Kỹ thuật chăn nuôi dê thịt: Chọn giống, làm chuồng, chăm sóc cho năng suất cao

Đóng góp bởi:   CEO Tony Vũ
Thứ Tư, 29/05/2024 23:35:00 +07:00
Dê là loài mang đến nhiều giá trị kinh tế trong ngành chăn nuôi. Nắm vững kỹ thuật chăn nuôi dê đúng cách bao gồm cách chọn giống, làm chuồng, chăm sóc... sẽ giúp nâng cao năng suất, chất lượng, đem lại nguồn thu lớn.

1. Kỹ thuật chọn dê giống

Giống có vai trò vô cùng quan trọng trong chăn nuôi, thậm chí quyết định đến 50% chất lượng và năng suất thu về. Bởi vậy kỹ thuật chăn nuôi dê đầu tiên mà bà con cần nắm vững đó là chọn giống dê.

1.1. Yêu cầu chung về giống dê

Tùy vào mục đích chăn nuôi và điều kiện ở địa phương mà yêu cầu về chọn giống dê sẽ khác nhau, tuy nhiên nhìn chung cần đáp ứng một số tiêu chí như sau:

  • Phải biết rõ nguồn gốc, xuất xứ của con giống mà mình chọn, nếu có thể theo dõi sức khỏe, tình trạng của cặp dê bố mẹ là tốt nhất.

  • Dê được chọn nên là con có cổ dài, bụng to, lông đều màu, tứ chi chắc chắn, khỏe mạnh, không bị dị tật, dị hình.

  • Đối với dê đực:

    • Có thân hình cân đối, cơ quan sinh dục phát triển, đều to.

    • Nên chọn những con to, khỏe nhất trong đàn.

  • Đối với dê cái:

    • Có thân hình mang đầy đủ các đặc điểm của giống cái. Với dê hướng thịt phải có thân hình chữ nhật. Còn đối với dê hướng sữa thì nên chọn con có thân hình chắc chắn như nêm.

    • Có bộ phận sinh dục nở nang, hông rộng, núm vú dài từ khoảng 4 - 6cm.

Chọn giống là một trong những kỹ thuật chăn nuôi dê cơ bản
Chọn giống là một trong những kỹ thuật chăn nuôi dê cơ bản cần biết

Ngoài ra, tùy vào từng loại mà bà con có thể sẽ có yêu cầu khác nhau. Khi chọn giống dê, cần lưu ý tuyệt đối không chọn những con giống có đặc điểm như sau:

  • Cổ ngắn, bụng nhỏ

  • Lông tai trụi, loang lổ, không đều màu, đầu dài.

  • Tứ chi và móng không thẳng, đầu gối phía trước quá dày, chân vòng kiềng, cổ chân yếu.

  • Móng và bàn chân bẹt, khớp mắt cá gồ sát nhau khi đi.

  • Con giống có dị tật, dị hình.

1.2. Một số giống dê phổ biến ở nước ta

Ngoài những đặc điểm chung, khi lựa chọn con giống, bà con có thể tham khảo một số giống dê phổ biến trên thị trường. Đây là những giống được đánh giá là ổn định về sức khỏe, khả năng chống chịu bệnh cao và năng suất ổn định, cụ thể:

* Giống dê Boer

Đây là giống dê có nguồn gốc từ Nam Phi, được nuôi nhiều với mục đích lấy thịt vì cho năng suất cao. Dê Boer bắt đầu du nhập vào Việt Nam từ năm 2002 và ngày càng được nuôi phổ biến tại Việt Nam.

- Về đặc điểm:

  • Màu lông: Phần lưng có màu trắng, hơi nâu hoặc vàng nhạt. Phía cổ, hai bên hông và trên đuôi có màu đen. Cá biệt một số con có lông trắng ở trên mặt.

  • Cơ bắp: Đầy đặn, khỏe mạnh và rắn chắn.

  • Trọng lượng: Cao. Khi trưởng thành dê đực có thể đạt từ 100 - 160 kg/con còn dê cái có thể đạt từ 90 - 100 kg/con.

- Về tốc độ sinh trưởng: Sinh trưởng tốt:

  • Từ 5 - 7 tháng tuổi đã có thể phối giống lần đầu tiên.

  • Trung bình mỗi lứa đẻ có thể từ 2 - 3 con.

- Về năng suất:

  • Được nuôi chủ yếu để lấy thịt.

  • Ngoài ra dê cái cũng cho khá nhiều sữa nhưng chu kỳ thường ngắn.

* Giống dê Bách Thảo

Đây là giống lai giữa dê cỏ của địa phương và một số giống nhập, được đánh giá là có độ thích nghi cao.

- Về đặc điểm:

  • Màu lông: Tương đối đồng nhất, thường là màu đen và chiếm khoảng 60% số lượng cả đàn. Một số bộ phận trên cơ thể như mặt, dọc phía cổ, tai, chân hoặc bụng còn có màu trắng.

  • Đầu dê dài, tai cụp, mũi dô và đặc biệt không có râu cằm.

  • Trọng lượng: Khi trưởng thành, con đực có thể đạt từ 75 - 80 kg/con còn con cái đạt từ 40 - 45 kg/con.

