5 cách nấu cháo gạo lứt huyết rồng giàu dinh dưỡng team healthy đừng bỏ lỡ

Đóng góp bởi:   Jay Trịnh
Thứ Sáu, 05/01/2024 16:15:00 +07:00
Cách nấu cháo gạo lứt huyết rồng rất đơn giản. Chỉ cần chọn loại gạo huyết rồng ngon, kết hợp các loại rau củ quả là bạn có thể chế biến ra món cháo đầy dinh dưỡng. Học ngay cách chế biến cháo gạo lứt huyết rồng siêu ngon dưới đây để vào bếp cho cả nhà cùng thưởng thức.

1. Giá trị dinh dưỡng trong cháo gạo lứt huyết rồng

Cháo gạo lứt huyết rồng là một món ăn ngon và bổ dưỡng cho cả người lớn, trẻ em. Cách nấu cháo gạo lứt huyết rồng rất đơn giản nhưng hàm lượng dinh dưỡng có trong đó lại rất cao. Vì vậy đây là món cháo được rất nhiều người yêu thích.

Hàm lượng dinh dưỡng có trong 100g cháo gạo lứt huyết rồng:

  • Carbohydrates: Khoảng 40 - 50g

  • Protein: Khoảng 6 - 8g

  • Chất : Khoảng 2 - 3g

  • Vitamin và khoáng chất: Vitamin B1, Vitamin B3, Vitamin B6 và các khoáng chất như sắt, zinC,...

2. Công dụng tuyệt vời của cháo gạo lứt huyết rồng

Món cháo gạo lứt huyết rồng, dinh dưỡng cho cả nhà
Món cháo gạo lứt huyết rồng, dinh dưỡng cho cả nhà

Dưới đây là các công dụng tuyệt vời của món cháo gạo lứt huyết rồng:

2.1. Cháo gạo lứt giúp giảm cân

Cháo gạo lứt huyết rồng có công dụng giảm cân hiệu quả bởi:

  • Gạo lứt huyết rồng giữ lại lớp cám và vỏ hạt có chứa nhiều chất xơ. Chất xơ giúp người ăn có cảm giác no lâu hơn và hỗ trợ quá trình tiêu hóa, giúp kiểm soát cảm giác đói và ổn định đường huyết, góp phần vào quá trình giảm cân.

  • Lượng calo có trong gạo lứt huyết rồng thấp

Như vậy, bạn có thể áp dụng cách nấu cháo gạo lứt huyết rồng để ăn, vừa giảm cân vừa cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.

2.2. Tăng cường sự trao đổi chất

Ngoài ra, cháo gạo lứt huyết rồng còn có công dụng tăng cường sự trao đổi chất trong cơ thể. Vì cháo gạo lứt huyết rồng có hàm lượng chất xơ cao, hỗ trợ trao đổi chất và cân bằng đường huyết. Bên cạnh đó, gạo lứt huyết rồng là thực phẩm nguyên chất và ít xử lý hoá chất hơn nên cũng không gây hại cho sức khỏe người sử dụng.

2.3. Kiểm soát lượng đường trong máu

Hàm lượng chất xơ trong cháo gạo lứt huyết rồng cao. Chất xơ giúp kiểm soát đường huyết bằng cách làm chậm quá trình hấp thụ đường từ thức ăn vào máu. Hơn nữa, cháo gạo lứt huyết rồng là món ăn giàu chất dinh dưỡng, cung cấp năng lượng ổn định cho cơ thể trong thời gian dài. Từ đó cũng giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả.

2.4. Giúp răng và xương chắc khỏe

Hàm lượng vitamin D có trong cháo gạo lứt huyết rồng tương đối cao, giúp cơ thể hấp thụ canxi tốt. Từ đó giúp răng và xương chắc khoẻ hơn. Bên cạnh đó, cháo gạo lứt huyết rồng còn chứa hàm lượng phosphorus cao, giúp cải thiện răng và xương.

Tuy nhiên, để đảm bảo các chất dinh dưỡng không bị mất đi, bạn cần biết cách nấu cháo gạo lứt huyết rồng đúng cách.

