Mách bạn 4+ cách nấu chè củ sen siêu thơm ngon và hấp dẫn, vụng mấy cũng làm được

Đóng góp bởi:   Jay Trịnh
Thứ Ba, 13/02/2024 12:47:00 +07:00
Cách nấu chè củ sen dễ dàng chỉ với 1 vài bước cơ bản cùng nguyên liệu đơn giản, có sẵn tại chợ hay siêu thị. Với công thức này, bạn sẽ có ngay những bát chè giòn ngọt, thanh mát, tốt cho sức khỏe. Lưu ngay lại công thức cực dễ này để chiêu đãi gia đình và bạn bè.

1. Lợi ích của củ sen đối với sức khỏe

Củ sen là một nguyên liệu vô cùng quen thuộc trong gian bếp của mỗi gia đình Việt. Ngoài có hương vị thơm ngon, củ sen còn được ví như một vị thuốc chữa được rất nhiều bệnh và có ích đối với sức khỏe con người:

  • Bảo vệ tim mạch: Củ sen có chứa nhiều Vitamin nhóm B có khả năng giảm các cơn đau tim, kiểm soát homocysteine trong máu.

  • Ngăn ngừa táo bón: Các chất xenlulozo trong củ sen có tác dụng hỗ trợ làm sạch và kích thích ruột, ngăn ngừa táo bón, làm mềm chất thải để quá trình tiêu hóa diễn ra tốt hơn.

  • Giải độc gan, chữa xuất huyết: Củ sen có chứa tanin sẽ giúp cải thiện các bệnh về gan như đại phì gan, gan nhiễm mỡ. Nó giúp thanh lọc các độc tố giúp gan hoạt động tốt hơn, giảm các triệu chứng xuất huyết đường ruột hay chảy máu chân răng.

  • Giảm tình trạng mất ngủ: Nguyên liệu này có chứa nhiều khoáng chất, giảm tình trạng suy nhược cơ thể, chứng trầm cảm, cung cấp năng lượng cho cơ thể, hạn chế tình trạng căng thẳng, mệt mỏi, điều hoà huyết áp (đặc biệt đối với người cao tuổi).

  • Bổ huyết: Loại thực phẩm này chứa sắt và đồng, giúp tăng các tế bào hồng cầu, ngăn chặn các tình trạng thiếu máu, đẩy nhanh quá trình sản xuất máu. Bên cạnh đó, các chất kali trong củ sen sẽ giúp giảm sự co lại và xơ cứng mạch máu, tăng lưu lượng máu.

  • Hỗ trợ giảm cân: Tuy chứa nhiều các khoáng chất nhưng nó lại không chứa nhiều calo, hỗ trợ hệ tiêu hoá nên củ sen rất hữu ích đối với việc giảm cân.

Củ sen có tác dụng chữa tình trạng mất ngủ
Củ sen có tác dụng chữa tình trạng mất ngủ

2. Mẹo chọn củ sen nấu chè thơm ngon

Để chọn được nguyên liệu tươi ngon cho cách nấu chè củ sen, cần quan sát thật kỹ hình thức bên ngoài. Loại củ này có vẻ ngoài căng tròn đầy đặn, không có vết xước hay bị lõm mới đạt chất lượng.

Ngoài ra, khi lựa chọn củ sen tươi, nên chọn những củ còn dính chút bùn ở trên bề mặt vỏ, vì những củ này chưa được xử lý, mới thu hoạch nên sẽ để được lâu hơn.

Đối với những loại đã bị cắt đôi, thì nên chọn những củ có lỗ bên trong to, vì lỗ sen càng to thì chứng tỏ củ càng chứa nhiều nước, khi chế biến sẽ mềm và thơm ngon hơn.

cách nấu chè củ sen tươi ngon sẽ giúp món chè chất lượng hơn.
Củ sen tươi ngon sẽ giúp món chè chất lượng hơn.

