Vỏ tôm có canxi không? Sai lầm tai hại hầu như ai cũng từng mắc phải

Đóng góp bởi:   Jay Trịnh
Thứ Ba, 07/05/2024 12:54:00 +07:00
Biết được vỏ tôm có canxi không sẽ giúp bạn dễ dàng đưa ra quyết định đối với bộ phận này khi sơ chế nguyên liệu. Bên cạnh đó, các chuyên gia dinh dưỡng cũng sẽ gợi ý cách sử dụng thực phẩm này trong bữa ăn đảm bảo an toàn sức khỏe và cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.

1. Lợi ích của tôm đối với sức khỏe

Trước khi khám phá xem vỏ tôm có canxi không, bạn có thể biết được một số lợi ích của loại thực phẩm quen thuộc này qua thông tin dưới đây.

1.1. Hỗ trợ giảm cân

Tôm chứa ít calo nhưng giàu protein nạc và chất béo lành mạnh thích hợp sử dụng trong chế độ ăn kiêng. Thực phẩm có chứa protein sẽ giúp bạn cảm thấy no lâu hơn, hạn chế được việc ăn nhiều.

Tôm chứa ít calo giúp hỗ trợ giảm cân lành mạnh
Tôm chứa ít calo giúp hỗ trợ giảm cân lành mạnh

1.2. Thúc đẩy sức khỏe tim mạch

Tôm có chứa lượng lớn chất dinh dưỡng giúp thúc đẩy sức khỏe tim mạch như vitamin B12, Omega-3. Trong một số nghiên cứu chỉ ra rằng, việc kết hợp ăn các axit béo Omega-3 từ tôm làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch bởi nó có tính kháng viêm.

Hơn nữa, việc hấp thụ thiếu vitamin B12 có thể liên quan đến nồng độ homocysteine trong máu cao, tăng thêm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Do đó, thực phẩm giàu vitamin B12 có thể chống lại bệnh tim mạch.

1.3. Tốt cho não

Các chất dinh dưỡng trong tôm không chỉ tốt cho tim mà còn quan trọng đối với sức khỏe của não. Thực phẩm này giúp cung cấp nồng độ vitamin B12 và Omega-3 cho não giúp tăng cường sự phát triển trí tuệ ở trẻ em và các chức năng não khỏe mạnh ở người lớn.

Tôm sẽ giúp tăng cường trí não cho trẻ
Tôm sẽ giúp tăng cường trí não cho trẻ

1.4. Giàu chất dinh dưỡng tăng cường miễn dịch

Một số loại động vật có vỏ chứa nhiều kẽm tăng cường miễn dịch. Khoáng chất này cần thiết cho việc phát triển các tế bào tạo nên hệ thống phòng thủ miễn dịch của cơ thể.

Do đó, thường xuyên ăn động vật có vỏ như: hàu, nghêu, trai, tôm hùm và cua...sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng kẽm và chức năng miễn dịch tổng thể.

2. Vỏ tôm có canxi không?

Việc bổ sung tôm vào bữa cơm hàng ngày sẽ đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, lại có một số thông tin cho rằng ăn càng nhiều vỏ tôm càng bổ sung nhiều canxi cho cơ thể. Điều này dẫn đến nhiều quan niệm sai lầm về việc vỏ tôm có canxi không.

Theo nhiều chuyên gia cho biết, vỏ tôm gần như không có hoặc có rất ít canxi. Đa số hàm lượng canxi trong tôm đến từ phần thịt. Nếu ăn nhiều vỏ tôm có thể gây ra các phản ứng như ngộ độc, dị ứng,... Một số dấu hiệu thường thấy khi bạn bị dị ứng vỏ tôm như sau:

  • Nôn mửa kèm tiêu chảy

  • Đau dạ dày và bị chuột rút

  • Sưng cổ họng, lưỡi hoặc môi

  • Khó thở

Do đó với thắc mắc vỏ tôm có canxi không, câu trả lời là không.