- Về năng suất:

  • Được nuôi chủ yếu để lấy thịt. Tuy trọng lượng không cao nhưng tỷ lệ thịt xẻ tương đối cao, từ 40 - 45%, còn tỷ lệ thịt tinh chiếm 30 - 35%.

  • Năng suất cho sữa khoảng 1 - 1,2 kg/ngày.

  • Thời gian cho sữa khoảng từ 145 - 150 ngày.

* Dê cỏ

Dê cỏ hay còn gọi là dê địa phương. Đây là giống dê thuần chủng ở Việt Nam nên có tuổi đời khá lâu, trước đây thường được nuôi theo phương pháp chăn thả nhỏ lẻ, manh mún.

- Về đặc điểm:

  • Màu lông: Đa dạng, trong đó phổ biến nhất là màu nâu, màu đen, màu trắng hoặc khoang đen trắng.

  • Vóc dáng nhỏ

- Về năng suất:

  • Tốc độ tăng trưởng của giống này không cao.

  • Tỷ lệ thịt xẻ từ 40% - 44%, còn tỷ lệ thịt tinh chỉ chiếm 28 - 30%. Tuy nhiên thịt của dê cỏ thường tương đối chắc

  • Năng suất cho sữa khoảng 0,33 - 0,5 kg/ngày.

  • Hàm lượng mỡ sữa chiếm khoảng 6,45%.

Dù không có quá nhiều ưu điểm về năng suất nhưng do có khả năng chống chịu bệnh tật tốt, thích nghi và phù hợp với môi trường sống nên dê cỏ thường được viện nghiên cứu nhân giống, lai tạo ra giống mới năng suất hơn.

Ngoài ra tại Việt Nam còn có một số giống nhập ngoại và lai khác như dê Boer lai, dê Jamnapari, dê Alpine, dê Anglo - Nubian, dê Beetal, dê Barbari, dê Saanen, dê Togenburg…

Việt Nam có rất nhiều giống dê
Việt Nam có rất nhiều giống dê

Xem thêm: Bí kíp viết CV Nông - Lâm - Ngư - Nghiệp chinh phục nhà tuyển dụng

2. Kỹ thuật làm chuồng nuôi dê

Sau khi đã chọn được giống phù hợp, bà con cần chuẩn bị chuồng trại để nuôi dê. Dù là nuôi với phương pháp chăn thả hay nuôi với quy mô lớn khép kín thì cũng cần đảm bảo cho dê có một môi trường sống ổn định và tốt nhất.

Dưới đây là một số yêu cầu về chuồng nuôi:

- Về hướng chọn: Bà con nên chọn hướng đông nam hoặc hướng nam, như thế chuồng có thể tận dụng ánh sáng tự nhiên mà thông thoáng, mát mẻ, mùa hè không bị quá nóng.

- Về vị trí: Chuồng nên ở nơi yên tĩnh, sạch sẽ, thoáng mát và dễ vệ sinh. Không nên đặt gần khu dân cư vì tiếng kêu của chúng có thể ảnh hưởng đến người dân.

- Về kỹ thuật xây dựng chuồng:

  • Diện tích: Được xác định dựa trên số lượng dê có trong đàn và hình thức nuôi nhốt, tuy nhiên phải đảm bảo mật độ trung bình từ 0,8 - 1,2 con/m2 đối với nuôi nhốt cá thể và từ 1,0 - 1,6 con/m2 đối với nuôi nhốt chung.

  • Sàn chuồng cách mặt đất từ 50 - 80 cm. Sàn có thể có khe hở nhưng chỉ được từ 1 - 1,5 cm để thuận tiện cho việc dọn dẹp vệ sinh và chân dê cũng không bị lọt xuống dưới.

  • Phần thành của chuồng phải được đóng chắc chắn bằng gỗ hoặc tre, chiều cao tối thiểu từ 1,5 - 1,8 cm, các nan cách nhau từ 6 - 10 cm.

  • Độ nghiêng của nền chuồng từ 2 - 3%, có xu hướng dốc dần về rãnh thoát nước.

  • Chuồng cần có cửa để người nuôi có thể dễ dàng vào quan sát, chăm sóc và dọn dẹp vệ sinh, cửa chuồng nên có chiều rộng từ 60 - 80 cm.

  • Chuồng cần có trang bị đầy đủ máng ăn, máng uống.

  • Xung quanh chuồng nên có lưới thép và nan tre để làm hàng rào bảo vệ.

Trong quá trình tìm hiểu về kỹ thuật chăn nuôi dê, hãy chú ý đến việc xây dựng chuồng trại
Trong quá trình tìm hiểu về kỹ thuật chăn nuôi dê, hãy chú ý đến việc xây dựng chuồng trại

3. Kỹ thuật chăn nuôi dê - các giai đoạn chăm sóc

Một trong những lưu ý quan trọng trong kỹ thuật chăn nuôi dê đó là xác định được mô hình chăn nuôi. Bởi chỉ khi xác định được mô hình chăn nuôi thì mới đưa ra được các phương pháp chăm sóc phù hợp.

