Bà bầu 3 tháng đầu ăn mít được không? 4 tác động của mít đến bé mẹ cần biết

Đóng góp bởi:   Jay Trịnh
Chủ Nhật, 31/12/2023 20:15:00 +07:00
Mít có tính nóng, ăn nhiều dễ gây nổi mẩn ngứa nên rất nhiều người khi có thai lo lắng có bầu 3 tháng đầu ăn mít được không, có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của mẹ và bé hay không? Theo dõi ngay bài viết sau, bạn sẽ bất ngờ vì tác động của mít đối với sức khỏe thai kỳ.

1. Thành phần dinh dưỡng của mít

Mít là loại quả được đánh giá là có nhiều chất dinh dưỡng tốt cho bà bầu. Theo các chuyên gia, cứ 100g mít sẽ chứa:

  • Năng lượng: 157 calo

  • Chất béo: 1g

  • Carbohydrate: 38g

  • Protein: 2,8g

  • Chất xơ: 2,5g

Ngoài ra trong mít còn chứa nhiều chất quan trọng như vitamin A, vitamin C, vitamin B, folate, canxi, sắt hay natri…

Mít là loại quả có chứa nhiều dinh dưỡng
Mít là loại quả có chứa nhiều dinh dưỡng nên rất nhiều người thắc mắc có bầu 3 tháng đầu ăn mít được không

2. Bà bầu 3 tháng đầu ăn mít được không?

Rất nhiều người cho rằng mít có tính nóng, ăn nhiều dễ gây nổi mụn và mẩn ngứa nên có thể ảnh hưởng xấu đến thai nhi. Bởi vậy mà không ít mẹ bầu lo lắng rằng có bà bầu 3 tháng đầu ăn mít được không?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mít còn là loại quả cung cấp nhiều dưỡng chất cho cơ thể. Do đó trong đáp án cho câu hỏi bà bầu 3 tháng đầu ăn mít được không là có, mẹ bầu hoàn toàn có thể ăn mít. Nhìn vào thành phần dinh dưỡng trên có thể thấy không có chất nào gây hại cho mẹ bầu. Bên cạnh đó, tính đến thời điểm hiện tại cũng chưa có công trình hay nghiên cứu khoa học nào khẳng định ăn mít trong 3 tháng đầu sẽ gây hại cho mẹ và bé.

Đừng quá lo lắng về việc bà bầu 3 tháng đầu ăn mít được không
Đừng quá lo lắng về việc bà bầu 3 tháng đầu ăn mít được không mà hãy chú ý bổ sung dưỡng chất đầy đủ trong thực đơn ăn uống mỗi ngày

3. Lợi ích mà mít mang lại cho mẹ bầu trong 3 tháng đầu

Trong 3 tháng đầu, mẹ ăn mít sẽ nhận được các lợi ích tuyệt vời sau:

3.1. Giảm nguy cơ mắc tiền sản giật

Hàm lượng kali dồi dào có trong mít sẽ giúp bảo vệ cơ thể, đặc biệt là tim mạch và huyết áp của mẹ bầu. Kali cũng là chất quan trọng để loại bỏ lượng natri dư thừa, góp phần điều hòa huyết áp, từ đó giảm nguy cơ bị tiền sản giật.

3.2. Hạn chế nguy cơ bị thiếu máu trong suốt thai kì

Nhu cầu cung cấp sắt trong thời kỳ mang thai tăng vô cùng cao. Thiếu máu sẽ làm tăng nguy cơ bị sảy và bong nhau non. Trong đó, mít có chứa hàm lượng sắt và folate dồi dào, có tác dụng giảm nguy cơ thiếu máu của mẹ bầu, làm cho quá trình lưu thông máu diễn ra hiệu quả hơn.

