Bạn là ?
Trước khi tìm hiểu trong hệ thống giáo dục Việt Nam có các loại bằng cấp nào, bạn cần hiểu bằng cấp là gì. Đây là văn bằng được cấp cho người đã hoàn thành khóa học, nhằm chứng nhận trình độ học vấn hoặc năng lực hành nghề của họ.
Tại Việt Nam, khung trình độ gồm 8 bậc cơ bản:
Bậc 1 tương ứng với Sơ cấp I.
Bậc 2 tương ứng với Sơ cấp II.
Bậc 3 tương ứng với Sơ cấp III.
Bậc 4 tương ứng với Trung cấp.
Bậc 5 tương ứng với Cao đẳng
Bậc 6 tương ứng với Đại học.
Bậc 7 tương ứng với Thạc sĩ.
Bậc 8 tương ứng với Tiến sĩ.
Khi đáp ứng đầy đủ yêu cầu chuẩn đầu ra của cơ sở đào tạo, hoàn thành đầy đủ các nghĩa vụ, người học sẽ được cấp bằng tương ứng với trình độ bậc học. Bằng của bậc học cấp thấp hơn là cơ sở, điều kiện để đăng ký, xét tuyển vào bậc học cao hơn.
Các loại bằng cấp là minh chứng rõ ràng cho quá trình học tập, rèn luyện không ngừng của người học. Chúng có khả năng phản ánh sự nỗ lực, cố gắng hay trình độ, năng lực của mỗi cá nhân.
Đối với học vấn, các loại bằng cấp là minh chứng rằng bạn đã hoàn thành khóa học hoặc chương trình đào tạo cụ thể. Tức, bạn đã được tiếp thu và hiểu nội dung giảng dạy, có đầy đủ khả năng áp dụng kiến thức lý thuyết vào thực tế.
Ngoài ra, nếu muốn học lên các bậc cao hơn thì bạn cần đạt bằng cấp của trình độ trước đó. Ví dụ, muốn học lên Thạc sĩ thì bạn cần tốt nghiệp đại học, được cơ sở đào tạo cấp bằng cử nhân.
Còn với công việc, bằng cấp là cơ sở để nhà tuyển dụng xác nhận năng lực của ứng viên. Xác nhận bạn đã trải qua quá trình đào tạo chuyên ngành, có đầy đủ kỹ năng về tư duy phản biệt hay quản lý công việc, đội nhóm.
Đối với người hoạt động ở lĩnh vực nghiên cứu, bằng thạc sĩ hay tiến sĩ thể hiện niềm say mê và nghiêm túc của họ. Hoặc, bằng cấp là điều kiện để bạn hoạt động, làm việc trong ngành nghề đó, ví như để trở thành giảng viên đại học bạn cần phải có bằng thạc sĩ.
Một người giàu kinh nghiệm khi sở hữu thêm bằng cấp chuyên môn, cơ hội việc làm của bạn luôn rộng mở, cạnh tranh hơn những ứng viên khác. Đồng thời, tăng cơ hội sở hữu mức thu nhập hấp dẫn, nâng cao chất lượng cuộc sống cá nhân cũng như gia đình.
Như chúng tôi đã chia sẻ, hệ thống giáo dục Việt Nam phân chia rõ ràng khung trình độ gồm 8 phần, mỗi khung sẽ có yêu cầu cấp bằng riêng biệt. Trong nội dung này, chúng tôi sẽ chia sẻ sâu hơn về các loại bằng cấp tại nước ta.
Chứng chỉ sơ cấp là bậc đào tạo thấp nhất hiện nay, cũng là loại bằng có giá trị thấp nhất trong các loại bằng, thường phổ biến trong các trường dạy nghề hiện nay, chứng nhận việc người học đã được cung cấp các kiến thức lý thuyết cơ bản nhất của ngành nghề hoặc lĩnh vực nào đó.
Ở trình độ này, người học phải đảm bảo điều kiện là hoàn thành chương trình đào tạo, đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra của từng Bậc 1, Bậc 2, Bậc 3. Hiệu trưởng, người đứng đầu cơ sở đào tạo có trách nhiệm công nhận và cấp bằng cho người đã hoàn thành.
Bằng trung cấp là loại bằng dành cho học sinh đã tốt nghiệp chương trình trung học cơ sở và các chương trình đào tạo tương đương trở lên. Trong Khung trình độ quốc gia của nước ta hiện nay quy định về các loại bằng thì bằng trung cấp là bậc 4, đứng sau đẳng và đại học.
