Bạn là ?
Điểm GPA (viết tắt của Grade Point Average) là điểm trung bình các môn học của mỗi học sinh, sinh viên sau khi hoàn thành kỳ học hoặc bậc học. Đây là tiêu chí tiên quyết để đánh giá trình độ, kỹ năng xuyên suốt quá trình học tập.
Có 2 dạng điểm GPA, cụ thể:
GPA tích lũy hay còn gọi CGPA là điểm trung bình, được tích lũy trong thời gian ngắn như khóa học hoặc kỳ học.
GPA chung là điểm trung bình của toàn bộ quá trình học, hay điểm trung bình trong cả năm hoặc học kỳ cộng lại và chia đều.
Hiện nay ở Việt Nam, thuật ngữ GPA mới chỉ được áp dụng cho bậc giáo dục đại học, đánh giá kết quả học tập của sinh viên, song song thang điểm 10 và thang điểm 4. Không chỉ đóng vai trò đánh giá, điểm GPA còn là cơ sở xếp loại trao học bổng, xét bằng tốt nghiệp.
Mỗi quốc gia sẽ có quy định về thang điểm GPA, tại Việt Nam hiện đang áp dụng cách tính theo khoản 5, Điều 10, Quy chế đào tạo trình độ đại học ban hành kèm Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và đào tạo quy định về đánh giá kết quả học tập theo học kỳ, năm học theo 3 thang điểm sau:
Thang điểm 4 | - Xuất xắc: 3.6 - 4.0 - Giỏi: 3.2 - cận 3.6 - Khá: 2.5 - cận 3.2 - Trung bình: 2.0 - cận 2.5. - Yếu: 1.0 - cận 2.0 - Kém: Dưới 1.0 |
Thang điểm 10 | - Xuất sắc: 9.0 - 10.0 - Giỏi: 8.0 - cận 9.0 - Khá: 7.0 - cận 8.0 - Trung bình: 5.0 - cận 7.0 - Yếu: 4.0 - cận 5.0 - Kém: Dưới 4.0 |
Thang điểm chữ | - A: Giỏi - B: Khá - C: Trung bình - D: Yếu - F: Kém (không đạt) |
Mặc dù khái niệm điểm GPA là gì trên thế giới giống nhau nhưng cách tính vẫn có một số điểm khác biệt.
Khác với Việt Nam sử dụng thang điểm 4 để đánh giá, một số quốc gia khác như Đức, Áo, Nga áp dụng thang điểm 5 (1 - 5) hay như Bỉ, Ba Lan, Mỹ sử dụng tỷ lệ phần trăm (%) để đánh giá quá trình học tập, rèn luyện của học sinh, sinh viên.
Khái niệm GPA là gì hiện nay mới chỉ phổ biến tại bậc đại học, bởi như đã nói ở trên, hiện nay Việt Nam chưa áp dụng tính điểm GPA cho các bậc trung học trong hệ thống giáo dục.
Song, chúng tôi vẫn giới thiếu cách tính điểm tích lũy toàn khóa học của bậc THCS, THPT và đại học. Cách tính này sẽ giúp ích rất lớn cho những học sinh có ý định ra nước ngoài du học từ sớm hoặc làm hồ sơ xin xét học bổng.
GPA là gì và cách tính cho bậc trung học như thế nào? Tuy Việt Nam chưa áp dụng tính điểm GPA với bậc trung học, bao gồm cấp 2 và cấp 3 nhưng những học sinh có nhu cầu, dự định du học có thể áp dụng cách tính điểm sau đây:
GPA = (Tổng điểm trung bình từng năm học)/Số năm học.
Tại nước ta, bậc trung học cơ sở gồm 4 năm, bậc trung học phổ thông gồm 3 năm. Lưu ý, điểm GPA được làm tròn đến số thập phân thứ nhất, theo quy tắc làm tròn số trong toán học.
Ví dụ, bạn Nguyễn Thanh Lâm có điểm tổng kết 4 năm THCS là 7.5, 8.0, 8.1 và 8.0. Ta có điểm GPA 4 năm THCS như sau: (7.5 + 8.0 + 8.1 + 8.0)/4 = 7.9. Như vậy, xét theo thang điểm 10 GPA của bạn là 7.9.
