Cách nấu cho bé ăn dặm đơn giản nhưng vẫn thơm ngon, bổ dưỡng

Đóng góp bởi:   Jay Trịnh
Thứ Hai, 08/01/2024 20:21:00 +07:00
Biết được các cách nấu cho bé ăn dặm đơn giản dưới đây sẽ giúp cho ba mẹ nhàn tênh, không cần băn khoăn về thực đơn hàng ngày mà con vẫn ăn ngon, tăng cân, lớn đều.

1. Khi nào trẻ được ăn dặm?

Ăn dặm là giai đoạn quan trọng trong quá trình phát triển của bé, được hiểu là việc bé chuyển dần từ chế độ ăn dạng lỏng (sữa mẹ hoặc sữa công thức) sang chế độ ăn dạng sệt và mềm, cuối cùng là dạng miếng.

Theo lời khuyên từ các chuyên gia, bé chỉ có thể ăn dặm khi đã đủ 6 tháng tuổi trở lên. Bởi ở giai đoạn này, sữa mẹ không còn đủ để đáp ứng các nhu cầu về dinh dưỡng cần thiết của trẻ, đồng thời hệ tiêu hóa của bé đã dần hoàn thiện để có thể tiêu hóa các loại thức ăn ở dạng sệt.

Ba mẹ nên tuân thủ đúng yêu cầu về thời gian tập cho bé ăn dặm, tuyệt đối không nên cho trẻ ăn dặm quá sớm để tránh ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ dinh dưỡng cũng như hệ tiêu hóa còn non nớt của trẻ.

Khi trẻ đủ 6 tháng tuổi, ba mẹ có thể tập ăn dặm cho con
Khi trẻ đủ 6 tháng tuổi, ba mẹ có thể tập ăn dặm cho con

2. Nguyên tắc nấu đồ ăn dặm cho trẻ

Yếu tố quan trọng hơn cả công thức hay các cách nấu cho bé ăn dặm là các nguyên tắc nấu cho trẻ nhỏ, bởi nó sẽ quyết định trực tiếp đến hàm lượng dinh dưỡng có trong thức ăn, cũng như sức khỏe của bé.

Dưới đây là một số nguyên tắc ba mẹ cần chú ý khi nấu cho bé ăn dặm:

  • Đảm bảo liều lượng vừa phải, nên cho bé tập ăn từ ít đến nhiều. Thời gian đầu không nên thay thế hoàn toàn việc uống sữa, mỗi ngày ba mẹ chỉ nên cho bé ăn dặm 1 bữa.

  • Đảm bảo thức ăn được nấu chín hoàn toàn, độ thô của thức ăn cũng cần đặc biệt lưu ý. Thời gian đầu nên nghiền nhuyễn hoàn toàn, sau đó dần dần thay đổi từ loãng đến đặc, dựa trên độ tuổi và sự phát triển của bé.

  • Nên sử dụng các nguyên liệu tươi ngon, lành tính, dễ tiêu hóa và phù hợp với hệ tiêu hóa còn non nớt của bé.

  • Không sử dụng gia vị khi nấu đồ ăn dặm cho bé, chỉ có thể sử dụng gia vị khi bé đã đủ 1 tuổi trở lên. Giai đoạn từ tháng thứ 8 trở đi, ba mẹ có thể dùng dầu ăn dặm để bổ sung dưỡng chất cho bé.

  • Nên theo dõi phản ứng của bé sau mỗi bữa ăn dặm để kịp thời điều chỉnh nếu gặp phải các phản ứng lạ.

Cách nấu cho bé ăn dặm đơn giản hơn nhiều người nghĩ, nếu nắm vững các nguyên tắc về dinh dưỡng
Cách nấu cho bé ăn dặm đơn giản hơn nhiều người nghĩ, nếu nắm vững các nguyên tắc về dinh dưỡng

3. Cách nấu cho bé ăn dặm đơn giản

Nắm được các nguyên tắc ăn dặm của trẻ thì cách nấu cho bé ăn dặm sẽ trở nên dễ dàng. Dưới đây là 4 cách nấu cho bé ăn dặm đơn giản mà ba mẹ nào cũng có thể áp dụng,

3.1. Cháo thịt bằm cà rốt

Cháo thịt bằm cà rốt là món ăn dặm giàu dinh dưỡng và rất được các em bé yêu thích bởi hương vị thơm, ngon.

