Bạn là ?
Cá ngừ cung cấp hàm lượng dinh dưỡng dồi dào tuy nhiên nên sử dụng hàm lượng phù hợp với độ tuổi của bé để mang đến hiệu quả tốt nhất. Theo chuyên gia thì cá ngừ được sử dụng với các bé trong độ tuổi từ 6 tháng tuổi trở lên, khi bé bắt đầu bước vào giai đoạn ăn dặm. Tuy nhiên tần suất sử dụng cá ngừ tốt nhất là 3 lần/tuần.
Lưu ý trong quá trình bé bắt đầu ăn dặm, mẹ nên quan sát thực đơn (có thể ghi chép vào một cuốn sổ) để tránh tình trạng bé bị dị ứng với cá.
Để chọn được cách nấu cháo cá ngừ cho bé phù hợp với khẩu vị thì mẹ cũng cần tham khảo lợi ích của cá ngừ với sự phát triển của bé. Khi được kết hợp sử dụng cá ngừ trong khẩu phần ăn, cũng như sử dụng đúng hàm lượng theo khuyến cáo thì cá ngừ sẽ mang đến nhiều giá trị dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe của bé.
Vốn là loại thực phẩm chứa hàm lượng protein cao, ít calo, ít chất béo nên nếu dùng với lượng phù hợp, cá ngừ có thể đem đến những lợi ích rất tích cực. Một số tác động của hàm lượng dinh dưỡng trong cá ngừ tới sự phát triển của trẻ có thể kể đến như sau:
Tăng cường sức khỏe trí não:
Cá ngừ cung cấp hàm lượng lớn Omega-3 cho nên rất tốt cho sức khỏe não bộ, đặc biệt là các bé đang trong giai đoạn phát triển. Bên cạnh đó hoạt chất này còn giúp thúc đẩy quá trình tái sinh các tế bào não, giúp bé tăng khả năng ghi nhớ.
Giúp phát triển hệ cơ xương khớp:
Cá ngừ là dòng thực phẩm giàu protein, vitamin D, ít calo, ít chất béo cho nên rất tốt cho sức khỏe hệ xương khớp.
Giảm thiểu tình trạng thiếu máu ở trẻ nhỏ:
Sử dụng cá ngừ trong khẩu phần ăn dặm sẽ giúp bé bổ sung sắt, điều hòa lượng máu trong cơ thể. Ngoài ra vitamin B12 có trong cá còn giúp gia tăng quá trình tạo hồng cầu, ngăn ngừa tình trạng thiếu máu hiệu quả.
Tốt cho sức khỏe mắt:
Omega-3 có trong cá ngừ không chỉ tốt cho não ngoài ra còn giúp bảo vệ mắt trước các bệnh lý về đục thủy tinh thể, quáng gà,... Đối với trẻ nhỏ, sử dụng cá ngừ đúng liều lượng sẽ giúp kích thích thị lực phát triển tốt.
Cải thiện sức khỏe tim mạch:
Ngoài ra hàm lượng vitamin B có trong cá ngừ cũng được chuyên gia đánh giá cao khi có khả năng giúp ngăn ngừa các bệnh lý về tim mạch và ung thư ở trẻ nhỏ..
Một trong những điều khiến món cháo mất đi hương vị thơm ngon chính là vị tanh của cá. Vì thế, ngoài cách nấu cháo cá ngừ cho bé thơm ngon thì cách sơ chế nguyên liệu cũng rất quan trọng. Các mẹ có thể tham khảo cách sơ chế cá ngừ dưới đây.
Bước 1: Lấy phần cá ngừ vừa đủ với khẩu phần ăn đem đi sơ chế. Nếu cá ngừ đông lạnh, bạn nên giã đông từ từ để tránh cá ngừ bị nhão thịt do nhiệt độ thay đổi đột ngột.
Bước 2: Rửa cá nhẹ nhàng với một chút muối.
Bước 3: Ngâm cá cùng nước vo gạo hoặc một ít rượu trắng trong khoảng 15 phút.
