Bạn là ?
Trước khi tìm hiểu thiếu máu chóng mặt nên uống thuốc gì, bạn nên nắm rõ về tình trạng này để có cách phòng ngừa và xử lý đúng khi hiện tượng này xảy ra.
Khi hồng cầu giảm về số lượng lẫn chất lượng thì khả năng vận chuyển oxy của máu so với nhu cầu của cơ thể cũng bị ảnh hưởng. Vì thế, tình trạng thiếu máu xuất hiện. Theo thống kê, có khoảng 25% dân số trên thế giới đang bị thiếu máu.
Thông thường, khi thiếu máu nhẹ bạn sẽ không thấy xuất hiện triệu chứng gì bất thường trừ khi bạn tình cờ phát hiện lúc kiểm tra sức khỏe hay xét nghiệm máu. Nhưng khi lượng máu bị thiếu nhiều thì có các triệu chứng bất thường xuất hiện, điển hình là chóng mặt.
Bạn sẽ thường có cảm giác choáng váng, quay cuồng, mệt mỏi và có thể bất ngờ ngất xỉu khi tình trạng chuyển biến nặng. Nếu tình trạng thiếu máu không quá nghiêm trọng thì triệu chứng này diễn ra tạm thời và sẽ tự khỏi. Nhưng tần suất và thời gian diễn ra tình trạng chóng mặt do thiếu máu sẽ tăng lên dần nếu bạn không có biện pháp can thiệp để điều trị sớm.
Nếu muốn biết thiếu máu chóng mặt nên uống thuốc gì bạn nên xác định nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thuộc một trong ba điều dưới đây không?
Mất máu do tai nạn, phẫu thuật, xuất huyết tiêu hóa,…
Hồng cầu tăng hủy: Thường gặp trong trường hợp tán huyết do thiếu men G6PD hoặc do miễn dịch,...
Hồng cầu giảm sản xuất: Đó là do suy dinh dưỡng, thiếu sắt, vitamin B9, B12,...
Nhiều người khi rơi vào trường hợp này sẽ thắc mắc thiếu máu chóng mặt nên uống thuốc gì? Dưới đây là một số loại thuốc mà bác sĩ thường dùng để chữa trị cho những người bị chóng mặt do thiếu máu:
Cinnarizin: Thuốc này sẽ làm cho các chất gây co mạch giảm bớt hoạt tính để thúc đẩy máu lưu thông lên não.
Piracetam: Đây là một trong những thuốc bạn có thể tham khảo cho câu hỏi thiếu máu chóng mặt nên uống thuốc gì. Piracetam có tác dụng làm tăng hoạt động chuyển hóa glucose và oxy trên não. Nhờ đó, não sẽ được hỗ trợ để hoạt động hiệu quả trong môi trường bị thiếu oxy. Ngoài ra, thuốc còn giúp não duy trì khả năng tổng hợp năng lượng và phục hồi tổn thương. Từ đó, tình trạng chóng mặt, hoa mắt, choáng váng,… cũng được cải thiện.
Ginkgo biloba: Ginkgo biloba là hoạt chất quen thuộc với nhiều người đang thắc mắc thiếu máu chóng mặt. Loại thuốc này sẽ điều hòa hoạt động chuyển hóa tại não và giúp tinh thần thư giãn hơn, giảm tình trạng lo âu, trầm cảm, sa sút trí tuệ, đau đầu,…
Cerebrolysin: Đây là một dạng peptid được dùng để truyền hoặc tiêm. Khi đưa vào cơ thể, cerebrolysin sẽ tăng cường máu lưu thông lên não, giúp điều hòa các chức năng của hệ thần kinh.
Vitamin và khoáng chất: Điển hình phải kể đến là sắt, vitamin B12, C cũng được xếp vào nhóm thuốc bổ trợ chữa trị chứng thiếu máu não. Trong đó, sắt sẽ giúp tăng cường lưu lượng máu cho hoạt động tuần hoàn của não bộ. Vitamin B12, C sẽ hỗ trợ cơ thể chuyển hóa sắt, bên cạnh đó giúp các tế bào não tổn thương trước đó phục hồi.
Acid Folic: Thiếu hụt acid folic sẽ gây thiếu máu dẫn đến chóng mặt. Người nghiện rượu, phụ nữ mang thai là đối tượng thường thiếu hụt chất này. Việc bổ sung Acid Folic nên được duy trì trong khoảng 4 tháng. Do thời gian này sẽ đủ làm cho các tế bào hồng cầu bất thường (thiếu acid folic) được thay thế bởi các tế bào hồng cầu mới.
Xem thêm: 7 Tác Dụng Của Ớt Chuông Với Sức Khoẻ, Đặc Biệt Lợi Ích Thứ 3 Nhiều Người Bất Ngờ
Bạn đã biết được thiếu máu chóng mặt nên uống thuốc gì, nhưng điều quan trọng hơn là bạn phải sử dụng đúng cách và nắm được những phản ứng phụ khi dùng thuốc điều trị thiếu máu.
Theo đó, các phản ứng phụ thường gặp khi bạn dùng các chất dưới đây như sau:
Sắt: Bạn sẽ có thể nôn mửa, đau bụng, buồn nôn, ợ chua và táo bón.
Acid folic: Bạn sẽ có thể có cảm giác buồn nôn, biếng ăn, đầy hơi, khó ngủ.
Vitamin B12: Bạn sẽ có thể có cảm giác buồn nôn, nôn ói, chóng mặt và đau đầu.
Vì thế, mặc dù nắm được thiếu máu chóng mặt nên uống thuốc gì nhưng bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, liều dùng và những tác dụng phụ liên quan để không hoang mang.
