Bạn là ?
Nước dừa rất giàu dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe. Tuy vậy, bạn không nên kết hợp thức uống này với một số loại thực phẩm để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe. Vậy nước dừa kỵ gì?
Nước dừa kỵ gì? Nước dừa kỵ sữa. Sữa là loại thực phẩm giàu protein và giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, không nên uống nước dừa cùng với sữa. Vì axit trong nước dừa khi kết hợp cùng protein trong sữa sẽ khiến hệ tiêu hóa gặp phải tình trạng khó tiêu, đầy bụng.
Vào những ngày hè nóng bức, hầu hết mọi người đều bảo quản dừa trong tủ lạnh hoặc thêm đá viên để làm tăng độ sảng khoái. Tuy nhiên, đây chính là một sai lầm nghiêm trọng.
Bởi nước dừa vốn đã có tính hàn (tính lạnh) nên khi kết hợp cùng đá lạnh sẽ càng khiến cơ thể bị lạnh hơn. Người sử dụng nước dừa lạnh sẽ dễ bị đau bụng do lạnh bụng, đầy bụng, khó tiêu,...
Trường hợp khi đi nắng về hoặc hoạt động thể thao mạnh, ra mồ hôi nhiều thì khi uống nước dừa lạnh lại càng nguy hiểm hơn. Khi xảy ra sự chênh lệch nhiệt độ đột ngột sẽ làm cho dạ dày phản ứng lại ngay lập tức.
Hải sản cũng có tính hàn, tương tự như đá lạnh. Do vậy, uống nước dừa khi ăn hải sản sẽ làm cho cơ thể bị lạnh gây nên chứng khó tiêu, đầy bụng và tiêu chảy.
Đặc biệt, các trường hợp như người mới ốm dậy, người bị cảm lạnh hoặc suy nhược cơ thể, người bị thấp khớp, người bị huyết áp thấp,... thì không nên ăn hải sản kết hợp với uống nước dừa.
Nước dừa kỵ gì? Không nên dùng nước dừa để uống thuốc, hoặc uống nước dừa ngay sau khi uống thuốc. Nước dừa sẽ tạo ra một lớp màng bao quanh thuốc, từ đó làm giảm hấp thu thuốc vào cơ thể.
Ngoài ra, nước dừa cũng chứa hàm lượng canxi và magie cao, làm cho thuốc bị giảm công dụng và khiến bệnh lâu khỏi hơn.
Nếu có thói quen kết hợp uống thuốc và nước dừa, hãy từ bỏ ngay. Khi uống thuốc, tốt nhất chỉ nên sử dụng nước khoáng hoặc nước lọc.
Nằm trong danh sách “nước dừa kỵ gì” không thể không nhắc đến chocolate. Chocolate có chứa oxalat, còn nước dừa chứa protein và canxi. Hai thực phẩm này khi kết hợp với nhau sẽ tạo thành canxi oxalat không tan. Nếu chất này tích tụ lại trong cơ thể với một lượng lớn trong thời gian dài sẽ tạo thành sỏi thận hoặc nguy hiểm hơn là suy thận.
Do đó, không nên kết hợp nước dừa và chocolate. Tương tự chocolate, oxalat còn có mặt trong cacao, trà, cà phê,... nên hãy hạn chế kết hợp các loại thực phẩm này với nhau.
Khi đã biết nước dừa kỵ gì, hãy quan tâm hơn đến cách uống nước dừa đúng để có một sức khỏe tốt và một làn da khỏe mạnh. Dưới đây là những lưu ý khi uống nước dừa bạn cần biế:
Không uống nước dừa vào buổi tối muộn, đặc biệt là nước dừa lạnh. Cơ thể sẽ có nguy cơ bị cảm lạnh, dễ suy nhược và đuối sức. Vì thế, sau một ngày dài, hãy để cơ thể được nghỉ ngơi và tránh sử dụng nước dừa vào thời điểm này.
Không uống nước dừa khi đi nắng về, đặc biệt là khi vận động mạnh, ra nhiều mồ hôi. Nhằm hạn chế sự chênh lệch nhiệt độ cơ thể, hãy nghỉ ngơi một chút trước khi sử dụng nước dừa. Nếu không, cơ thể sẽ dễ rơi vào tình trạng mệt mỏi, chân tay bủn rủn và thiếu linh hoạt.
Nên thưởng thức nước dừa tươi, đặc biệt là dừa sau khi hái. Nếu nước dừa để lâu hoặc lấy ra khỏi quả sẽ bớt vị ngon ngọt tự nhiên. Khuyến khích uống dừa nguyên quả để giữ được hàm lượng dinh dưỡng cao nhất.
