Bạn là ?
Ngành kinh tế học những môn gì? Ngành kinh tế là một ngành học rộng lớn, cung cấp cho người học nhiều kiến thức về các lĩnh vực khác nhau. Job3s sẽ liệt kê các nhóm môn học ngành kinh tế để bạn nắm được ngành kinh tế học những môn gì.
Ngành kinh tế học những môn gì? Đối với khối ngành này, bạn sẽ học các môn:
Kinh tế học vi mô: Mục đích là nghiên cứu hành vi của các cá nhân, hộ gia đình và doanh nghiệp trong nền kinh tế.
Kinh tế học vĩ mô: Mục đích là nghiên cứu hoạt động của nền kinh tế nói chung như tăng trưởng kinh tế, lạm phát, thất nghiệp,…
Kinh tế quốc tế: Mục đích là nghiên cứu các mối quan hệ kinh tế giữa các quốc gia, điển hình như thương mại quốc tế, đầu tư quốc tế,…
Toán kinh tế: Mục đích là ứng dụng vào việc giải quyết các vấn đề kinh tế.
Thống kê kinh tế: Mục đích là để thu thập, phân tích và giải thích dữ liệu kinh tế.
Khối quản trị kinh doanh thuộc ngành kinh tế học những môn gì? Bạn sẽ học các môn:
Quản trị kinh doanh: Môn học này sẽ giúp bạn nắm được các nguyên tắc và kỹ năng quản lý một doanh nghiệp.
Marketing: Môn học này sẽ giúp bạn biết cách nghiên cứu các hoạt động quảng bá nhằm thu hút khách hàng và bán sản phẩm hoặc dịch vụ.
Tài chính doanh nghiệp: Môn học này sẽ giúp bạn hiểu và biết cách huy động, sử dụng vốn trong doanh nghiệp.
Quản trị nhân sự: Nhằm có được kỹ năng quản lý con người trong doanh nghiệp.
Lãnh đạo và quản lý: Nắm được kỹ năng lãnh đạo và quản lý hiệu quả.
Ngành kinh tế học những môn gì? Khối ngành Tài chính - Ngân hàng, bạn sẽ học các môn:
Tài chính: Nắm được các hoạt động huy động và sử dụng vốn, bao gồm vay vốn,đầu tư, tiết kiệm, …
Ngân hàng: Nắm được các hoạt động của các ngân hàng và hệ thống ngân hàng.
Thị trường tài chính: Nghiên cứu hoạt động của các thị trường tài chính, chẳng hạn như thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu,…
Quản trị rủi ro: Nắm được các phương pháp quản lý rủi ro trong hoạt động tài chính.
Ngành kinh tế học những môn gì? Nếu chọn khối ngành kế toán, bạn sẽ học các môn:
Kế toán tài chính: Biết cách ghi chép, tổng hợp và cung cấp thông tin tài chính về doanh nghiệp.
Kế toán quản trị: Biết cách cung cấp, báo cáo thông tin cho ban lãnh đạo doanh nghiệp để ra quyết định.
Kiểm toán: Nắm được cách tính hợp pháp và chính xác của thông tin tài chính.
Bên cạnh đó, sinh viên ngành kinh tế còn được học các môn học ngoại ngữ, kỹ năng mềm và những môn học tự chọn theo định hướng nghề nghiệp.
Qua phần chia sẻ về ngành kinh tế học những môn gì, bạn thấy được việc theo học ngành kinh tế sẽ mang đến cho bạn kiến thức đa dạng. Vì thế, đây được xem là một trong những ngành học giúp các bạn sinh viên dễ xin việc làm ở những ngành nghề khác nhau. Điển hình là những ngành sau:
Ở thời điểm hiện tại, khi cuộc chạy đua giữa các nhãn hàng ngày càng trở nên gay gắt thì nhu cầu về nhân lực cho ngành marketing và truyền thông cũng tăng lên đáng kể. Như đã chia sẻ trên, trong ngành kinh tế học, bạn sẽ được đào tạo cách để khảo sát và nắm được hành vi người tiêu dùng, thị trường để tối ưu hóa các chiến lược tiếp thị.