Mít có chứa nhiều chất có lợi cho mẹ bầu
Mít có chứa nhiều chất có lợi cho mẹ bầu nên bạn hoàn toàn không cần lo lắng bầu 3 tháng đầu ăn mít được không

3.3. Có nhiều tác dụng tốt với hệ tiêu hóa của mẹ bầu

Táo bón là vấn đề mà rất nhiều bà bầu gặp phải, bởi lượng hormone progesterone tăng lên và hoạt động mạnh, khiến cho quá trình tiêu hóa bị chậm lại. Giống như rất nhiều loại hoa quả khác, mít chứa hàm lượng chất xơ cao nên có thể giúp mẹ bầu hạn chế được tình trạng này.

3.4. Khắc phục tình trạng mờ mắt và thâm sạm da

Nội tiết tố của người mẹ thường thay đổi vô cùng mạnh mẽ trong quá trình mang thai, bởi vậy có thể dẫn đến một số tình trạng như nám hoặc sạm da.

Mít là một trong những loại quả có chứa nhiều vitamin A và beta carotene, một trong những chất chống oxy hóa hiệu quả nên có thể giúp mẹ bầu làm sáng da một cách tự nhiên, giảm thiểu tình trạng nám và thâm sạm da.

Dựa vào những lợi ích này chắc hẳn bạn sẽ không còn quá lo lắng về việc có bà bầu 3 tháng đầu ăn mít được không? Không chỉ thơm ngon, bầu 3 tháng ăn mít còn đem lại rất nhiều lợi ích tuyệt vời cho cả mẹ và bé.

Xem thêm: Ăn hạt mít có tác dụng gì? Tưởng bỏ đi ai ngờ có công dụng cực tốt

4. Hướng dẫn ăn mít đúng cách cho mẹ bầu ở 3 tháng đầu thai kỳ

Mặc dù không cần phải băn khoăn về việc bà bầu 3 tháng đầu ăn mít được không nhưng bạn vẫn nên chú ý cách thức ăn. Bởi bất cứ loại thực phẩm nào dù tốt đến đâu nhưng nếu sử dụng sai cách vẫn có thể gây ra tác dụng phụ.

  • Đảm bảo liều lượng phù hợp, không nên ăn quá nhiều để tránh nóng trong, chướng bụng. Theo các chuyên gia, mẹ bầu chỉ nên ăn tối đa từ 80 - 100g mít/ngày.

  • Không nên ăn mít khi bụng rỗng, bụng đói hoặc ăn vào buổi tối. Bởi nếu khi đói ăn mít sẽ khiến cho lượng đường trong máu tăng đột ngột, có thể dẫn đến tình trạng chóng mặt. Còn ăn mít vào buổi tối vừa khó tiêu, đầy bụng vừa làm tăng nguy cơ tăng cân mất kiểm soát do trong mít có chứa lượng calo tương đối.

  • Nên đa dạng các món ăn từ mít để thay đổi khẩu vị cho bà bầu.

  • Nên chọn mua mít ở các cửa hàng đáng tin để đảm bảo sản phẩm mua về luôn tươi ngon, sạch sẽ, tránh trường hợp mua phải mít bị ngâm hóa chất hoặc kém chất lượng.

Ăn đúng cách giúp cho mẹ bầu hạn chế được tác dụng phụ
Ăn đúng cách giúp cho mẹ bầu hạn chế được tác dụng phụ

Bên cạnh đó, nếu mẹ bầu thuộc một trong các trường hợp sau thì tuyệt đối không nên ăn mít để tránh ảnh hưởng đến em bé:

  • Những bà bầu bị rối loạn đông máu

  • Những bà bầu bị béo phì, bị tiểu đường thai kỳ hoặc bị huyết áp thấp.

  • Những bà bầu có cơ địa nóng, thường xuyên bị nổi mụn.

  • Những bà bầu bị suy thận mãn tính

  • Những bà bầu có triệu chứng bị gan nhiễm mỡ, suy nhược cơ thể.

5. Tác hại khi mẹ bầu ăn mít không đúng cách

Không phải tự nhiên mà nhiều người thắc mắc bầu 3 tháng đầu ăn mít được không? Nếu sử dụng mít không đúng cách có thể mang đến những hậu quả và rủi ro nhất định đối với sức khỏe, cụ thể:

  • Làm gia tăng lượng đường trong máu nên không hề tốt cho người bị béo phì hoặc bị tiểu đường thai kỳ.

  • Gây ra các dấu hiệu dị ứng như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn cho các bà mẹ bị dị ứng hoặc có cơ thể dễ kích ứng.

  • Đẩy nhanh quá trình đông máu ở bệnh nhân, bởi vậy ăn nhiều sẽ gây nguy hại cho cả mẹ và bé.

6. Cách chọn mít ngon để đảm bảo sức khỏe cho mẹ bầu

Dù đã biết bà bầu 3 tháng đầu ăn mít được không, không mẹ ưu tiên thêm loại quả này vào thực đơn ăn uống mỗi ngày. Tuy vậy, mẹ cũng cần biết cách chọn mít sao cho thơm ngon, đảm bảo an toàn. Dưới đây là một số tiêu chí mà bạn có thể tham khảo để áp dụng:

  • Về hình dạng: Nên chọn những quả mít có hình tròn đều, cầm lên thấy nặng tay, tuy chín mềm nhưng ấn vào vỏ không bị lõm.

  • Về phần vỏ mít: Nên chọn những quả có phần vỏ với mắt nở to, không có gai nhọn và thưa, khi ấn vào thấy mềm nhẹ.

  • Về mùi hương: Nên chọn những quả có mùi thơm đặc trưng nhưng không nồng, từ xa đã có thể ngửi thấy.

  • Về phần cuống: Nên chọn những quả có phần cuống dính chặt vào phần quả, không bị rụng hay héo.

  • Ngoài ra bạn nên lựa chọn mua mít chín tại vườn hoặc các cơ sở kinh doanh uy tín để đảm bảo chất lượng.
Nên chú ý trong quá trình chọn mít cho mẹ bầu
Nến chú ý trong quá trình chọn mít cho mẹ bầu

7. Món ngon từ mít mà mẹ bầu có thể tham khảo

Khi không còn phải lo lắng về việc bà bầu 3 tháng đầu ăn mít được không, bạn có thể tự do sáng tạo các món ăn từ mít, vừa để thay đổi khẩu vị vừa giúp đa dạng nguồn dinh dưỡng cho mẹ bầu.

Dưới đây là một số món ngon từ mít mà bạn có thể tham khảo:

Sữa chua mít: Cách đơn giản nhất là thái nhỏ mít, trộn với sữa chua và 1 chút thạch hoặc trân châu, thêm 1 thìa cafe sữa đặc. Ngoài ra bạn còn có thể kết hợp cùng các loại trái cây theo mùa, tùy thuộc vào khẩu vị riêng.

Sinh tố mít: Sinh tố mít cũng là một món mà mẹ bầu có thể thực hiện, chỉ cần xay nhuyễn mít cùng với sữa tươi và đường, sau đó thêm đá bào tùy thuộc vào khẩu vị là bạn đã có ngay một ly sinh tố thơm ngon.

Mít sấy: Mít sấy là món ăn vặt được rất nhiều mẹ bầu yêu thích, vừa có thể bảo quản được mít lâu hơn vừa giàu dinh dưỡng. Bạn có thể mua mít sấy đóng sẵn tại các cửa hàng, siêu thị hoặc tự chế biến món này nếu muốn yên tâm hơn.

Kem mít: Cũng là một cách được nhiều mẹ bầu lựa chọn, đặc biệt là vào giai đoạn mùa hè. Tuy nhiên vì kem lạnh nên các bà bầu cũng không nên ăn quá nhiều, để tránh ảnh hưởng đến đường tiêu hóa.

Mít có thể chế biến thành rất nhiều món
Mít có thể chế biến thành rất nhiều món

8. Các loại thực phẩm không nên kết hợp với mít trong 3 tháng đầu

Dù mít là loại quả lành tính, không cần quá lo lắng về việc 3 tháng đầu ăn mít được không nhưng các mẹ vẫn nên để ý đến chế độ ăn uống. Bởi nếu kết hợp không đúng chỗ, đúng lúc với các loại thực phẩm khác vẫn có thể gây ra dị ứng, ngộ độc hoặc tích tụ những chất không tốt trong cơ thể.

Dưới đây là một số loại thực phẩm nên hạn chế kết hợp với mít, đa phần các loại này khi sử dụng chung với nhau sẽ dẫn đến tình trạng khó tiêu, đầy hơi, cụ thể bao gồm:

  • Coca cola

  • Mật ong (do cả 2 đều có tính nóng)

  • Thịt vịt

  • Xoài

  • Hải sản

  • Thịt chó (vì cả 2 đều có tính nóng)

  • Vải (do cả 2 đều có tính nóng)

Có một số loại thực phẩm không nên kết hợp với mít
Có một số loại thực phẩm không nên kết hợp với mít

9. Top loại quả mẹ bầu nên ăn trong 3 tháng đầu

Chế độ ăn đa dạng là điều mà các chuyên gia, bác sĩ luôn khuyến khích thai phụ, để có đầy đủ dinh dưỡng cho sự phát triển của cả mẹ và bé. Bởi vậy đừng chỉ quan tâm bầu 3 tháng đầu ăn mít được không mà hãy chịu khó tìm hiểu thêm về những loại thực phẩm nên ăn trong giai đoạn này.

Dưới đây là một số loại quả vô cùng bổ dưỡng mà mẹ bầu nên ăn trong 3 tháng đầu tiên:

  • Ổi: Cung cấp các chất quan trọng cho cơ thể, đặc biệt là phòng tránh dị tật ống thần kinh ở thai nhi.

  • Đu đủ chín: Cung cấp lượng lớn vitamin A, vitamin C, beta-carotene và canxi, giảm cảm giác ốm nghén, táo bón và hỗ trợ tốt trong việc phát triển thị giác cho em bé.

  • Bơ: Tốt cho việc hình thành và phát triển não bộ, hệ thần kinh của thai nhi.

  • Táo: Tăng cường miễn dịch, tốt cho sự phát triển toàn diện của cả mẹ và bé.

  • Lựu: Bổ sung hàm lượng sắt dồi dào, từ đó giảm nguy cơ bị thiếu máu.

  • Nho: Bổ sung các chất chống oxy hóa và chống viêm cho mẹ bầu, đồng thời góp phần tăng cường hệ miễn dịch.

  • Các loại quả thuộc họ cam quýt

  • Xoài: Cung cấp lượng vitamin B6 cùng nhiều dưỡng chất khác, giảm chất xơ, rất tốt cho hệ tim mạch của cả mẹ và bé.

Xem thêm: Mẹ bầu không nên ăn gì trong 3 tháng đầu? Tránh ngay 9 thực phẩm hại mẹ hại con

Các chuyên gia dinh dưỡng khẳng định, bầu 3 tháng đầu hoàn toàn có thể ăn mít. Vì vậy, bạn không cần phải lo lắng có bầu 3 tháng đầu ăn mít được không. Bên cạnh đó, ở giai đoạn mang thai 3 tháng đầu, cơ thể người mẹ cần chú ý nhiều vấn đề, trong đó có ăn uống nên hãy lựa chọn thực phẩm thơm ngon, bổ dưỡng để cả bé và mẹ đều khỏe mạnh.

Bài viết liên quan

Mẫu CV hot theo ngành nghề

Back to top

Job3s có thể giúp gì cho bạn?
chat