Mách mẹ cách nấu cháo cá hồi cho bé không tanh ăn là mê cực bổ dưỡng

Đóng góp bởi:   Jay Trịnh
Thứ Ba, 23/01/2024 11:44:00 +07:00
Có nhiều cách nấu cháo cá hồi cho bé không tanh vừa đơn giản lại dễ thực hiện tại nhà. Tuy nhiên ở giai đoạn bé còn nhỏ, hệ tiêu hóa chưa phát triển hết thì các mẹ cần lưu ý lựa chọn công thức cũng như hàm lượng phù hợp nhất với trẻ. Làm theo đúng công thức này, mẹ sẽ có ngay tô cháo nóng hổi để đổi bữa đa dạng cho các bé đồng thời cũng chẳng tốn quá nhiều công sức chuẩn bị.

1. Thành phần dinh dưỡng có trong cá hồi

Trước khi tìm hiểu cách nấu cháo cá hồi cho bé không tanh thì mẹ cũng cần phải nắm bắt được thành phần dinh dưỡng có trong cá hồi. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thì trong 100g cá hồi tươi sẽ có khoảng 206 calo. Tuỳ vào phần thịt khác nhau thì cá hồi sẽ chứa lượng calo khác nhau:

  • Phần đầu cá hồi có khoảng 460 calo

  • 100g lườn cá hồi có khoảng 200 calo

  • 100g vây cá hồi có khoảng 210 calo

  • 100g sashimi cá hồi chứa khoảng 198 calo

Cá hồi còn cung cấp vitamin B12, kali, sắt, vitamin D vô cùng dồi dào. Trong đó, vitamin B12 trong cá hồi hỗ trợ tế bào máu và thần kinh, cùng với axit béo omega-3 giúp giảm nguy cơ bệnh tim, giảm sút trí tuệ, ung thư hay bệnh Alzheimer,...

thành phần dinh dưỡng có trong cá hồi
Thành phần dinh dưỡng trong cá hồi rất dồi dào, tốt cho sự phát triển của trẻ

2. Lợi ích của cá hồi đối với trẻ

Khá nhiều mẹ tham khảo cách nấu cháo cá hồi cho bé không tanh nhưng không phải ai cũng biết những tác dụng của món ăn này đối với trẻ nhỏ. Cá hồi không chỉ là một thực phẩm ngon mà còn mang đến cho người dùng một loạt các lợi ích sức khỏe tuyệt vời. Những điểm đặc biệt về lợi ích của cá hồi đối với sức khỏe bao gồm:

  • Cung cấp axit béo omega-3: Đây là chất thiết yếu mà cơ thể không thể tự sản xuất và chúng đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ tim mạch, tăng cường chức năng động mạch và giảm nguy cơ mắc các vấn đề về tim mạch.

  • Nguồn bổ sung protein dồi dào: Cá hồi là thực phẩm cung cấp nguồn protein chất lượng cao cho cơ thể, có công dụng giúp cơ thể phục hồi sau chấn thương, duy trì khối lượng cơ bắp và bảo vệ sức khoẻ xương.

  • Cung cấp vitamin B1, B2, B3, B5, B6, B9 và B12. Những vitamin này tham gia vào các quá trình quan trọng trong cơ thể, bao gồm chuyển đổi thức ăn thành năng lượng, sửa chữa và giảm viêm nhiễm.

  • Cung cấp kali: Khoáng chất quan trọng giúp kiểm soát huyết áp.

  • Cung cấp selenium: Dưỡng chất này đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khoẻ xương và giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư.

  • Chứa astaxanthin - Chất chống oxy hoá: Giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim bằng cách giảm quá trình oxy hóa cholesterol xấu mà còn tăng cholesterol tốt.

  • Giảm nguy cơ mắc bệnh tim: Cá hồi giúp duy trì cân bằng giữa hai loại axit béo quan trọng là omega-3 và omega-6, từ đó giảm nguy cơ mắc bệnh tim.

  • Hỗ trợ giảm cân: Cá hồi có thể giúp kiểm soát cảm giác thèm ăn và tăng tốc độ trao đổi chất. Điều này có thể hỗ trợ quá trình giảm cân hiệu quả.

  • Chống viêm: Cá hồi có khả năng giảm các dấu hiệu viêm, giúp duy trì sức khỏe toàn diện.