Bước 4: Rửa cá với nước sạch và để ráo.
Bước 5: Hấp cá ngừ hoặc luộc chín, vớt ra để nguội và tiến hành gỡ bỏ xương, xé nhỏ thịt cá.
Cách nấu cháo cá ngừ cho bé không hề phức tạp như nhiều mẹ vẫn nghĩ. Nếu vẫn chưa biết chọn công thức nào vừa ngon, vừa bổ dưỡng thì hãy tham khảo ngay những gợi ý dưới đây.
Cà rốt là dòng thực phẩm giàu vitamin A, giàu chất xơ, kali, chất chống oxy hóa tốt cho sức khỏe mắt, giúp tăng cường thị lực ở trẻ. Đặc biệt khi kết hợp cháo cá ngừ cùng cà rốt còn mang đến món ăn thơm ngon với hàm lượng dinh dưỡng dồi dào.
Nguyên liệu cần có:
25gr gạo tẻ
25gr gạo nếp
⅓ củ cà rốt
1 lát cá ngừ nhỏ theo khẩu phần ăn của bé
dầu oliu (hoặc dầu ăn cho bé)
hành lá, rau mùi (tùy khẩu vị của mỗi bé)
Cách nấu cháo cá ngừ cà rốt:
Bước 1: Vo sạch gạo và ngâm trước khoảng 1-2 giờ để khi nấu cháo gạo được chín mềm và nở đều.
Bước 2: Cà rốt mua về rửa sạch, gọt vỏ sau đó cắt hạt lựu. Hấp chín cà rốt và nghiền nhuyễn lọc qua rây bỏ bã.
Bước 3: Sơ chế cá ngừ như đã hướng dẫn ở thông tin phía trên. Lọc bỏ xương cá, xé nhỏ thịt và xào trên lửa lớn với một chút dầu ăn cho tới khi phần thịt cá săn lại.
Bước 4: Khi phần cháo đã chín nhừ cho phần cà rốt nghiền nhuyễn, cùng với cá đã xào vào khuấy đều cho đến khi sôi là có thể tắt bếp.
Bước 5: Múc cháo ra đĩa/bát cùng một chút dầu oliu/dầu ăn để gia tăng hương vị. Có thể sử dụng thêm hành lá hoặc rau mùi cắt nhỏ tùy khẩu vị của mỗi bé.
Khoai môn là một trong những loại rau củ quả chứa hàm lượng vitamin A cao, vitamin C, chất chống oxy hóa,... Sử dụng kết hợp khoai môn trong các khẩu phần ăn sẽ giúp bé kích thích vị giác, ăn ngon miệng hơn cũng như làm quen dần với các món ăn rau củ.
Nguyên liệu cần có:
25gr gạo tẻ
25gr gạo nếp
1 lát cá ngừ nhỏ theo khẩu phần ăn của bé
1 miếng khoai môn
1 miếng củ dền
Dầu oliu (hoặc dầu ăn cho bé)
Hành lá, rau mùi (tùy khẩu vị của mỗi bé).
Cách nấu cháo cá ngừ khoai môn:
Bước 1: Vo sạch gạo và ngâm trước khoảng 1-2 giờ để khi nấu cháo gạo được chín mềm và nở đều.
Bước 2: Khoai môn và củ dền rửa sạch, gọt vỏ, cắt hạt lựu và đem hấp chín. Sau khi hấp lọc qua rây bỏ bã và chỉ lấy phần mịn.
Bước 3: Cá ngừ mẹ đem sơ chế cho hết tanh sau đó hấp sơ cho chín. Sau đó lọc bỏ xương, xé nhỏ thịt và xào trên lửa lớn với một chút dầu ăn cho thịt cá săn lại.
Bước 4: Khi phần cháo đã chín nhừ cho phần khoai môn và củ dền nghiền nhuyễn, cùng với cá đã xào vào khuấy đều cho đến khi sôi là có thể tắt bếp.
