10 cách kiềm chế cảm xúc và làm chủ bản thân được chuyên gia tâm lý bật mí

Đóng góp bởi:   CEO Tony Vũ
Thứ Hai, 15/04/2024 13:08:00 +07:00
Trong cuộc sống, việc hiểu rõ các cách kiềm chế cảm xúc là điều kiện tiên quyết cho sự thành công và hạnh phúc. Điều này còn giúp bạn luôn có tinh thần tích cực và mang lại nhiều lợi ích khác trong mọi khía cạnh.

1. Tầm quan trọng của cảm xúc

Cảm xúc không chỉ là những trạng thái tâm lý phản ánh cảm nhận cá nhân mà còn là năng lượng thúc đẩy hành động và định hình mọi khía cạnh của con người. Chính vì vậy cảm xúc có vai trò quan trọng như sau:

  • Định hình hành vi: Cảm xúc ảnh hưởng đến cách bạn hành động và phản ứng trong mọi tình huống.

  • Tạo nên trải nghiệm: Cảm xúc làm cho cuộc sống trở nên phong phú, đầy sắc màu và đem lại sự ý nghĩa cho mỗi khoảnh khắc.

  • Giao tiếp và quan hệ: Cảm xúc giúp bạn kết nối với nhau và hiểu nhau hơn. Chúng là ngôn ngữ vô lời giúp truyền đạt ý định và tình cảm.

  • Sức khỏe tâm thần: Biết cách kiềm chế cảm xúc có thể giúp giảm căng thẳng, lo âu từ đó sức khỏe tinh thần được cải thiện.

  • Hiệu suất và thành công: Cảm xúc tích cực có thể tăng cường sự tự tin, sự sáng tạo và hiệu suất làm việc.

Cách kiềm chế cảm xúc
Biết cách kiềm chế cảm xúc sẽ giúp tinh thần được cải thiện tốt hơn

2. Khi nào cần kiềm chế cảm xúc?

Cần học cách kiểm soát cảm xúc khi chúng bắt đầu ảnh hưởng đến quyết định và hành động của bạn, đặc biệt là khi:

  • Cảm xúc tiêu cực: Nếu bạn đang tức giận, lo lắng hoặc buồn bã một cách quá mức, bạn cần biết cách kiềm chế cảm xúc tiêu cực này là để tránh những hậu quả không mong muốn.

  • Cảm xúc ảnh hưởng đến quan hệ: Khi cảm xúc của bạn bắt đầu gây ra xung đột hoặc căng thẳng trong quan hệ với người khác, đặc biệt là với gia đình, bạn bè hoặc đồng nghiệp.

  • Cảm xúc làm ảnh hưởng đến sức khỏe: Nếu cảm xúc của bạn gây ra căng thẳng, lo âu hoặc gây ra vấn đề về sức khỏe tinh thần.

  • Cảm xúc ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc: Khi cảm xúc của bạn ảnh hưởng đến khả năng tập trung, sáng tạo và hiệu suất làm việc, đặc biệt là ở nơi làm việc hoặc trong các tình huống quan trọng.

  • Cảm xúc đang làm hại cho bản thân hoặc người khác: Nếu cảm xúc của bạn đang dẫn đến hành động tổn thương, đe dọa đến bản thân hoặc người khác, bạn cần kiểm soát chúng ngay lập tức.

Bạn nên học cách kiểm soát cảm xúc nếu không muốn làm rạn nứt các mối quan hệ xung quanh
Bạn nên học cách kiểm soát cảm xúc nếu không muốn làm rạn nứt các mối quan hệ xung quanh

3. Tại sao cần kiềm chế cảm xúc?

Học cách kiềm chế cảm xúc không chỉ là việc nhận biết, đánh giá và điều chỉnh cảm xúc để đạt được mục tiêu cụ thể mà còn là chìa khóa quan trọng đối với sức khỏe và sự thành công trong cuộc sống. Dưới đây là một số lợi ích của việc kiểm soát cảm xúc:

  • Sức khỏe tinh thần tốt hơn: Có khả năng kiểm soát cảm xúc giúp giảm căng thẳng, lo âu và trầm cảm. Điều này giúp cho tâm trạng tích cực và sức khỏe tinh thần ổn định hơn.

  • Nâng cao hiệu suất: Bằng cách kiềm chế cảm xúc, bạn có thể tập trung hơn và làm việc hiệu quả hơn, tránh được những ảnh hưởng tiêu cực của cảm xúc đối với công việc.

