Bạn là ?
Trước khi tìm hiểu tác dụng của đậu đen, hãy cùng khám phá một số đặc điểm về loại hạt này.
Đậu đen thuộc họ nhà đậu, mọc nhiều ở các tỉnh miền Trung và trung du Bắc bộ. Ngoài cái tên đậu đen, nhiều người còn hay gọi là đậu rùa, vì lớp vỏ ngoài rất cứng. Có hai loại đậu đen là đậu đen xanh lòng và đậu đen trắng lòng. Thông thường, loại hạt này được thu hái vào tháng 5 - 6, sau đó đem rửa, phơi khô để sử dụng lâu dài.
Tại Việt Nam, đậu đen được dùng để chế biến nhiều món ăn như chè đậu đen, cháo đậu, nhân bánh trung thu, kem, bột ngũ cốc dinh dưỡng,... Không đơn thuần là thực phẩm thông thường, đậu đen còn chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Theo chuyên gia dinh dưỡng, trong 86g đậu đen nấu chín sẽ chứa một số thành phần sau:
Năng lượng | 114 kcal |
Chất béo | 0,46 g |
Chất đạm | 7,62 g |
Carbohydrate | 20,39 g |
Đường | 0,28 g |
Chất xơ | 7,5 g |
Canxi | 23 mg |
Magie | 60 mg |
Sắt | 1.8 mg |
Magie | 60 mg |
Kali | 305 mg |
Phốt pho | 120 mg |
Natri | 1 mg |
Thiamin | 0,21 mg |
Folate | 128 µg |
Niacin | 0,434 mg |
Vitamin K | 2,8 µg |
Ngoài ra, trong thành phần của đậu đen còn chứa một số dưỡng chất có lợi khác như kaempferol, saponin, quercetin,... tất cả đều thuộc nhóm chất chống oxy hóa.
Với bảng thành phần dinh dưỡng kể trên, không quá bất ngờ khi đậu đen sở hữu những tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe con người.
Trong đông y, đậu đen được coi là vị thuốc sở hữu nhiều công dụng chữa bệnh. Theo đó, đậu đen có khả năng hoạt huyết, kiện tỳ, giải độc, bổ thận, làm sáng mắt. Dùng đậu đen thường xuyên có thể kéo dài tuổi thọ, tăng cường đề kháng, rất có lợi cho cả trẻ em, người lớn tuổi và phụ nữ sau sinh. Dưới đây là một số tác dụng nổi bật của đậu đen:
Nghiên cứu cho thấy, hàm lượng chất chống oxy hóa trong đậu đen còn cao hơn gấp nhiều lần so với các loại quả mọng như việt quất, sơ ri, mâm xôi. Nhờ đó, đậu đen được xem là nguyên liệu làm đẹp được các chị em rất ưa chuộng. Đậu đen bảo vệ làn da khỏi các tác nhân xấu, từ đó giúp da đẹp lên trông thấy. Đặc biệt, các loại axit amin như arginine, isoleucine, leucine, valine,... trong đậu đen còn có tác dụng nuôi dưỡng da mịn màng, nâng tone, đẩy lùi sắc tố melanin gây thâm, nám da.
Hơn nữa, các chất vi lượng và đặc biệt là Isoflavone trong đậu đen còn giúp cải thiện nội tiết tố nữ. Kết hợp với đặc tính thanh nhiệt của đậu đen càng mang lại hiệu quả hơn trong việc giải độc, làm mát cơ thể, giúp làm đẹp da từ sâu bên trong.
Tác dụng của đậu đen còn thể hiện rõ ở một số bệnh nhân tiểu đường. Bằng cách bổ sung đậu đen trong thực đơn hàng ngày, kết quả của nhóm nghiên cứu này cho mức đường huyết thấp hơn nhóm không sử dụng. Không những vậy, đậu đen còn giúp cải thiện lượng đường trong máu, insulin và lipid ở người bệnh mắc tiểu đường loại 2.