3.1. Mô hình nuôi dê

Chăn nuôi dê ở nước ta hiện đang được thực hiện theo các mô hình sau:

Nuôi dê quảng canh: Nuôi dê quảng canh còn được gọi là chăn thả hoàn toàn để dê có thể tự mình tìm thức ăn trong tự nhiên.

Mô hình này đã có từ xa xưa và được duy trì đến ngày nay, người nuôi không cần bỏ ra số vốn quá cao bởi hoàn toàn chăn thả theo tập tính bầy đàn tự nhiên của dê. Nuôi dê quảng canh thường xuất hiện ở phổ biến ở khu vực trung du và miền núi, những nơi có đất đai rộng lớn, nhiều đồng cỏ hoặc nơi có nguồn thức ăn dồi dào.

Hình thức này tuy mang đến chất lượng thịt tốt, không cần đầu tư phức tạp nhưng năng suất lại thấp nên dần có xu hướng thu hẹp.

Quảng canh là một trong những kỹ thuật chăn nuôi dê có từ lâu đời
Quảng canh là một trong những kỹ thuật chăn nuôi dê có từ lâu đời

Mô hình nuôi dê nhốt chuồng:

Đây là mô hình được sử dụng phổ biến tại các trang trại hoặc nuôi nhốt với quy mô vừa và lớn. Với mô hình này, người nuôi sẽ xây dựng chuồng trại cho dê, có thể nuôi nhốt từng cá thể riêng hoặc nuôi nhốt theo dạng bầy đàn.

Khác với nuôi dê quảng canh, khi nuôi nhốt chuồng thì bà con có thể chủ động về nguồn thức ăn, chăm sóc cho đàn, phòng bệnh…

Đây là mô hình mang đến lợi ích và hiệu quả kinh tế cao nên ngày càng được nhiều hộ chăn nuôi áp dụng.

Kỹ thuật chăn nuôi dê nhốt chuồng sẽ giúp hạn chế các bất lợi của thời tiết
Kỹ thuật chăn nuôi dê nhốt chuồng sẽ giúp hạn chế các bất lợi của thời tiết

Mô hình nuôi dê bán chăn thả:

Đây là mô hình được kết hợp từ hai hình thức chăn nuôi là chăn nuôi quảng canh và nuôi nhốt hoàn toàn.

Theo đó, phần lớn thời gian dê vẫn được nuôi theo hình thức nuôi nhốt hoàn toàn nhưng có kết hợp thời gian chăn thả, để dê có thể đi tự kiếm nguồn thức ăn phù hợp cho mình. Tuy nhiên hình thức này cũng chỉ có thể áp dụng tại các khu vực rộng rãi, có bãi chăn thả nên không được phổ biến như nuôi nhốt hoàn toàn.

3.2. Một số kỹ thuật chăn nuôi dê cơ bản

Dù áp dụng mô hình nào thì bà con cũng cần phải đảm bảo một số kỹ thuật chăn nuôi dê theo từng giai đoạn phát triển như sau:

a. Chăm sóc dê con:

Việc chăm sóc dê con cần hết sức chú ý bởi dê trong giai đoạn này có sức đề kháng yếu. Khi sức khỏe của nó đã ổn định thì việc chăm sóc sau này sẽ đơn giản hơn rất nhiều.

Việc chăm sóc dê con được chia thành ba giai đoạn là giai đoạn mới sinh dưới 12 ngày tuổi, giai đoạn từ 12 đến 45 ngày tuổi và giai đoạn sau khi cai sữa. Ở mỗi giai đoạn, cần chú ý những yếu tố sau:

* Giai đoạn từ lúc mới sinh đến dưới 12 ngày tuổi

Đây là giai đoạn mà dê con có sức đề kháng vô cùng yếu, bởi vậy mà cần có sự chăm sóc đặc biệt.

Ngay khi vừa chào đời, bà con cắt rốn cho dê con và cho ngay chúng vào ô chuồng đã chuẩn bị. Theo tập tính thông thường thì sau khi sinh, dê mẹ sẽ theo bản năng mà cho dê con bú. Tuy nhiên cũng có những trường hợp dê mẹ không tự thực hiện hoặc dê con không tự bú mẹ được. Trong trường hợp đó người nuôi cần phải can thiệp sớm bởi nếu không được bú trong vòng 4 giờ sau sinh thì dê con sẽ chết.

Sau khi dê con ra đời khoảng 20 - 30 phút mà vẫn không tự bú được, cần phải can thiệp bằng cách vắt sữa vào miệng để chúng làm quen cho đến khi có thể tự ăn sữa mẹ. Trong giai đoạn này vẫn nên để dê con ở với dê mẹ và cho ăn hoàn toàn bằng sữa mẹ.

Cần tìm hiểu thật kỹ các kỹ thuật chăn nuôi dê con bởi đây là giai đoạn đầu đời nhạy cảm
Cần tìm hiểu thật kỹ các kỹ thuật chăn nuôi dê con bởi đây là giai đoạn đầu đời nhạy cảm

* Giai đoạn từ khi dê con đạt từ 12 ngày tuổi đến trước khi cai sữa

Sau 12 ngày hoàn toàn ăn sữa mẹ, ở ngày thứ 15, bà con có thể tách dần dê mẹ với dê con và bắt đầu tiến hành vắt sữa, trung bình 2 lần/ngày vào thời điểm sáng và tối mát.