Ngoài ra, bạn không nên lạm dụng thuốc, uống quá liều khi triệu chứng chóng mặt gia tăng. Điều này sẽ gây gây tổn thương hệ thần kinh trung ương, làm suy giảm chức năng hoạt động của các cơ quan nội tạng…
Bên cạnh việc đi khám và lưu ý khi sử dụng thuốc trị chóng mặt do thiếu máu, bạn nên tìm hiểu thêm về cách phòng ngừa và giúp giảm triệu chứng này mà không cần dùng thuốc.
Các chuyên gia cho rằng: Những cơn chóng mặt kịch phát có thể được kiểm soát khi bạn điều chỉnh lối sống và xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp. Dưới đây là một số cách cụ thể giúp bạn duy trì thói quen sống và chế độ dinh dưỡng khoa học:
Hạn chế tối đa sử dụng thuốc lá, các thực phẩm chứa cồn và chất kích thích.
Tập thói quen rèn luyện thể chất mỗi ngày ít nhất 30 phút với tần suất khoảng 3 lần/tuần.
Tránh đột ngột thay đổi tư thế hoạt động.
Nên thiết lập thời gian nghỉ ngơi, giải trí phù hợp với độ tuổi, thể chất và luôn duy trì tinh thần thoải mái, lạc quan.
Hạn chế tiếp xúc các tác nhân tiêu cực như: Ô nhiễm môi trường, tiếng ồn, phim ảnh có yếu tố kinh dị, đau buồn…
Quan tâm nhiều đến chất lượng giấc ngủ, nên ngủ ít nhất 7 tiếng/ngày và hạn chế thức khuya.
Khi có dấu hiệu chóng mặt, tránh di chuyển và làm việc máy tính, thiết bị điện tử trong nhiều giờ để não bộ không bị quá tải.
Không nên điều khiển phương tiện giao thông hay máy móc, động cơ khi cơ thể có hiện tượng chóng mặt, hoa mắt.
Mỗi ngày, bạn nên uống từ 2-3 lít nước lọc. Nên chia nhỏ lượng nước cho mỗi lần uống để tránh cho thận làm việc quá tải.
Nên chọn các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin, chất xơ, chất chống oxy hóa tự nhiên, protein, chất béo tốt và tinh bột chuyển hóa chậm. Một số thực phẩm nên có mặt nhiều trong thực đơn: ngũ cốc nguyên hạt (hạt diêm mạch, yến mạch, gạo lứt…); rau, củ (cải bó xôi, cà rốt, bông cải xanh, khoai lang…), các loại hạt (hạt điều, hạt chia, hạt sen, …), hoa quả (mâm xôi, quả mọng, táo…); thịt nạc và các loại cá béo (cá trích, cá hồi, cá ngừ…).
Bổ sung các hoạt chất làm tăng cường tuần hoàn máu não có chiết xuất từ thiên nhiên như: Blueberry (việt quất) và Ginkgo Biloba (bạch quả). Ngoài ra, công dụng của bộ đôi này còn trung hòa các gốc tự do trong cơ thể để bảo vệ sức khỏe trí não, trợ cải thiện chứng chóng mặt, đau đầu, mất ngủ.
Nên hạn chế dùng thực phẩm có nhiều muối, đường, chất phụ gia.
Tránh dùng các thực phẩm có nhiều chất béo xấu, thực phẩm chứa tinh bột chuyển hóa nhanh hay chứa các chất gây viêm như (gluten, chất tạo ngọt nhân tạo, chất bảo quản…). Chẳng hạn như trong khoai tây chiên, nước ngọt có gas, xúc xích, bánh ngọt, thức ăn và đồ uống chứa cồn…
Chóng mặt là tình trạng thường gặp ở phụ nữ đang mang thai do thiếu máu và ốm nghén. Trong trường hợp này, dù bạn biết thiếu máu chóng mặt nên uống thuốc gì nhưng không được tự ý sử dụng khi chưa có chỉ định từ bác sĩ. Bạn nên sớm đến bệnh viện để bác sĩ thăm khám và có giải pháp cải thiện phù hợp nhằm đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mẹ và bé.
Đối với trẻ em, tình trạng chóng mặt do thiếu máu có thể do bữa ăn thiếu dinh dưỡng, thức khuya, vận động đầu óc nhiều để học tập,… Để cải thiện, bạn nên điều chỉnh thói quen sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng của bé. Cụ thể là nên tăng cường trong bữa ăn của trẻ các loại thực phẩm chứa nhiều sắt như: rau lá xanh, cá, thịt đỏ, trứng, chế phẩm từ đậu nành.
Đồng thời, bổ sung thêm nước cam, ăn các loại hoa quả tươi chứa nhiều vitamin C để tăng cường khả năng hấp thụ sắt cho cơ thể. Vì trà, sữa và cà phê có khả năng làm cản trở quá trình hấp thu sắt nên những ai đang thiếu máu cần hạn chế tối đa sử dụng những chất này.
Tình trạng chóng mặt do thiếu máu rất thường gặp ở mọi lứa tuổi, kể cả nam và nữ. Hi vọng những thông tin trên đã giúp bạn biết được thiếu máu chóng mặt nên uống thuốc gì. Đồng thời, những cách hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa tình trạng này sẽ giúp bạn biết cách chăm sóc tốt nhất sức khỏe cho mình và người thân. Bên cạnh đó, bạn cần đặc biệt lưu ý không tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc điều trị nào khi chưa có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.
Xem thêm: Uống nước hoa hòe hàng ngày có tốt không? Bài thuốc Đông y chữa bách bệnh
Mẫu CV hot theo ngành nghề