Vì thế, sau khi tốt nghiệp, bạn có thể làm việc trong các công ty quảng cáo, tiếp thị, truyền thông. Hoặc bạn dễ dàng ứng tuyển vào phòng marketing của các doanh nghiệp.
Mức lương trong lĩnh vực này phụ thuộc vào vị trí công việc và kinh nghiệm của bạn. Theo khảo sát, hiện nay, mức lương ở vị trí quản lý và chuyên gia trong lĩnh vực truyền thông thường khá cao.
Chắc chắn bạn sẽ dễ dàng làm được công việc này vì trong phần ngành kinh tế học những môn gì, bạn sẽ được đào tạo những kiến thức về tài chính kế toán. Tuy nhiên, để thành thạo hơn thì bạn cần trau dồi thêm kỹ năng và học thêm những khóa học ngắn hạn để cập nhật những kiến thức mới.
Nơi bạn xin việc cho ngành này rất rộng vì hầu hết mọi công ty đều cần nhân viên kế toán. Mức lương ở vị trí này khi ra trường sẽ dao động từ 8-10 triệu. Đặc biệt, vị trí cao cấp như kiểm toán viên chứng nhận (CPA) thì sẽ có mức lương cao hơn.
Chuyên viên tài chính - kinh tế cũng là một sự lựa chọn đáng để cân nhắc nếu bạn đang băn khoăn không biết học ngành kinh tế ra làm gì. Khi ngồi trên ghế nhà trường, bạn sẽ được cung cấp những kiến thức để có thể hiểu về các nguyên tắc tài chính, quản lý rủi ro và đánh giá dự án.
Dựa vào đó và kinh nghiệm thực tế, bạn tư vấn cho cá nhân và doanh nghiệp về cách phân tích rủi ro, cách đầu tư và quản lý tài chính.
Đa số, lương của nhân viên tư vấn tài chính sẽ ở mức cao. Đặc biệt, nếu bạn xây dựng được sự uy tín thì sẽ phát triển được danh mục khách hàng cho riêng mình. Khi đó, mức thu nhập của bạn nhận được sẽ không có giới hạn.
Trong các công ty tài chính, ngân hàng hoặc công ty bảo hiểm đều có nhu cầu tuyển dụng nhân viên phân tích dữ liệu và thẩm định rủi ro. Vì thế, bạn không phải lo học ngành kinh tế ra làm gì. Phần lớn, yêu cầu tuyển dụng của công việc này khá cao nhưng đồng thời, mức lương bạn nhận được cũng cao hơn các ngành nghề khác.
Tính chất của công việc này là đánh giá và quản lý thông tin, dữ liệu và rủi ro của tổ chức trước khi đưa ra quyết định liên quan đến tài chính và kinh doanh.
Vì thế, tại nhà trường, bạn cần phải học vững các nguyên lý kinh tế để có thể hiểu và phân tích các biến số kinh tế, dự báo xu hướng. Từ đó, bạn đánh giá được tác động của các yếu tố kinh tế đến doanh nghiệp và thị trường.
Nếu bạn có định hướng làm việc trong cơ quan nhà nước thì học ngành kinh tế cũng mở ra cơ hội cho bạn. Trong các bộ, ngành, cơ quan nhà nước, bạn có thể đảm nhiệm vai trò nghiên cứu chính sách, phân tích tài chính công, lập kế hoạch kinh tế và quản lý dự án công.
Muốn làm được công việc này thì bạn phải hiểu rõ về chính sách kinh tế, quản lý tài chính công để biết cách phân tích ảnh hưởng của quyết định chính phủ lên nền kinh tế. Dựa vào đó, bạn sẽ tham gia vào quá trình ra quyết định chính sách, quản lý nguồn lực và thực thi chính sách công.
Mức lương trong cơ quan nhà nước không cao nhưng mang tính ổn định, có quy trình tăng lương và thăng tiến dựa trên quy định và chính sách của nhà nước.
Nếu không thích làm việc tại các công ty thì bạn vẫn có thể lựa chọn làm việc tại các trường đại học, viện nghiên cứu hoặc tổ chức nghiên cứu sau khi theo học ngành kinh tế. Điều kiện để làm việc tại đây là bạn phải có thành tích học tập tốt, vượt trội.