Đáp án cho câu hỏi vỏ tôm có canxi không là không
Đáp án cho câu hỏi vỏ tôm có canxi không là không

3. Ăn vỏ tôm thế nào cho an toàn?

Dựa vào những phân tích trên, bạn sẽ có cái nhìn rõ hơn về việc ăn vỏ tôm có canxi không để dễ dàng đưa ra quyết định nên hay không nên ăn lớp vỏ này.

Không có quá nhiều sự khác biệt giữa việc ăn vỏ tôm đã chế biến và vỏ tôm tươi. Vậy nên bạn có thể sử dụng vỏ tôm để chế biến thành nhiều món ăn khác nhau tùy vào khẩu vị của bản thân. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý không nên ăn quá nhiều tôm để tránh việc tiêu thụ dinh dưỡng quá mức gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Ngoài ra, một số loại tôm có phần vỏ khá cứng gây khó khăn cho hệ tiêu hóa. Chính vì thế, bạn không nên ăn lớp vỏ này. Khi bổ sung thêm tôm vào thực đơn hàng ngày của trẻ để tăng cường canxi, bạn không nhất thiết phải để cả vỏ tôm. Điều này được lý giải bởi phần thịt tôm đã cung cấp đủ lượng dinh dưỡng cần thiết và đảm bảo.

Không nhất thiết phải để vỏ tôm khi chế biến món ăn từ nguyên liệu này
Không nhất thiết phải để vỏ tôm khi chế biến món ăn từ nguyên liệu này

Xem thêm: Chuyên Gia Khuyên Uống Gì Cho Mát Gan Hết Mụn? Mách Bạn Cách Trị Mụn Đơn Giản

4. Dấu hiệu cho thấy bạn đang bị dị ứng với vỏ tôm

Nếu bạn đã biết vỏ tôm có canxi không, bạn cũng nên tìm hiểu thêm những dấu hiệu nhận biết việc bị dị ứng vỏ tôm qua nội dung sau:

4.1. Những lưu ý khi ăn tôm

Ăn tôm sai cách có thể gây ra nhiều tác hại không tốt cho sức khỏe. Dưới đây là những điều lưu ý khi ăn tôm để tránh ảnh hưởng xấu:

  • Không ăn tôm chết: Tôm rất giàu histidine là thành phần chính tạo nên độ ngon. Tuy nhiên, khi tôm chết thì histidine bị vi khuẩn phân hủy thành histamine gây hại cho cơ thể. Đặc biệt là tôm chết để lâu sẽ tích tụ vi khuẩn, các chất độc hại khi ăn rất dễ bị ngộ độc.
  • Không ăn tôm sống: Nhiều người có quan điểm rằng chỉ khi ăn tôm sống mới cảm nhận được độ tươi và hấp thụ hết chất dinh dưỡng của tôm. Tuy nhiên nếu bạn ăn tôm mà không được nấu chín sẽ khiến sán, ấu trùng chui vào cơ thể gây bệnh cho người.
  • Không ăn tôm cùng thực phẩm giàu vitamin C: Sự kết hợp giữa tôm và rau củ quả chứa nhiều vitamin C có thể gây ngộ độc nghiêm trọng. Đối với trẻ em, nếu ăn tôm nên tránh cho trẻ ăn những thực phẩm giàu vitamin C sau khoảng 4 giờ.
  • Không ăn đầu tôm: Đầu tôm là nơi hấp thụ và chứa nhiều độc tố nhất, đồng thời nơi đây cũng tích tụ nhiều vi khuẩn, ký sinh trùng gây bệnh nên không thích hợp để sử dụng.

4.2. Những ai không nên ăn tôm?

Không chỉ quan tâm vỏ tôm có canxi không, bạn cần ghi nhớ một số đối tượng dưới đây nên cân nhắc việc ăn tôm để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe:

  • Người bị ho: Lớp vỏ và càng tôm dễ dàng mắc ở cổ họng của bạn dẫn đến tình trạng ngứa ngáy, thậm chí khiến bạn ho dai dẳng hơn.

