Bạn là ?
Dâu tây là thức quả có nguồn gốc từ châu Âu vào thế kỷ 18, có màu đỏ tươi, vị ngọt đi kèm một chút chua nhẹ, thơm. Dây tây được trồng đầu tiên ở Rome cổ đại và được lai tạo từ 2 giống dâu đến từ Bắc Mỹ và Chile.
Ngoài là loại quả thơm ngon, nhiều dinh dưỡng thì đây là còn được coi là trái cây tượng trưng cho tình yêu ở Pháp.
Dâu tây chứa nhiều vitamin và khoáng chất, chất xơ và chất chống oxy hoá, một trong 20 loại trái cây hàng đầu mang đến nhiều lợi ích sức khỏe. Dâu tây là một loại thực phẩm không chứa natri, chất béo, cholesterol và ít calo.
Dâu tây là thức quả chứa nhiều chất dinh dưỡng. Trung bình một quả dâu tây gồm nước (91%) và carbohydrate (7,7%). Ngoài ra chúng chỉ chứa một lượng nhỏ chất béo (0,3%) và protein (0,7%).
Với 100g dâu tây tươi, các chất dinh dưỡng chứa trong là:
Năng lượng | 32 calo |
Nước | 91% |
Protein | 0,7 gram |
Carbs | 7,7 gram |
Đường | 4,9 gram |
Chất xơ | 2 gram |
Chất béo | 0,3 gram |
Dâu tây là giống quả mọng có nguồn gốc từ các loại đường đơn ( glucose, fructose, sucrose) cùng lượng chất xơ tương đối. Vì vậy dâu tây tươi chứa chủ yếu là nước và hàm lượng carb rất thấp, ít hơn 8g trên 100g dâu tây.
Chỉ số đường huyết của dâu tây tươi (GI) là 40, tương đối thấp nên sẽ không tăng đột biến lượng đường trong máu, an toàn cho người mắc bệnh tiểu đường.
Chất xơ trong dâu tây chứa khoảng 26% lượng carb. Với 100g dâu tây có khoảng 2g chất xơ - cả hoà tan và không hòa tan. Chất xơ là dưỡng chất quan trọng để nuôi các vi khuẩn có lợi trong ruột, cải thiện chức năng tiêu hoá. Ngoài ra, đây cũng là chất hữu ích cho việc giảm cân, chữa nhiều loại bệnh.
Trong 100g dâu tây, các vitamin và khoáng chất bao gồm: vitamin C, Mangan, Folate, Kali. Ngoài ra, dâu tây cũng cung cấp đồng thời sắt, đồng, magiê, phốt pho, vitamin B6, K và E.
Đối với việc "ăn dâu tây có tác dụng gì?" thì so với cam, dâu tây cũng không kém cạnh về lượng vitamin C có thể cung cấp. Với 8 quả dâu tây có thể cung cấp nhiều vitamin C hơn một quả cam. Đây là chất giúp làm sáng và mịn da cực hiệu quả.
Anthocyanin là chất chống oxy hoá chứa trong dâu tây, nhiều nhất là Pelargonidin. Đây là một trong những hoạt chất mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là tim mạch và làn da.
Dâu tây là một trong những thực phẩm cung cấp chất chống oxy hóa phenolic hàng đầu, gấp 2 đến 11 lần so với những loại trái cây khác. Ngoài ra, dây tây còn mang lại nhiều lợi ích đáng kể về sức khoẻ như chống giảm nguy cơ ung thư, chống vi khuẩn có hại.
Xem Thêm: Quả Chua Loét Nhưng Canxi Gấp Mấy Lần Sữa, Lượng Calo Siêu Thấp, Càng Uống Càng Bổ
Vậy ăn dâu tây có tác dụng gì? Dâu tây là một trong những loại trái cây mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe trái tim bạn, tăng lượng cholesterol HDL ( tốt), giảm huyết áp và ngăn ngừa khả năng gây ung thư. Ngoài ra, dâu tây cũng là một những trái cây chứa nhiều chất chống oxy hóa mang lại nhiều lợi ích cho tim mạch và làn da.