Đây là giai đoạn bắt đầu cho ăn kết hợp sữa mẹ với các loại thức ăn khác và tiến đến hoàn toàn cai sữa mẹ, cụ thể như sau:

- Trong giai đoạn từ 12 đến dưới 45 ngày tuổi:

  • Vẫn kết hợp ăn sữa mẹ và bắt đầu cho làm quen với các loại thức ăn khác.

  • Sữa mẹ vẫn phải đảm bảo từ 450 - 600 ml/ngày.

  • Các loại thức ăn khác đảm bảo từ 20 - 35 gram/con/ngày.

  • Các loại thức ăn khác cần đảm bảo là cỏ non, mềm, có thể cho ăn thêm cám và phụ phẩm nông nghiệp.

Ở giai đoạn này chủ yếu giúp dê làm quen với các loại thức ăn khác ngoài sữa mẹ, do đó chỉ nên cho ăn với một số lượng nhất định, không nên dồn quá nhiều.

- Từ 45 ngày tuổi trở đi, khi dê đã ổn định và quen dần với các thực phẩm khác, tiếp tục tiến hành giảm lượng sữa xuống và tăng lượng thức ăn lên từ 50 - 100 gram/ngày cho mỗi con, chú ý tăng cỏ non. Cứ tiếp tục như vậy cho đến khi cai sữa hoàn toàn.

b. Chăm sóc cho dê trước và sau khi sinh sản

Đối với dê khi đã trưởng thành, bà con chỉ cần đảm bảo lượng thức ăn, nước uống và phòng bệnh theo chỉ dẫn là dê có thể phát triển khỏe mạnh. Chỉ có giai đoạn trước và sau khi sinh sản là cần đặc biệt chú ý, bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến dê con sinh ra. Dưới đây là một số kỹ thuật chăn nuôi dê và chăm sóc chúng trong giai đoạn này.

* Đối với dê cái

Độ tuổi tốt nhất để phối giống cho dê là khi chúng đã đạt từ 11 đến 12 tháng tuổi, bao gồm cả dê đực và dê cái.

Quá trình mang thai của dê cái thường diễn ra khoảng từ 147 - 157 ngày. Ttrong suốt khoảng thời gian này, bà con nên tách riêng dê cái và dê đực chứ không nên nhốt chung.

Ngoài chế độ ăn vẫn được đảm bảo thì trong thời gian này, bà con có thể xoa bóp bầu vú của dê mẹ để kích thích tuyến vú phát triển, chuẩn bị giai đoạn tạo sữa cho con sau này.

Kỹ thuật chăn nuôi dê trong quá trình sinh sản sẽ khác với kỹ thuật chăn nuôi dê lấy thịt
Kỹ thuật chăn nuôi dê trong quá trình sinh sản sẽ khác với kỹ thuật chăn nuôi dê lấy thịt

* Đối với dê đực

Đối với dê đực, sau khi đã phối giống và dê cái có bầu thì trong suốt quá trình đó, cần phải tách riêng đàn.

Thời gian mỗi lần phối giống có thể cách nhau từ 8 - 9 tháng, tùy vào số lượng con cái có trong đàn. Độ tuổi tốt nhất để làm giống của dê đực thông thường chỉ dưới 6 tuổi. Quá thời gian này, tỉ lệ sinh sản hầu như sẽ giảm và khó đảm bảo chất lượng giống.

c. Chăm sóc cho dê lấy thịt

Đối với trường hợp nuôi để lấy thịt chứ không làm mục đích sinh sản, bà con có thể thiến dê đực để tập trung tăng năng suất và chất lượng thịt. Bà con nên thiến dê đực ngay từ khi đạt 3 tuần tuổi để có thể vỗ béo cho dê ngay từ khi còn nhỏ.

Nếu chưa từng thực hiện thủ thuật này, bà con có thể nhờ bác sĩ thú y hoặc kỹ sư nông nghiệp tại địa phương. Còn đối với những hộ chăn nuôi đã quen thậm chí có thể tự mình thực hiện.

Kỹ thuật chăn nuôi dê càng tốt càng giúp tăng năng suất sản lượng
Kỹ thuật chăn nuôi dê càng tốt càng giúp tăng năng suất sản lượng

d. Khử sừng cho dê

Sừng của dê thường mọc khá sớm ở cả con cái và con đực, ngay từ tháng đầu tiên đã có thể phát triển. Trong tự nhiên thì cặp sừng này được sử dụng làm vũ khí tự vệ cho dê nhưng khi được thuần hóa trở thành gia súc thì sừng dê gần như không còn giá trị, thậm chí còn có thể gây hại nếu quá dài hoặc dê trong đàn hung hăng húc nhau.

Bởi vậy mà bà con nên khử sừng cho dê từ sớm ngay từ khi chúng còn bú sữa, trong khoảng 3 tháng đầu tiên để tránh làm tổn thương đến chúng.

Tương tự như khi thiến dê, bà con có thể tự thực hiện ở nhà nếu đã quen tay, nếu không thì nên nhờ đến sự hỗ trợ của bác sĩ thú y hoặc kỹ sư nông nghiệp để tránh làm dê bị thương nghiêm trọng hơn.