Nguyên liệu:

  • Thịt bằm: 200g

  • Cà rốt: ½ củ

  • Gạo nếp: 60g

  • Gạo tẻ: 60g

Cách làm:

  • Gạo tẻ và gạo nếp vo sạch, ngâm nước từ 1 - 2 tiếng trước khi nấu cho gạo mềm hơn. Sau đó vo lại 1 lần rồi cho nồi ninh nhừ.

  • Trong thời gian đợi cháo chín nhừ, rửa sạch cà rốt rồi gọt vỏ, xay nhuyễn. Nếu bé lớn hơn và đã mọc răng có thể thái hạt lựu nhỏ mà không cần xay.

  • Cho thịt bằm vào chảo, đảo cho chín sơ.

  • Khi cháo đã chín thì cho lần lượt cà rốt xay và thịt bằm vào, chú ý đảo đều tay để nguyên liệu quyện đều vào cháo.

  • Tùy thuộc vào khẩu vị và độ tuổi mà ba mẹ có thể thêm ½ - 1 muỗng dầu ăn dặm dành riêng cho bé vào cháo rồi trộn đều.

  • Khi cháo chín, múc ra bát chờ cho nguội bớt rồi cho bé ăn.

Cách nấu cháo thịt bằm cà rốt đơn giản, mang lại món ăn giàu dinh dưỡng cho trẻ
Cách nấu cháo thịt bằm cà rốt đơn giản, mang lại món ăn giàu dinh dưỡng cho trẻ

Xem thêm: 13+ cách nấu cháo cá chép cho bé thơm ngon không tanh

3.2. Cháo gà khoai lang

Nguyên liệu:

  • Gạo tẻ: 60g

  • Gạo nếp: 60g

  • Thịt gà: 70g

  • Khoai lang: 50g

Cách làm:

  • Gạo vo sạch, sau đó ngâm khoảng 1 tiếng. Hết thời gian này, vo lại gạo một lần, sau đó cho vào nồi, thêm 500ml - 1 lít nước rồi nấu cháo. Cha mẹ có thể căn cứ vào độ tuổi và sở thích của trẻ để điều chỉnh lượng nước cho phù hợp.

  • Thịt gà rửa sạch sau đó băm hoặc xay nhuyễn.

  • Khoai lang nạo vỏ, rửa sạch rồi hấp hoặc luộc chín. Sau khi chín, mang ra nghiền nhuyễn.

  • Xào thịt gà cho chín sơ, chú ý nên sử dụng dầu dành riêng cho trẻ nhỏ.

  • Khi cháo chín, cho thịt gà và khoai lang đã nghiền nhuyễn vào, khuấy đều tay và tiếp tục đun từ 5 - 7 phút cho cháo chín nhừ hoàn toàn.

  • Cho bé ăn cháo khi còn ấm.

Một trong các cách nấu cho bé ăn dặm đơn giản là món cháo gà khoai lang
Một trong các cách nấu cho bé ăn dặm đơn giản là món cháo gà khoai lang

3.3. Bột ngô

Bột cũng là một trong những món ăn dặm cực kỳ dễ làm mà ba mẹ thử. Cách nấu cho bé ăn dặm với ngô không khó, còn góp phần bổ sung dinh dưỡng hữu ích cho cơ thể.

Nguyên liệu:

  • Bột gạo xay: 50g

  • Ngô ngọt: 1 bắp cỡ nhỏ.

Cách làm:

  • Bóc vỏ ngô ngọt, loại bỏ râu, rửa sạch rồi tách lấy hạt.

  • Cho ngô đã tách hạt vào trong máy xay, thêm một chút nước và xay cho nhuyễn.

  • Sau khi xay, cho vào rây và lọc kỹ, chỉ lấy phần nước.

  • Đổ bột gạo xay vào phần nước ngô ngọt, cho hỗn hợp lên bếp và khuấy đều trên lửa nhỏ cho đến khi bột sệt lại và chín. Chú ý đảo đều tay để bột không bị khê. Ba mẹ có thể thay đổi lượng nước và thời gian nấu để điều chỉnh độ sệt hoặc loãng của bột.

  • Khi thấy bột sôi và nổi bóng nhẹ, giảm lửa và chờ thêm từ 1 - 2 phút rồi tắt bếp.

  • Đổ bột ra đĩa hoặc bát, chờ cho bột nguội bớt rồi cho bé ăn khi còn ấm.

Bột ngô cũng là một trong những món đơn giản mà ba mẹ có thể thử áp dụng
Bột ngô cũng là một trong những món đơn giản mà ba mẹ có thể thử áp dụng

Xem thêm: Cách nấu cháo đậu lăng đỏ cho bé ăn dặm siêu bổ dưỡng, bé nào cũng mê

4. Một số sai lầm khi nấu đồ ăn dặm cho trẻ

Cách nấu cho bé ăn dặm không khó nhưng nhiều ba mẹ vẫn thường phạm phải một số sai lầm, có thể gây ảnh hưởng đến dinh dưỡng của món ăn và sức khỏe của bé.

Dưới đây là một số sai lầm cần tránh trong quá trình nấu đồ ăn dặm cho bé:

  • Ba mẹ thường sử dụng gia vị vì nghĩ rằng như vậy sẽ khiến cho món ăn hấp dẫn hơn nhưng trẻ ở giai đoạn ăn dặm tuyệt đối không được dùng gia vị.

  • Nhiều mẹ thường sử dụng nước hầm xương để nấu cháo cho bé vì nghĩ rằng như vậy sẽ tăng dinh dưỡng. Trên thực tế nước hầm xương chỉ giúp món ăn thêm ngọt và thơm hơn, còn lại dinh dưỡng vẫn sẽ nằm ở phần thịt. Do đó nên bổ sung đạm bằng cách thêm lượng thịt vừa phải vào bữa ăn cho bé.

  • Để tiết kiệm thời gian, nhiều ba mẹ thường nấu cháo một lần và bảo quản rồi đun lại khi cần dùng. Tuy nhiên không nên làm như vậy vì vừa khiến trẻ dễ bị đau bụng vừa làm hư hao dinh dưỡng, ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ của con. Bởi vậy mỗi lần nấu, ba mẹ chỉ nên nấu vừa đủ lượng ăn của bé.

  • Nhiều mẹ cho bé ăn dặm quá nhiều, thay thế việc uống sữa. Như đã phân tích ở trên, bữa ăn dặm chỉ nhằm bổ sung dinh dưỡng cho con chứ không nên loại bỏ hoàn toàn sữa. Bởi dù là sữa mẹ hay sữa công thức cũng chứa rất nhiều protein, khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của bé. Hơn nữa cho bé ăn dặm quá nhiều cũng gây áp lực không tốt lên hệ tiêu hóa của con vì phải làm việc liên tục với cường độ cao.

Nhiều ba mẹ thường mắc phải sai lầm nghiêm trọng khi nấu đồ ăn dặm cho bé, làm phản tác dụng
Nhiều ba mẹ thường mắc phải sai lầm nghiêm trọng khi làm theo các cách nấu cho bé ăn dặm ở trên mạng, làm phản tác dụng

5. 5 thực phẩm không nên cho bé ăn dặm

Ngoài các nguyên tắc ở trên, khi làm theo các công thức hoặc hướng dẫn cách nấu cho bé ăn dặm, ba mẹ cũng cần chú ý chọn lọc thông tin, bởi không phải loại thực phẩm nào cũng có thể sử dụng để làm nguyên liệu nấu đồ ăn dặm cho bé.

Dưới đây là 6 loại thực phẩm không nên sử dụng để nấu đồ ăn dặm cho bé:

5.1. Nước trái cây đóng hộp

Để đa dạng khẩu vị cho con, ngoài sữa mẹ hoặc sữa công thức thông thường, nhiều ba mẹ còn sử dụng nước ép đóng hộp thêm vào để đa dạng thực đơn cho bé.

Tuy nhiên các loại nước này thường chứa rất nhiều đường và chất phụ gia nên không tốt cho sự phát triển của bé. Ăn quá ngọt trong giai đoạn ăn dặm cũng sẽ làm ảnh hưởng đến vị giác của con sau này.

Bởi vậy ba mẹ nên sử dụng các loại nước ép tự nhiên nhưng cũng cần hạn chế về liều lượng, không sử dụng quá nhiều.

Có một số loại thực phẩm ba mẹ tuyệt đối không được dùng để nấu đồ ăn dặm cho trẻ
Có một số loại thực phẩm ba mẹ tuyệt đối không được dùng để nấu đồ ăn dặm cho trẻ

5.2. Lòng trắng trứng

Ở giai đoạn ăn dặm, dạ dày non nớt của trẻ khó có thể tiêu hóa được lòng trắng trứng, dẫn đến tình trạng khó tiêu. Bởi vậy mà ba mẹ chỉ nên cho bé ăn lòng đỏ, tuy nhiên cũng chỉ nên ăn với lượng nhỏ và làm quen dần.

Đối với lòng trắng trứng, bé chỉ có thể ăn khi đã đủ 1 tuổi trở lên.

5.3. Mật ong

Mật ong mặc dù có rất nhiều tác dụng với cơ thể, tuy nhiên trẻ dưới 1 tuổi lại không thể sử dụng loại thực phẩm này. Bởi trẻ dưới 1 tuổi sử dụng mật ong có nguy cơ cao bị ngộ độc Clostridium botulinum - một bào tử có trong mật ong bị nhiễm khuẩn. Những bào tử này sẽ biến thành vi khuẩn tại ruột, tạo ra một loại chất độc gây hại trực tiếp tới hệ thống thần kinh.

5.4. Các loại hạt thô

Hạt thô cực kỳ tốt cho sự phát triển của bộ não nhưng nếu ăn ở dạng thô sẽ cực kỳ nguy hiểm vì có thể khiến trẻ bị hóc. Một số loại hạt như đậu phộng, hạnh nhân cũng có thể gây ra phản ứng dị ứng ở trẻ nên trong giai đoạn này ba mẹ không nên cho bé ăn.

Nếu muốn thêm vào thực đơn các loại hạt, mẹ cần xay hoặc nghiền thật kỹ, sau đó rây mịn để tránh các hạt to làm bé nghẹn và hóc. Cha mẹ cũng nên quan sát phản ứng của bé, nếu có dấu hiệu dị ứng cần đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời.

Trên đây chỉ là một số cách nấu cho bé ăn dặm đơn giản, ba mẹ hoàn toàn có thể linh hoạt, thay đổi công thức và nguyên liệu cho phù hợp với khẩu vị của con. Nắm vững nguyên tắc nấu đồ ăn dặm sẽ giúp cho bé có nền tảng dinh dưỡng tốt để phát triển khỏe mạnh.

Bài viết liên quan
Uống nước lá đinh lăng hàng ngày có tốt không? Những người này cấm kỵ sử dụng

Uống nước lá đinh lăng hàng ngày có tốt không? Những người này cấm kỵ sử dụng

Uống nước lá đinh lăng hàng ngày có tốt không là một trong những vấn đề quan trọng được nhiều người dùng đặt ra. Mặc dù loại lá này có chứa khá nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể nhưng nếu lạm dụng quá nhiều sẽ gây nên một số tác hại cho sức khỏe. Do đó, bạn cần nắm rõ những lưu ý khi sử dụng loại nước uống này.
Xem thêm »
Vỏ tôm có canxi không? Sai lầm tai hại hầu như ai cũng từng mắc phải

Vỏ tôm có canxi không? Sai lầm tai hại hầu như ai cũng từng mắc phải

Biết được vỏ tôm có canxi không sẽ giúp bạn dễ dàng đưa ra quyết định đối với bộ phận này khi sơ chế nguyên liệu. Bên cạnh đó, các chuyên gia dinh dưỡng cũng sẽ gợi ý cách sử dụng thực phẩm này trong bữa ăn đảm bảo an toàn sức khỏe và cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Xem thêm »
Ăn trứng nhiều có tốt không? Những tác hại khôn lường nhiều người thường chủ quan

Ăn trứng nhiều có tốt không? Những tác hại khôn lường nhiều người thường chủ quan

Giải đáp thắc mắc ăn trứng nhiều có tốt không là điều cần thiết để xây dựng cho bạn một thói quen ăn uống lành mạnh, đầy đủ dưỡng chất. Việc nắm rõ được thông tin này cũng giúp bạn cân bằng dinh dưỡng cho cơ thể và tránh được các tác hại không tốt cho sức khỏe khi sử dụng quá nhiều thực phẩm này.
Xem thêm »
Cách uống hoa đu đủ đực khô tốt nhất cho sức khỏe: Chớ phạm sai lầm này

Cách uống hoa đu đủ đực khô tốt nhất cho sức khỏe: Chớ phạm sai lầm này

Đa số người dùng hiện nay thường tìm hiểu cách uống hoa đu đủ đực khô và chế biến để thưởng thức ngay tại nhà. Đây là nguyên liệu được đánh giá cao bởi lợi ích nổi bật trong quá trình chăm sóc làn da cũng như sức khỏe. Sau khi thực hiện và sử dụng, bạn sẽ nhanh chóng thấy được sự thay đổi trong cơ thể.
Xem thêm »
Bầu 4 tháng ăn đu đủ xanh được không? Lưu ý điều này để thai nhi luôn khỏe mạnh

Bầu 4 tháng ăn đu đủ xanh được không? Lưu ý điều này để thai nhi luôn khỏe mạnh

Mẹ bầu 4 tháng ăn đu đủ xanh được không? Mặc dù đu đủ xanh chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất nhưng bà bầu vẫn cần cân nhắc xem có nên ăn loại thực phẩm này hay không để bảo an toàn cho sức khỏe của mình và thai nhi.
Xem thêm »
Nên uống bao nhiêu viên dầu cá mỗi ngày và những lưu ý cần biết

Nên uống bao nhiêu viên dầu cá mỗi ngày và những lưu ý cần biết

Nên uống bao nhiêu viên dầu cá mỗi ngày? Trong các loại thực phẩm chức năng, dầu cá là một trong những loại được sử dụng phổ biến bởi nó được chứng minh tốt cho tim mạch và não bộ. Tuy nhiên, bạn cần nắm rõ liều lượng trước khi sử dụng, cụ thể là nên uống bao nhiêu viên dầu cá mỗi ngày? Uống đúng liều lượng dầu cá vừa giúp cơ thể bạn hấp thụ tối đa dưỡng chất vừa giúp phòng ngừa những tác dụng phụ.
Xem thêm »
Mách bạn cách nấu lẩu gà thập cẩm ngon nhất, làm đầu bếp tại gia thật dễ

Mách bạn cách nấu lẩu gà thập cẩm ngon nhất, làm đầu bếp tại gia thật dễ

Cách nấu lẩu gà thập cẩm ngon nhất ai cũng thực hiện thành công. Còn gì tuyệt vời hơn vào cuối tuần cả nhà quây quần bên một nồi lẩu nghi ngút khói? Có đến hàng trăm biến tấu lẩu, trong đó cách nấu lẩu gà thập cẩm ngon nhất dưới đây sẽ giúp bạn có được món lẩu ngon, thanh mát, hợp vị cho mọi thành viên. Xắn tay vào bếp ngay và trổ tài thôi nào!
Xem thêm »
Thiếu máu chóng mặt nên uống thuốc gì và cách phòng ngừa?

Thiếu máu chóng mặt nên uống thuốc gì và cách phòng ngừa?

Hiểu rõ thiếu máu chóng mặt nên uống thuốc gì để có thể chăm sóc sức khỏe cho mình? Chóng mặt do thiếu máu có thể bắt nguồn từ lối sống, chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hoặc những bệnh lý tiềm ẩn trong cơ thể. Tùy thuộc vào nguyên nhân mà bạn sẽ được bác sĩ kê đơn thuốc phù hợp.
Xem thêm »
Trẻ mấy tháng ăn được sữa chua? Ăn đúng cách con khỏe mẹ nhàn

Trẻ mấy tháng ăn được sữa chua? Ăn đúng cách con khỏe mẹ nhàn

Trẻ mấy tháng ăn được sữa chua? Sữa chua là thực phẩm rất tốt để bổ sung canxi và cung cấp lợi khuẩn đường ruột cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên nếu không biết được trẻ mấy tháng ăn được sữa chua, có thể mẹ đang chăm bé sai cách và làm ảnh hưởng sức khỏe của con. Cùng các chuyên gia tìm hiểu về thời điểm tốt nhất cho bé ăn sữa chua cũng như liều lượng phù hợp từng độ tuổi ngay sau đây.
Xem thêm »
Tác dụng của ớt chuông khi ăn sống - Cách ăn tốt nhất nhưng nhiều người không biết

Tác dụng của ớt chuông khi ăn sống - Cách ăn tốt nhất nhưng nhiều người không biết

Có rất nhiều tác dụng của ớt chuông khi ăn sống do loại quả này chứa các thành phần giàu dinh dưỡng và nhiều loại vitamin cần thiết. Theo đó, ăn ớt chuông giúp tăng cường thị lực, giảm thiểu thiếu máu, bảo vệ tim mạch, phòng ngừa bệnh ung thư, hỗ trợ tiêu hoá và giảm cân hiệu quả.
Xem thêm »

Mẫu CV hot theo ngành nghề

Back to top

Job3s có thể giúp gì cho bạn?
chat