Tại các trường đại học Việt Nam, điểm trung bình môn thường bao gồm ba đầu điểm, điểm chuyên cần, điểm kiểm tra giữa kì và điểm kiểm tra cuối kỳ, tỉ lệ 1:3:6. Khi đã có điểm môn học, điểm GPA học kỳ hoặc toàn bộ 4-6 năm học được tính như sau:
GPA = (Tổng của điểm trung bình môn * số tín chỉ)/Tổng tín chỉ
Ví dụ, sinh viên Nguyễn Duy Anh trong 1 kỳ kỳ học 3 học phần, trong đó Triết học (3 tín chỉ x 3 điểm), Tiếng Anh (3 tín chỉ x 3 điểm), Tin học (4 tín chỉ x 2.5 điểm). Vậy ta có điểm GPA kỳ học là (9+9+10)/(3+3+4) = 28/10 = 2.8.
Xem thêm: Mẫu sơ yếu lý lịch học sinh sinh viên chuẩn Bộ Giáo dục 2023
Nhằm giúp các bạn học sinh, sinh viên thuận tiện theo dõi điểm GPA giữa các thang điểm, job3s.vn cung cấp bảng quy đổi như sau:
Xếp loại | Thang điểm 4 | Thang điểm 10 | Thang điểm chữ |
Giỏi | 4.0 | 8.5 - 10 | A |
Khá giỏi | 3.5 | 8.0 - 8.4 | B+ |
Khá | 3 | 7.0 - 7.9 | B |
Trung bình khá | 2.5 | 6.5 - 6.9 | C+ |
Trung bình | 2 | 5.5 - 6.4 | C |
Trung bình yếu | 1.5 | 5.0 - 5.4 | D+ |
Yếu | 1.0 | 4.0 - 4.9 | D |
Kém | 0 | < 4.0 | F |
Điểm GPA có trọng số (Weighted GPA) phản ánh khách quan sự cố gắng trong học tập, sử dụng thang điểm 0 - 5.0.
Điểm GPA không có trọng số (Unweighted GPA) được tính theo thang điểm 0 - 4.0, tính chất và mức độ khóa học không quá quan trọng.
Một số trường học hay công ty nước ngoài vẫn chấp dẫn thang điểm 10 của Việt Nam, nếu không có yêu cầu chuyển đổi bạn có thể giữ nguyên điểm GPA ban đầu để nộp hồ sơ nhập học, xin việc.
Hiểu rõ điểm GPA là gì không chỉ quan trọng trong việc xét điểm tốt nghiệp đánh giá trong nước mà còn cực kỳ quan trọng với những sinh viên có ý định đi du học.
Những ai có dự định du học, cần nắm được điều kiện xét đầu vào GPA để lên kế hoạch hoặc điều chỉnh lộ trình học tập phù hợp. Dưới đây là tiêu chuẩn điểm GPA đối với du học sinh tại một số quốc gia trên thế giới để bạn có thể tham khảo:
Tại Canada, tùy theo bậc học, bang và trường đại học sẽ áp dụng điều kiện về điểm GPA với du học sinh. Cụ thể:
Trung học yêu cầu GPA trong 3 năm gần nhất phải trên 6.5/10.
Dự bị đại học yêu cầu GPA phải trên 6.5/10.
Cao đẳng, đại học yêu cầu sinh viên đã tốt nghiệp THPT, GPA 3 năm gần nhất cao hơn 6.0 - 7.0.
Chứng chỉ sau đại học yêu cầu sinh viên có bằng tốt nghiệp, GPA từ 2.0/4.0 trở lên.
Thạc sĩ yêu cầu tốt nghiệp đại học, GPA từ 3.0/4.0 hoặc 7.0/10.
Đối với du học Mỹ, bạn cần tìm hiểu kỹ về quy định của từng bậc học, bang hoặc trường học. Tuy cùng trên một lãnh thổ nhưng mỗi nơi sẽ áp dụng điều kiện về điểm GPA khác nhau, nếu du học tự túc điểm GPA của bạn cần đạt ít nhất 7.0, còn với du học nhận học bổng thì cần GPA 8.5 tức 3.5/4.
Giống với Canada và Mỹ, điều kiện GPA đầu vào của từng bậc học, vùng và trường đại học sẽ có sự khác nhau. Bạn có thể tham khảo:
Bậc tiểu học không yêu cầu GPA.
Bậc Trung học yêu cầu du học sinh hoàn thành chương trình lớp 6 hoặc lớp 7 tại Việt Nam, GPA phải trên 6.5.