  • Mối quan hệ tích cực: Khả năng kiểm soát cảm xúc giúp cải thiện giao tiếp và xử lý các mối quan hệ một cách mạnh mẽ và hiệu quả hơn, từ đó tạo ra các mối quan hệ tích cực và bền vững.

  • Tăng sự tự tin: Khi biết kiềm chế cảm xúc, bạn cảm thấy tự tin hơn trong việc đối mặt với thách thức và khó khăn, giữ được bình tĩnh và tập trung vào giải pháp.

  • Hạnh phúc trong cuộc sống: Kiểm soát cảm xúc giúp bạn đối mặt với những thách thức một cách tích cực hơn, giảm căng thẳng và lo lắng. Từ đó tăng cường cảm giác hạnh phúc và viên mãn trong cuộc sống.

Khi biết cách kiểm soát cảm xúc bạn sẽ thấy tâm trạng được thoải mái hơn
Khi biết cách kiểm soát cảm xúc bạn sẽ thấy tâm trạng được thoải mái hơn

4. 10 cách để kiềm chế cảm xúc trong mọi hoàn cảnh

Kiểm soát cảm xúc là một kỹ năng quan trọng giúp bạn duy trì sự ổn định và tự chủ. Sau đây là 10 cách đơn giản nhưng hiệu quả để kiểm soát cảm xúc trong mọi tình huống:

4.1. Tránh suy nghĩ tiêu cực

Khi gặp vấn đề, thay vì bị cuốn vào lo lắng và sợ hãi, hãy tập trung vào việc tìm ra giải pháp cho các vấn đề đang đối diện. Hãy tự động viên bản thân bằng cách, mình khả năng giải quyết vấn đề một cách hiệu quả hơn. Đây cũng là một trong những cách kiềm chế cảm xúc khóc hiệu quả dành cho những người “mau nước mắt”.

4.2. Ngừng việc chỉ trích

Mọi người đều có thể mắc phải sai lầm, vì vậy việc tức giận và chỉ trích một cách nặng nề không thay đổi được thực trạng đã diễn ra. Trong tình huống như vậy, điều quan trọng không phải là tìm ra người phải chịu trách nhiệm cho sai lầm mà là cùng nhau tìm cách khắc phục hậu quả và giải quyết vấn đề một cách hòa bình và hiệu quả.

Việc bị chỉ trích có thể làm cảm xúc trở nên tồi tệ hơn
Việc bị chỉ trích có thể làm cảm xúc trở nên tồi tệ hơn

4.3. Giữ bình tĩnh

Sự tức giận có thể làm bạn mất đi sự bình tĩnh, trở nên cáu kỉnh và thậm chí có thể gây tổn thương cho người khác. Do đó, khi đối mặt với những thách thức và khó khăn, hãy cố gắng giữ bình tĩnh để tìm ra giải pháp. Bình tĩnh giúp bạn nhìn nhận vấn đề một cách toàn diện và tìm cách khắc phục để tránh những hậu quả không mong muốn.

Xem thêm: Sự Nghiệp Là Gì? Tại Sao Ai Cũng Cần Phải Xây Dựng Sự Nghiệp?

4.4. Nhìn nhận lại sự việc

Hãy xem xét lại những hậu quả nghiêm trọng mà cơn tức giận của bạn đã gây ra. Liệu bạn đã từng mất mối quan hệ quan trọng vì không kiểm soát được cảm xúc của mình? Hãy suy nghĩ kỹ về những hậu quả của sự tức giận và xem xét liệu việc đó có đáng để làm hay không? Hay tìm ra những trường hợp, ví dụ về kiềm chế cảm xúc mang lại lợi ích cho bản thân. Điều này sẽ giúp bạn tỉnh táo và cân nhắc hơn khi đối mặt với những tình huống tương tự, từ đó tránh được những hậu quả không mong muốn.

4.5. Suy nghĩ về trách nhiệm của mình

Khi đối mặt với những tình huống khó khăn hoặc phạm phải lỗi lầm, bạn thường đổ lỗi và chỉ trích. Điều này có thể gây ra sự tức giận và gây tổn thương cho người đó. Với trường hợp này, bạn cần học cách kiềm chế cảm xúc nóng giận cũng như nhìn nhận trách nhiệm của bản thân đối với vấn đề đang diễn ra.