3. Gợi ý 5 cách nấu cháo gạo lứt huyết rồng thơm ngon, bổ dưỡng

Là 1 tín đồ theo đuổi lối sống healthy - ăn uống lành mạnh bạn nhất định đừng bỏ lỡ 5 cách nấu cháo gạo lứt huyết rồng ngay sau đây nhé.

3.1. Cách nấu cháo gạo lứt huyết rồng với tôm, cà rốt

Cách nấu cháo gạo lứt huyết rồng với tôm, cà rốt thơm ngon, bổ dưỡng
Cách nấu cháo gạo lứt huyết rồng với tôm, cà rốt thơm ngon, bổ dưỡng

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • Gạo lứt huyết rồng: Khoảng 100g

  • Tôm tươi: Khoảng 200g

  • Cà rốt: 1 củ

  • Gia vị: Muối, nước mắm, tiêu, dầu ăn

Cách nấu cháo gạo lứt huyết rồng với tôm, cà rốt thơm ngon:

  • Bước 1: Vo sạch gạo lứt huyết rồng rồi ngâm gạo trong nước ấm khoảng 60 phút cho gạo nở mềm

  • Bước 2: Trong thời gian ngâm gạo lứt huyết rồng, làm sạch tôm, bỏ vỏ, có thể cắt miếng nhỏ hoặc băm nhuyễn. Sau đó ướp tôm với tiêu, muối và tỏi băm

  • Bước 3: Cà rốt cạo vỏ, thái hạt lựu hoặc tỉa hình bông hoa để tăng tính thẩm mỹ

  • Bước 4: Bắc một cái nồi lớn lên bếp, cho phần gạo đã ngâm và đổ nước vào nồi. Sau đó đun sôi cho đến khi gạo nở mềm và có độ dẻo

  • Bước 5: Cho một cái chảo lên bếp. Đổ dầu ăn vào và đợi sôi, sau đó cho phần tôm với cà rốt đã sơ chế vào đảo đều cho đến khi tôm chín

  • Bước 6: Đợi cháo gạo lứt huyết rồng chín, sau đó cho phần hỗn hợp tôm, cà rốt đã xào vào

  • Bước 7: Đợi cháo sôi lại, sau đó nêm nếm gia vị vừa ăn và tắt bếp. Có thể thêm rau mùi vào để cháo thơm ngon hơn

Xem thêm: Tổng hợp 7 cách nấu cháo dinh dưỡng cho bé 8 tháng tuổi mau lớn

3.2. Cách nấu cháo gạo lứt huyết rồng trứng gà

Cách nấu cháo gạo lứt huyết rồng với trứng gà đơn giản
Cách nấu cháo gạo lứt huyết rồng với trứng gà đơn giản

Cách nấu cháo gạo lứt huyết rồng với trứng gà cũng được nhiều người áp dụng bởi cách thực hiện đơn giản.

Nguyên liệu:

  • Gạo lứt huyết rồng: Khoảng 100g

  • Lòng đỏ trứng gà: 3 cái

  • Gia vị: Muối, nước mắm, tiêu, dầu ăn

  • Rau thơm, hành, ngò

Cách nấu cháo gạo lứt huyết rồng với trứng gà:

  • Bước 1: Vo sạch gạo lứt huyết rồng rồi ngâm gạo trong nước ấm khoảng 60 phút cho gạo nở mềm

  • Bước 2: Vớt gạo lứt huyết rồng ra, để ráo nước. Sau đó bắc một cái chảo lớn lên bếp để rang gạo lứt huyết rồng cho đến khi gạo chín

  • Bước 3: Đổ phần gạo lứt huyết rồng đã rang vào trong một nồi nước. Sau đó đun sôi cho đến khi gạo nở và có độ dẻo nhất định

  • Bước 4: Cho phần lòng đỏ trứng gà vào một cái tô, dùng đũa khuấy đều

  • Bước 5: Cho trứng từ từ vào nồi cháo gạo lứt huyết rồng và liên tục khuấy đều

  • Bước 6: Đợi cháo sôi lại, sau đó nêm nếm gia vị vừa ăn và tắt bếp. Thêm rau mùi vào để dậy mùi thơm và kích thích vị giác.