  • Bảo vệ sức khỏe não bộ: Cá hồi cải thiện chức năng não, giúp giảm trầm cảm, bảo vệ sức khỏe não của thai nhi, giảm lo âu và cải thiện trí nhớ.

Nhờ những lợi ích đối với sức khỏe của bé nên không khó hiểu khi nhiều mẹ tìm hiểu cách nấu cháo cá hồi cho bé không tanh. Không chỉ thơm ngon, hấp dẫn mà đây còn là món ăn rất giàu dinh dưỡng mà mẹ có thể cân nhắc để thêm vào thực đơn hàng ngày cho bé.

lợi ích của cá hồi đối với trẻ nhỏ
Cá hồi có rất nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe, ngăn ngừa bệnh tật

3. Bé mấy tháng ăn được cháo cá hồi?

Cháo cá hồi chứa rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Tuy nhiên, loại thực phẩm này chứa nhiều dưỡng chất nên trẻ nhỏ ăn quá sớm và quá nhiều có thể gây mất cân bằng dinh dưỡng cùng như tiềm ẩn nguy cơ tích trữ quá nhiều kim loại nặng trong cơ thể.

Do đó, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, mẹ nên cho trẻ ăn cá hồi khi trẻ được 7 tháng tuổi trở lên để tránh bị kích ứng, hay dị ứng cho trẻ khi ăn. Khi mới bắt đầu cho bé ăn cháo cá hồi thì mẹ nên cho bé ăn từ từ và ăn từng ít một, mục đích là để theo dõi phản ứng của cơ thể trẻ với loại thực phẩm giàu dinh dưỡng này.

4. Mẹo chọn cá hồi tươi ngon

Đối với cá hồi tươi sống nguyên con:

  • Quan sát phần mắt cá: Mắt cá trong, không bị đục và ngả sang màu vàng thì đó là cá tươi. Ngoài ra, cá tươi có phần mắt cá phải hơi phồng lên, nếu mắt lõm là cá không ngon.

  • Phần thân cá đảm bảo độ sáng và bóng. Da cá áp sát vào thân, không bị bong tróc hoặc va đập, trầy xước.

  • Mang cá: Nếu phần mang cá có màu đỏ tươi, không bị rách là cá còn tươi. Bạn không nên mua những con cá có phần mang đã chuyển sang màu đỏ sẫm hay màu bị tái đi. Ngoài ra, mang cá cũng không có những vết tụ của máu bầm.

  • Cá tươi có mùi tanh đặc trưng và không có mùi hôi hay mùi hoá chất. Cá có màu sắc tươi, không bị xỉn màu hay chuyển sang màu nhạt hơn, thịt cá có độ đàn hồi tốt.

  • Đuôi cá: Cầm đuôi cá lắc mạnh tay để kiểm tra độ chắc của phần xương sống cá. Nếu cảm thấy chắc tay, không lỏng lẻo là cá ngon. Phần đuôi cá uốn cong không hiện vết nhăn là cá còn tươi.

Đối với cá hồi đã được phi lê:

  • Thịt cá hồi tươi phải có màu cam hoặc hồng tươi. Nếu thịt chuyển sang màu tối hơn thì đó là cá đã bị ươn hoặc sắp chuyển sang giai đoạn phân huỷ.

  • Thịt cá hồi ngon có độ đàn hồi cực kỳ tốt. Khi ấn tay vào phần thịt cá thấy có vết lõm nhưng nhanh chóng trở lại trạng thái ban đầu là thịt cá còn tươi.

  • Bề mặt của miếng thịt cá khô ráo, không bị ẩm ướt hay chảy dịch lạ. Các vân mỡ trên mình cá đều màu và sáng, không bị xỉn màu hay có đốm nâu.

  • Cá hồi tươi phi lê sẽ có mùi thơm đặc trưng và không có mùi lạ, bị hắc.

mẹo chọn cá hồi tươi ngon
Thịt cá hồi tươi phải có màu cam hoặc màu vàng tươi, và có độ đàn hồi cực kỳ tốt

5. Cách sơ chế cá hồi không tanh

Cá hồi có hương vị đặc trưng nhưng để thưởng thức được hương vị chuẩn, mẹ cần phải biết cách khử đi mùi tanh của cá hồi. Mẹ có thể tham khảo một trong những cách sau:

Cách 1: Khử mùi tanh cá hồi bằng chanh

  • Chuẩn bị một tô nước lọc rồi cho vào đó 2 - 3 muỗng canh nước cốt chanh cùng với 1 muỗng cà phê muối ăn.

