Trẻ mấy tháng ăn được sữa chua? Ăn đúng cách con khỏe mẹ nhàn

Đóng góp bởi:   Jay Trịnh
Thứ Tư, 10/04/2024 22:10:00 +07:00
Trẻ mấy tháng ăn được sữa chua? Sữa chua là thực phẩm rất tốt để bổ sung canxi và cung cấp lợi khuẩn đường ruột cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên nếu không biết được trẻ mấy tháng ăn được sữa chua, có thể mẹ đang chăm bé sai cách và làm ảnh hưởng sức khỏe của con. Cùng các chuyên gia tìm hiểu về thời điểm tốt nhất cho bé ăn sữa chua cũng như liều lượng phù hợp từng độ tuổi ngay sau đây.

1. Trẻ mấy tháng ăn được sữa chua là tốt nhất?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thời điểm tốt nhất để bổ sung sữa chua cho trẻ là từ 7 tháng. Tuy nhiên, mỗi đứa trẻ sẽ có tốc độ phát triển khác nhau. Vì vậy trẻ mấy tháng ăn được sữa chua còn phụ thuộc vào chế độ ăn của trẻ và trạng thái cơ thể của trẻ như thế nào. Cụ thể:

1.1. Thời điểm dưới 6 tháng

Trong giai đoạn 6 tháng đầu đời, sữa mẹ chính là nguồn thực phẩm chính của trẻ và gần như trẻ sẽ không được ăn thêm gì. Tuy nhiên, nếu bé có biểu hiện đòi ăn sớm, bố mẹ có thể cho con ăn sữa chua khi bé được 5 tháng tuổi. Lúc này, hãy chọn các loại sữa chua được làm từ sữa bột và chỉ cho con ăn sau khi tham khảo ý kiến từ bác sĩ chuyên khoa.

Trẻ dưới 6 tháng chỉ nên ăn sữa chua nếu có chỉ định từ bác sĩ
Trẻ dưới 6 tháng chỉ nên ăn sữa chua nếu có chỉ định từ bác sĩ

1.2. Trẻ trên 6 tháng

Nếu bạn thắc mắc trẻ mấy tháng ăn được sữa chua thì đây chính là câu trả lời. Sau 6 tháng, cùng với việc bắt đầu cho bé ăn dặm thì mẹ có thể bổ sung thêm sữa chua cho con.

Ở giai đoạn này, hệ đường ruột của trẻ đã dần phát triển ổn định, có thể hấp thụ được các lợi khuẩn có trong sữa chua. Ban đầu, bố mẹ nên cho trẻ tập làm quen với váng sữa và nên cho con ăn sữa chua sau khi bé đủ 7 tháng tuổi.

Trẻ mấy tháng ăn được sữa chua? Sau khi bé đủ 7 tháng tuổi, bố mẹ có thể bổ sung đều đặn sữa chua cho con
Trẻ mấy tháng ăn được sữa chua? Sau khi bé đủ 7 tháng tuổi, bố mẹ có thể bổ sung đều đặn sữa chua cho con

2. Vì sao nên bổ sung sữa chua cho trẻ nhỏ?

Sữa chua được xem là một trong những “siêu thực phẩm” giàu chất xơ, vitamin. Bổ sung sữa chua cho trẻ nhỏ sẽ giúp bé phát triển toàn diện:

  • Bảo vệ và cân bằng hệ tiêu hóa cho trẻ: Lợi khuẩn Probiotics và men vi sinh có trong sữa chua sẽ tạo nên lớp hàng rào bảo vệ hệ tiêu hóa, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Từ đó có thể chống lại các nguy cơ nhiễm trùng, tiêu diệt được các vi khuẩn gây hại. Cho trẻ ăn sữa chua sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa được các triệu chứng táo bón, khó tiêu, tiêu chảy ở trẻ.
  • Cung cấp canxi và protein hỗ trợ phát triển xương, răng: Trẻ mấy tháng ăn được sữa chua rất được quan tâm vì thực phẩm này giàu đạm và canxi. Đây là những chất quan trọng giúp phát triển xương, răng, giúp trẻ xây dựng cơ bắp, cao lớn nhanh.
  • Kích thích vị giác, giúp trẻ ăn ngon hơn: Hương vị sữa chua thanh dịu sẽ góp phần không nhỏ trong kích thích vị giác của trẻ. Từ đó, trẻ sẽ ăn uống ngon miệng hơn, đảm bảo dung nạp đầy đủ thức ăn cho cơ thể phát triển đúng nhu cầu độ tuổi.
  • Hiệu quả với trẻ em béo phì: Với các trẻ béo phì, việc ăn sữa chua là cần thiết. Men lactic có trong sữa chua sẽ giúp tạo cảm giác no lâu, kéo dài thời gian tiêu hóa thức ăn. Từ đó bố mẹ cũng sẽ kiểm soát được cân nặng của con và giúp con có được thể trạng tốt nhất.