3.3. Cách nấu cháo gạo lứt huyết rồng nấm rơm, củ cải trắng

Cách nấu cháo gạo lứt huyết rồng với nấm, chay mặn đều dùng được
Cách nấu cháo gạo lứt huyết rồng với nấm, chay mặn đều dùng được

Thêm một cách nấu cháo gạo lứt huyết rồng đó là kết hợp với nấm rơm và củ cải trắng. Đây là món ăn phù hợp với những người giảm cân.

Nguyên liệu:

  • Gạo lứt huyết rồng: Khoảng 100g

  • Nấm rơm: 100g

  • Củ cải trắng: 1 củ

  • Cà rốt: 1 củ

  • Gia vị: Muối, nước mắm, tiêu, dầu ăn

  • Rau thơm, hành, ngò

Cách nấu cháo gạo lứt huyết rồng với nấm rơm, củ cải trắng:

  • Bước 1: Vo sạch gạo lứt huyết rồng rồi ngâm gạo trong nước ấm khoảng 60 phút cho gạo nở mềm

  • Bước 2: Vớt gạo lứt huyết rồng ra, để ráo nước. Sau đó bắc một cái chảo lớn lên bếp để rang gạo lứt huyết rồng cho đến khi gạo chín

  • Bước 3: Đổ phần gạo lứt huyết rồng đã rang vào trong một nồi nước. Sau đó đun sôi cho đến khi gạo nở và có độ dẻo nhất định

  • Bước 4: Trong thời gian đợi cháo chín, rửa nấm rơm, sau đó cắt đôi hoặc thái hạt lựu

  • Bước 5: Phần cà rốt với củ cải có thể cắt miếng vừa ăn hoặc thái hạt lựu đều được

  • Bước 6: Đợi cháo chín, cho toàn bộ phần rau củ đã chuẩn bị vào và tiếp tục nấu mềm

  • Bước 7: Khi cháo dậy mùi thơm, nêm nếm gia vị và tắt bếp. Như vậy là bạn đã có món cháo gạo lứt huyết rồng thơm ngon và bổ dưỡng.

3.4. Cách nấu cháo gạo lứt huyết rồng cho người tiểu đường

Với những người bị bệnh tiểu đường thì cần chú trọng trong việc lên thực đơn hàng ngày và chế biến món ăn. Cháo gạo lứt huyết rồng là món ăn phù hợp với người tiểu đường nhưng phải nấu đúng cách và nêm nếm gia vị phù hợp.

Nguyên liệu:

  • Gạo lứt: Khoảng 100g

  • Rau, củ, quả tuỳ chọn như cà rốt, khoai tây, các loại đậu

  • Gia vị: Muối, nước mắm, tiêu, dầu ăn

  • Rau thơm, hành, ngò

Cách nấu:

  • Bước 1: Vo sạch gạo lứt huyết rồng rồi ngâm gạo trong nước ấm khoảng 60 phút cho gạo nở mềm

  • Bước 2: Vớt gạo lứt huyết rồng ra, để ráo nước. Có thể rang gạo lứt huyết rồng trước khi nấu để gạo thơm và nhanh chín hơn

  • Bước 3: Đổ phần gạo lứt huyết rồng đã rang vào trong một nồi nước. Sau đó đun sôi cho đến khi gạo nở và dẻo

  • Bước 4: Cho phần rau, củ, quả đã chuẩn bị vào nấu chung. Với người tiểu đường thì bạn nên ưu tiên nhiều rau, củ để điều hòa lượng đường huyết trong máu

  • Bước 5: Nêm nếm gia vị cho cháo gạo lứt huyết rồng. Không nên nêm quá mặn vì nó không tốt cho người bị tiểu đường

Nếu bị tiểu đường, bạn không nên ăn quá no. Thay vào đó, nên chia nhỏ cháo gạo lứt huyết rồng và ăn thành nhiều bữa trong ngày.