Xem thêm: Những Thực Phẩm Tốt Cho Tóc Rụng Được Khuyên Dùng Bởi Chuyên Gia, Hiệu Quả 99%
Chất chống oxy hóa có trong đậu đen là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời cho các bệnh nhân mắc đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng do tuổi tác. Nghiên cứu của Viện Mắt Quốc gia Hoa Kỳ cho thấy, sử dụng chất chống oxy hóa liều cao có thể giảm tới 25% nguy cơ mắc bệnh thoái hóa điểm vàng và 19% tình trạng mất thị lực ở nhóm có nguy cơ cao.
Đậu đen là nguồn bổ sung chất xơ dồi dào, cùng với đó là lượng protein và các loại khoáng chất như kali, magie. Những thành phần này đều có lợi cho quá trình tiêu hóa và duy trì sức khỏe cho đường ruột. Chất xơ trong đậu đen có thể giúp nhuận tràng và giảm nguy cơ táo bón. Ngoài ra, đậu đen cũng cung cấp các chất chống oxy hóa và chất chống vi khuẩn, giúp bảo vệ đường ruột khỏi sự tấn công của các vi khuẩn gây hại.
Khi tìm hiểu tác dụng của đậu đen, bạn sẽ biết loại hạt này không chỉ tốt cho hệ tiêu hóa mà còn giúp bảo vệ tim mạch hiệu quả. Sở dĩ có những tác dụng này chính là nhờ vào khả năng kháng viêm, cũng như những thành phần dinh dưỡng có trong đậu đen như nhóm vitamin B, chất xơ, folate, kali. Trong đó, chất xơ trong đậu đen được cho là có khả năng giảm lượng cholesterol xấu trong máu, từ đó ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tim. Vitamin B6 và Folate có vai trò phá vỡ sự tích tụ của homocysteine. Một khi homocysteine hình thành nhiều trong cơ thể, nó có thể làm hỏng mạch máu, gây nhiều hệ lụy cho sức khỏe tim mạch.
Giảm cân là tác dụng của đậu đen mà chắc hẳn hội chị em rất quan tâm. Chất xơ có trong thực phẩm này được công nhận là yếu tố quan trọng giúp kiểm soát cân nặng cũng như thúc đẩy hoạt động của hệ tiêu hóa một cách trơn tru. Sử dụng đậu đen sẽ giúp bạn có cảm giác no và giảm sự thèm ăn. Từ đó làm giảm lượng calo nạp vào, hỗ trợ quá trình giảm cân hiệu quả.
Theo dõi bảng thành phần dinh dưỡng của đậu đen, bạn có thể thấy loại thực phẩm này chứa hàm lượng chất đạm và chất xơ rất cao. Ngoài ra, những hợp chất khác như đồng, kẽm, magie, canxi, sắt, phốt pho trong đậu đen cũng góp phần phòng ngừa các bệnh lý xương khớp và giữ cho cấu trúc xương chắc khỏe. Do đó, để phòng ngừa các bệnh lý xương khớp khi về già, bổ sung ngay đậu đen vào trong chế độ ăn uống hàng ngày là sự lựa chọn vô cùng sáng suốt.
Selen là một khoáng chất không dễ tìm trong các loại rau củ và trái cây nhưng lại chứa hàm lượng lớn trong đậu đen. Selen đóng vai trò quan trọng trong chức năng của enzyme gan, giúp thải các hắc tố gây ung thư trong cơ thể. Bên cạnh đó, selen cũng được chứng minh là có thể ngăn ngừa viêm và giảm nguy cơ hình thành khối u ác tính. Hơn nữa, việc hấp thu các loại thực phẩm giàu chất xơ như đậu đen cũng góp phần giảm nguy cơ các bệnh ung thư liên quan đến đường tiêu hóa, điển hình như ung thư đại tràng.
Bổ thận, cải thiện sức khỏe sinh lý là một trong những tác dụng của đậu đen mà bạn không thể bỏ qua. Đậu đen được Đông y quy thuộc hành thủy, có liên quan mật thiết tới tạng thận. Vì vậy, đậu đen là vị thuốc được sử dụng để chữa thận yếu, bổ thận rất tốt. Đặc biệt, trong đậu đen còn chứa một hoạt chất có tên gọi là molypden. Đây là một loại chất cực hiếm, rất ít có trong thực phẩm. Nhiều bằng chứng cho thấy Molypden có tác dụng làm giảm rối loạn cương dương và chứng bất lực. Bên cạnh đó, nó còn liên quan đến việc tăng ham muốn ở nam giới tuổi trung niên.