  • Đảo nhẹ tay rồi để yên khoảng 30 giây đến 1 phút rồi rửa lại với nước sạch. Có thể dùng lát chanh vừa lấy nước đề chà và mát xa nhẹ nhàng lên phần thịt cá để cá sạch hơn.

  • Rửa lại cá với nước sạch, rồi dùng giấy ăn hoặc khăn sạch lau khô bề mặt cá. Các axit trong chanh sẽ khử được mùi tanh của cá cực kỳ hiệu quả.

cách sơ chế cá hồi bằng chanh
Khử mùi tanh của cá hồi hiệu quả bằng chanh

Cách 2: Khử mùi tanh cá hồi bằng sữa tươi

  • Mẹ cho phần thịt cá vào một cái tô rồi đổ phần sữa tươi vào tô sao cho ngập hết phần thịt cá là được.

  • Ngâm cá trong sữa tươi khoảng 10 phút rồi rửa lại với nước sạch, để ráo nước.

  • Các hợp chất trong sữa có thể giúp cá hồi mất đi mùi tanh nhanh chóng. Hơn nữa còn giúp cá hồi tăng thêm hương vị.

khử tanh cá hồi bằng sữa tươi
Khử mùi tanh của cá hồi bằng sữa tươi

Cách 3: Khử mùi tanh của cá hồi bằng rượu và gừng

  • Băm nhuyễn gừng hoặc đập dập, sau đó cho vào tô và đổ rượu trắng vào, nếu không có rượu mẹ có thể thay bằng giấm.

  • Cho miếng cá hồi vào tô, phần rượu hoặc giấm có thể pha với một ít nước sạch để ngập hết phần cá.

  • Ngâm cá hồi trong hỗn hợp khoảng 7 - 10 phút rồi lấy ra và rửa sạch lại với nước lạnh là có thể chế biến món ăn.

khử mùi tanh của cá hồi bằng rượu và gừng
Khử mùi tanh của cá hồi bằng rượu và gừng

6. Cách nấu cháo cá hồi cho bé không tanh

Cách nấu cháo cá hồi cho bé không tanh rất đơn giản, các mẹ có thể tham khảo công thức sau đây:

6.1. Nguyên liệu nấu cháo cá hồi cho bé

Ngoài cách nấu cháo cá hồi cho bé không tanh thì nguyên liệu là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới hương vị cũng như hàm lượng dinh dưỡng của món ăn.

  • Gạo: 50g

  • Cá hồi tươi: 100g

  • Hành khô, hành lá, gừng

  • Gia vị, dầu ăn, dầu mè ăn dặm cho bé

cách nấu cháo cá hồi cho bé không tanh
Nguyên liệu nấu cháo cá hồi cho bé

6.2. Hướng dẫn cách nấu cháo cá hồi cho bé không tanh

Bước 1: Sơ chế cá

  • Cá hồi mua về làm sạch, rửa với muối để khử mùi tanh của cá. Rửa cá lại bằng nước sạch. Khi cá chín thì vớt ra, tách riêng lấy phần thịt và xương.
  • Ninh phần xương cá hồi 15 phút, sau đó lọc bỏ xương để lấy nước dùng.
cách nấu cháo cá hồi cho bé
Sơ chế nguyên liệu sạch sẽ

Bước 2: Cách nấu cháo cá hồi cho bé không tanh - Nấu cháo

  • Gạo vo sạch, cho vào nồi nước dùng và nấu nhừ. Băm nhuyễn phần thịt cá hồi, cho phi thơm cùng với hành, sau đó nêm nếm gia vị ăn dặm vừa ăn cho bé.
  • Sau khi cháo chín nhừ, cho cá hồi đã phi thơm vào khuấy đều, cho thêm một ít hành lá băm nhuyễn, nêm nếm gia vị cho vừa ăn và tắt bếp.
cách nấu cháo cá hồi cho bé
Cách nấu cháo cá hồi cho bé không tanh

Bước 3: Cách nấu cháo cá hồi cho bé không tanh - Thành phẩm

Múc cháo ra bát, có thể cho thêm một chút dầu mè hoặc phô mai cho bé ăn ngon miệng hơn.

