Bạn là ?
Người giữ được chữ tín luôn có khả năng giữ bí mật, cam kết và lời lứa của chính mình. Họ sẽ luôn thực hiện những lời họ đã nói. Chính vì vậy họ là tuýp người đáng tin cậy, luôn nỗ lực và hiện thực hóa lời hứa của mình một cách trung thực, có đạo đức.
Đức tính luôn giữ chữ tín giữ vai trò vô cùng quan trọng trong suốt hành trình phát triển bản thân của mỗi người. Để hiểu hết về lợi ích của việc giữ chữ tín là gì, bạn cần tìm hiểu những ảnh hưởng của nó lên sự nghiệp và cuộc đời.
Trong phong thuỷ, chữ tín được xem là một từ thể hiện danh dự, lời hứa, sự tôn trọng, lòng kính nể. Một người có chữ tín sẽ được người khác yêu quý và lời nói trở nên có trọng lượng hơn rất nhiều so với những người chỉ hứa suông, nói chuyện gian dối, làm trái lại với lời nói của mình và lương tâm, luân thường đạo lý.
Người không có chữ tín sẽ bị mọi người cô lập và xa lánh. Trong phật giáo, đạo giáo và nho giáo, người không biết giữ bí mật, lời hứa, không coi trọng chữ tín được coi là một hình thức tạo nghiệp. Và họ sẽ phải trả nghiệp này ở hậu vận hoặc kiếp sau.
Giữ chữ tín giúp bạn được đồng nghiệp và cấp trên tin tưởng bởi bạn luôn hoàn thành công việc đúng thời gian, chất lượng đúng như bạn đã cam kết bạn đầu. Nhờ vậy mà bạn sẽ được giao nhiều dự án lớn, mở ra khả năng thăng tiến không ngừng.
Chữ tín còn là cầu nối giữa con người với con người giúp bạn kết giao với nhiều đồng nghiệp. Họ sẽ luôn ủng hộ ý kiến, quyết định của bạn.
Chắc hẳn bất kỳ ai đang buôn bán đều quan tâm ý nghĩa của giữ chữ tín là gì trong kinh doanh. Kỳ thực, đây là một phẩm chất bất kỳ doanh nhân nào cũng đều phải có.
Đối với đối tác chữ tín có ý nghĩa là uy tín, trách nhiệm để cùng nhau phát triển và hợp tác lâu dài. Còn đối với khách hàng, giữ chữ tín chính là cam kết chất lượng sản phẩm đúng với những thông tin công ty công bố, cung cấp cho người tiêu dùng.
Đối với nhân viên trong công ty, giữ chữ tín là thực hiện những cam kết trong hợp đồng lao động như trả lương đúng hạn, tạo điều kiện cho nhân viên phát triển, thăng tiến…
Khám phá những dấu hiệu của một người chính trực giúp bạn hiểu sâu về định nghĩa giữ chữ tín là gì và chọn đúng người đáng tin cậy để kết giao, bao gồm:
Luôn giữ lời hứa mà mình đã đưa ra và thực hiện nó một cách có đạo đức.
Luôn tuân thủ cam kết đã đề ra.
Trung thực, minh bạch trong tất cả mọi hoạt động mà mình thực hiện.
Đến các cuộc họp hành hay gặp gỡ đúng giờ như đã hẹn, hoàn thành công việc đúng thời hạn như đã hứa với người khác.
Sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình, cộng đồng xã hội.
Không ngại khi nhận góp ý từ người khác và sẵn sàng sửa chữa các điểm yếu, sai lầm để phát triển và nâng cao năng lực, phẩm chất của bản thân.
Giữ bí mật nếu được người khác chia sẻ vấn đề cá nhân của họ và đặc biệt là khi họ yêu cầu.
Không tò mò hoặc soi mói, kể lể chuyện riêng tư của người khác.
Không giữ chữ tín có thể gây ra rất nhiều hậu quả xấu, không chỉ cho cá nhân người đó mà còn ảnh hưởng tới cộng đồng xã hội.
Hậu quả trong công việc:
Gây mất lòng tin, giảm cơ hội hợp tác, làm việc chung trong tương lai. Khi đó, bạn và những người đồng nghiệp xung quanh sẽ luôn đề phòng lẫn nhau, thậm chí có thể dẫn đến việc coi nhau như kẻ thù, quan hệ trở nên căng thẳng và chắc chắn việc hợp tác sẽ không mang lại hiệu quả cao.
Giảm giá trị danh tiếng cá nhân, gây khó khăn cho việc xây dựng mối quan hệ đối tác mới hay duy trì mối quan hệ với khách hàng cũ.
Cản trở sự phát triển trong công việc bởi người không có chữ tín thường không được đồng nghiệp và cấp trên tin tưởng giao trọng trách.
Hậu quả trong các mối quan hệ tình cảm:
Hủy hoại mối quan hệ với người yêu hoặc bạn đời bởi sự tin tưởng là một trong những yếu tố cần thiết nhất trong tình yêu.
Gây ra sự bất ổn trong xã hội, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển và hòa bình xã hội nếu người không giữ chữ tín là quan chức cấp cao, có vai trò lớn trên thế giới.
Hậu quả trong cuộc sống:
Nếu bạn không tuân thủ các cam kết và lời hứa trong một hợp đồng nào đó, bạn có thể đối mặt với việc bị kiện và bị phạt tiền, thậm chí phạt tù. Để tránh nguy cơ vướng vào rắc rối pháp luật thì giữ chữ tín là điều vô cùng quan trọng.