Dụng cụ khử sừng dê
Dụng cụ khử sừng dê

4. Kỹ thuật cho dê ăn

Nhìn vào kỹ thuật chăn nuôi dê có thể thấy bà con chỉ vất vả ở giai đoạn đầu khi dê mới sinh và trong thời kỳ sinh đẻ, còn lại thì chỉ cần đảm bảo lượng thức ăn phù hợp, kết hợp với phòng chữa bệnh và đảm bảo thời gian chăn thả là dê có thể phát triển khỏe mạnh.

Nguồn thức ăn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc ngành chăn nuôi dê. Khi chăm sóc dê cần lưu ý 2 vấn đề đó là loại thức ăn dành cho dê và cách cho từng đối tượng.

* Loại thức ăn dành cho dê

Đầu tiên là nguồn thức ăn dành cho dê, đây là yếu tố quyết định đến sự sinh trưởng của đàn nên cần chọn lựa một cách kỹ càng và phù hợp với từng đối tượng.

- Đối với mô hình nuôi chăn thả, bà con không cần quá lo lắng vì khi thả dê ở các bãi cỏ, đồi, núi thì dê sẽ tự đi kiếm ăn. Thức ăn mà dê chủ yếu ăn trong mô hình hình này là thức ăn thô xanh tự nhiên như cỏ mọc tự nhiên, cỏ trồng, cây ngô, dây khoai lang, thân chuối, rơm rạ…

Tuy nhiên với trường hợp này thì nguồn thức ăn phụ thuộc gần như hoàn toàn vào thiên nhiên nên sẽ chịu tác động từ môi trường. Ví dụ ở các khu vực có mùa khô lượng thức ăn thường giảm, như vậy đàn không có đủ thức ăn có thể ảnh hưởng đến sự phát triển.

- Đối với mô hình chăn nuôi nhốt chuồng hoặc bán nhốt chuồng, bà con có thể chủ động nguồn thức ăn đa dạng cho dê, cụ thể:

  • Thức ăn thô xanh: Chiếm phần lớn trong nguồn thức ăn của đàn, cung cấp đến 70% năng lượng cho dê. Gồm các loại sau: cỏ mọc trong tự nhiên, cỏ trồng, phụ phẩm nông nghiệp như thân cây ngô, lá mía, lá sắn, thân cây chuối, dây khoai lang, thân cây đậu, các loại củ như củ cải, khoai lang hay rơm rạ…
  • Thức ăn tinh: Các loai hạt ngũ cốc, bột nghiền của chúng.
  • Thức ăn bổ sung: Khô dầu, bột cá, bột xương, chế phẩm sinh học, cám công nghiệp…
Nên đa dạng nguồn thức ăn cho dê
Nên đa dạng nguồn thức ăn cho dê

* Cách cho dê ăn

Sau khi đã chuẩn bị nguồn thức ăn đầy đủ, bà con nên cắt nhỏ để dê có thể dễ dàng nhai mà không lãng phí, đặc biệt là với mô hình nuôi nhốt hoàn toàn.

Thức ăn thô xanh có thể để dê ăn trực tiếp hoặc kết hợp chế biến ủ chua với mật rỉ đường để tăng dinh dưỡng và các loại vi khuẩn có lợi, giúp dê hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn.

Ngoài ra đối với từng giai đoạn thì cũng cần chú ý đến thức ăn để phù hợp với hệ tiêu khóa của dê. Ví dụ như đối với giai đoạn chuyển từ sữa mẹ sang hậu bị nên nguồn thức ăn phải sạch sẽ, không bị ẩm, mốc hay chứa chất độc hại để tránh dê bị chướng bụng, tiêu chảy.

Khẩu phần ăn của từng đối tượng cũng sẽ khác nhau nên bà con cũng cần lưu ý:

- Đối với dê cái đang có thai:

  • Trong 3 tháng đầu: Thức ăn thô xanh chiếm 3 - 5 kg/con/ngày, thức ăn tinh chiếm khoảng 0,3 - 0,5 kg/con/ngày.

  • Trong 2 tháng cuối: Thức ăn thô xanh chiếm 4 - 5 kg/con/ngày, thức ăn tinh chiếm 0,4 - 0,6 kg/con/ngày.

- Đối với dê đực giống:

  • Thức ăn thô xanh nên bao gồm: 4 kg cỏ/con/ngày và 1,5 kg lá cây/con/ngày.

  • Thức ăn tinh chiếm 0,4 kg/con/ngày.

- Đối với dê nuôi để lấy thịt:

  • Thức ăn thô xanh chiếm 4 - 5 kg/con/ngày

  • Thức ăn tinh chiếm 0,4 - 0,6 kg/con/ngày

- Đối với dê nuôi để lấy sữa bà con nên cho ăn dựa theo khối lượng cơ thể và năng suất sữa:

Khối lượng cơ thể và năng suất sữa

Cỏ xanh

Lá mít/lá đậu

Thức ăn tinh

30 kg khối lượng/1 kg sữa/ngày

3 kg

1 kg

0,3 - 0,4 kg

30 kg khối lượng/1 kg sữa/ngày

3,5 kg

1,5 kg

0,4 - 0,6 kg

40 kg khối lượng/1 kg sữa/ngày

3,5 kg

1,5 kg

0,4 - 0,6 kg

40 kg khối lượng/2 kg sữa/ngày

4 kg

2 kg

0,6 - 0,8 kg

* Lượng nước uống hàng ngày

Cùng với khẩu phần ăn, bà con cũng chú ý cung cấp đủ nước để dê phát triển, lượng nước này sẽ thay đổi dựa trên độ tuổi, cụ thể:

  • Dưới 2 tháng tuổi: Lượng nước phù hợp là 0,5 lít/ngày.