thành phẩm cháo cá hồi cho bé
Thành phẩm cháo cá hồi cho bé

6.3. Thưởng thức

Món cháo cá hồi thơm ngon và bổ dưỡng với thịt cá được sơ chế kỹ nên khi ăn không hề bị tanh, thịt ngọt mềm, gia vị nêm nếm đậm đà, không chỉ dành cho các bé mà còn phù hợp với mẹ bầu và người lớn tuổi.

món cháo cá hồi thơm ngon cho bé
Món cháo cá hồi thơm ngon và bổ dưỡng với thịt cá được sơ chế kỹ nên khi ăn không hề bị tanh

7. Lưu ý cách nấu cháo cá hồi cho bé ăn dặm

  • Cách nấu cháo cá hồi cho bé không tanh là khi luộc cá hồi, mẹ không cho nước ướp cá vào luộc.

  • Trước khi múc cháo ra bát, mẹ có thể cho một muỗng cà phê dầu oliu hoặc dầu mè vào cháo, khuấy đều để tăng thêm hương vị món ăn và cháo sẽ không bị tanh.

  • Nếu mẹ nấu cháo cá hồi cho bé cùng các loại rau củ, thì nên lựa chọn những loại rau củ còn tươi ngon. Tiếp đến, rửa sạch và băm nhuyễn hoặc cho vào máy xay nhuyễn tùy theo khả năng nhai nuốt của bé, rồi cho vào cùng cháo và nấu đến khi chín nhừ.

Với cách nấu cháo cá hồi cho bé không tanh, thơm ngon mà job3s đã giới thiệu, các mẹ đã có thể tự tay chế biến món cháo bổ dưỡng để thay đổi thực đơn món ngon mỗi ngày cho bé nhà mình. Chúc bạn chế biến thành công món ăn!

Xem thêm:

Bài viết liên quan
Uống nước lá đinh lăng hàng ngày có tốt không? Những người này cấm kỵ sử dụng

Uống nước lá đinh lăng hàng ngày có tốt không? Những người này cấm kỵ sử dụng

Uống nước lá đinh lăng hàng ngày có tốt không là một trong những vấn đề quan trọng được nhiều người dùng đặt ra. Mặc dù loại lá này có chứa khá nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể nhưng nếu lạm dụng quá nhiều sẽ gây nên một số tác hại cho sức khỏe. Do đó, bạn cần nắm rõ những lưu ý khi sử dụng loại nước uống này.
Xem thêm »
Vỏ tôm có canxi không? Sai lầm tai hại hầu như ai cũng từng mắc phải

Vỏ tôm có canxi không? Sai lầm tai hại hầu như ai cũng từng mắc phải

Biết được vỏ tôm có canxi không sẽ giúp bạn dễ dàng đưa ra quyết định đối với bộ phận này khi sơ chế nguyên liệu. Bên cạnh đó, các chuyên gia dinh dưỡng cũng sẽ gợi ý cách sử dụng thực phẩm này trong bữa ăn đảm bảo an toàn sức khỏe và cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Xem thêm »
Ăn trứng nhiều có tốt không? Những tác hại khôn lường nhiều người thường chủ quan

Ăn trứng nhiều có tốt không? Những tác hại khôn lường nhiều người thường chủ quan

Giải đáp thắc mắc ăn trứng nhiều có tốt không là điều cần thiết để xây dựng cho bạn một thói quen ăn uống lành mạnh, đầy đủ dưỡng chất. Việc nắm rõ được thông tin này cũng giúp bạn cân bằng dinh dưỡng cho cơ thể và tránh được các tác hại không tốt cho sức khỏe khi sử dụng quá nhiều thực phẩm này.
Xem thêm »
Cách uống hoa đu đủ đực khô tốt nhất cho sức khỏe: Chớ phạm sai lầm này

Cách uống hoa đu đủ đực khô tốt nhất cho sức khỏe: Chớ phạm sai lầm này

Đa số người dùng hiện nay thường tìm hiểu cách uống hoa đu đủ đực khô và chế biến để thưởng thức ngay tại nhà. Đây là nguyên liệu được đánh giá cao bởi lợi ích nổi bật trong quá trình chăm sóc làn da cũng như sức khỏe. Sau khi thực hiện và sử dụng, bạn sẽ nhanh chóng thấy được sự thay đổi trong cơ thể.
Xem thêm »
Bầu 4 tháng ăn đu đủ xanh được không? Lưu ý điều này để thai nhi luôn khỏe mạnh