Những tác dụng của đậu đen là điều không thể bàn cãi nhưng để giúp cơ thể hấp thu tất cả lợi ích này, bạn nên chế biến và dùng đúng cách. Cụ thể như sau:
Chọn đậu đen: Không nên chọn loại quá to hay quá nhỏ, thay vào đó nên chọn hạt đậu có kích cỡ vừa phải, vỏ ngoài đen bóng, không có dấu hiệu của sâu bệnh. Khi cầm trên tay cảm thấy chắc ruột, dùng lực bóp mạnh vào hạt đậu không bị bẹp hay nghe tiếng kêu. Hạt đậu chất lượng khi ngửi sẽ có mùi đặc trưng riêng. Hiện nay trên thị trường có 2 loại đậu đen là đậu đen xanh lòng và đậu đen trắng lòng. Về cơ bản 2 loại đậu đen này có giá trị dinh dưỡng tương đương nhau nhưng ăn đậu đen xanh lòng thường ngon hơn.
Ngâm đậu đen: Trước khi chế biến, bạn cần ngâm đậu đen qua đêm để loại bỏ được hạt bị sâu hay lép. Đồng thời, bước sơ chế này cũng giúp đậu nhanh mềm và ngon hơn. Cách ngâm là rửa đậu đen, sau đó cho vào chậu nước, thời gian ngâm từ 8 - 12 tiếng. Trường hợp không có thời gian, bạn có thể ngâm nước ấm 4 - 6 tiếng là được.
Rang đậu đen: Thực hiện thao tác này trên chảo chống dính với nhiệt vừa phải. Trong quá trình rang, bạn cần đảo liên tục để tránh đậu đen bị cháy. Khi đậu đen chuyển sang màu sáng hơn và có mùi thơm thì có thể tắt bếp.
Nấu đậu đen: Chuẩn bị 1 lít nước lọc, đun sôi, sau đó cho đậu đã rang vào. Vì đậu đã được ngâm qua đêm nên bạn chỉ cần đun trong 10 phút, sau đó tắt bếp, đậy vung và ủ trong vòng 20 phút.
Lọc lấy nước đậu: Dùng rây để lọc bỏ xác đậu, giữ lại phần nước. Khi nước nguội, bạn đóng nước đậu vào chai rồi bảo quản trong tủ lạnh để dùng dần. Lưu ý, không bảo quản nước đậu đen ở nhiệt độ phòng. Bởi điều này có thể khiến nước đậu bị thiu, gây đau bụng khi uống.
Xem thêm: Điểm Danh Các Món Ngon Từ Mực Khiến Bạn Đánh Bay Cả Nồi Cơm
Bài viết trên đã giúp bạn khám phá một số tác dụng của đậu đen và cách sử dụng tốt nhất. Để có một sức khỏe tốt, ngoài việc sử dụng đậu đen, bạn đừng quên thực hiện lối sống khoa học, lành mạnh, ăn uống đủ chất và tập luyện thể thao phù hợp.
Những đặc sản Đà Nẵng gây thương nhớ, gói trọn dư vị của dải đất miền Trung
9 tác dụng của đậu đen đối với sức khỏe - Bất ngờ ở điều số 4
Uống nước lá đinh lăng hàng ngày có tốt không? Những người này cấm kỵ sử dụng
Vỏ tôm có canxi không? Sai lầm tai hại hầu như ai cũng từng mắc phải
Ăn trứng nhiều có tốt không? Những tác hại khôn lường nhiều người thường chủ quan
Cách uống hoa đu đủ đực khô tốt nhất cho sức khỏe: Chớ phạm sai lầm này
Bầu 4 tháng ăn đu đủ xanh được không? Lưu ý điều này để thai nhi luôn khỏe mạnh
Nên uống bao nhiêu viên dầu cá mỗi ngày và những lưu ý cần biết
Mách bạn cách nấu lẩu gà thập cẩm ngon nhất, làm đầu bếp tại gia thật dễ
Thiếu máu chóng mặt nên uống thuốc gì và cách phòng ngừa?
Mẫu CV hot theo ngành nghề