Đóng góp bởi: CEO Tony Vũ
Ngày xuất bản: Chủ Nhật, 12/05/2024 23:30:00 +07:00 Theo dõi Job3s trên Job3s Google News
1 lượt xem
5 phút đọc

Hiệu trưởng là công chức hay viên chức? Giải đáp chi tiết

Hiệu trưởng là công chức hay viên chức? Hiệu trưởng chính thức được xếp vào nhóm viên chức - viên chức quản trị, không phải là công chức, được cấp có thẩm quyền bổ nhiệm giữ vị trí quản lý trường học. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn phân biệt rõ vị trí, chức năng của vị trí quan trọng này trong hệ thống giáo dục.

1. Hiệu trưởng trường học là gì?

Trước khi xác định hiệu trưởng là công chức hay viên chức, hãy xem xét những thông tin chi tiết về chức vụ hiệu trưởng trường học. Vậy hiệu trưởng trường học là gì?

Theo Wikipedia, khái niệm hiệu trưởng còn được gọi là Chủ tịch trường (tiếng Anh là President), là lãnh đạo của một trường học, thường đứng đầu về các công tác điều hành hoặc nghi lễ của trường học.

Theo căn cứ của khoản 1,2 Điều 56 Luật Giáo dục năm 2019 quy định về khái niệm của hiệu trưởng như sau:

"1. Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm quản lý, điều hành các hoạt động của nhà trường, do cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm hoặc công nhận.

2. Hiệu trưởng trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân phải được đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý trường học và đạt chuẩn hiệu trưởng."

Như vậy, là người đứng đầu của trường học nên hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm về các hoạt động của trường như xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển nhà trường; lập kế hoạch và tổ chức thực hiện các kế hoạch dạy học, giáo dục; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện các hoạt động trước Hội đồng nhà trường và các cấp có thẩm quyền, quản lý đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của cơ quan quản lý giáo dục,...

Quy định về tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền hạn của hiệu trưởng cùng với các thủ tục, quy trình bổ nhiệm hiệu trưởng cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông. Vậy hiệu trưởng là công chức hay viên chức?

Hiệu trưởng trường học là người lãnh đạo của một trường học
Hiệu trưởng trường học là người lãnh đạo của một trường học (nguồn internet)

>>Xem thêm: Giáo Viên Là Công Chức Hay Viên Chức? Từ A-Z Thông Tin Về Nghề Giáo Viên Trong Biên Chế Nhà Nước

2. Hiệu trưởng là công chức hay viên chức?

Hiệu trưởng là công chức hay viên chức? Theo quy định, có thể xác định hiệu trưởng của các trường công lập được xem là viên chức quản lý. Nếu trong trường hợp hiệu trưởng của trường học tư thục làm việc theo hợp đồng lao động thì được xem là người lao động.

Để hiểu hơn về việc phân loại này, bạn có thể tìm hiểu kỹ hơn về 2 khái niệm công chức và viên chức:

*Về công chức:

Tính từ ngày 1/07/2020, hiệu trưởng tại các trường công lập không còn là công chức.

Thời gian trước tháng 7 năm 2020, căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Luật cán bộ, công chức được ban hành năm 2008, công chức bao gồm cả những người được tuyển dụng hoặc bổ nhiệm làm lãnh đạo, quản lý cho các đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội.

Tuy nhiên, vào năm 2019 sau khi Luật sửa đổi Luật cán bộ, được ban hành và chính thức có hiệu lực từ ngày 01/07/2020, định nghĩa về công chức đã được điều chỉnh t, thay đổi và bổ sung. Theo đó, các đối tượng như quản lý lãnh đạo đang làm việc cho các đơn vị sự nghiệp công lập sẽ không được tính là công chức.

Cũng theo quy định mới này, Hiệu trưởng tại các trường công lập hiện nay sẽ không còn được tính là công chức.

*Về viên chức:

Căn cứ theo Điều 2 Luật Viên chức 2010 nhận định viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại các đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ có hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

Cũng căn cứ theo Luật Viên chức năm 2010 tại khoản 1 Điều 3 nhận định viên chức quản lý là người được bổ nhiệm để giữ các chức vụ quản lý có thời hạn, chịu trách nhiệm điều hành, tổ chức thực hiện một hoặc một số cá công việc của đơn vị sự nghiệp công lập nhưng không phải là công chức và được hưởng phụ cấp của chức vụ quản lý.