Dự bị đại học yêu cầu hoàn thành ít nhất chương trình lớp 11 tại Việt Nam, GPA từ 6.0 trở lên.
Cao đẳng, đại học yêu cầu hoàn thành chương trình THPT, hoặc năm nhất đại học, hoặc chương trình dự bị đại học tại Úc, điểm tích lũy toàn khóa học cao hơn 6.5.
Sau đại học yêu cầu đã tốt nghiệp đại học, hoặc xem xét năng lực nghiên cứu, hoặc kinh nghiệm làm việc nếu khác chuyên ngành, điểm GPA cao hơn 6.5.
Như đã chia sẻ, mỗi quốc gia sẽ áp dụng thang điểm GPA khác nhau, vì thế mức điểm xét loại giỏi không giống nhau.
Tại Việt Nam, nếu dựa vào thang điểm 4, GPA đạt 3.2 - 3.6 được coi là giỏi, thang 10 là 8.0 trở lên, thang điểm chữ là A và A+. Đây chỉ là điều kiện để đánh giá học lực, ngoài ra các trường còn có thể có thêm những yêu cầu về điểm rèn luyện ngoại khóa hoặc điểm rèn luyện đạo đức.
Xem thêm: Hướng dẫn cách viêt CV xin học bổng chi tiết nhất 2023
Khoản 1, 2, Điều 14, Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT quy định, sinh viên được xét, công nhận tốt nghiệp khi điểm GPA toàn khóa học đạt từ trung bình trở lên. Bên cạnh đó đảm bảo đầy đủ các điều kiện sau:
Tích lũy đủ học phần, tín chỉ và hoàn thành nội dung bắt buộc khác trong chương trình đào tạo, đạt chuẩn đầu ra.
Thời điểm xét tốt nghiệp, sinh viên không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, không trong thời gian bị đình chỉ học tập.
Sinh viên đáp ứng đủ điều kiện tốt nghiệp sẽ được hiệu trưởng trường đại học ra quyết định công nhận tốt nghiệp, cấp bằng tốt nghiệp trong vòng 3 tháng, tính từ thời điểm sinh viên hoàn thành nghĩa vụ, điều kiện với cơ sở đào tạo.
Mỗi doanh nghiệp sẽ có những yêu cầu riêng với ứng viên, điểm GPA cao chỉ là một trong những tiêu chí tuyển dụng. Đối với các công việc đòi hỏi trình độ chuyên môn cao như bác sĩ, kỹ sư, kế toán… điểm GPA cao sẽ là lợi thế rất lớn.
Tuy nhiên với những công việc chú trọng hơn vào kỹ năng và sự sáng tạo như marketing, truyền thông, điểm GPA chỉ là một phần trong tiêu chí tuyển dụng. Phần lớn, nhà tuyển dụng dành sự quan tâm về tính cách, kỹ năng chuyên môn, khả năng hòa nhập, năng lực... của nhân sự.
Muốn nâng cao khả năng trúng tuyển, bạn cần trau dồi đồng thời cả điểm GPA, kỹ năng và kinh nghiệm, nếu có đầy đủ các yếu tố này bạn sẽ dễ dàng chinh phục mọi vị trí việc làm.
Hiểu rõ điểm GPA là gì sẽ giúp bạn có kế hoạch chuẩn bị từ sớm cho con đường học tập và tương lai của mình sau này. Hãy rèn luyện chăm chỉ để tích lũy cho mình bảng điểm đẹp như mơ.
Công thức tính thuế thu nhập cá nhân theo quy định mới nhất
Việc làm bảo mẫu trường tiểu học TPHCM: Cơ hội và thách thức
Bộ luật thuế thu nhập cá nhân mới nhất và những điều cần biết
Tổng hợp việc làm Tân An Long An và cách xin việc nhanh nhất
Kinh nghiệm xin việc làm chỉ cần CMND, không yêu cầu bằng cấp
Người phụ thuộc là gì? Các quy định về người phụ thuộc
Giấy khai sinh là gì? Thông tin cần nhớ về loại giấy tờ quan trọng này
Việc làm Cà Mau hấp dẫn với nhiều cơ hội ngành thủy sản và du lịch
Kinh nghiệm tìm việc làm ca tối từ 18h đến 22h không lừa đảo
Tsundere là gì? Giải đáp tất tần tật về Tsundere mới nhất
Mẫu CV hot theo ngành nghề