  • Từ 2 tháng tuổi trở lên: Cung cấp theo nhu cầu, khoảng 5 lít/ngày, đặc biệt là trong những ngày nắng nóng cần đảm bảo cho dê uống đầy đủ, tránh tình trạng mất nước, sốc nhiệt.

Nước uống của dê phải đảm bảo sạch sẽ, không nhiễm bẩn hoặc các chất độc hại khác.

5. Kỹ thuật phòng bệnh cho dê

Kỹ thuật chăn nuôi dê tiếp theo mà bà con cần chú ý đó là kỹ thuật phòng bệnh. Điều này sẽ đảm bảo cho đàn phát triển mạnh khỏe, tránh được các nguy cơ lây nhiễm và ảnh hưởng đến sức khỏe.

Phòng bệnh kịp thời là một trong những kỹ thuật chăn nuôi dê bà con cần phải biết
Phòng bệnh kịp thời là một trong những kỹ thuật chăn nuôi dê bà con cần phải biết

Phòng bệnh hơn chữa bệnh luôn là nguyên tắc vàng trong kỹ thuật chăn nuôi dê. Bởi vậy mà khi chăn nuôi dê, bà con cần hết sức chú ý để tuân thủ theo các nguyên tắc phòng bệnh, cụ thể:

  • Đối với dê giống mới cần cách ly 30 - 40 ngày trước khi cho nhập đàn để dê có thể làm quen với môi trường.

  • Luôn giữ cho chuồng trại thông thoáng, sạch sẽ, đồng thời đảm bảo vệ sinh cả môi trường xung quanh, phát quang bụi rậm để tránh côn trùng.

  • Dọn dẹp phân dê và nền chuồng thường xuyên, để tránh các mầm bệnh có điều kiện phát triển, định kỳ khử trùng chuồng nuôi, có thể sử dụng nước vôi pha loãng 10%, vôi bột rắc xung quanh hoặc axit phenic 2% để tăng tính hiệu quả.

  • Thường xuyên kiểm tra sức khỏe của dê, nếu con nào có dấu hiệu ốm bệnh cần kịp thời cách ly để tránh lây ra cả đàn.

  • Tuân thủ các yêu cầu về tiêm vaccine phòng bệnh cho dê theo chỉ dẫn của bác sĩ và cơ quan thú y. Một số bệnh thường gặp ở dê cần được tiêm phòng định kỳ là tụ huyết trùng, lở mồm long móng…

  • Ngoài ra dê rất dễ mắc một số bệnh như giun sán, viêm kết mạc, ỉa chảy… Các bệnh này tuy không quá nguy hiểm nhưng cũng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và chất lượng, do đó nếu dê có biểu hiện bệnh cần liên hệ ngay với bác sĩ để được hướng dẫn điều trị. Đồng thời cần đảm bảo môi trường sống và nguồn thức ăn sạch sẽ để tăng sức đề kháng, tránh các loại bệnh trên.

​Xem thêm: Bác sĩ thú y làm công việc gì? Mức lương của bác sĩ là bao nhiêu?

6. Những khó khăn và cách phục khi nuôi dê

Dù áp dụng các kỹ thuật chăn nuôi dê một cách bài bản và đầy đủ nhưng quá trình thực hiện có thể gặp phải một số những cản trở nhất định.

* Những khó khăn trong việc chăn nuôi dê

  • Việc chăn nuôi dê ở vùng đồng bằng hiện nay gặp nhiều khó khăn do dê là loài động vật có bản năng hoang dã, thường phá hoại mùa màng nên ít người lựa chọn nuôi dê.

  • Phương thức chăn nuôi quảng canh vẫn còn được áp dụng nhiều dẫn đến năng suất và chất lượng thấp.

  • Kỹ thuật chăn nuôi dê chưa được phổ biến rộng rãi, đặc biệt là kỹ thuật chăn nuôi dê lấy sữa còn nhiều hạn chế, bà con nuôi dê chủ yếu là để lấy thịt.

  • Thị trường mua bán dê giống, dê thịt và các sản phẩm từ dê còn hạn chế.

  • Kỹ thuật chăn nuôi dê chưa được quan tâm và đầu tư đúng mức.

Kỹ thuật chăn nuôi dê còn cần cải thiện nhiều điểm
Kỹ thuật chăn nuôi dê ở Việt Nam còn cần cải thiện nhiều điểm

* Một số phương án để khắc phục các khó khăn này

  • Thay đổi nhận thức để bà con nhận ra vai trò và ưu điểm của ngành chăn nuôi dê.

  • Phổ biến các kỹ thuật chăn nuôi dê mới nhất đến các hộ chăn nuôi để dễ dàng áp dụng,tăng năng suất và chất lượng.