Bầu 4 tháng ăn đu đủ xanh được không? Lưu ý điều này để thai nhi luôn khỏe mạnh

Mẹ bầu 4 tháng ăn đu đủ xanh được không? Mặc dù đu đủ xanh chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất nhưng bà bầu vẫn cần cân nhắc xem có nên ăn loại thực phẩm này hay không để bảo an toàn cho sức khỏe của mình và thai nhi.
Xem thêm »
Nên uống bao nhiêu viên dầu cá mỗi ngày và những lưu ý cần biết

Nên uống bao nhiêu viên dầu cá mỗi ngày và những lưu ý cần biết

Nên uống bao nhiêu viên dầu cá mỗi ngày? Trong các loại thực phẩm chức năng, dầu cá là một trong những loại được sử dụng phổ biến bởi nó được chứng minh tốt cho tim mạch và não bộ. Tuy nhiên, bạn cần nắm rõ liều lượng trước khi sử dụng, cụ thể là nên uống bao nhiêu viên dầu cá mỗi ngày? Uống đúng liều lượng dầu cá vừa giúp cơ thể bạn hấp thụ tối đa dưỡng chất vừa giúp phòng ngừa những tác dụng phụ.
Xem thêm »
Mách bạn cách nấu lẩu gà thập cẩm ngon nhất, làm đầu bếp tại gia thật dễ

Mách bạn cách nấu lẩu gà thập cẩm ngon nhất, làm đầu bếp tại gia thật dễ

Cách nấu lẩu gà thập cẩm ngon nhất ai cũng thực hiện thành công. Còn gì tuyệt vời hơn vào cuối tuần cả nhà quây quần bên một nồi lẩu nghi ngút khói? Có đến hàng trăm biến tấu lẩu, trong đó cách nấu lẩu gà thập cẩm ngon nhất dưới đây sẽ giúp bạn có được món lẩu ngon, thanh mát, hợp vị cho mọi thành viên. Xắn tay vào bếp ngay và trổ tài thôi nào!
Xem thêm »
Thiếu máu chóng mặt nên uống thuốc gì và cách phòng ngừa?

Thiếu máu chóng mặt nên uống thuốc gì và cách phòng ngừa?

Hiểu rõ thiếu máu chóng mặt nên uống thuốc gì để có thể chăm sóc sức khỏe cho mình? Chóng mặt do thiếu máu có thể bắt nguồn từ lối sống, chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hoặc những bệnh lý tiềm ẩn trong cơ thể. Tùy thuộc vào nguyên nhân mà bạn sẽ được bác sĩ kê đơn thuốc phù hợp.
Xem thêm »
Trẻ mấy tháng ăn được sữa chua? Ăn đúng cách con khỏe mẹ nhàn

Trẻ mấy tháng ăn được sữa chua? Ăn đúng cách con khỏe mẹ nhàn

Trẻ mấy tháng ăn được sữa chua? Sữa chua là thực phẩm rất tốt để bổ sung canxi và cung cấp lợi khuẩn đường ruột cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên nếu không biết được trẻ mấy tháng ăn được sữa chua, có thể mẹ đang chăm bé sai cách và làm ảnh hưởng sức khỏe của con. Cùng các chuyên gia tìm hiểu về thời điểm tốt nhất cho bé ăn sữa chua cũng như liều lượng phù hợp từng độ tuổi ngay sau đây.
Xem thêm »
Tác dụng của ớt chuông khi ăn sống - Cách ăn tốt nhất nhưng nhiều người không biết

Tác dụng của ớt chuông khi ăn sống - Cách ăn tốt nhất nhưng nhiều người không biết

Có rất nhiều tác dụng của ớt chuông khi ăn sống do loại quả này chứa các thành phần giàu dinh dưỡng và nhiều loại vitamin cần thiết. Theo đó, ăn ớt chuông giúp tăng cường thị lực, giảm thiểu thiếu máu, bảo vệ tim mạch, phòng ngừa bệnh ung thư, hỗ trợ tiêu hoá và giảm cân hiệu quả.
Xem thêm »

Mẫu CV hot theo ngành nghề

Back to top

Job3s có thể giúp gì cho bạn?
chat