Khi uống nước dừa, có thể bỏ thêm một chút muối vào để ngăn ngừa tình trạng khó tiêu, chướng bụng,... xảy ra. Không nên uống nước dừa khi bụng quá đói hoặc quá no.
Hãy uống hết nước dừa trong ngày. Tuyệt đối không để nước dừa qua đêm bởi điều này sẽ làm nước dừa không ngon và giảm chất lượng.
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại nước dừa đóng chai. Tuy nhiên, uống nước dừa nguyên chất sẽ vừa đảm bảo, vừa không mất đi nhiều giá trị dinh dưỡng.
Ngoài ra, nên nhớ đến các lưu ý về nước dừa kỵ gì để giúp nước dừa phát huy đa tác dụng với cơ thể.
Ngoài thắc mắc về nước dừa kỵ gì, bạn cũng cần quan tâm đến các vấn đề dưới đây khi sử dụng thức uống này:
Trong 100g nước dừa tươi có chứa 21 calo và 2,6g đường. Với lượng calo và đường không quá lớn, nước dừa được đánh giá là thức uống bổ dưỡng nhưng không hề gây tăng cân. So với các thức uống giải khát nhân tạo, nước dừa thân thiện và tốt cho sức khỏe hơn rất nhiều.
Nước dừa có lượng calo rất thấp, rất phù hợp với người đang giảm cân. Để đạt hiệu quả, hãy sử dụng nước dừa trước bữa ăn nhằm hạn chế tình trạng thèm ăn.
Hơn nữa, sau khi vận động, bổ sung nước dừa cùng với các loại trái cây sẽ giúp bạn bổ sung nhiều loại vitamin. Tuy nhiên, hãy nghỉ ngơi một lúc trước khi uống nước dừa để phòng ngừa tác dụng ngược.
Mặc dù nước dừa có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe nhưng không nên uống nước dừa hàng ngày. Bởi uống quá nhiều sẽ gây ra rối loạn điện giải trong cơ thể. Hơn nữa, với lượng calo thấp, cơ thể sẽ không được bổ sung đầy đủ năng lượng cho quá trình hoạt động.
Nước dừa được khuyến khích uống vào buổi sáng hoặc buổi trưa, tránh uống nước dừa vào buổi đêm. Vì những thời điểm kể trên thích hợp để cân bằng yếu tố âm - dương trong cơ thể.
Các chuyên gia khuyến nghị, trong một tuần, chỉ nên uống khoảng 2 - 3 quả dừa và sử dụng giãn cách ngày để tránh bị lạnh bụng.
Ngoài chú ý về thông tin nước dừa kỵ gì, thông tin về đối tượng sử dụng nước dừa cũng cực kỳ quan trọng. Một số đối tượng sau nên tránh sử dụng nước dừa:
Người mắc các bệnh về thận: Dù nước dừa ngăn ngừa bệnh sỏi thận, nhưng lại chứa nhiều kali có thể gây áp lực lên thận.
Người mắc xơ nang: Loại bệnh này cần bổ sung nhiều natri, trong khi đó, nước dừa lại cung cấp nhiều kali và ít natri cho người sử dụng.
Người trước khi phẫu thuật: Tính hàn của nước dừa có thể ảnh hưởng đến tình trạng huyết áp và đường huyết của người bệnh.
Phụ nữ bị đau bụng kinh: Phụ nữ đến kỳ “dâu rụng” uống nước dừa bị đau bụng dữ dội hơn bởi tính hàn của loại nước này.
Phụ nữ mang thai: Trong giai đoạn 03 tháng đầu của thai kỳ, nếu uống quá nhiều nước dừa sẽ không tốt và làm tăng cảm giác ốm nghén. Hơn nữa, mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ thì không nên uống nước dừa.
Ngoài ra, người mắc hội chứng ruột kích thích, người mắc bệnh tiểu đường, người nhức đầu kinh niên,... nên hạn chế uống nước dừa. Nếu không kiêng kỵ, nước dừa có thể làm bệnh trở nặng hơn hoặc nhiều gây biến chứng nguy hiểm.
Theo thông tin từ bảng thành phần thực phẩm Việt Nam của Bộ Y tế cung cấp, trong 100g nước dừa tươi sẽ có chứa các thành phần sau:
STT | Thành phần | Hàm lượng |
---|---|---|
1 | Nước | 94,4g |
2 | Calo | 21kCal |
3 | Protein | 4g |
4 | Canxi | 60mg |
5 | Sắt | 0,3mg |
6 | Vitamin C | 1mg |
7 | Chất béo | 0g |
8 | Chất xơ | 0g |
Có thể thấy, nước dừa vừa ít calo, không chứa chất béo và chất xơ lại bổ sung lượng nước lớn. Vì thế, nước dừa chính là sự lựa chọn tuyệt vời phù hợp với nhiều lứa tuổi. Tuy nhiên, vẫn cần phải chú ý nước dừa kỵ gì khi sử dụng nước dừa để tránh gây hại cho cơ thể.