Để xác định hiệu trưởng là công chức hay viên chức cần hiểu rõ công chức và viên chức
Để xác định hiệu trưởng là công chức hay viên chức cần phân biệt được công chức và viên chức

>>Xem thêm: Công Chức Là Gì? Phân Biệt Giữa Cán Bộ Và Công Chức Rõ Nhất

3. Điều kiện nào để trở thành hiệu trưởng trường THCS, THPT?

Sau khi xác định được chính xác hiệu trưởng là công chức hay viên chức, nếu muốn trở thành hiệu trưởng của trường THCS, THPT cần có được những điều kiện cần thiết.

Theo đó, căn cứ vào khoản 3 Điều 11 Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT, người được bổ nhiệm làm hiệu trưởng đối với trường công lập hoặc công nhận làm hiệu trưởng đối với trường tư thục phải đạt được các tiêu chuẩn dưới đây:

Điều kiện về trình độ đào tạo và thời gian công tác:

  • Cần phải đạt được trình độ chuẩn đào tạo của nhà giáo theo quy định của Luật Giáo dục đối với cấp học, đạt trình độ chuẩn đã được đào tạo ở cấp học cao nhất đối với trường phổ thông có nhiều cấp học và đã dạy học ít nhất 05 năm (hoặc 04 năm đối với miền núi, vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn) tại cấp học đó.
  • Đối với hiệu trưởng trường THPT phải đạt tiêu chuẩn về quy định tại chuẩn hiệu trưởng trường THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học theo quy định chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

Về nhiệm kỳ của hiệu trưởng trường học:

Căn cứ theo điểm c khoản 3 Điều 11 Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT có quy định như sau: Nhiệm kỳ của hiệu trưởng trường trung học là 5 năm. Sau mỗi năm học, hiệu trưởng sẽ được viên chức, nhân viên trong trường góp ý và đánh giá theo quy định. Một hiệu trưởng công tác tại một trường trung học công lập không quá 1 nhiệm kỳ liên tiếp.

Sau khi xác định hiệu trưởng là công chức hay viên chức, bạn cần nắm được quy trình bổ nhiệm hiệu trưởng
Sau khi xác định hiệu trưởng là công chức hay viên chức, bạn cần nắm được quy trình bổ nhiệm hiệu trưởng (nguồn internet)

4. Quy trình đánh giá hiệu trưởng trường học cuối năm

Bên cạnh việc xác định hiệu trưởng là công chức hay viên chức, bạn cũng cần nắm bắt về quy trình đánh giá hiệu trưởng trường học cuối năm. Việc đánh giá này được căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Quy trình ban hành kèm theo Thông tư 14/2018/TT-BGDĐT như sau:

"Quy trình đánh giá và xếp loại kết quả đánh giá theo chuẩn hiệu trưởng

1. Quy trình đánh giá

a) Hiệu trưởng tự đánh giá theo chuẩn hiệu trưởng;

b) Nhà trường tổ chức lấy ý kiến giáo viên, nhân viên trong trường đối với hiệu trưởng theo chuẩn hiệu trưởng;

c) Thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp thực hiện đánh giá và thông báo kết quả đánh giá hiệu trưởng theo chuẩn hiệu trưởng trên cơ sở kết quả tự đánh giá của hiệu trưởng, ý kiến của giáo viên, nhân viên và thực tiễn thực hiện nhiệm vụ của hiệu trưởng thông qua các minh chứng xác thực, phù hợp."

Như vậy, tóm gọn lại việc đánh giá hiệu trưởng cuối năm sẽ được thực hiện theo quy trình sau:

  • Bước 1: Hiệu trưởng của trường sẽ tự đánh giá cuối năm dựa trên chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông.

  • Bước 2: Thực hiện các công tác lấy ý kiến của giáo viên, nhân viên trong trường đối với hiệu trưởng.

  • Bước 3: Thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp đánh giá và thông báo kết quả đánh giá hiệu trưởng theo chuẩn hiệu trưởng.

Đánh giá hiệu trưởng trường học cuối năm là một quy trình quan trọng
Đánh giá hiệu trưởng trường học cuối năm là một quy trình quan trọng

Như vậy, viên chức quản lý là câu trả lời cho băn khoăn hiệu trường là công chức hay viên chức. Sau khi được bổ nhiệm, hiệu trưởng sẽ phải ký hợp đồng làm việc xác định thời hạn, khi đó nhiệm kỳ của hiệu trường sẽ theo hợp đồng làm việc hoặc theo nhiệm kỳ. Khi hết kỳ hạn, hiệu trưởng vẫn phải ký tiếp hợp đồng có thời hạn mới theo quy định về chế độ làm việc theo quy định của pháp luật hiện hành

Mẫu CV hot theo ngành nghề