay quá sặc sỡ, các thông tin in mờ, không rõ ràng. Nếu để ý kỹ, bạn vẫn có thể phân biệt được.

- Nguồn gốc

Bánh kẹo làm giả, làm nhái thường ghi địa chỉ cơ sở sản xuất chung chung, không cụ thể. Trong khi đó, bánh kẹo chính hãng sẽ có địa chỉ rõ ràng, bánh kẹo nhập khẩu có thêm nhãn Tiếng Việt.

- Hạn sử dụng

Một trong những mẹo phân biệt bánh kẹo thật giả đơn giản nhất là dựa vào hạn sử dụng. Bánh kẹo giả, nhái có hạn sử dụng in mờ, không rõ nét, có dấu hiệu tẩy xóa, thậm chí không có hạn sử dụng.

- Hình thức bên trong

Đây là cách phân biệt rõ nhất hàng thật và hàng giả, chỉ nhìn qua là biết ngay. Hình thức và chất lượng bên trong hộp bánh kẹo giả vô cùng sơ sài. Ví dụ: Hộp bánh Danisa chính hãng bên trong gồm có nhiều loại khác nhau, mỗi loại được để ở ô riêng, còn bánh Damisa giả bên trong chỉ có duy nhất một loại bánh, sắp xếp hỗn loạn chung một khay.

Dựa vào tên gọi người dùng có thể phân biệt được hàng giả, hàng nhái

3.4. Kiểm tra tem chống hàng giả

Dựa vào tem chống hàng giả cũng là mẹo phân biệt bánh kẹo thật giả khi mua sắm Tết. Chỉ có hàng thật mới có tem chống hàng giả, còn hàng nhái chất lượng kém sẽ không dán tem này. Trong trường hợp tem giả, bạn cũng có thể nhận biết qua một số cách sau:

- Soi tia cực tím

Tem chống hàng giả là “thật” sẽ hiển thị đầy đủ thông tin của doanh nghiệp cũng như ký hiệu bảo an của Bộ Công an. Ngược lại, tem chống hàng giả “nhái” tem sẽ không hiển thị các thông tin này.

- Hơ nóng hoặc chà mạnh

Khi hơ nóng, loại tem chống hàng giả “thật” có màu sắc sẽ bị biến đổi đồng thời logo sẽ bị mất đi. Sau khi nguội, màu sắc và logo của tem trở về trạng thái bình thường. Ngược lại, tem chống hàng giả “nhái” khi hơ nóng thì logo vẫn hiển thị như lúc ban đầu.

- Quan sát ở nhiều góc khác nhau

Quan sát ở nhiều góc khác nhau cũng là mẹo phân biệt bánh kẹo thật giả. Khi nghiêng tem ở các góc độ khác nhau, tem thật sẽ có mã vạch phản quang, còn tem giả không có điều này. Với loại tem chống hàng giả 7 màu, người tiêu dùng có thể nhận biết bằng cách này mà không cần hơn nóng hay dùng đến tia cực tím.

- Màu sắc bánh kẹo

Các loại bánh, mứt có màu sắc lòe loẹt, tươi sáng thường là do sử dụng màu công nghiệp. Các cơ sở sản xuất hàng kém chất lượng, hàng giả, hàng nhái thường sử dụng phẩm màu, phụ gia để đánh lừa người tiêu dùng. Những chất này có giá thành rẻ, màu sắc không tự nhiên và chứa các chất độc hại cho sức khỏe. Vì vậy, mẹo phân biệt bánh kẹo thật giả là cần thận trọng với các loại có màu sắc rực rỡ, sắc sỡ.

Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, các loại bánh kẹo có màu sắc lòe loẹt là do sử dụng màu công nghiệp chứa nhiều kim loại nặng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người sử dụng.

Xem thêm: Cách Làm Bánh Chưng Gạo Lứt Ngon Như Bánh Chưng Truyền Thống, Ăn Thả Ga Không Lo Béo

Bánh kẹo giả thường có màu sắc sặc sỡ
Bánh kẹo giả thường có màu sắc sặc sỡ

4. Lưu ý để không mua phải bánh kẹo giả

- Nên chọn cửa hàng, siêu thị lớn, đáng tin cậy để mua bánh kẹo Tết.

- Mẹo phân biệt bánh kẹo thật giả là chọn sản phẩm của các thương hiệu nổi tiếng, uy tín trên thị trường.

- Chỉ mua các loại bánh kẹo có in hạn sử dụng, nơi sản xuất rõ ràng trên bao bì.

- Không chọn những sản phẩm giá rẻ, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không có tem thương hiệu.

- Không nên mua các giỏ quà gói sẵn ở những sạp hàng bên ngoài vì các sản phẩm này thường hết hạn sử dụng.

Trên đây là mẹo phân biệt bánh kẹo thật giả khi mua sắm Tết một cách chi tiết. Hy vọng những tip nhỏ này sẽ giúp bạn và gia đình có một cái Tết an lành, không mua phải hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng.