Chứng chỉ là gì? Những ngành nghề cần cấp chứng chỉ nhất định phải có

Đóng góp bởi:   CEO Tony Vũ
Thứ Tư, 22/05/2024 10:40:00 +07:00
Rất nhiều vị trí việc làm hiện nay yêu cầu ứng viên phải có chứng chỉ hành nghề. Vậy chứng chỉ là gì, ngành nào cần có chứng chỉ và điều kiện nào để được cấp chứng chỉ hành nghề? Cùng chuyên gia của job3s.vn tìm hiểu về loại chứng chỉ này trong bài viết sau.

1. Chứng chỉ là gì?

Chứng chỉ là từ dùng chỉ văn bằng chứng nhận việc cá nhân nào đó đã hoàn thành khóa học do cơ quan giáo dục, cơ sở đào tạo có thẩm cấp và có giá trị pháp lý lâu dài. Hiểu đơn giản hơn, chứng chỉ là giấy tờ hành nghề được cấp theo quy định của pháp luật, cá nhân hay tổ chức kinh doanh có thể hoạt động trong lĩnh vực cho phép.

Lưu ý: Chứng chỉ hành nghề không bao gồm giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cần tránh nhầm lẫn để các hoạt động được diễn ra thuận lợi.

Ví dụ, theo điều 11 Luật Dược 2016 quy định người chịu trách chuyên môn về dược, đảm bảo chất lượng cơ sở sản xuất thuốc, phụ trách công tác dược lâm sàng cần có chứng chỉ hành nghề dược.

Hiểu rõ chứng chỉ là gì sẽ giúp ích rất nhiều trong cuộc sống và công việc
Hiểu rõ chứng chỉ là gì sẽ giúp ích rất nhiều trong cuộc sống và công việc

Khái niệm chứng chỉ là gì vốn không quá khó hiểu, tuy nhiên mỗi lĩnh vực sẽ có các quy định riêng về phân loại, điều kiện và thẩm quyền cấp. Các phần sau tiếp theo trong bài sẽ giúp bạn hiểu chi tiết hơn về những nội dung này.

2. Ai có quyền cấp chứng chỉ hành nghề?

Chỉ khi biết chứng chỉ là gì bạn mới hiểu được tầm quan trọng của loại giấy tờ này. Chứng chỉ chỉ được cấp khi cá nhân hoặc tổ chức có đầy đủ trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong lĩnh vực nào đó. Cơ quan cấp Nhà nước có thẩm quyền, hội nghề nghiệp của ngành nghề đó có quyền hạn cấp và thu hồi chứng chỉ hành nghề.

Dù chứng chỉ có thời hạn lâu dài nhưng không đồng nghĩa không thể thu hồi, đặc biệt đối với lĩnh vực y học và dược. Đây là hai ngành liên quan trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng con người nên được quản lý sát sao, chặt chẽ.

Tùy thuộc vào từng ngành nghề, lĩnh vực mà đối tượng có thẩm quyền cấp chứng chỉ cũng sẽ khác nhau
Tùy thuộc vào từng ngành nghề, lĩnh vực mà đối tượng có thẩm quyền cấp chứng chỉ cũng sẽ khác nhau

Xem thêm: Top 10 chứng chỉ biên phiên dịch tiếng Anh danh giá nhất

3. Vai trò của chứng chỉ trong công việc

Rất nhiều người sau khi biết chứng chỉ là gì mới nhận ra được vai trò của loại giấy tờ này trong công việc. Loại giấy tờ này sẽ giúp cho bạn được đánh giá cao hơn bởi nhà tuyển dụng.

Dưới đây là một số vai trò của chứng chỉ trong công việc mà bạn có thể tham khảo:

  • Là bằng chứng giúp khẳng định bạn có thể đáp ứng các yêu cầu trong công việc, đặc biệt là đối với các ngành nghề đặc thù yêu cầu kiến thức chuyên môn. Khi đó chứng chỉ sẽ là yếu tố giúp bạn chứng minh được với nhà tuyển dụng rằng mình đủ khả năng thực hiện công việc.

  • Được sắp xếp vào các vị trí công việc phù hợp với năng lực của mình, do chứng chỉ đã thể hiện được năng lực của bạn. Nhà tuyển dụng sẽ dựa vào đó để sắp xếp vị trí công việc phù hợp. Ví dụ, nếu có chứng chỉ ngoại ngữ, bạn có thể được phân vào các vị trí liên quan đến đối ngoại quốc tế, từ đó có cơ hội nâng cao thu nhập.

  • Xây dựng lòng tin với đối tác. Không chỉ giúp gây ấn tượng với nhà tuyển dụng, các đối tác, khách hàng cũng là người vô cùng quan tâm đến chứng chỉ nghề nghiệp. Việc có chứng chỉ sẽ giúp cho khách hàng cảm thấy yên tâm và uy tín hơn.

  • Thôi thúc tinh thần học hỏi. Trong một số lĩnh vực, các chứng chỉ chỉ có thời hạn nhất định hoặc thường xuyên có tiêu chuẩn mới, ví dụ như chứng chỉ ngoại ngữ chỉ có giá trị 2 năm. Điều này đòi hỏi người làm việc phải liên tục học tập và cập nhật kiến thức.

Nhìn vào những lợi ích trên, chắc hẳn bạn không cần băn khoăn về lợi ích đối với công việc của chứng chỉ là gì.

Biết được vai trò của chứng chỉ là gì bạn sẽ hiểu vì sao nhà tuyển dụng quan tâm đến chứng chỉ hành nghề
Biết được vai trò của chứng chỉ là gì bạn sẽ hiểu vì sao nhà tuyển dụng quan tâm đến loại giấy tờ này

4. Sự khác nhau giữa chứng nhận và chứng chỉ là gì?

Chứng chỉ và chứng nhận thường bị nhầm lẫn với nhau hoặc được xem là một. Tuy nhiên nếu biết rõ chứng chỉ là gì bạn sẽ thấy bên cạnh những điểm tương đồng thì 2 loại giấy tờ này hoàn toàn khác nhau.

Muốn biết điểm khác nhau giữa chứng nhận và chứng chỉ là gì, hãy cùng xem xét các tiêu chí dưới đây:

Tiêu chí

Chứng chỉ

Chứng nhận

Khái niệm

Chứng chỉ là gì? Chứng chỉ trong tiếng Anh là Diploma, tức văn bằng chính thức công nhận ai đó đã hoàn tất khóa học do cơ quan giáo dục, cơ sở đào tạo tổ chức và cấp, thời hạn pháp lý lâu dài.

Chứng nhận là gì? Chứng nhận tên tiếng Anh là Certificate, có phạm vi rộng với nhiều mục đích khác nhau.

Ví dụ trong giáo dục, giấy chứng nhận thường được trao cho học sinh, sinh viên đã giành giải trong một cuộc thi hoặc hoàn thành khóa học.

Thời gian cấp

Để được cấp chứng chỉ, bạn cần tham gia một khóa học kéo dài vài năm. Cùng với đó là đạt được số điểm đề ra hoặc thỏa mãn những yêu cầu của chứng chỉ đó.

Thời gian cấp chứng nhận tương đối ngắn, chỉ diễn ra trong vòng vài tháng.

Lĩnh vực liên quan

Phần lớn chứng chỉ liên quan đến lĩnh vực giáo dục. Ví dụ như chứng chỉ sư phạm, chứng chỉ tin học, chứng chỉ ngoại ngữ,...

Chứng nhận có thể liên quan hoặc không liên quan đến giáo dục. Có thể kể đến khóa học lái xe, khóa học thiết kế web, khóa học phòng cháy chữa cháy, khóa học sơ cứu,...

Phạm vi áp dụng

Chứng chỉ chỉ dành cho lĩnh vực giáo dục. Được trao cho học sinh, sinh viên đã hoàn thành chương trình học hoặc các chương trình sau đó.

Áp dụng trong nhiều lĩnh vực như giấy khai sinh, giấy đăng ký kết hôn, giấy đăng ký kinh doanh,...

Giấy chứng nhận được trao cho bất kỳ ai có kỹ năng thành thạo lĩnh vực, ngành nghề nào đó trong đời sống, không nhất thiết liên quan đến giáo dục.

Không phải ai cũng biết sự khác nhau giữa chứng nhận và chứng chỉ là gì
Không phải ai cũng biết sự khác nhau giữa chứng nhận và chứng chỉ là gì

Xem thêm: Tổng hợp 10+ chứng chỉ quản trị nhân sự giúp nâng tầm sự nghiệp HR

5. Danh mục ngành nghề cần chứng chỉ hành nghề

Sau đây là 23 danh mục ngành nghề cần có chứng chỉ hành nghề (sau đây viết tắt là CCHN) để hoạt động:

STT

Ngành nghề

Yêu cầu

Căn cứ pháp lý

Ghi chú

SL

Người được cấp CCHN

1

Khảo sát xây dựng

1

Cá nhân làm việc tại doanh nghiệp

Khoản 1c, Điều 49, Luật Xây dựng 16/2003/QH11, ngày 10/12/2003.

2

Thiết kế xây dựng công trình

1

Cá nhân làm việc tại doanh nghiệp

Khoản 1c, Điều 56, Luật Xây dựng 16/2003/QH11, ngày 10/12/2003.

3

Giám sát thi công công trình

1

Cá nhân làm việc tại doanh nghiệp

Khoản 3, Điều 87, Luật Xây dựng 16/2003/QH11, ngày 10/12/2003.

4

Dịch vụ môi giới bất động sản

1

Cá nhân làm việc tại doanh nghiệp

Khoản 2, Điều 8, Luật Kinh doanh bất động sản ngày 29/06/2006.

5

Dịch vụ định giá bất động sản

2

Cá nhân làm việc tại doanh nghiệp

Khoản 2, Điều 8, Luật Kinh doanh bất động sản ngày 29/06/2006.

6

Dịch vụ sàn giao dịch bất động sản

>=2

Cá nhân làm việc tại doanh nghiệp

Khoản 2, Điều 8, Luật Kinh doanh bất động sản ngày 29/06/2006.

02 CCHN môi giới BĐS. Nếu có dịch vụ định giá bất động sản thì doanh nghiệp phải có ít nhất 02 người có chứng chỉ định giá bất động sản.

7

Dịch vụ đấu giá

1

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

Điều 16, Nghị định 17/2010/NĐ-CP về bán đấu giá tài sản.

8

Dịch vụ thẩm định giá

3

- Chủ sở hữu doanh nghiệp hoặc 2 thành viên, cổ đông sáng lập hoặc 2 thành viên hợp danh.

- Người đại diện theo pháp luật, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc.

- Cá nhân làm việc tại doanh nghiệp.

Điều 38, 39 Luật Giá 11/2012/QH13 ngày 20/06/2012

- Quy định đối với thành viên là tổ chức

- Quy định đối với chi nhánh doanh nghiệp thẩm định giá.

9

Dịch vụ kiểm toán

5

- Công ty TNHH 2 thành viên trở lên.

- Công ty hợp danh.

- Doanh nghiệp tư nhân.

Điều 21, Điều 31, Luật Kiểm soát độc lập 67/2011/QH12 ngày 29/03/2011

- Chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán phải có 2 chứng chỉ hành nghề, trong đó Giám đốc chi nhánh phải có 1 CCHN.

- Không được đồng thời là kiểm toán viên đăng ký hành nghề tại trụ ở chính hoặc chi nhánh khác.

10

Dịch vụ làm thủ thuế

2

Cá nhân làm việc tại doanh nghiệp

- Điều 20 Luật Quản lý thuế, ngày 29/11/2006.

- Thông tư 117/2012/TT-BTC hướng dẫn về hành nghề dịch vụ làm thủ tục thuế, ngày 19/07/2012.

11

Dịch vụ kế toán

2

- Giám đốc doanh nghiệp.

- Cá nhân làm việc tại doanh nghiệp.

- Điều 41 Nghị định 29/2004/NĐ-CP ngày 31/05/2004 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kế toán áp dụng trong hoạt động kinh doanh.

- Điều 2 Thông tư 72/2007/TT-BTC ngày 27/06/2007 hướng dẫn việc đăng ký và quản lý hành nghề kế toán

- Doanh nghiệp có thể sử dụng CCHN của kiểm toán viên để đăng ký dịch vụ kế toán.

- Đăng ký loại hình doanh nghiệp là doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty hợp danh.

12

Hành nghề dược

1

Cá nhân giữ chức vụ quản lý trong doanh nghiệp

- Điều 14 NĐ 79/2006/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Dược ngày 09/08/2006.

- Điều 11 Luật Dược ngày 14/06/2005

13

Bệnh viện

1

Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của bệnh viện.

Điều 23 Thông tư 41/2011/TT-BYT, ngày 14/11/2011; Hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Chứng chỉ hành nghề phù hợp với ít nhất một trong các chuyên khoa mà bệnh viện đăng ký.

14

Phòng khám đa khoa

1

Người giữ chức vụ quản lý, chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng khám đa khoa.

Điều 24 Thông tư 41/2011/TT-BYT ngày 14/11/2011, Hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

Chứng chỉ hành nghề phù hợp với chuyên khoa mà phòng khám đăng ký.

15

- Phòng chẩn trị y học cổ truyền.

- Nhà hộ sinh.

- Phòng khám chẩn đoán hình ảnh.

- Phòng xét nghiệm.

- Cơ sở dịch vụ tiêm, thay băng, đo nhiệt độ.

- Cơ sở dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà.

- Cơ sở dịch vụ kính thuốc.

- Cơ sở dịch vụ cấp cứu, hỗ trợ vận chuyển người bệnh.

1

Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật.

Điều 26, 28, 29, 30, 31, 33, 34, 35 Thông tư 41/2011/TT-BYT ngày 14/11/2011; Hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Chứng chỉ hành nghề phù hợp.

16

Phòng khám chuyên khoa

1

Người giữ chức vụ quản lý, chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng khám chuyên khoa.

Điều 25 Thông tư 41/2011/TT-BYT ngày 14/11/2011, Hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Chứng chỉ hành nghề phù hợp với chuyên khoa mà phòng khám đăng ký.

17

Sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói thuốc bảo vệ thực vật

1

Cá nhân giữ chức vụ quản lý trong doanh nghiệp.

Điều 7, Điều 9 Nghị định 58/2002/ NĐ-CP ban hành điều lệ bảo vệ thực vật, điều lệ kiểm dịch thực vật, và điều lệ quản lý thuốc bảo vệ thực vật, ngày 03/03/2002.

18

Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật

1

Cá nhân làm việc tại doanh nghiệp

Điều 3 Quyết định số 91/2002/QĐ-CP của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn.

19

Sản xuất, gia công, sang chai thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y

2

- Chứng chỉ sản xuất của cá nhân giữ chức vụ quản lý trong doanh nghiệp.

- Chứng chỉ kiểm nghiệm của cá nhân làm việc tại doanh nghiệp.

Điều 38 Pháp lệnh Thú y ngày 12/05/2004.

20

Kinh doanh thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y

2

- Cá nhân giữ chức vụ quản lý trong doanh nghiệp.

- Cá nhân làm việc tại doanh nghiệp.

Điều 39 Pháp lệnh Thú y ngày 12/05/2004.

21

Hoạt động xông hơi, khử trùng

1

Cá nhân làm việc tại doanh nghiệp

Khoản 1 Điều 3 Quyết định: 89 /2007/QĐ-BNN, ngày 01/11/2007, Ban hành Quy định quản lý nhà nước về hoạt động xông hơi khử trùng vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật.

22

Dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp

1

Người đứng đầu tổ chức hoặc cá nhân làm việc tại doanh nghiệp.

Khoản 3 Điều 154 Luật số 36/2009/QH12 của Quốc hội sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ

23

Dịch vụ thiết kế phương tiện vận tải

1

Cá nhân làm việc tại doanh nghiệp.

Quyết định 38/2005/QĐ-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải về việc ban hành Quy chế cấp chứng chỉ hành nghề kinh doanh dịch vụ thiết kế phương tiện vận tải

Biết được chứng chỉ là gì và sự khác nhau giữa chứng chỉ với các loại bằng cấp, giấy tờ khác sẽ giúp cho bạn có sự chuẩn bị tốt nhất cho quá trình tìm việc, cũng như dễ dàng xây dựng định hướng tương lai và nghề nghiệp. Tuy vậy, không phải chứng chỉ nào cũng có giá trị như nhau. Hãy đảm bảo rằng, chứng chỉ của bạn được cấp bởi các tổ chức uy tín và có thẩm quyền để tránh những rủi ro không đáng có.
Bài viết liên quan

Mẫu CV hot theo ngành nghề

Back to top

Job3s có thể giúp gì cho bạn?
chat