  • Vận động chuyển từ kỹ thuật chăn nuôi dê quảng canh manh mún, nhỏ lẻ sang chăn nuôi tập trung hiện đại hơn.

  • Liên hệ với địa phương để được hỗ trợ về mặt chính sách và nguồn vốn.

7. Hạch toán nuôi dê

Hạch toán nuôi dê là việc xác định các loại chi phí cho việc nuôi dê. Đây là bước giúp cho bà con có thể tính toán được chi phí bước đầu và chuẩn bị đầy đủ các nguồn lực cho việc chăn nuôi dê sao cho hiệu quả.

Tùy vào mô hình và kỹ thuật chăn nuôi dê và việc hạch toán chi phí có thể sẽ khác nhau nhưng nhìn chung cần lên kế hoạch cho các khoản kinh phí như sau:

  • Chi phí cho con giống: Bà con nên xác định giá tiền của một số giống dê trên thị trường để đưa ra lựa chọn cho phù hợp. Sau khi xác định giá tiền của một con giống và số vốn cần có sẽ xác định được số con trong đàn, ngược lại từ số lượng trong đàn có thể ước tính được chi phí cần chuẩn bị.

  • Chi phí cho thức ăn: Tùy vào mô hình chăn nuôi bà con cũng cần xác định chi phí cho nguồn thức ăn như thức ăn thô, thức ăn tinh hay thức ăn công nghiệp… Ngoài ra ở từng giai đoạn thì lượng thức ăn và giá tiền cũng sẽ khác nhau.

  • Chi phí cho thuốc thú y: Nguồn chi phí này gồm các loại vaccine trong suốt quá trình chăn nuôi. Với khoản này bà con nên tính dư ra một chút, bao gồm tiền thuốc chữa bệnh phát sinh khi áp dụng kỹ thuật chăn nuôi dê.

  • Chi phí nhân công: Đối với trường hợp áp dụng kỹ thuật chăn nuôi gia theo mô hình hộ gia đình nhỏ lẻ thì khoản này có thể không cần vì bạn có thể tự mình chăm sóc cho đàn. Tuy nhiên với các quy mô lớn hơn như trang trại thì cần có thêm người phụ giúp. Do đó bà con cần cân nhắc về quy mô đàn, từ đó tính toán nguồn nhân lực và kinh phí cần thiết.

  • Chi phí điện nước: Khoản tiền này với đàn có quy mô nhỏ thì không tốn nhiều và có thể không cần hạch toán, tuy nhiên với quy mô lớn thì đây cũng là một khoản cần phải cân nhắc và xem xét. Bởi vậy mà bà con cũng cần tính toán cho phù hợp

  • Chi phí xây dựng và cải tạo chuồng trại: Đối với các trường hợp bà con lần đầu nuôi dê cần tính đến chi phí để xây dựng chuồng trại, bao gồm chi phí nguyên vật liệu và thuê nhân công xây dựng (nếu có). Đối với trường hợp đã có sẵn chuồng trại cần tính thêm các chi phí để cải tạo và tu sửa khi bị hỏng hóc, khấu hao.

  • Một số khoản chi phí phát sinh khác.

Như vậy ở bài viết này chúng tôi đã cùng bạn tìm hiểu về kỹ thuật chăn nuôi dê gồm kỹ thuật chọn giống, kỹ thuật làm chuồng, kỹ thuật cho ăn, kỹ thuật chăm sóc và kỹ thuật phòng bệnh. Các kỹ thuật trên sẽ giúp cho bà con có được nền tảng kiến thức cơ bản để nâng cao hiệu suất trong quá trình chăn nuôi. Trong thực tế, bà con có thể điều chỉnh linh hoạt sao cho phù hợp với tình hình thực tế. Đừng quên tiếp tục theo dõi các bài viết khác của chúng tôi để có thêm nhiều kiến thức về kỹ thuật chăn nuôi dê, đồng thời có thể tiếp cận với nhiều cơ hội việc làm nông nghiệp hấp dẫn.

Bài viết liên quan
Công thức tính thuế thu nhập cá nhân theo quy định mới nhất

Công thức tính thuế thu nhập cá nhân theo quy định mới nhất

Công thức tính thuế thu nhập cá nhân ngày càng được nhiều người quan tâm, tìm hiểu. Mức thuế phải đóng được pháp luật quy định một cách rõ ràng. Mỗi đối tượng sẽ có công thức tính thuế khác nhau. Bạn muốn hiểu rõ hơn về thuế thu nhập cá nhân và cách tính, hãy tham khảo ngay bài viết này của job3s.
Xem thêm »
Việc làm bảo mẫu trường tiểu học TPHCM: Cơ hội và thách thức

Việc làm bảo mẫu trường tiểu học TPHCM: Cơ hội và thách thức

Hiện nay, muốn tìm việc làm bảo mẫu trường tiểu học TPHCM không quá khó do nhu cầu tuyển dụng tại đây liên tục tăng cao. Tuy nhiên, dù cơ hội việc làm lớn nhưng công việc này còn nhiều góc khuất và thử thách không phải ai cũng biết. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có thêm thông tin để cân nhắc trước khi đưa ra quyết định làm bảo mẫu trường tiểu học.
Xem thêm »
Bộ luật thuế thu nhập cá nhân mới nhất và những điều cần biết