Xem thêm: Những Công Dụng Của Sữa Chua: Ăn 1 Cốc Sữa Chua Mỗi Ngày, Cơ Thể Nhận 6 Lợi Ích Bất Ngờ

Ăn sữa chua đều đặn giúp trẻ mạnh khỏe, tăng sức đề kháng toàn diện
Ăn sữa chua đều đặn giúp trẻ mạnh khỏe, tăng sức đề kháng toàn diện

3. Lượng sữa chua phù hợp cho từng độ tuổi của bé

Hiểu được trẻ mấy tháng ăn được sữa chua, bố mẹ cũng cần biết được nên cho bé ăn lượng sữa chua bao nhiêu là tốt nhất. Tùy từng độ tuổi sẽ có các tiêu chuẩn phù hợp:

  • Trẻ dưới 6 tháng: Bổ sung sữa chua theo chỉ định bác sĩ.
  • Trẻ từ 6 - 12 tháng: Mỗi tuần cho bé ăn 2 lần. Mỗi lần từ 20 - 55g.
  • Trẻ từ 1 - 3 tuổi: Cho bé ăn mỗi ngày với lượng trung bình từ 55 - 80g.
  • Trẻ trên 3 tuổi: Cho bé ăn mỗi ngày với lượng trung bình từ 55 - 110g.

Sữa chua rất tốt nhưng không phải là tất cả cho trẻ. Bố mẹ không nên lạm dụng sữa chua mà cần phải đa dạng thực phẩm cho trẻ. Ngoài sữa chua, nên bổ sung sữa, trái cây, rau xanh, đạm, protein… Cung cấp dinh dưỡng cho trẻ với đầy đủ các nhóm chất sẽ giúp trẻ có tiền đề để phát triển toàn diện nhất.

4. Tiêu chí chọn sữa chua an toàn và phù hợp với trẻ

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại sữa chua khác nhau. Việc tìm hiểu trẻ mấy tháng ăn được sữa chua rất quan trọng thì việc chọn loại sữa chua phù hợp cũng quan trọng không kém.

Sữa chua cho trẻ phải đảm bảo tiêu chí đầu tiên là an toàn, sau đó mới đến bổ dưỡng. Các loại sữa chua tốt nhất là loại lên men tự nhiên, không chứa chất bảo quản. Do đó, khi chọn sữa cho cho bé, bố mẹ cần lưu ý:

4.1. Đọc kỹ nhãn mác

Đọc kỹ nhãn mác là điều đầu tiên mà bố mẹ nên làm khi chọn mua sữa chua cho con. Trên thị trường hiện nay có nhiều thương hiệu sữa chua khác nhau, từ ngoại nhập đến hàng nội địa. Khi đọc kỹ nhãn mác bố mẹ sẽ biết được:

  • Thành phần sữa chua có được làm từ sữa không, có chứa men vi sinh không, có chứa chất bảo quản không?
  • Giá trị dinh dưỡng của sữa chua thế nào? Mỗi hộp sữa chua chứa hàm lượng dinh dưỡng bao nhiêu, có phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của trẻ trong độ tuổi hiện tại hay không? Điều này quan trọng để biết được trẻ mấy tháng ăn được sữa chua không, cơ thể có thể hấp thụ được lượng dinh dưỡng đó không?
  • Lượng đường trong sữa chua nhiều hay ít? Nên ưu tiên chọn những loại sữa chua có hàm lượng đường thấp, nếu sữa chua quá nhiều đường sẽ gây nên các vấn đề sức khỏe không tốt cho bé nhỏ.
  • Sữa chua có lượng chất béo hay không? Chất béo trong sữa chua rất tốt cho sức khỏe của trẻ, kích thích tiêu hóa và hỗ trợ đường ruột rất hiệu quả.