4.6. Nghĩ về những điều tốt đẹp

Khi cảm xúc tức giận bùng nổ có thể dẫn đến việc mất kiểm soát, vì vậy hãy tránh tiếp xúc trực tiếp với người đó và tìm một không gian yên tĩnh. Bạn hãy suy nghĩ về những điểm tích cực và tốt đẹp mà người đó đã đem lại cho bạn. Điều này giúp bạn đánh giá công bằng những sai lầm và xử lý vấn đề một cách khách quan.

4.7. Khiến bản thân bận rộn

Đây cũng là một trong những cách kiềm chế cảm xúc buồn. Bạn hãy tập trung tâm trí của mình vào các hoạt động khác để làm cho bản thân bận rộn. Bằng cách này, bạn có thể có thời gian để điều chỉnh cảm xúc của mình trước khi đối diện với vấn đề.

Khiến bản thân bận rộn là cách để kiềm chế cảm xúc
Khiến bản thân bận rộn là cách để kiềm chế cảm xúc

4.8. Đối mặt với khó khăn

Một cách kiềm chế cảm xúc khác là đối mặt với khó khăn và học cách thích nghi trong cuộc sống. Thay vì tránh né những trở ngại, hãy chấp nhận thách thức và tìm cách vượt qua chúng. Thay vì chỉ trích người khác, hãy học cách tranh luận một cách có kiểm soát về cảm xúc và làm chủ bản thân để có thể giải quyết vấn đề.

4.9. Không nên thù hận

Khi bạn có ác cảm hoặc thù hận với người khách không chỉ tốn thời gian và năng lượng của bản thân mà còn gây ảnh hưởng tiêu cực đến tinh thần và sức khỏe của bạn. Thay vào đó, giải quyết vấn đề và tha thứ sẽ giúp bạn tiết kiệm năng lượng, cải thiện sức khỏe và hạnh phúc hơn.

4.10. Giải tỏa cảm xúc

Hãy học cách giải tỏa cảm xúc để tránh những tác động tiêu cực đối với sức khỏe của bạn. Dưới đây là gợi ý một số cách giúp bạn giải phóng năng lực tiêu cực.

  • Một cách là giải tỏa những cảm xúc là chia sẻ những vấn đề của bạn đang gặp phải với những người thân thiết, gia đình hoặc bạn bè. Nếu bạn không muốn chia sẻ, việc ghi lại những suy nghĩ và cảm xúc trong một nhật ký cũng có thể giúp giải tỏa stress và tiêu cực trong lòng.

  • Bạn có thể nghĩ đến những kỷ niệm vui vẻ hoặc thực hiện những hoạt động thư giãn như yoga, tập thể dục để giảm căng thẳng.

  • Tham gia vào các hoạt động thiền định cũng là một phương pháp hiệu quả giúp tinh thần trở nên tĩnh lặng và kiểm soát được cảm xúc.

Yoga có thể giúp bạn điều chỉnh tâm trạng
Yoga có thể giúp bạn điều chỉnh tâm trạng

5. Biểu hiện của người có kỹ năng kiểm soát cảm xúc

Người biết cách kiềm chế cảm xúc thường có những thể hiện sau khi sự đối mặt với những khó khăn, thử thách.

  • Giữ được sự bình tĩnh và tự chủ trong các tình huống căng thẳng, không để cho cảm xúc chi phối hành động của mình.

  • Đưa ra quyết định một cách logic và tỉnh táo, không bị ảnh hưởng quá nhiều bởi cảm xúc trong quá trình đưa ra quyết định.

  • Có tinh thần lạc quan và nhìn nhận tích cực vào mọi tình huống, giúp họ vượt qua khó khăn một cách linh hoạt và sáng tạo.

  • Thấu hiểu và thông cảm với cảm xúc của người khác, giúp tạo ra môi trường giao tiếp và làm việc tích cực.

  • Tự tin và kiên định trong những quyết định của mình, không để cho sự nghi ngờ hoặc lo lắng chi phối.

  • Có khả năng xử lý xung đột một cách hiệu quả và tôn trọng ý kiến của người khác trong quá trình giải quyết vấn đề.

  • Có khả năng thích nghi với môi trường và tình huống thay đổi, không bị ràng buộc bởi quá nhiều hoàn cảnh hoặc yếu tố bên ngoài.

Người biết kiểm soát cảm xúc có thể giải quyết được những vấn đề xung đột
Người biết kiểm soát cảm xúc có thể giải quyết được những vấn đề xung đột

6. Hậu quả của việc không kiểm soát được cảm xúc

Trong cuộc sống, cảm xúc không chỉ mang lại giá trị tích cực mà còn có thể gây ra những rắc rối lớn nếu không kiểm soát được.