3. Cách nấu chè củ sen truyền thống

Cách nấu chè củ sen đang là thắc mắc của nhiều người yêu thích ẩm thực. Đây là món ngon giải nhiệt vô cùng hiệu quả, đặc biệt là trong những ngày nắng nóng.

3.1. Nguyên liệu cần chuẩn bị

Cách nấu chè củ sen chỉ cần những nguyên liệu đơn giản dưới đây:

  • Củ sen.

  • Lá dứa.

  • Đường.

  • Nửa muỗng cà phê muối.

Lá dứa tươi xanh giúp thành phẩm có hương thơm hấp dẫn
Lá dứa tươi xanh giúp thành phẩm có hương thơm hấp dẫn

3.2. Các bước thực hiện đơn giản ngay tại nhà

Chỉ với vài bước đơn giản của cách nấu chè củ sen là bạn đã có được bát chè thanh mát, ngọt dịu, khó ai có thể cưỡng lại:

  • Bước 1: Rửa sạch và gọt vỏ củ sen, cắt thành nhiều lát vừa phải sau đó ngâm vào nước có pha ít muối loãng khoảng 15 phút. Sau đó, vớt ra và để ráo nước. Lá dứa rửa sạch và để ráo nước.

Củ sen cắt lát vừa phải giúp bát chè đẹp hơn.
Củ sen cắt lát vừa phải giúp bát chè đẹp hơn.
  • Bước 2: Cho nước vào nồi, đun đến khi sôi lăn tăn thì cho lá dứa vào nấu đến lúc nước sôi mạnh. Cho tiếp phần củ sen vào nồi và nấu khoảng 30 phút ở lửa vừa cho chín.

  • Bước 3: Vớt lá dứa ra, cho đường vào và tiếp tục nấu thêm 10 phút để củ sen ngấm đường. (Lưu ý: có thể tăng giảm lượng đường tùy theo khẩu vị mỗi người).

  • Bước 4: Cuối cùng cho chè ra bát và thưởng thức. (Có thể ăn khi còn ấm nóng hoặc cho thêm đá để ăn mát tùy sở thích).

Xem thêm: Cách Nấu Chè Hạt Sen Củ Sen Ngọt Thanh, Mát Lạnh, Giải Nhiệt Cực Đã

4. Cách nấu chè củ sen táo đỏ bổ dưỡng

Sự kết hợp giữa củ sen và táo đỏ tạo nên món chè giải nhiệt trong mùa hè nóng bức, rất phù hợp bồi bổ cho những người thể trạng yếu, thiếu ngủ, người thường xuyên làm việc căng thẳng, …

4.1. Nguyên liệu

Với những nguyên liệu đơn giản dưới đây, bạn sẽ hoàn thành được cách nấu chè củ sen và có ngay bát chè thơm ngon và bổ dưỡng:

  • Củ sen.

  • Táo đỏ.

  • Đường phèn.

4.2. Học ngay cách nấu chè củ sen cùng táo đỏ

Chỉ với vài bước đơn giản trên đây, bạn đã có thể tự tay nấu một nồi chè củ sen táo đỏ thơm ngon để cho cả gia đình cùng thưởng thức:

  • Bước 1: Đem củ sen rửa sạch cắt lát mỏng vừa ăn.

  • Bước 2: Tiếp theo cho củ sen với táo đỏ vào nồi, thêm đường phèn nấu đến khi nhừ thì tắt bếp.

  • Bước 3: Cho chè ra bát là hoàn thành món chè củ sen táo đỏ đơn giản.

Chè củ sen táo đỏ rất tốt cho những người có sức khỏe yếu.
Chè củ sen táo đỏ rất tốt cho những người có sức khỏe yếu.

5. Cách nấu chè củ sen kết hợp cùng đậu xanh

Chè củ sen đậu xanh là món ngon vô cùng thanh mát nhờ sự kết hợp của 3 nguyên liệu: củ sen, đậu xanh và nha đam. Sự kết hợp hài hòa này tạo nên một món tráng miệng tuyệt vời để giải nhiệt cho cơ thể.