4.2. Cân nhắc thương hiệu sữa chua

Bạn chỉ nên mua sữa chua của các thương hiệu uy tín, có kiểm định chất lượng theo tiêu chuẩn. Các loại sữa chua nhà làm không cân chỉnh chuẩn hàm lượng dinh dưỡng có thể phù hợp cho người lớn nhưng không nên sử dụng cho trẻ em.

Không nên chọn các loại sữa chua tự làm khó đảm bảo vệ sinh và thành phần dinh dưỡng cho trẻ
Không nên chọn các loại sữa chua tự làm khó đảm bảo vệ sinh và thành phần dinh dưỡng cho trẻ

4.3. Sữa chua hữu cơ hay không hữu cơ?

Về cơ bản thì cả hai dòng này đều tốt. Tuy nhiên, sữa chua hữu cơ được làm từ sữa của những con bò được cho ăn thực phẩm hữu cơ thuần túy, không chứa chất biến đổi gen, không tiêm kháng sinh và cũng không chứa chất tăng trưởng. Do đó, chọn loại sữa chua hữu cơ sẽ an toàn hơn cho trẻ, giúp trẻ tiêu hóa tốt hơn và tăng cường sức đề kháng hiệu quả.

5. Thời điểm nào trong ngày tốt nhất để cho trẻ ăn sữa chua?

Song song việc tìm hiểu trẻ mấy tháng ăn được sữa chua, thời điểm cho bé ăn sữa chua cũng rất quan trọng. Ăn đúng thời điểm sẽ giúp cơ thể hấp thu tốt nhất, giúp cơ thể trẻ chuyển hóa được dinh dưỡng trong sữa chua tối ưu nhất.

Theo đó, bố mẹ không nên cho bé ăn sữa chua trước khi ăn hay ngay sau khi ăn. Thời điểm dùng sữa chua lý tưởng nhất là sau bữa ăn từ 1 - 2 tiếng. Lúc này cơ thể bé sẽ tiêu hóa tốt nhất. Đồng thời, dù nhu cầu mỗi bé là khác nhau nhưng cũng không nên cho bé ăn quá hàm lượng tiêu chuẩn theo độ tuổi.

6. Lưu ý quan trọng trong quá trình cho trẻ ăn sữa chua

Không chỉ vấn đề trẻ mấy tháng ăn được sữa chua quan trọng. Cách cho trẻ ăn sữa chua cũng quan trọng không kém. Nếu cho trẻ ăn sai cách, chẳng những không cung cấp được dinh dưỡng như mục tiêu ban đầu mà còn làm hại đến sức khỏe của trẻ.

Chính vì vậy, khi cho bé ăn sữa chua, mẹ cần nhớ:

  • Tuyệt đối không cho trẻ ăn sữa chua lúc đói sẽ khiến kích thích axit dạ dày, khiến trẻ dễ bị buồn nôn, trào ngược.
  • Không cho bé ăn sữa chua chung với các món ăn chứa nhiều dầu mỡ. Trẻ sẽ bị khó tiêu, táo bón, dạ dày.
  • Lợi khuẩn trong sữa chua rất có lợi cho hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch, nhưng lại không tốt cho men răng của trẻ. Vì vậy phải vệ sinh răng miệng cho trẻ ngay sau khi ăn sữa chua.
  • Không nên cho bé ăn sữa chua lạnh sẽ làm ảnh hưởng men răng và không tốt cho tiêu hóa. Thông thường sữa chua sẽ được bảo quản lạnh, bố mẹ nên lấy ra ngoài tầm 5-10 phút trước khi cho bé ăn.
  • Hâm nóng sữa chua cũng là sai lầm tai hại vì sữa chua hâm nóng sẽ mất hết chất dinh dưỡng. Các lợi khuẩn trong đó cũng bị tiêu diệt.
  • Cân nhắc tình trạng sức khỏe của trẻ trước khi quyết định có nên cho trẻ ăn sữa chua hay không. Nếu trẻ bị dị ứng với sữa, hoặc ăn sữa chua xong bị ngứa, bị mẩn đỏ, bị sưng tấy… cho thấy trẻ không hợp sữa chua, không nên cho bé ăn.
  • Không nên pha chung sữa chua và mật ong để cho trẻ ăn.
  • Không cho bé ăn sữa chua cùng với các thực phẩm chế biến sẵn như xúc xích, thịt xông khói, thịt nguội. Sự kết hợp này rất nguy hiểm vì dễ gây ngộ độc, tiêu chảy, thậm chí là tử vong.
Không nên trộn sữa chua và mật ong sẽ khiến trẻ bị ngộ độc, khó tiêu
Không nên trộn sữa chua và mật ong sẽ khiến trẻ bị ngộ độc, khó tiêu