Dựa vào điểm mạnh của bạn về kiến thức và kỹ năng, bạn sẽ được nhà trường phân công ở vị trí phù hợp.
Xem thêm: Tất Tần Tật Về Ngành Kinh Tế Xây Dựng: Cơ Hội Việc Làm Cao, Mức Lương Không Hề Thấp
Bên cạnh những băn khoăn về ngành kinh tế học những môn gì thì các bạn trẻ còn muốn biết mình có đủ khả năng hoặc có tố chất để theo đuổi ngành kinh tế không? Job3s sẽ gợi ý cho bạn những kỹ năng mà đa số người thành công trong ngành kinh tế thường có.
Nhạy bén với những con số và thông tin: Kinh tế luôn gắn liền với những con số và chịu ảnh hưởng từ nhiều thông tin khác nhau. Vì thế, bạn phải là người luôn nhạy với những con số, kỹ lưỡng khi làm việc với chúng và không ngừng theo dõi, tìm hiểu những thông tin về thị trường hay các vấn đề trong xã hội.
Nhanh nhẹn, giao tiếp tốt: Đa số những người làm kinh tế đều khéo léo trong việc giao tiếp để có thể truyền đạt thông tin rõ ràng hoặc giúp họ đàm phán, thuyết phục tốt khi làm các công việc về tư vấn, truyền thông. Bên cạnh đó, thao tác nhanh nhẹn, chuẩn xác cũng tạo nên sự chuyên nghiệp và điểm cộng để họ dễ thăng tiến trong công việc.
Phân tích tốt, điềm đạm: Nhiều người cho rằng người làm kinh tế chỉ thích hợp với người có tính hướng ngoại. Tuy nhiên, không ít người thành công trên thương trường là người hướng ngoại. Bởi họ có tính cách điềm đạm, quan sát tốt và phân tích rõ ràng để có thể đưa ra quyết định hoặc hỗ trợ người khác trong công việc.
Xem thêm: Học Kinh Tế Ra Làm Gì? Lương Bao Nhiêu? Học Kinh Tế Có Dễ Xin Việc Không?
Job3s luôn là người đồng hành đáng tin cậy của bạn trong việc mang đến những cơ hội việc làm tốt trong ngành này. Đây là website tuyển dụng và tìm kiếm việc làm hàng đầu hiện nay khi ứng dụng trí tuệ nhân tạo để kết nối ứng viên với mạng lưới nhà tuyển dụng.
Vì thế, trong suốt thời gian qua, những doanh nghiệp, ngân hàng, công ty tài chính, công ty thương mại quốc tế,… có tên tuổi luôn tin tưởng và chọn job3s để đăng tuyển ứng viên. Do đó, chúng tôi rất tự hào khi mang đến cho hàng nghìn người những đầu việc tốt nhất, phù hợp với nhu cầu và khả năng của họ.
Trên đây là toàn bộ những thông tin hữu ích giúp bạn giải đáp ngành kinh tế học những môn gì. Bằng cách chuẩn bị cho mình một hành trang kiến thức - kỹ năng cần thiết, bạn hoàn toàn có thể nắm bắt được công việc tốt theo mong muốn của mình.
Công thức tính thuế thu nhập cá nhân theo quy định mới nhất
Việc làm bảo mẫu trường tiểu học TPHCM: Cơ hội và thách thức
Bộ luật thuế thu nhập cá nhân mới nhất và những điều cần biết
Tổng hợp việc làm Tân An Long An và cách xin việc nhanh nhất
Kinh nghiệm xin việc làm chỉ cần CMND, không yêu cầu bằng cấp
Người phụ thuộc là gì? Các quy định về người phụ thuộc
Giấy khai sinh là gì? Thông tin cần nhớ về loại giấy tờ quan trọng này
Việc làm Cà Mau hấp dẫn với nhiều cơ hội ngành thủy sản và du lịch
Kinh nghiệm tìm việc làm ca tối từ 18h đến 22h không lừa đảo
Tsundere là gì? Giải đáp tất tần tật về Tsundere mới nhất
Mẫu CV hot theo ngành nghề