Tác dụng của ớt chuông khi ăn sống - Cách ăn tốt nhất nhưng nhiều người không biết

Đóng góp bởi:   Jay Trịnh
Thứ Ba, 09/04/2024 08:40:00 +07:00
Có rất nhiều tác dụng của ớt chuông khi ăn sống do loại quả này chứa các thành phần giàu dinh dưỡng và nhiều loại vitamin cần thiết. Theo đó, ăn ớt chuông giúp tăng cường thị lực, giảm thiểu thiếu máu, bảo vệ tim mạch, phòng ngừa bệnh ung thư, hỗ trợ tiêu hoá và giảm cân hiệu quả.

1. Tổng quan về ớt chuông

Để hiểu rõ về tác dụng của ớt chuông khi ăn sống, trước hết, bạn cần nắm được một vài thông tin về loại quả này. Ớt chuông (ớt ngọt) là loại ớt không cay, vỏ dày và giòn. Thực phẩm này có nguồn gốc từ Mexico, Trung Mỹ và phía Bắc Nam Mỹ. Ở Việt Nam, ớt chuông cũng được trồng ở nhiều nơi nhưng phổ biến nhất ở Đà Lạt.

Việc nắm được hàm lượng dinh dưỡng có trong loại gia vị này giúp bạn có căn cứ để nhận định tác dụng của ớt chuông khi ăn sống. Các dưỡng chất có trong trái ớt chuông bao gồm:

  • Vitamin A: Theo báo cáo từ chuyên gia, hàm lượng Vitamin A trong 150 gram ớt chuông có đến 554 IU. Loại vitamin này rất tốt cho sự phát triển và phục hồi thị lực.

  • Vitamin C: Đây là loại vitamin giúp chống lại quá trình oxy hoá, tăng cường đề kháng và miễn dịch.

  • Vitamin B9: Chất này giúp hỗ trợ các tế bào hồng cầu. Đặc biệt, Vitamin B9 quan trọng với phụ nữ mang thai do khả năng ngăn ngừa tình trạng trẻ sơ sinh bị khuyết tật bẩm sinh.

  • Vitamin K: Vitamin K có chức năng chống đông máu, giữ các khoáng chất và chất lỏng cân bằng trong cơ thể. Bên cạnh đó, vitamin K giúp tăng cường chức năng của cơ bắp và điều hoà huyết áp.

Ớt chuông là thực phẩm giàu vitamin cần thiết cho cơ thể
Ớt chuông là thực phẩm giàu vitamin cần thiết cho cơ thể

Xem thêm: Chuyên Gia Khuyên Uống Gì Cho Mát Gan Hết Mụn? Mách Bạn Cách Trị Mụn Đơn Giản

2. Tác dụng của ớt chuông khi ăn sống

Theo chuyên gia dinh dưỡng, ớt chuông chứa lượng lớn các chất dinh dưỡng và vitamin tốt cho cơ thể, đặc biệt là chống lại quá trình oxy hoá. Chính vì vậy, tác dụng của ớt chuông khi ăn sống hay ăn chín đều rất tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, nếu bạn chế biến loại thực phẩm này ở nhiệt độ quá cao trong thời gian dài, các dưỡng chất sẽ bị giảm đi đáng kể.

Một số tác dụng của ớt chuông khi ăn sống như:

  • Tăng cường thị lực: Như đã nói ở trên, ớt chuông có thành phần chứa nhiều vitamin A giúp cải thiện thị lực. Bên cạnh đó, Zeaxanthin - một hợp chất trong loại quả này có khả năng bảo vệ điểm vàng của mắt tránh khỏi tác động của ánh sáng.

  • Ngăn ngừa bệnh thiếu máu: Trong thành phần của ớt chuông có chứa sắt - chất thiết yếu giúp ngăn ngừa bệnh thiếu máu. Ngoài ra, Vitamin C giúp ruột tăng khả năng hấp thụ sắt.

  • Bảo vệ tim mạch: Ớt chuông chứa nhiều chất oxy hoá mạnh nên có công dụng ngăn chặn tác hại từ tế bào gốc. Đặc biệt, các chất này giúp giảm lượng cholesterol trong máu, tránh nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

  • Nâng cao chất lượng giấc ngủ: B6 và Magie trong ớt chuông có thể làm giảm lo lắng, căng thẳng và tăng cường hệ miễn dịch. Ngoài ra, chúng sản sinh ra melatonin - hợp chất giúp nâng cao chất lượng giấc ngủ.

  • Hỗ trợ quá trình tiêu hoá và giảm cân: Đây là loại quả chứa nhiều chất dinh dưỡng nhưng lại chứa rất ít calories. Đồng thời ớt chuông còn tăng khả năng sinh nhiệt, đẩy nhanh quá trình đốt cháy năng lượng và trao đổi chất.

  • Cải thiện làn da: Đặc tính chống oxy hoá mạnh mẽ và vitamin C thúc đẩy hình thành collagen, từ đó làn da sẽ khoẻ mạnh hơn. Ngoài ra, phytonutrients có trong ớt chuông giúp điều trị thâm và mụn trứng cá.

  • Ngăn tóc gãy rụng: Ớt chuông giúp giảm tình trạng gãy rụng của tóc, giúp tóc chắc khoẻ và mềm mượt.

  • Phòng ngừa ung thư vú: Lycopene và vitamin E trong ớt chuông có thể làm giảm kích thước khối u ở nữ giới.