  • Người bị đau mắt đỏ: Việc ăn tôm cũng giống như các loại hải sản khác sẽ làm cho tình trạng đau mắt trở nên trầm trọng hơn.

  • Người có hàm lượng cholesterol cao: Thịt tôm chứa nhiều cholesterol nên những ai có tiền sử bệnh tim mạch, bệnh máu nhiễm mỡ nên tránh tiêu thụ nhiều tôm trong chế độ ăn.

  • Người bị hen suyễn: Những ai đang mắc các bệnh về hô hấp như ho, hen suyễn thì nên cân nhắc việc ăn tôm vì hải sản này có thể gây kích ứng cho vùng họng.

  • Người bị yếu bụng: Thể trạng người bị yếu bụng thường nhạy cảm với các loại thực phẩm có tính hàn như tôm hay hải sản. Bởi đường ruột hoạt động khá nhạy với một số chất từ thịt tôm dễ gây ra đau bụng và tiêu chảy.

  • Người dị ứng hải sản: Nên cân nhắc khi ăn tôm vì rất dễ xuất hiện các nốt mẩn đỏ, nốt sưng gây khó chịu cho cơ thể.

Ăn tôm khiến tình trạng đau mắt đỏ trở nên nghiêm trọng hơn
Ăn tôm khiến tình trạng đau mắt đỏ trở nên nghiêm trọng hơn

4.3. Cách chọn tôm tươi, ngon, giàu dinh dưỡng

Để chọn được tôm tươi, ngon và giàu chất dinh dưỡng bạn nên chú ý các đặc điểm sau:

  • Quan sát chân tôm: Tôm tươi sẽ có phần chân trong suốt, dính chặt vào thân tôm. Phần chân tôm bị thâm đen, lỏng lẻo là tôm đã bị ươn.

  • Quan sát thân tôm và đầu tôm: Tôm tươi sẽ có phần thân hơi cong, căng thịt nhưng không bị to bất thường, các khớp trên thân vỏ vẫn cử động linh hoạt, không rời rạc. Đầu tôm và thân tôm dính chặt với nhau.

  • Quan sát đuôi tôm: Phần đuôi xếp lại với nhau chứng tỏ tôm vẫn tươi. Nếu đuôi bị xòe ra thì tôm đã bị tiêm nước làm cho mập mạp hơn.

  • Quan sát vỏ tôm: Vỏ tôm tươi trong suốt, cứng cáp và dính vào phần thịt.

4.4. Cách chế biến

Thịt tôm chứa nhiều khoáng chất, protein tốt cho sức khỏe. Ngoài ra, nó còn chứa nhiều i ốt tốt cho não bộ và tuyến giáp, chứa các axit béo omega 3 và omega 6, chất chống oxy hóa,...

Khi chế biến tôm, bạn nên tránh lạm dụng dầu, bơ, mỡ động vật có thể gây ra nhiều nguy hại cho sức khỏe. Cách chế biến tôm tốt nhất là luộc hoặc hấp để giữ nguyên giá trị dinh dưỡng. Người bị dị ứng hoặc không dung nạp tiêu hóa với tôm thì không nhất thiết phải tiêu thụ loại thực phẩm này.

4.5. Các bộ phận khác của tôm không nên ăn

Sau khi biết vỏ tôm có canxi không, bạn cũng nên tham khảo một số bộ phận khác của tôm không nên ăn như đầu, đường chỉ đen trên lưng tôm vì:

  • Đầu tôm: Bộ phận này chứa nhiều các kim loại nặng, chất thải gây hại cho sức khỏe con người, nhất là ở phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ. Độc tố của kim loại nặng như asen gây dị tật bẩm sinh ở thai nhi hoặc sảy thai, ngộ độc thực phẩm.

  • Đường chỉ đen trên lưng tôm: Đây chính là đường tiêu hóa của tôm. Nó không gây hại cho sức khỏe nhưng để tăng cường vệ sinh thực phẩm, bạn nên loại bỏ đường chỉ tôm khi chế biến và tiêu thụ.