Như đã đề cập về lợi ích của việc giữ chữ tín là gì, có thể nhận định rằng, bất kỳ ai cũng nên rèn luyện phẩm chất đạo đức quý giá này. Để luôn nhận được sự tôn trọng và tin tưởng của mọi người xung quanh, bạn nên thực hiện những việc sau đây:
Bạn cần suy nghĩ kỹ trước khi đưa ra bất kỳ lời nói nào. Bạn chỉ nên đưa ra lời hứa, cam kết nếu bạn chắc chắn bản thân có thể thực hiện được.
Bạn không nên gian lận hay lừa dối người khác để hoàn thành một mục tiêu nào nó. Vì nếu họ phát hiện ra chắc chắn niềm tin sẽ bị lung lay và mối quan hệ sẽ bị ảnh hưởng.
Bạn nên làm mọi việc đúng với đạo đức, lương tâm và luân thường đạo lý. Nếu bạn cố gắng thực hiện lời hứa bằng cách vi phạm quy chuẩn xã hội hoặc điều khoản trong hợp đồng thì đó không phải là giữ chữ tín.
Bạn cần học cách giữ kín bí mật của người khác nếu bạn được họ tin tưởng chia sẻ.
Bạn nên tập thói quen không xen vào chuyện cá nhân của người khác.
Nếu bạn có đồng nghiệp không biết giữ chữ tín là gì, một vài điều bạn sẽ cần thực hiện để tránh gặp tác động xấu khi làm việc cùng họ:
Không nên giao cho đồng nghiệp không đáng tin cậy những nhiệm vụ, trách nhiệm quan trọng, đặc biệt cần nghiêm túc tuân thủ thời gian đề ra bởi họ có thể không thực hiện tốt nhiệm vụ, chậm trễ trong việc hoàn thành.
Không nên tin tưởng và chờ đợi những lời hứa viển vông, các đề xuất giải pháp họ cam kết sẽ thực hiện.
Không nên chia sẻ những câu chuyện cá nhân của mình bởi bí mật của bạn có thể bị họ bật mí với mọi người.
Xem thêm: Ích Kỷ Là Gì? Biết Tiết Chế Đúng Lúc Lợi Nhiều Hơn Hại
Tín là một phẩm chất đạo đức quan trọng trong Nho giáo nên người xưa đã có rất nhiều câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn về việc giữ chữ tín, giúp người đời sau hiểu được giữ chữ tín là gì và tại sao nên rèn luyện nó.
Lời Khổng Tử bàn về uy tín:
Từ thời xa xưa Khổng Tử đã dạy rằng: “Nhân nhi vô tín, bất tri kỳ khả dã”. Dịch sang tiếng Việt câu này có nghĩa là người mà không biết giữ chữ tín thì khó có thể thành người đàng hoàng.
Hay vị vĩ nhân này còn có câu: “Vô tín nhi bất lập”, ý nói rằng một người không biết giữ gìn chữ tín của bản thân thì không có chỗ sinh tồn và chỗ đứng trên thế gian này.
Các câu ca dao, tục ngữ Việt Nam về chữ tín:
“Nói lời phải giữ lấy lời - Đừng như con bướm đậu rồi lại bay”. Câu tục ngữ này răn dạy con cháu phải luôn cẩn trọng trong lời nói của chính mình. Nếu đã nói ra thì phải nhớ và cam kết thực hiện theo.
Thêm một câu nói cũng được ông cha ta thường xuyên sử dụng để răn dạy con cháu giữ chữ tín là gì chính là: “Nói chín thì phải làm mười - Nói mười làm chín, kẻ cười người chê”. Câu ca dao này chỉ trích những người không biết giữ lời hứa, họ sẽ bị mọi người xung quanh không tôn trọng và coi thường.
“Chữ tín thay đức con người - Của mượn gìn giữ xong rồi trả ngay” là lời răn dạy về việc mượn đồ của người khác phải luôn nhớ giữ gìn chúng cẩn thận và trả lại cho họ ngay khi xong việc hoặc đúng thời gian đã hứa với họ.
Các câu thành ngữ khuyên răn giữ chữ tín:
“Chọn mặt gửi vàng” khuyên mọi người nên cân nhắc chọn người có uy tín để hợp tác, kết giao.
“Kiếm củi ba năm, thiêu một giờ” hay “Mua danh ba vạn, bán danh ba đồng” cũng có ý nghĩa nhắc nhở mọi người về việc gây dựng, phát triển danh tiếng tốt rất khó khăn. Nhưng nếu bạn chỉ cần không giữ chữ tín một lần cũng có thể đánh mất hết sự uy tín đã tạo dựng từ trước đó.
“Ăn có nhai, nói có nghĩ” hay “Nói phải đúng, hứa phải làm” đều mang ý nghĩa là trước khi nói bất kỳ lời nào, hứa bất kỳ câu nào cũng cần suy xét thật thấu đáo xem bản thân có thể thực hiện được hay không.
“Một sự bất tín, vạn sự bất tin” có ý nghĩa là nếu bạn thất hứa dù một lần duy nhất thì sau này những lời nói của bạn đều không còn tạo được sự tin tưởng cho mọi người xung quanh.
Xem thêm: Dĩ Hòa Vi Quý Là Gì? Bí Quyết Cho Cuộc Sống An Yên Và Thành Công
Thông qua định nghĩa giữ chữ tín là gì cũng như những lợi ích tốt, hậu quả xấu mà nó có thể mang lại, mỗi người đều nên nhắc nhở bản thân luôn cố gắng rèn luyện và phát huy phẩm chất quý báu này. Bên cạnh đó, nắm rõ những dấu hiệu của người không coi trọng chữ tín còn giúp bạn hạn chế giao tiếp, làm việc, hợp tác cùng họ, tránh để lại hậu quả đáng tiếc.
Mẫu CV hot theo ngành nghề