Tác dụng của ớt chuông khi ăn sống là cải thiện thị giác, bảo vệ tim mạch
Tác dụng của ớt chuông khi ăn sống là cải thiện thị giác, bảo vệ tim mạch

Xem thêm: Những Ai Không Nên Uống Xạ Đen? Thần Dược Chữa Ung Thư, Độc Dược Nếu Huyết Áp Thấp

3. Lưu ý khi ăn ớt chuông

Ngoài những thông tin về tác dụng của ớt chuông khi ăn sống, bạn cũng cần tìm hiểu kỹ về những lưu ý khi sử dụng. Mặc dù đây là thực vật lành tính, dễ hấp thu những vẫn có khả năng xuất hiện dị ứng ở một số người. Do đó, bạn nên tham khảo ý kiến của chuyên gia, bác sĩ trước khi dùng. Một số lưu ý quan trọng khi ăn ớt chuông:

  • Bạn cần rửa sạch ớt chuông trước khi ăn, có thể sử dụng nước muối loãng để diệt khuẩn.

  • Người bị rối loạn tiêu hoá cần tránh sử dụng ớt chuông sống. Điều này có thể dẫn đến tình trạng đau bụng, tiêu chảy.

  • Tuy ớt chuông chứa nhiều thành phần dinh dưỡng nhưng nếu bạn nấu chúng quá lâu có thể làm giảm hàm lượng dưỡng chất ở loại thực phẩm này.

  • Ớt chuông sau khi mua về có thể bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh và chỉ nên để tối đa 2 đến 3 ngày.

4. Ăn ớt chuông màu nào là tốt nhất?

Ớt chuông có nhiều chất dinh dưỡng phù hợp để bổ sung vào thực đơn ăn uống hàng ngày. Tuy nhiên, cách hấp thụ tốt nhất vẫn là ăn sống như trái cây tươi hoặc làm salad với rau trong thực đơn giảm cân, qua đó tối ưu tác dụng của ớt chuông khi ăn sống.

Theo chia sẻ của các chuyên gia dinh dưỡng, bạn nên sử dụng đa dạng các loại ớt chuông có màu khác nhau để chế biến món ăn. Ớt chuông với các màu khác nhau sẽ có hương vị và hàm lượng dinh dưỡng khác nhau. Cụ thể:

  • Ớt chuông xanh: Đây là loại có vị hăng và chứa nhiều vitamin A, cứ 100 gram ớt chuông xanh có tới 3,5 mg beta carotene - có công dụng làm đẹp, chống oxy hoá, tăng cường thị giác, sức đề kháng và ngăn ngừa bệnh ung thư.

  • Ớt chuông đỏ: Loại ớt này có vị hơi chua, chứa nhiều vitamin C (75% thành phần dinh dưỡng).

Ớt chuông với các màu khác nhau sẽ có hương vị và hàm lượng dinh dưỡng khác nhau
Ớt chuông với các màu khác nhau sẽ có hương vị và hàm lượng dinh dưỡng khác nhau

5. Những câu hỏi liên quan đến việc ăn ớt chuông

Khi tìm hiểu các tác dụng của ớt chuông khi ăn sống, nhiều người cũng có các thắc mắc về loại thực phẩm này. Bạn có thể tham khảo giải đáp các câu hỏi phổ biến dưới đây.

5.1. Những ai không nên ăn ớt chuông?

Ớt chuông có rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khoẻ con người. Tuy nhiên, loại thực phẩm này có hại với một số đối tượng sử dụng sau:

  • Người mắc bệnh loãng xương: Thành phần của ớt chuông chứa nhiều hoạt chất có thể gây loãng xương và viêm xương.

  • Người cao huyết áp: Việc sử dụng nhiều ớt chuông có thể khiến bệnh nhân cao huyết áp mệt mỏi, đau đầu.

  • Người dị ứng với ớt thông thường: Người dị ứng ớt không nên ăn ớt chuông.

  • Người kiêng rau thuộc họ cà: Ớt chuông hay một số rau củ như cà chua, cà tím, khoai tây, cà tím,... đều chứa lượng solanin nhất định - một hợp chất không tốt cho sức khoẻ con người, có thể khiến cơ thể mệt mỏi.

  • Trẻ em dưới 3 tuổi: Dạ dày của trẻ nhỏ rất mỏng. Vì vậy, các bà mẹ không nên cho bé ăn thực phẩm này vì có thể gây ra tình trạng viêm.

5.2. Đau dạ dày có nên ăn ớt chuông không?

Người bị đau dạ dày không nên sử dụng loại thực phẩm này, đặc biệt khi còn sống. Ớt chuông có thể khiến tình trạng viêm loét dạ dày trở nên nghiêm trọng hơn.

5.3. Mỗi ngày nên ăn bao nhiêu ớt chuông?

Theo khuyến cáo từ chuyên gia dinh dưỡng, bạn chỉ nên bổ sung loại quả này vào thực đơn 2 lần/tuần và mỗi lần từ 1 đến 2 quả.

Bạn chỉ nên ăn ớt chuông 2 lần mỗi tuần và mỗi lần từ 1 - 2 quả
Bạn chỉ nên ăn ớt chuông 2 lần mỗi tuần và mỗi lần từ 1 - 2 quả

Có rất nhiều tác dụng của ớt chuông khi ăn sống, giúp bạn cải thiện sức khỏe và phòng ngừa bệnh tật. Chính vì vậy, bạn hãy bổ sung thực phẩm này vào chế độ ăn uống của bản thân và gia đình. Tuy nhiên, việc lạm dụng ớt chuông có thể dẫn đến một số tác dụng phụ. Tốt hơn hết, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng để dùng ớt chuông sống một cách hiệu quả.

Bài viết liên quan

Mẫu CV hot theo ngành nghề

Back to top

Job3s có thể giúp gì cho bạn?
chat