Bằng trung cấp có giá trị chứng thực tay nghề và trình độ chuyên môn của người học, được cấp cho người đã hoàn thành chương trình đào tạo và đáp ứng chuẩn đầu ra. Đối với người đã tốt nghiệp trung học cơ sở, thời gian đào tạo hệ Trung cấp thường chỉ kéo dài tối đa 3 năm.
Cao đẳng được hiểu là chương trình đào tạo chuyên môn ở đa dạng các ngành nghề sau bậc trung học phổ thông. Nghĩa là học sinh sau khi lấy được bằng tốt nghiệp mới có thể theo học cao đẳng. Thời gian đào tạo của hệ cao đẳng thường ngắn hơn so với hệ đại học từ 1 - 2 năm.
Mặc dù sau khi lấy bằng, người học vẫn được coi là cử nhân nhưng mức độ chuyên môn của bằng cao đẳng vẫn thấp hơn bằng đại học.
Giống với các loại bằng cấp nêu trên, người học cần hoàn thành chương trình đào tạo, đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra Bậc 5 sẽ được cấp bằng cao đẳng. Loại bằng này xác nhận trình độ của người học gồm:
Kiến thức thực tế, kiến thức lý thuyết rộng về ngành nghề đào tạo.
Kiến thức cơ bản về văn hóa, xã hội, chính trị, pháp luật và công nghệ thông tin.
Kỹ năng nhận thức, thực hành nghề nghiệp, giao tiếp ứng xử để giải quyết công việc, vấn đề phức tạp, làm việc độc lập hoặc theo nhóm, chịu trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm hướng dẫn tối thiểu, giám sát, đánh giá với những nhiệm vụ xác định.
Xem thêm: Bằng tốt nghiệp là gì? Xếp loại bằng tốt nghiệp theo hệ các bậc học tại Việt Nam
Trong số các loại bằng cấp hiện nay, bằng đại học là loại bằng được nhiều người quan tâm và theo học. Đây là văn bằng do cơ sở giáo dục cấp cho người đã hoàn thành và tốt nghiệp trình độ đại học. Trong số các loại bằng cấp, thời gian đào tạo bằng đại học thường từ 4 - 5 năm.
Bằng đại học là loại bằng danh giá của hệ thống giáo dục Việt Nam. Chúng không chỉ xác nhận người học đã hoàn thành chương trình, đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra mà còn chứng thực sinh viên:
Có kiến thức lý thuyết lẫn thực tế một cách vững chắc, chuyên sâu.
Có nền tảng kiến thức cơ bản về các lĩnh vực khoa học xã hội, pháp luật và chính trị.
Có kỹ năng nhận thức liên quan đến phân tích, tổng hợp và phản biện.
Kỹ năng thực hành nghề nghiệp, kỹ năng giao tiếp ứng xử trong những nhiệm vụ phức tạp.
Có khả năng làm việc độc lập hoặc nhóm, chịu trách nhiệm khi thực hiện công việc.
Có kỹ năng truyền đạt, phổ biến kiến thức thuộc ngành đào tạo.
Hiện nay, bằng tốt nghiệp đại học đang được phân chia thành 5 ngành nghề, cụ thể như sau:
Bằng cử nhân (dành cho người tốt nghiệp các ngành khoa học cơ bản như kinh tế, sư phạm hay luật).
Bằng dược sĩ, bác sĩ (dành cho người tốt nghiệp các ngành y, dược).
Bằng kiến trúc sư (dành cho người tốt nghiệp ngành kiến trúc).
Bằng kỹ sư (dành cho người tốt nghiệp khối ngành kỹ thuật).
Bằng tốt nghiệp của các ngành còn lại.
Xem thêm: [Giải thích] Học văn bằng 2 là gì? Tìm hiểu kỹ để có quyết định học tập sáng suốt
Trong số các loại bằng cấp, bằng thạc sĩ nằm trong nhóm bằng cấp sau đại học, chứng minh được năng lực nghiên cứu và kiến thức chuyên môn cao của người được cấp bằng trong một lĩnh vực học thuật cụ thể.
Bằng thạc sĩ hay Bậc 7 xác nhận trình độ của người học ở các khía cạnh:
Chắc kiến thức lý thuyết và thực tế, có khả năng làm chủ kiến thức trong phạm vi ngành đào tạo.