4.6. Một số thực phẩm kỵ với tôm

Trong tôm có chứa lượng lớn canxi, axit béo omega và nhiều khoáng chất khác. Tuy nhiên, bạn không nên ăn tôm cùng với các thực phẩm sau vì có thể gây ra một số hợp chất không tốt cho sức khỏe như:

  • Các thực phẩm giàu vitamin C

  • Đậu nành

  • Đồ uống có cồn

  • Trái cây giàu axit tanic

  • Trà

  • Bí ngô

  • Bầu

  • Thịt gà và thịt lợn

Không ăn tôm kèm bí ngô vì có thể tạo ra chất không tốt cho sức khỏe
Không ăn tôm kèm bí ngô vì có thể tạo ra chất không tốt cho sức khỏe

4.7. Ăn tôm đồng hay tôm biển tốt hơn?

Theo nghiên cứu cho thấy lượng protein, vitamin và chất khoáng trong tôm đồng và tôm biển là tương đương nhau. Riêng canxi, trong tôm đồng có nhiều hơn tôm biển.

Hơn nữa, tôm đồng được cho là lành tính hơn tôm biển. Nguyên nhân là do môi trường sinh sống của tôm đồng là nước ngọt, ít có những sinh vật gây hại. Trong khi tôm biển sống ở ngoài đại dương có rất nhiều loại tảo độc, phù du có độc mà đây chính thức ăn của chúng. Vì thế, khi con người ăn những con tôm biển đó có thể dễ bị ngộ độc hoặc dị ứng.

Tôm đồng có lượng canxi cao hơn tôm biển
Tôm đồng có lượng canxi cao hơn tôm biển

5. Bật mí các loại thực phẩm giàu canxi khác

Ngoài việc tìm hiểu thông tin vỏ tôm có canxi không, bạn cũng có thể bổ sung thêm một số thực phẩm giàu canxi khác, bao gồm:

5.1. Sữa và các sản phẩm từ sữa

Sữa, phô mai, sữa chua và kem là những nguồn cung cấp canxi tốt nhất cho cơ thể. Một ly sữa chứa khoảng 300mg canxi sẽ giúp bạn bổ sung lượng canxi lớn cho cơ thể. Bạn nên uống sữa sau bữa ăn và tránh uống cùng với các loại thực phẩm chứa oxalic acid như cà chua, cải xoong, cải bắp và củ cải.

5.2. Các loại rau xanh

Rau cải, bông cải xanh, rau ngót, cải xoăn, bắp cải, bí đỏ,... đều là những nguồn canxi tốt. Tuy nhiên, các loại rau này chứa oxalate, một hợp chất gây ức chế hấp thu canxi, do đó bạn nên sử dụng chúng kết hợp với các nguồn canxi khác để tăng hiệu quả hấp thu.

Các loại rau xanh đều là nguồn cung cấp canxi tốt cho sức khỏe
Các loại rau xanh đều là nguồn cung cấp canxi tốt cho sức khỏe

5.3. Các loại đậu, hạt giàu khoáng chất

Đậu phụ, đậu đen, đậu hà lan, hạt chia, hạt lanh, hạnh nhân,... là những nguồn canxi tuyệt vời cho cơ thể. Ngoài ra, chúng còn chứa các chất dinh dưỡng khác như chất xơ, chất đạm và chất béo không bão hòa an toàn cho sức khỏe tim mạch.

Xem thêm: Tác Dụng Của Ớt Chuông Khi Ăn Sống - Cách Ăn Tốt Nhất Nhưng Nhiều Người Không Biết

Việc lý giải vỏ tôm có canxi không giúp bạn cân nhắc được những lợi ích và tác hại khi sử dụng thực phẩm này để đảm bảo cung cấp đủ các dưỡng chất cho cơ thể. Nếu bạn thích ăn vỏ tôm có thể khám phá thêm các cách chế biến món ăn ngon từ nguyên liệu này để nấu và thưởng thức.

Bài viết liên quan

Mẫu CV hot theo ngành nghề

Back to top

Job3s có thể giúp gì cho bạn?
chat