7. Mẹo hay giúp trẻ ăn sữa chua ngon miệng hơn

Cho trẻ ăn sữa chua hàng ngày với hương vị quen thuộc cũng sẽ làm trẻ chán ngấy và không hợp tác. Hiểu được vấn đề trẻ mấy tháng ăn được sữa chua, bố mẹ cũng nên tìm cách để tăng hương vị sữa chua cho trẻ. Tùy vào độ tuổi, có thể sử dụng thêm các loại trái cây xay nhuyễn như sau:

  • Táo
  • Đậu xanh hấp chín xay nhuyễn
  • Bơ nghiền
  • Trái đào
  • Bí ngô
  • Khoai lang
  • Chuối
  • Kiwi.

Nếu trẻ trên 3 tuổi, bố mẹ có thể tập cho bé ăn kèm các loại hạt nhưng không nên cho quá nhiều và mỗi lần chỉ cho hàm lượng khoảng 10 - 20g. Khi trộn sữa chua với các loại trái cây, hạt dinh dưỡng, hương vị sẽ tăng lên, kích thích bé ăn ngon miệng hơn. Đồng thời, bố mẹ cũng sẽ bổ sung được thêm nhiều chất dinh dưỡng cho con.

Trên đây là các nội dung xoay quanh vấn đề trẻ mấy tháng ăn được sữa chua và ăn thế nào đúng nhất. Hành trình nuôi con vất vả nhưng đầy hạnh phúc. Mỗi sự chuẩn bị chu đáo cho con đều sẽ giúp bé có được nền tảng tốt nhất cho sự phát triển. Đừng quên theo dõi thêm các bài viết của job3s để có thêm các kinh nghiệm chăm bé hữu ích khác.

Xem thêm: Ăn Sữa Chua Có Béo Không - Mẹo Ăn Sữa Chua Giảm Cân, Nhanh Về Dáng

Bài viết liên quan
Những đặc sản Đà Nẵng gây thương nhớ, gói trọn dư vị của dải đất miền Trung

Những đặc sản Đà Nẵng gây thương nhớ, gói trọn dư vị của dải đất miền Trung

Đặc sản Đà Nẵng với những hương vị và cách chế biến riêng đã để lại nhiều ấn tượng khó quên trong lòng du khách có dịp ghé thăm nơi đây. Những món ăn nổi tiếng như bánh xèo, mì Quảng, bún chả cá, cao lầu, phá lấu,... đều có hương vị thơm ngon và màu sắc vô cùng thu hút.
Xem thêm »
9 tác dụng của đậu đen đối với sức khỏe - Bất ngờ ở điều số 4

9 tác dụng của đậu đen đối với sức khỏe - Bất ngờ ở điều số 4

Tác dụng của đậu đen không chỉ được thể hiện ở khả năng thanh lọc, giải nhiệt mà còn giúp giảm cân, bổ thận, bảo vệ tim mạch và rất nhiều lợi ích khác. Tuy nhiên, không nhiều người biết tới những công dụng tuyệt vời của đậu đen đối với sức khỏe.
Xem thêm »
Uống nước lá đinh lăng hàng ngày có tốt không? Những người này cấm kỵ sử dụng

Uống nước lá đinh lăng hàng ngày có tốt không? Những người này cấm kỵ sử dụng

Uống nước lá đinh lăng hàng ngày có tốt không là một trong những vấn đề quan trọng được nhiều người dùng đặt ra. Mặc dù loại lá này có chứa khá nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể nhưng nếu lạm dụng quá nhiều sẽ gây nên một số tác hại cho sức khỏe. Do đó, bạn cần nắm rõ những lưu ý khi sử dụng loại nước uống này.
Xem thêm »
Vỏ tôm có canxi không? Sai lầm tai hại hầu như ai cũng từng mắc phải