3.5. Cách nấu cháo gạo lứt huyết rồng hạt sen

Cách nấu cháo gạo lứt huyết rồng hạt sen
Cách nấu cháo gạo lứt huyết rồng hạt sen

Cách nấu cháo gạo lứt huyết rồng với hạt sen khá dễ thực hiện. Đây là món ăn rất tốt cho trẻ em và người già.

Nguyên liệu:

  • Gạo lứt huyết rồng: 100g

  • Hạt sen: Khoảng 50g

  • Rau, củ, quả

  • Gia vị: Muối, nước mắm, tiêu, dầu ăn

  • Rau thơm, hành, ngò

Cách nấu:

  • Bước 1: Ngâm gạo lứt huyết rồng với nước ấm trong khoảng 45 - 60 phút để loại bỏ tạp chất và giúp gạo mềm, nấu nhanh chín hơn

  • Bước 2: Vo lại thật sạch. Sau đó cho vào nồi và thêm nước vào

  • Bước 3: Đun sôi cháo gạo lứt huyết rồng cho đến khi gạo nở, có độ dẻo

  • Bước 4: Tiếp tục cho hạt sen và rau củ quả vào hầm thêm trong 20 - 25 phút

  • Bước 5: Khi các nguyên liệu đã chín mềm, nêm nếm gia vị cho vừa ăn

Xem thêm: 4 cách nấu cháo sườn non ngon, già trẻ lớn bé đều thích

4. Mẹo nấu cháo gạo lứt huyết rồng nhanh nhừ

Dưới đây là vài bí quyết nấu cháo gạo lứt huyết rồng nhanh nhừ mà bạn có thể áp dụng:

  • Ngâm gạo lứt huyết rồng với nước ấm trước khi nấu khoảng 45 - 60 phút sẽ giúp gạo nhanh mềm hơn

  • Nấu cháo gạo lứt huyết rồng trong nồi áp suất sẽ giảm thời gian nấu đáng kể. Sau khi nước sôi, bạn có thể giảm áp suất và để nấu trong khoảng 10-15 phút

  • Tỷ lệ nước và gạo phù hợp. Tránh tình trạng nước cạn mà gạo vẫn chưa chín

5. Một số câu hỏi thường gặp

Dự định nấu món ăn này nhưng còn băn khoăn nhiều điều thì bạn có thể tham khảo các câu hỏi và lời giải đáp thắc mắc xoay quanh món ăn này để sớm có quyết định cho riêng mình:

5.1. Cháo gạo lứt huyết rồng bé ăn có tốt không?

Cháo gạo lứt huyết rồng là món ăn dinh dưỡng cho bà bầu, trẻ em
Cháo gạo lứt huyết rồng là món ăn dinh dưỡng cho bà bầu

Cháo gạo lứt huyết rồng là món ăn dinh dưỡng cho trẻ em. Gạo lứt chứa nhiều chất dinh dưỡng hữu ích như canxi, sắt, vitamin B, chất xơ và nhiều khoáng chất khác. Đây là các chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ nhỏ.

Bên cạnh đó, gạo lứt huyết rồng không chứa gluten nên đây là lựa chọn an toàn cho những bạn nhỏ có nguy cơ dị ứng gluten hoặc celiac. Cháo gạo lứt huyết rồng cũng dễ tiêu hoá và không gây đầy bụng nên được nhiều phụ huynh ưu tiên lựa chọn.

5.2. Bà bầu có nên ăn cháo gạo lứt huyết rồng không?

Gạo lứt huyết rồng chứa nhiều chất dinh dưỡng như canxi, sắt, vitamin B, chất xơ và khoáng chất khác, cung cấp nhiều dưỡng chất quan trọng cho sự phát triển của thai nhi.

Ngoài ra, hàm lượng chất xơ trong gạo lứt huyết rồng giúp kiểm soát đường huyết và hỗ trợ hệ tiêu hóa, mang lại lợi ích lớn trong thời kỳ mang thai khi mức đường huyết thường biến động.