6.1. Tác hại đối với sức khỏe bản thân

Không nắm được các cách kiềm chế cảm xúc của bản thân có thể gây tổn thương cho sức khỏe.

  • Khi tức giận, cơ thể sản sinh chất "catecholamine" và tăng lượng đường huyết, gây hại cho gan và hệ thần kinh trung ương.

  • Não bị tổn thương do phải chịu áp lực lớn khi giảm lượng oxy cần thiết.

  • Tổn thương dạ dày cũng có thể xảy ra do lượng máu giảm mạnh.

  • Hít thở nhanh khi tức giận gây tổn thương cho phổi và hệ miễn dịch làm yếu cơ thể và gây thiếu oxy cho cơ tim làm cho hoạt động tim mạch không ổn định.

Xem thêm: Hệ Thống Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Gồm Những Đơn Vị Nào?

6.2. Tác hại đối với các mối quan hệ xung quanh

Khi tức giận, người ta thường mất đi sự kiểm soát và có thể làm tổn thương những mối quan hệ quan trọng. Những hành động và lời nói hấp tấp trong tình trạng tức giận có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng và làm mất lòng tin của người khác. Do đó, việc học cách kiềm chế cảm xúc và bình tĩnh trong mọi tình huống là rất quan trọng để tránh những hậu quả không mong muốn.

Không kiềm chế được cảm xúc sẽ khiến bạn xa cách với những người xung quanh
Không kiềm chế được cảm xúc sẽ khiến bạn xa cách với những người xung quanh

7. Một số lưu ý khi rèn luyện kỹ năng kiểm soát cảm xúc

Trong quá trình rèn luyện kỹ năng kiểm soát cảm xúc, có một số điều quan trọng bạn cần lưu ý:

  • Bạn cần nhận biết và hiểu rõ về cảm xúc của mình. Điều này giúp bạn nhận ra khi nào cảm xúc đang bắt đầu kiểm soát bạn và tìm cách xử lý.

  • Học cách tự điều chỉnh có thể bao gồm việc thực hành kỹ thuật thở sâu, tập trung vào suy nghĩ tích cực hoặc thực hiện các phương pháp thư giãn như thiền.

  • Thay vì để cảm xúc chi phối hành động, hãy tìm cách giải quyết vấn đề một cách bình tĩnh và logic. Đặt câu hỏi cho bản thân về cách tốt nhất để xử lý tình huống.

  • Hãy tập trung vào những cách kiềm chế cảm xúc mà bạn cảm thấy hiệu quả nhất. Mỗi người có cách tiếp cận riêng trong việc kiểm soát cảm xúc của mình.

  • Rèn luyện kỹ năng này cần sự kiên nhẫn và thực hành thường xuyên. Đôi khi, bạn có thể gặp khó khăn nhưng đừng bỏ cuộc. Hãy tiếp tục thử nghiệm và điều chỉnh cho đến khi bạn cảm thấy thoải mái với việc kiểm soát cảm xúc của mình.

8. Khi nào bạn cần gặp chuyên gia tâm lý?

Trong một số trường hợp sau bạn nên gặp chuyên gia tâm lý có thể giúp kiểm soát cảm xúc một cách hiệu quả:

  • Không thể kiểm soát được cảm xúc như lo lắng, trầm cảm hoặc tức giận

  • Cảm thấy mất niềm tin vào cuộc sống hoặc không thể tìm thấy niềm vui từ những hoạt động mà bạn yêu thích trước đây.

  • Bị áp lực và căng thẳng từ cuộc sống hàng ngày, công việc hoặc các tình huống khó khăn.

  • Có các vấn đề tâm thần như rối loạn lo âu, trầm cảm hoặc các rối loạn ăn uống.

​ Nên gặp chuyên gia tâm lý nếu bạn khó kiểm soát về cảm xúc
​ Nên gặp chuyên gia tâm lý nếu bạn khó kiểm soát về cảm xúc

Việc hiểu rõ và áp dụng các cách kiềm chế cảm xúc không chỉ là một phần quan trọng trong quá trình phát triển cá nhân mà còn là một yếu tố quyết định đến chất lượng cuộc sống và thành công của mỗi người. Bằng cách này, bạn sẽ có một tâm trạng lạc quan, linh hoạt và vượt qua mọi thách thức một cách tự tin, thành công hơn trong cuộc sống.

Bài viết liên quan

Mẫu CV hot theo ngành nghề

Back to top

Job3s có thể giúp gì cho bạn?
chat