Ăn dâu tây có tác dụng gì? Ngoài việc mọng nước, thơm ngon cùng vị chua ngọt dễ ăn ra thì có khả năng cải thiện sức khỏe tim mạch, giảm lượng đường trong máu và ngăn ngừa bệnh ung thư. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, những người có sở thích ăn dâu tây thì nguy cơ tử vong liên quan đến tim thấp hơn.
Ngoài việc cải thiện huyết áp và chức năng tiểu cầu trong máu, dây tây còn hỗ trợ giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính nhờ:
Cải thiện chức năng mạch máu
Cải thiện tình trạng mỡ máu cao
Giảm stress
Nguyên nhân của bệnh ung thư chủ yếu đến từ sự phát triển không kiểm của tế bào bất thường. Sự hình thành của các tế bào này chủ yếu do stress và viêm mãn tính. Vậy Ăn dâu tây có tác dụng gì trong việc phong ngừa bệnh ung thư?
Với hàm lượng chất chống oxy hóa cao, dâu tây là một trong những loại quả có tác dụng ức chế sự hình thành khối u. 2 chất chống oxy hóa được ghi nhận ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư là axit ellagic và ellagitannin.
Ăn dâu tây có tác dụng gì trong việc điều hoà đường huyết? Khi carbs được tiêu hoá, cơ thể sẽ chuyển hoá chúng thành đường đơn giản, giải phóng chúng vào máu của bạn. Dâu tây dường như làm chậm quá trình tiêu hoá glucose, giảm đột biến cả glucose và insulin sau bữa ăn giàu carb.
Vì vậy dâu tây là một trong những loại trái cây có tác dụng tốt trong việc điều hòa đường huyết, có thể sử dụng được cho bệnh nhân bị tiểu đường.
Trong dâu tây có chứa một loại protein có thể gây ra các triệu chứng dị ứng ở những người nhạy cảm với phấn hoa bạch dương hoặc táo - hay còn gọi là dị ứng thực phẩm phấn hoa. Loại protein này được cho là anthocyanin. Các triệu chứng phổ biến là ngứa hoặc ngứa ran trong miệng, nổi mề đay, đau đầu và sưng môi, mặt, lưỡi hoặc cổ họng.
Để chọn dâu tây ngon, ngọt, mọng nước là những quả mọng cỡ trung bình, chắc nịch và có màu đỏ đậm. Đặc biệt tránh những quả có màu sắc loang lổ, xanh đỏ lẫn lộn, thường là những quả được hái khi chưa chín, có vị chua, ít nước.
Xem Thêm: Các Loại Nước Ép Giúp Bạn Da Đẹp, Dáng Thon Ngay Tức Thì
Dâu tây là loại quả mọng có hương vị thơm ngon, chua ngọt dễ ăn có nhiều chất chống oxy hoá, hỗ trợ ngăn ngừa những bệnh mãn tính, những vi khuẩn có khả năng gây ung thư cùng giúp làn da sáng mịn. Việc hiểu rõ ăn dâu tây có tác dụng gì giúp bạn có thêm lựa chọn cho danh sách các loại quả tốt cho sức khoẻ và cần bổ sung hàng ngày.
Những đặc sản Đà Nẵng gây thương nhớ, gói trọn dư vị của dải đất miền Trung
9 tác dụng của đậu đen đối với sức khỏe - Bất ngờ ở điều số 4
Uống nước lá đinh lăng hàng ngày có tốt không? Những người này cấm kỵ sử dụng
Vỏ tôm có canxi không? Sai lầm tai hại hầu như ai cũng từng mắc phải
Ăn trứng nhiều có tốt không? Những tác hại khôn lường nhiều người thường chủ quan
Cách uống hoa đu đủ đực khô tốt nhất cho sức khỏe: Chớ phạm sai lầm này
Bầu 4 tháng ăn đu đủ xanh được không? Lưu ý điều này để thai nhi luôn khỏe mạnh
Nên uống bao nhiêu viên dầu cá mỗi ngày và những lưu ý cần biết
Mách bạn cách nấu lẩu gà thập cẩm ngon nhất, làm đầu bếp tại gia thật dễ
Thiếu máu chóng mặt nên uống thuốc gì và cách phòng ngừa?
Mẫu CV hot theo ngành nghề