Đặc biệt, cháo gạo lứt huyết rồng có chất lượng nhẹ và dễ tiêu hóa, có thể giúp giảm cảm giác buồn nôn hoặc khó tiêu hóa mà một số phụ nữ mang thai có thể gặp. Do đó, bà bầu có thể lựa chọn cháo gạo lứt huyết rồng cho thực đơn của mình trong suốt thai kỳ.

5.3. Cháo gạo lứt huyết rồng nấu bao lâu?

Tuỳ theo phương pháp nấu mà thời gian nấu cháo gạo lứt huyết rồng cũng khác nhau. Cụ thể:

  • Nấu cháo gạo lứt huyết rồng bằng nồi thường: Nấu trong khoảng 40 - 45 phút

  • Nấu cháo gạo lứt huyết rồng bằng nồi cơm điện hoặc nồi áp suất: Nấu trong khoảng 25 - 30 phút

Nếu muốn rút ngắn thời gian, bạn có thể áp dụng cách nấu cháo gạo lứt huyết rồng bằng nồi áp suất hoặc nồi cơm điện.

Cách nấu cháo gạo lứt huyết rồng rất đơn giản và nhanh chóng, giúp bổ sung dinh dưỡng cho bữa ăn hàng ngày. Cùng vào bếp ngay để thực hiện món cháo bổ dưỡng này để chiêu đãi cả gia đình nhé.

Bài viết liên quan
Uống nước lá đinh lăng hàng ngày có tốt không? Những người này cấm kỵ sử dụng

Uống nước lá đinh lăng hàng ngày có tốt không? Những người này cấm kỵ sử dụng

Uống nước lá đinh lăng hàng ngày có tốt không là một trong những vấn đề quan trọng được nhiều người dùng đặt ra. Mặc dù loại lá này có chứa khá nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể nhưng nếu lạm dụng quá nhiều sẽ gây nên một số tác hại cho sức khỏe. Do đó, bạn cần nắm rõ những lưu ý khi sử dụng loại nước uống này.
Xem thêm »
Vỏ tôm có canxi không? Sai lầm tai hại hầu như ai cũng từng mắc phải

Vỏ tôm có canxi không? Sai lầm tai hại hầu như ai cũng từng mắc phải

Biết được vỏ tôm có canxi không sẽ giúp bạn dễ dàng đưa ra quyết định đối với bộ phận này khi sơ chế nguyên liệu. Bên cạnh đó, các chuyên gia dinh dưỡng cũng sẽ gợi ý cách sử dụng thực phẩm này trong bữa ăn đảm bảo an toàn sức khỏe và cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Xem thêm »
Ăn trứng nhiều có tốt không? Những tác hại khôn lường nhiều người thường chủ quan

Ăn trứng nhiều có tốt không? Những tác hại khôn lường nhiều người thường chủ quan

Giải đáp thắc mắc ăn trứng nhiều có tốt không là điều cần thiết để xây dựng cho bạn một thói quen ăn uống lành mạnh, đầy đủ dưỡng chất. Việc nắm rõ được thông tin này cũng giúp bạn cân bằng dinh dưỡng cho cơ thể và tránh được các tác hại không tốt cho sức khỏe khi sử dụng quá nhiều thực phẩm này.
Xem thêm »
Cách uống hoa đu đủ đực khô tốt nhất cho sức khỏe: Chớ phạm sai lầm này

Cách uống hoa đu đủ đực khô tốt nhất cho sức khỏe: Chớ phạm sai lầm này

Đa số người dùng hiện nay thường tìm hiểu cách uống hoa đu đủ đực khô và chế biến để thưởng thức ngay tại nhà. Đây là nguyên liệu được đánh giá cao bởi lợi ích nổi bật trong quá trình chăm sóc làn da cũng như sức khỏe. Sau khi thực hiện và sử dụng, bạn sẽ nhanh chóng thấy được sự thay đổi trong cơ thể.
Xem thêm »
Bầu 4 tháng ăn đu đủ xanh được không? Lưu ý điều này để thai nhi luôn khỏe mạnh