Từ thông tin về thành phần dinh dưỡng của nước dừa, có thể rút ra một số tác dụng phổ biến mà nước dừa mang lại như:
Chống oxy hóa, chống lão hóa
Cơ thể khi thực hiện quá trình trao đổi chất thì các tế bào sẽ sinh ra các gốc tự do. Trong trường hợp tế bào gặp phải tổn thương hoặc do stress, các gốc tự do sẽ gia tăng, dẫn đến tình trạng mất cân bằng cơ thể.
Khi sử dụng nước dừa, các chất chống oxy hóa sẽ bảo vệ cơ thể, bằng cách sửa chữa các tế bào bị tổn thương đó.
Ngăn ngừa bệnh sỏi thận
Thông thường, sỏi thận được hình thành do sự tích tụ của các tinh thể canxi oxalat hoặc các hợp chất khác có trong nước tiểu. Khi những viên sỏi này phát triển về kích thước và độ cứng, sẽ làm cho người bệnh đau đớn và khó chịu. Uống nước dừa là biện pháp đơn giản giúp ngăn ngừa bệnh sỏi thận một cách hiệu quả.
Tăng cường hệ miễn dịch
Nước dừa có chứa nhiều vitamin và khoáng chất, đặc biệt là axit lauric, hoạt chất có khả năng tăng cường hệ miễn dịch. Do đó, uống nước dừa có thể giúp cơ thể kháng khuẩn, kháng nấm và chống lại các loại vi khuẩn, vi rút gây bệnh.
Uống nước dừa làm đẹp da
Nước dừa mang đến hiệu quả đáng kinh ngạc cho làn da của chị em phụ nữ. Bởi trong nước dừa tươi có chứa chất cytokinin, vitamin C và chất chống oxy hóa, giúp làn da trắng mịn, cân bằng độ pH và giữ ẩm hiệu quả.
Có lợi cho hệ tiêu hóa
Axit lauric trong nước dừa giúp cơ thể chuẩn hóa thành monolaurin. Chất này có tác dụng kháng khuẩn, kháng vi rút, ngăn chặn các vấn đề về tiêu hóa. Đồng thời, nó còn bổ sung lợi khuẩn và ức chế axit trong dạ dày. Nếu gặp phải các vấn đề về tiêu hóa, bạn có thể cân nhắc sử dụng nước dừa với một lượng vừa phải.
Ngoài ra, nước dừa còn có nhiều tác dụng khác như cung cấp năng lượng cho cơ thể, chống mất nước, giúp ổn định huyết áp,... Tuy vậy, khi uống nước dừa cũng cần lưu ý nước dừa kỵ gì để loại nước này phát huy tác dụng hiệu quả nhất.
Xem thêm:
Cách nấu chè cốm nước cốt dừa thơm lừng, ăn mãi chẳng ngán
Học ngay cách làm ốc vặn nước cốt dừa thơm nức mũi, vừa ăn vừa xuýt xoa
Biết rõ nước dừa kỵ gì giúp bạn sử dụng đúng và tận dụng tối đa lợi ích từ thức uống này mang lại cho cơ thể. Nếu sau khi uống nước dừa, cơ thể xuất hiện một số triệu chứng bất thường, hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời.
Những đặc sản Đà Nẵng gây thương nhớ, gói trọn dư vị của dải đất miền Trung
9 tác dụng của đậu đen đối với sức khỏe - Bất ngờ ở điều số 4
Uống nước lá đinh lăng hàng ngày có tốt không? Những người này cấm kỵ sử dụng
Vỏ tôm có canxi không? Sai lầm tai hại hầu như ai cũng từng mắc phải
Ăn trứng nhiều có tốt không? Những tác hại khôn lường nhiều người thường chủ quan
Cách uống hoa đu đủ đực khô tốt nhất cho sức khỏe: Chớ phạm sai lầm này
Bầu 4 tháng ăn đu đủ xanh được không? Lưu ý điều này để thai nhi luôn khỏe mạnh
Nên uống bao nhiêu viên dầu cá mỗi ngày và những lưu ý cần biết
Mách bạn cách nấu lẩu gà thập cẩm ngon nhất, làm đầu bếp tại gia thật dễ
Thiếu máu chóng mặt nên uống thuốc gì và cách phòng ngừa?
Mẫu CV hot theo ngành nghề