Kỹ năng phân tích, tổng hợp, phản biện cũng như đánh giá thông tin, dữ liệu một cách khoa học.
Kỹ năng nghiên cứu, phát triển, đổi mới và sử dụng công nghệ phù hợp trong lĩnh vực chuyên môn.
Kỹ năng truyền đạt, phổ biến tri thức lĩnh vực chuyên môn.
Khả năng tự định hướng, thích nghi với sự thay đổi của môi trường nghề nghiệp.
Khả năng hướng dẫn người khác thực hiện nghiệm vụ, quản lý, đánh giá, cải tiến nâng cao hoạt động nghề nghiệp.
Bằng thạc sĩ cũng được phân thành từng loại, cụ thể như sau:
Bằng thạc sĩ nghiên cứu: Chương trình đào tạo thạc sĩ nghiên cứu thường tập trung và hướng người học vào việc phát triển những kỹ năng liên quan đến nghiên cứu, phân tích và đưa ra hướng giải quyết cho vấn đề trong lĩnh vực nhất định.
Bằng thạc sĩ chuyên môn: Chương trình thạc sĩ chuyên môn thường giúp cho người học nắm vững một lĩnh vực cụ thể trong ngành học, thời gian đào tạo thường từ 1 - 3 năm.
Bằng thạc sĩ học thuật: Chương trình thạc sĩ học thuật thường tập trung vào việc mang đến kiến thức tự nhiên và xã hội một cách chuyên sâu, bao gồm thạc sĩ khoa học xã hội và thạc sĩ khoa học tự nhiên.
Các tiêu chí phân loại bằng thạc sĩ trên thực tế chỉ mang tính chất tham khảo chung, mỗi quốc gia có thể sẽ có những đánh giá hoặc tiêu chí phân loại khác.
Các loại bằng cấp khác nhau sẽ có giá trị và ý nghĩa khác nhau, do đó nếu muốn học lên cao sau đại học, cần tìm hiểu thật kỹ để lựa chọn loại bằng phù hợp với ngành nghề đang hoạt động và điều kiện làm việc.
Bằng tiến sĩ hay Bậc 8 là trình độ cao nhất trong các loại bằng cấp thuộc hệ thống giáo dục Việt Nam. Người học được công nhận về:
Kiến thức lý thuyết và thực tế chuyên sâu, tiên tiến, được xếp vào vị trí hàng đầu của chuyên ngành đào tạo.
Kỹ năng tổng hợp và phân tích thông tin, phát hiện cũng như giải quyết vấn đề một cách sáng tạo.
Khả năng tư duy, nghiên cứu độc lập, độc đáo và sáng tạo tri thức mới.
Kỹ năng truyền đạt và phổ biến tri thức, thiết lập mạng lưới hợp tác quốc gia và quốc tế, hoạt động chuyên môn.
Có năng lực sáng tạo, khả năng tự định hướng, dẫn dắt chuyên môn.
Có thể đưa ra kết luận, khuyến cáo khoa học mang tính chuyên môn.
Các loại bằng cấp trong hệ thống giáo dục Việt Nam gồm chứng chỉ sơ cấp, bằng trung cấp, bằng cao đẳng, bằng đại học, bằng thạc sĩ và bằng tiến sĩ. Mặc dù hiện nay bằng cấp không phải là yếu tố quan trọng nhất thể hiện năng lực của một người nhưng nếu có được các loại bằng cấp phù hợp với vị trí công việc sẽ giúp bạn dễ dàng thăng tiến hơn.
Công thức tính thuế thu nhập cá nhân theo quy định mới nhất
Việc làm bảo mẫu trường tiểu học TPHCM: Cơ hội và thách thức
Bộ luật thuế thu nhập cá nhân mới nhất và những điều cần biết
Tổng hợp việc làm Tân An Long An và cách xin việc nhanh nhất
Kinh nghiệm xin việc làm chỉ cần CMND, không yêu cầu bằng cấp
Người phụ thuộc là gì? Các quy định về người phụ thuộc
Giấy khai sinh là gì? Thông tin cần nhớ về loại giấy tờ quan trọng này
Việc làm Cà Mau hấp dẫn với nhiều cơ hội ngành thủy sản và du lịch
Kinh nghiệm tìm việc làm ca tối từ 18h đến 22h không lừa đảo
Tsundere là gì? Giải đáp tất tần tật về Tsundere mới nhất
Mẫu CV hot theo ngành nghề