Bầu 4 tháng ăn đu đủ xanh được không? Lưu ý điều này để thai nhi luôn khỏe mạnh

Mẹ bầu 4 tháng ăn đu đủ xanh được không? Mặc dù đu đủ xanh chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất nhưng bà bầu vẫn cần cân nhắc xem có nên ăn loại thực phẩm này hay không để bảo an toàn cho sức khỏe của mình và thai nhi.
Xem thêm »
Nên uống bao nhiêu viên dầu cá mỗi ngày và những lưu ý cần biết

Nên uống bao nhiêu viên dầu cá mỗi ngày và những lưu ý cần biết

Nên uống bao nhiêu viên dầu cá mỗi ngày? Trong các loại thực phẩm chức năng, dầu cá là một trong những loại được sử dụng phổ biến bởi nó được chứng minh tốt cho tim mạch và não bộ. Tuy nhiên, bạn cần nắm rõ liều lượng trước khi sử dụng, cụ thể là nên uống bao nhiêu viên dầu cá mỗi ngày? Uống đúng liều lượng dầu cá vừa giúp cơ thể bạn hấp thụ tối đa dưỡng chất vừa giúp phòng ngừa những tác dụng phụ.
Xem thêm »
Mách bạn cách nấu lẩu gà thập cẩm ngon nhất, làm đầu bếp tại gia thật dễ

Mách bạn cách nấu lẩu gà thập cẩm ngon nhất, làm đầu bếp tại gia thật dễ

Cách nấu lẩu gà thập cẩm ngon nhất ai cũng thực hiện thành công. Còn gì tuyệt vời hơn vào cuối tuần cả nhà quây quần bên một nồi lẩu nghi ngút khói? Có đến hàng trăm biến tấu lẩu, trong đó cách nấu lẩu gà thập cẩm ngon nhất dưới đây sẽ giúp bạn có được món lẩu ngon, thanh mát, hợp vị cho mọi thành viên. Xắn tay vào bếp ngay và trổ tài thôi nào!
Xem thêm »
Thiếu máu chóng mặt nên uống thuốc gì và cách phòng ngừa?

Thiếu máu chóng mặt nên uống thuốc gì và cách phòng ngừa?

Hiểu rõ thiếu máu chóng mặt nên uống thuốc gì để có thể chăm sóc sức khỏe cho mình? Chóng mặt do thiếu máu có thể bắt nguồn từ lối sống, chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hoặc những bệnh lý tiềm ẩn trong cơ thể. Tùy thuộc vào nguyên nhân mà bạn sẽ được bác sĩ kê đơn thuốc phù hợp.
Xem thêm »
Trẻ mấy tháng ăn được sữa chua? Ăn đúng cách con khỏe mẹ nhàn

Trẻ mấy tháng ăn được sữa chua? Ăn đúng cách con khỏe mẹ nhàn

Trẻ mấy tháng ăn được sữa chua? Sữa chua là thực phẩm rất tốt để bổ sung canxi và cung cấp lợi khuẩn đường ruột cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên nếu không biết được trẻ mấy tháng ăn được sữa chua, có thể mẹ đang chăm bé sai cách và làm ảnh hưởng sức khỏe của con. Cùng các chuyên gia tìm hiểu về thời điểm tốt nhất cho bé ăn sữa chua cũng như liều lượng phù hợp từng độ tuổi ngay sau đây.
Xem thêm »
Tác dụng của ớt chuông khi ăn sống - Cách ăn tốt nhất nhưng nhiều người không biết

Tác dụng của ớt chuông khi ăn sống - Cách ăn tốt nhất nhưng nhiều người không biết

Có rất nhiều tác dụng của ớt chuông khi ăn sống do loại quả này chứa các thành phần giàu dinh dưỡng và nhiều loại vitamin cần thiết. Theo đó, ăn ớt chuông giúp tăng cường thị lực, giảm thiểu thiếu máu, bảo vệ tim mạch, phòng ngừa bệnh ung thư, hỗ trợ tiêu hoá và giảm cân hiệu quả.
Xem thêm »

Mẫu CV hot theo ngành nghề

Back to top

Job3s có thể giúp gì cho bạn?
chat