Bộ luật thuế thu nhập cá nhân mới nhất và những điều cần biết

Bộ luật thuế thu nhập cá nhân mới nhất nêu rõ chính sách thuế dành cho từng đối tượng, cũng như từng mức khoản thuế cần được nộp đúng theo quy định. Bài viết dưới đây sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn về thuế và tầm quan trọng của việc quản lý thuế thu nhập cá nhân đối với người lao động.
Xem thêm »
Tổng hợp việc làm Tân An Long An và cách xin việc nhanh nhất

Tổng hợp việc làm Tân An Long An và cách xin việc nhanh nhất

Tổng hợp các việc làm Tân An Long An mới nhất hiện nay. Bài viết này sẽ cung cấp một cái nhìn tổng quan về thị trường việc làm tại khu vực Tân An - Long An, đồng thời chia sẻ những kinh nghiệm hữu ích để giúp bạn tìm kiếm việc làm một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Xem thêm »
Kinh nghiệm xin việc làm chỉ cần CMND, không yêu cầu bằng cấp

Kinh nghiệm xin việc làm chỉ cần CMND, không yêu cầu bằng cấp

Nhu cầu xin việc làm chỉ cần CMND đã trở thành xu hướng của rất nhiều người. Đây là hình thức tuyển dụng đơn giản khi không còn yêu cầu bằng cấp cao siêu hay nhiều thủ tục phức tạp. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn xin việc làm qua CMND dễ dàng và kiếm được thu nhập hấp dẫn.
Xem thêm »
Người phụ thuộc là gì? Các quy định về người phụ thuộc

Người phụ thuộc là gì? Các quy định về người phụ thuộc

Khái niệm về người phụ thuộc là gì hiện nay vẫn khá mơ hồ đối với nhiều người. Theo đó, người phụ thuộc chính là những người được nhận chu cấp và hoàn toàn không có khả năng tạo ra thu nhập hay đóng thuế. Khi một cá nhân được giảm trừ thuế, việc xác định và hiểu rõ về người phụ thuộc trở nên vô cùng quan trọng. Bài viết này sẽ mang đến cho bạn cái nhìn toàn diện hơn về vấn đề này.
Xem thêm »
Giấy khai sinh là gì? Thông tin cần nhớ về loại giấy tờ quan trọng này

Giấy khai sinh là gì? Thông tin cần nhớ về loại giấy tờ quan trọng này

Giấy khai sinh là gì? Theo quy định của pháp luật Việt Nam, mỗi trẻ em sinh ra đều được bổ sung vào hộ tịch và cấp giấy khai sinh. Đây là văn bản pháp lý quan trọng đóng vai trò thiết yếu trong nhiều thủ tục hành chính sau này. Vậy loại giấy tờ này được cấp ra sao và có giá trị pháp lý như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu cụ thể qua bài viết dưới đây.
Xem thêm »
Việc làm Cà Mau hấp dẫn với nhiều cơ hội ngành thủy sản và du lịch

Việc làm Cà Mau hấp dẫn với nhiều cơ hội ngành thủy sản và du lịch

Thị trường việc làm Cà Mau và các vị trí tuyển dụng nhiều nhất. Cà Mau là tỉnh cực Nam của Tổ Quốc, là vùng đất với rất nhiều giá trị văn hóa lịch sử. Không những thế, kinh tế cũng ngày càng phát triển, kéo theo thị trường việc làm Cà Mau ngày càng nhộn nhịp và sôi động. Trong hàng trăm nghìn cơ hội nghề nghiệp ở đây, có thể nói các ngành trong lĩnh vực thủy sản và du lịch được đánh giá hot nhất, thu hút nhiều người lao động cũng như nhu cầu tuyển dụng lúc nào cũng cao.
Xem thêm »
Kinh nghiệm tìm việc làm ca tối từ 18h đến 22h không lừa đảo

Kinh nghiệm tìm việc làm ca tối từ 18h đến 22h không lừa đảo

Việc làm ca tối từ 18h đến 22h thường là gia sư, chạy xe công nghệ, phục vụ, bảo vệ, bán hàng... Đây là những công việc giúp bạn gia tăng thu nhập và tích luỹ thêm nhiều kinh nghiệm hữu ích. Vậy làm thế nào để tìm được việc làm buổi tối phù hợp và không mắc bẫy lừa đảo tuyển dụng?
Xem thêm »
Tsundere là gì? Giải đáp tất tần tật về Tsundere mới nhất

Tsundere là gì? Giải đáp tất tần tật về Tsundere mới nhất

Tsundere là gì? Nếu bạn là thường xuyên theo dõi các bộ anime thì chắc hẳn không còn xa lạ với thuật ngữ Tsundere. Tuy nhiên, không nhiều người thực sự biết rõ Tsundere là gì và những điều thú vị xoay quanh các nhân vật Tsundere. Vậy nên trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết hơn về Tsundere.
Xem thêm »

Mẫu CV hot theo ngành nghề

Back to top

Job3s có thể giúp gì cho bạn?
chat