Bước 5: Múc cháo ra đĩa/bát cùng một chút dầu oliu/dầu ăn để gia tăng hương vị. Có thể sử dụng thêm hành lá hoặc rau mùi cắt nhỏ tùy khẩu vị của mỗi bé.
Bí đỏ cung cấp lượng lớn beta carotene (tiền thân của vitamin A), vitamin C, vitamin E cũng như chất xơ,.... Bỏ túi bí kíp cách nấu cháo cá ngừ cho bé cùng bí đỏ không chỉ giúp menu đa dạng mà còn đem đến một món ăn bổ dưỡng giúp con tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho sức khỏe mắt và hệ tiêu hóa.
Nguyên liệu cần có:
25gr gạo tẻ
25gr gạo nếp
1 lát cá ngừ nhỏ theo khẩu phần ăn của bé
50gr bí đỏ
Dầu oliu (hoặc dầu ăn cho bé)
Hành lá, rau mùi (tùy khẩu vị của mỗi bé).
Cách nấu cháo cá ngừ bí đỏ:
Bước 1: Vo sạch gạo và ngâm trước khoảng 1-2 giờ để khi nấu cháo gạo được chín mềm và nở đều. Bí đỏ mua về rửa sạch, gọt vỏ, cắt hạt lựu và đem hấp chín. Sau khi hấp lọc qua rây để thu về phần bí đỏ mềm mịn.
Bước 2: Mẹ sơ chế cá ngừ cho hết tanh, hấp sơ rồi xé nhỏ và xào săn trên lửa lớn.
Bước 3: Khi phần cháo đã chín nhừ cho phần bí đỏ nghiền nhuyễn, cùng với cá đã xào vào khuấy đều cho đến khi sôi là có thể tắt bếp.
Bước 4: Múc cháo ra đĩa/bát cùng một chút dầu oliu/dầu ăn để gia tăng hương vị. Mẹ cũng có thể thêm vào cháo một chút hành hoặc rau mùi nếu bé thích.
Khoai tây chứa nhiều vitamin B6, vitamin C, kali, kẽm, magie, photpho,... giúp bé tăng cường hệ miễn dịch, bổ sung dinh dưỡng, hỗ trợ cho sức khỏe tim mạch,...
Nguyên liệu cần có:
25gr gạo tẻ
25gr gạo nếp
1 lát cá ngừ nhỏ theo khẩu phần ăn của bé
1 củ khoai tây
Dầu oliu (hoặc dầu ăn cho bé)
Cách nấu cháo cá ngừ khoai tây:
Bước 1: Vo sạch gạo và ngâm trước khoảng 1-2 giờ để khi nấu cháo gạo được chín mềm và nở đều.
Bước 2: Khoai tây mua về rửa sạch, gọt vỏ, cắt hạt lựu và đem hấp chín. Sau khi hấp lọc qua rây bỏ bã và chỉ lấy phần mịn.
Bước 3: Mẹ sơ chế cá ngừ cho hết mùi tanh. Tùy theo khả năng nhai của con mà xay nhỏ hoặc xay nhuyễn.
Bước 4: Khi phần cháo đã chín nhừ cho phần bí đỏ nghiền nhuyễn, cùng với cá đã xào vào khuấy đều. Tiếp tục đun cháo đến khi sôi là có thể tắt bếp và cho bé thưởng thức khi còn ấm.
Cháo cá ngừ là món ăn giàu dưỡng chất, rất tốt cho bé đang trong giai đoạn ăn dặm. Tuy nhiên mẹ nên sắp xếp cho bé một thực đơn hợp lý với định lượng cá ngừ phù hợp, tránh lạm dụng loại thực phẩm bổ dưỡng này. Hy vọng bài viết trên đây sẽ giúp mẹ bỉm bỏ túi ngay 4 công thức nấu cá ngừ dễ làm, giúp bé ăn ngon miệng hơn.
Xem thêm:
Mẫu CV hot theo ngành nghề