5.1. Nguyên liệu

Bạn chỉ cần chuẩn bị những nguyên liệu đơn giản dưới đây là có thể nấu được món ăn thanh mát này:

  • Củ sen.

  • Hạt sen tươi.

  • Đậu xanh.

  • Nha đam.

  • Đường.

  • Táo đỏ.

  • Nửa quả chanh.

  • Nửa muỗng cà phê muối.

5.2. Cách thực hiện

Với cách nấu chè củ sen đậu xanh cực đơn giản dưới đây, bạn sẽ có ngay bát chè thanh mát giải nhiệt:

  • Bước 1: Gọt vỏ củ sen, cắt thành nhiều lát mỏng sau đó ngâm vào tô nước lớn có pha muối loãng và chanh khoảng 15 phút (để tránh củ sen bị thâm) rồi rửa lại, vớt ra để ráo nước.

  • Bước 2: Vo sạch đậu xanh, ngâm khoảng 7-8 tiếng cho đậu mềm. Trong lúc đó, tách bỏ tâm sen, rửa táo đỏ và để ráo nước.

  • Bước 3: Nha đam gọt vỏ, rửa sạch với nước muối loãng cho khỏi nhớt, cạo lấy phần thịt rồi cắt thành sợi vừa ăn.

Rửa nha đam với nước muối sẽ bớt nhớt và dễ ăn hơn
Rửa nha đam với nước muối sẽ bớt nhớt và dễ ăn hơn
  • Bước 4: Cho đậu xanh vào nồi nấu với lửa lớn đến khi sôi. Sau đó, cho củ sen vào và vặn lửa vừa, nấu khoảng 15 phút.

  • Bước 5: Thêm hạt sen, táo đỏ đã sơ chế vào nồi cùng nửa muỗng cà phê muối. Tiếp tục nấu khoảng 15 phút cho đến khi hạt sen chín mềm.

  • Bước 6: Sau đó, cho tiếp nha đam vào khuấy đều đến khi nồi chè sôi là hoàn tất. Thêm đường phèn vào theo khẩu vị của gia đình.

  • Bước 7: Cuối cùng cho chè ra bát và thưởng thức.

6. Chè củ sen củ năng thanh mát

Củ sen giòn giòn kết hợp với củ năng thanh mát tạo nên món chè củ sen củ năng có nhiều vitamin rất tốt cho cơ thể.

6.1. Nguyên liệu

Để có bát chè củ sen củ năng thơm ngon và hấp dẫn, ta cần những nguyên liệu đơn giản dưới đây:

  • Củ sen

  • Củ năng

  • Táo đỏ

  • Bắp ngọt

  • Bột năng

  • Đường phèn

  • Nửa muỗng cà phê muối

6.2. Lưu ngay cách nấu chè bất bại

Cách nấu chè củ sen củ năng rất nhanh gọn với các bước như sau:

  • Bước 1: Gọt vỏ củ năng, rửa sạch và cắt thành lát. Ngâm củ năng vào tô lớn có pha nước muối loãng và chanh khoảng 15 phút rồi vớt ra để ráo nước.

  • Bước 2: Đem củ sen đi gọt vỏ, rửa sạch và cắt thành miếng vừa ăn. Bắp ngọt lột vỏ, tách hạt rồi rửa và để ráo nước.

  • Bước 3: Cho bột năng vào tô, thêm nước sôi rồi trộn đều cho kết dính. Tiếp theo, nhào bột tạo thành khối dẻo mị, chia thành nhiều viên nhỏ có kích thước vừa ăn. Mỗi viên bột cho 1 hạt bắp vào giữa rồi vo tròn.