Vỏ tôm có canxi không? Sai lầm tai hại hầu như ai cũng từng mắc phải

Biết được vỏ tôm có canxi không sẽ giúp bạn dễ dàng đưa ra quyết định đối với bộ phận này khi sơ chế nguyên liệu. Bên cạnh đó, các chuyên gia dinh dưỡng cũng sẽ gợi ý cách sử dụng thực phẩm này trong bữa ăn đảm bảo an toàn sức khỏe và cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Xem thêm »
Ăn trứng nhiều có tốt không? Những tác hại khôn lường nhiều người thường chủ quan

Ăn trứng nhiều có tốt không? Những tác hại khôn lường nhiều người thường chủ quan

Giải đáp thắc mắc ăn trứng nhiều có tốt không là điều cần thiết để xây dựng cho bạn một thói quen ăn uống lành mạnh, đầy đủ dưỡng chất. Việc nắm rõ được thông tin này cũng giúp bạn cân bằng dinh dưỡng cho cơ thể và tránh được các tác hại không tốt cho sức khỏe khi sử dụng quá nhiều thực phẩm này.
Xem thêm »
Cách uống hoa đu đủ đực khô tốt nhất cho sức khỏe: Chớ phạm sai lầm này

Cách uống hoa đu đủ đực khô tốt nhất cho sức khỏe: Chớ phạm sai lầm này

Đa số người dùng hiện nay thường tìm hiểu cách uống hoa đu đủ đực khô và chế biến để thưởng thức ngay tại nhà. Đây là nguyên liệu được đánh giá cao bởi lợi ích nổi bật trong quá trình chăm sóc làn da cũng như sức khỏe. Sau khi thực hiện và sử dụng, bạn sẽ nhanh chóng thấy được sự thay đổi trong cơ thể.
Xem thêm »
Bầu 4 tháng ăn đu đủ xanh được không? Lưu ý điều này để thai nhi luôn khỏe mạnh

Bầu 4 tháng ăn đu đủ xanh được không? Lưu ý điều này để thai nhi luôn khỏe mạnh

Mẹ bầu 4 tháng ăn đu đủ xanh được không? Mặc dù đu đủ xanh chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất nhưng bà bầu vẫn cần cân nhắc xem có nên ăn loại thực phẩm này hay không để bảo an toàn cho sức khỏe của mình và thai nhi.
Xem thêm »
Nên uống bao nhiêu viên dầu cá mỗi ngày và những lưu ý cần biết

Nên uống bao nhiêu viên dầu cá mỗi ngày và những lưu ý cần biết

Nên uống bao nhiêu viên dầu cá mỗi ngày? Trong các loại thực phẩm chức năng, dầu cá là một trong những loại được sử dụng phổ biến bởi nó được chứng minh tốt cho tim mạch và não bộ. Tuy nhiên, bạn cần nắm rõ liều lượng trước khi sử dụng, cụ thể là nên uống bao nhiêu viên dầu cá mỗi ngày? Uống đúng liều lượng dầu cá vừa giúp cơ thể bạn hấp thụ tối đa dưỡng chất vừa giúp phòng ngừa những tác dụng phụ.
Xem thêm »
Mách bạn cách nấu lẩu gà thập cẩm ngon nhất, làm đầu bếp tại gia thật dễ

Mách bạn cách nấu lẩu gà thập cẩm ngon nhất, làm đầu bếp tại gia thật dễ

Cách nấu lẩu gà thập cẩm ngon nhất ai cũng thực hiện thành công. Còn gì tuyệt vời hơn vào cuối tuần cả nhà quây quần bên một nồi lẩu nghi ngút khói? Có đến hàng trăm biến tấu lẩu, trong đó cách nấu lẩu gà thập cẩm ngon nhất dưới đây sẽ giúp bạn có được món lẩu ngon, thanh mát, hợp vị cho mọi thành viên. Xắn tay vào bếp ngay và trổ tài thôi nào!
Xem thêm »
Thiếu máu chóng mặt nên uống thuốc gì và cách phòng ngừa?

Thiếu máu chóng mặt nên uống thuốc gì và cách phòng ngừa?

Hiểu rõ thiếu máu chóng mặt nên uống thuốc gì để có thể chăm sóc sức khỏe cho mình? Chóng mặt do thiếu máu có thể bắt nguồn từ lối sống, chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hoặc những bệnh lý tiềm ẩn trong cơ thể. Tùy thuộc vào nguyên nhân mà bạn sẽ được bác sĩ kê đơn thuốc phù hợp.
Xem thêm »

Mẫu CV hot theo ngành nghề

Back to top

Job3s có thể giúp gì cho bạn?
chat