  • Bước 4: Cho trân châu bắp vào nồi, luộc cho đến khi vỏ ngoài chuyển màu trong, nổi trên mặt nước là chín. Thả trân châu vào tô nước lạnh, để nguội rồi vớt ra để ráo nước.

Topping trân châu bắp tạo nên sự độc đáo cho món chè.
Topping trân châu bắp tạo nên sự độc đáo cho món chè.
  • Bước 5: Tiếp tục cho táo đỏ vào nồi nấu. Khi nước sôi, cho số bắp còn lại vào với củ sen, củ năng, đường phèn và nửa muỗng cà phê muối. Nấu khoảng 20-25 phút cho củ sen và củ năng chín.

  • Bước 6: Thêm vào nồi phần trân châu bắp, đảo đều một lượt rồi tắt bếp. Thêm đường theo khẩu vị của gia đình. Cho chè ra bát và thưởng thức.

7. Chè củ sen cùng khoai lang

Chè củ sen khoai lang hấp dẫn bởi từng miếng củ sen giòn giòn, miếng khoai dẻo, ngọt bùi, được nhiều người yêu thích bởi có công dụng tốt cho sức khỏe.

7.1. Nguyên liệu

Chè củ sen khoai lang có những nguyên liệu đơn giản nhưng lại mang đến một hương vị thơm ngon cực hấp dẫn:

  • Củ sen

  • Hạt sen

  • Khoai lang

  • Gừng

  • Lá dứa

  • Đường mía

  • Nước cốt dừa

  • Cùi dừa (đã bào sợi sẵn)

  • Bột năng

Nguyên liệu nấu chè củ sen khoai lang rất dễ tìm.
Nguyên liệu nấu chè củ sen khoai lang rất dễ tìm.

7.2. Cách thực hiện

Thực hiện theo các bước đơn giản dưới đây, ta sẽ có món chè củ sen khoai lang thơm ngon và hấp dẫn tại nhà:

  • Bước 1: Củ sen và khoai lang gọt vỏ, rửa sạch và cắt thành khúc (Riêng củ sen sau khi cắt thì ngâm vào nước có pha muối loãng khoảng 15 phút để không bị thâm). Gừng cạo vỏ, rửa và cắt thành từng sợi nhỏ.

  • Bước 2: Cho củ sen, khoai lang, gừng và lá dứa vào nồi nước sôi luộc sơ trong 5 phút. Sau đó, vớt củ sen và khoai lang ra và cho vào tô nước lạnh rồi để ráo nước.

  • Bước 3: Tiếp đó, cắt củ sen thành lát, khoai lang thành viên vuông nhỏ.

  • Bước 4: Cho hạt sen vào nồi luộc trong 5 phút rồi vớt ra để ráo (Lưu ý: giữ lại nước luộc sen để nấu chè).

  • Bước 5: Cho củ sen, hạt sen và khoai lang vào các bát riêng. Sau đó, cho vào mỗi bát 1 muỗng đường, trộn đều rồi ướp trong 15 phút.

  • Bước 6: Lần lượt cho nguyên liệu đã ướp đường sên trên lửa vừa trong 10 phút.

  • Bước 7: Đun phần nước luộc sen lên, cho lá dứa, củ sen, khoai lang và hạt sen đã nấu vào nồi, thêm đường theo khẩu vị. Nấu trong khoảng 20 phút để các nguyên liệu chín mềm.

  • Bước 8: Hòa tan bột năng với nước rồi cho từ từ vào nồi khuấy đều đến khi hỗn hợp sánh lại thì tắt bếp. Cho chè ra bát, thêm nước cốt dừa và dừa sợi là hoàn thành bát chè củ sen khoai lang thơm ngon.

8. Bảo quản chè củ sen sau khi nấu như thế nào?

Bạn nấu quá nhiều chè nhưng không sử dụng hết trong một lần và muốn biết cách bảo quản chè củ sen mà hương vị nguyên bản của món ăn này vẫn được giữ nguyên, thì có thể khi thực hiện cách nấu chè củ sen xong, hãy để nguội rồi cho vào ngăn mát của tủ lạnh. Bằng cách này, có thể bảo quản chè được lâu hơn, có thể từ 5-7 ngày.

Tuy nhiên, không nên để quá lâu sẽ làm mất hương vị món ăn. Vì vậy, cần nấu lượng chè phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình.

Nên nấu chè với lượng vừa phải, ăn trong ngày để đảm bảo độ ngon và dinh dưỡng
Nên nấu chè với lượng vừa phải, ăn trong ngày để đảm bảo độ ngon và dinh dưỡng

Xem thêm: Vào Bếp Ngay Với Cách Nấu Chè Củ Sen Đường Phèn Ăn Một Lần Là Nhớ Mãi

Chè củ sen là một món ăn bổ dưỡng, phù hợp với rất nhiều lứa tuổi và có thể chữa 1 số loại bệnh. Cách nấu chè củ sen rất dễ dàng, nhanh gọn mà người vụng cũng có thể làm được. Hãy lưu lại công thức của món ăn này để nấu cho gia đình và bạn bè cùng thưởng thức nhé.

Bài viết liên quan
Những đặc sản Đà Nẵng gây thương nhớ, gói trọn dư vị của dải đất miền Trung

Những đặc sản Đà Nẵng gây thương nhớ, gói trọn dư vị của dải đất miền Trung

Đặc sản Đà Nẵng với những hương vị và cách chế biến riêng đã để lại nhiều ấn tượng khó quên trong lòng du khách có dịp ghé thăm nơi đây. Những món ăn nổi tiếng như bánh xèo, mì Quảng, bún chả cá, cao lầu, phá lấu,... đều có hương vị thơm ngon và màu sắc vô cùng thu hút.
Xem thêm »
9 tác dụng của đậu đen đối với sức khỏe - Bất ngờ ở điều số 4

9 tác dụng của đậu đen đối với sức khỏe - Bất ngờ ở điều số 4

Tác dụng của đậu đen không chỉ được thể hiện ở khả năng thanh lọc, giải nhiệt mà còn giúp giảm cân, bổ thận, bảo vệ tim mạch và rất nhiều lợi ích khác. Tuy nhiên, không nhiều người biết tới những công dụng tuyệt vời của đậu đen đối với sức khỏe.
Xem thêm »
Uống nước lá đinh lăng hàng ngày có tốt không? Những người này cấm kỵ sử dụng

Uống nước lá đinh lăng hàng ngày có tốt không? Những người này cấm kỵ sử dụng

Uống nước lá đinh lăng hàng ngày có tốt không là một trong những vấn đề quan trọng được nhiều người dùng đặt ra. Mặc dù loại lá này có chứa khá nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể nhưng nếu lạm dụng quá nhiều sẽ gây nên một số tác hại cho sức khỏe. Do đó, bạn cần nắm rõ những lưu ý khi sử dụng loại nước uống này.
Xem thêm »
Vỏ tôm có canxi không? Sai lầm tai hại hầu như ai cũng từng mắc phải

Vỏ tôm có canxi không? Sai lầm tai hại hầu như ai cũng từng mắc phải

Biết được vỏ tôm có canxi không sẽ giúp bạn dễ dàng đưa ra quyết định đối với bộ phận này khi sơ chế nguyên liệu. Bên cạnh đó, các chuyên gia dinh dưỡng cũng sẽ gợi ý cách sử dụng thực phẩm này trong bữa ăn đảm bảo an toàn sức khỏe và cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Xem thêm »
Ăn trứng nhiều có tốt không? Những tác hại khôn lường nhiều người thường chủ quan

Ăn trứng nhiều có tốt không? Những tác hại khôn lường nhiều người thường chủ quan

Giải đáp thắc mắc ăn trứng nhiều có tốt không là điều cần thiết để xây dựng cho bạn một thói quen ăn uống lành mạnh, đầy đủ dưỡng chất. Việc nắm rõ được thông tin này cũng giúp bạn cân bằng dinh dưỡng cho cơ thể và tránh được các tác hại không tốt cho sức khỏe khi sử dụng quá nhiều thực phẩm này.
Xem thêm »
Cách uống hoa đu đủ đực khô tốt nhất cho sức khỏe: Chớ phạm sai lầm này

Cách uống hoa đu đủ đực khô tốt nhất cho sức khỏe: Chớ phạm sai lầm này

Đa số người dùng hiện nay thường tìm hiểu cách uống hoa đu đủ đực khô và chế biến để thưởng thức ngay tại nhà. Đây là nguyên liệu được đánh giá cao bởi lợi ích nổi bật trong quá trình chăm sóc làn da cũng như sức khỏe. Sau khi thực hiện và sử dụng, bạn sẽ nhanh chóng thấy được sự thay đổi trong cơ thể.
Xem thêm »
Bầu 4 tháng ăn đu đủ xanh được không? Lưu ý điều này để thai nhi luôn khỏe mạnh

Bầu 4 tháng ăn đu đủ xanh được không? Lưu ý điều này để thai nhi luôn khỏe mạnh

Mẹ bầu 4 tháng ăn đu đủ xanh được không? Mặc dù đu đủ xanh chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất nhưng bà bầu vẫn cần cân nhắc xem có nên ăn loại thực phẩm này hay không để bảo an toàn cho sức khỏe của mình và thai nhi.
Xem thêm »
Nên uống bao nhiêu viên dầu cá mỗi ngày và những lưu ý cần biết

Nên uống bao nhiêu viên dầu cá mỗi ngày và những lưu ý cần biết

Nên uống bao nhiêu viên dầu cá mỗi ngày? Trong các loại thực phẩm chức năng, dầu cá là một trong những loại được sử dụng phổ biến bởi nó được chứng minh tốt cho tim mạch và não bộ. Tuy nhiên, bạn cần nắm rõ liều lượng trước khi sử dụng, cụ thể là nên uống bao nhiêu viên dầu cá mỗi ngày? Uống đúng liều lượng dầu cá vừa giúp cơ thể bạn hấp thụ tối đa dưỡng chất vừa giúp phòng ngừa những tác dụng phụ.
Xem thêm »
Mách bạn cách nấu lẩu gà thập cẩm ngon nhất, làm đầu bếp tại gia thật dễ

Mách bạn cách nấu lẩu gà thập cẩm ngon nhất, làm đầu bếp tại gia thật dễ

Cách nấu lẩu gà thập cẩm ngon nhất ai cũng thực hiện thành công. Còn gì tuyệt vời hơn vào cuối tuần cả nhà quây quần bên một nồi lẩu nghi ngút khói? Có đến hàng trăm biến tấu lẩu, trong đó cách nấu lẩu gà thập cẩm ngon nhất dưới đây sẽ giúp bạn có được món lẩu ngon, thanh mát, hợp vị cho mọi thành viên. Xắn tay vào bếp ngay và trổ tài thôi nào!
Xem thêm »
Thiếu máu chóng mặt nên uống thuốc gì và cách phòng ngừa?

Thiếu máu chóng mặt nên uống thuốc gì và cách phòng ngừa?

Hiểu rõ thiếu máu chóng mặt nên uống thuốc gì để có thể chăm sóc sức khỏe cho mình? Chóng mặt do thiếu máu có thể bắt nguồn từ lối sống, chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hoặc những bệnh lý tiềm ẩn trong cơ thể. Tùy thuộc vào nguyên nhân mà bạn sẽ được bác sĩ kê đơn thuốc phù hợp.
Xem thêm »

Mẫu CV hot theo ngành nghề

Back to top

Job3s có thể giúp gì cho bạn?
chat