Bạn là ?
Nhiều người hiện nay đang hiểu nhầm giữa ngành thông dịch (phiên dịch) và biên dịch tiếng Hàn bởi hai khái niệm này gần giống nhau. Biên dịch viên là người dịch viết các tờ báo, cuốn sách,... từ tiếng Hàn sang Việt. Nghề này không nhất thiết diễn ra trong thời gian thực nên người biên dịch được phép tìm hiểu văn hóa, ngôn từ trước khi xuất bản.
Với phiên dịch viên tiếng Hàn, đây là khái niệm để chỉ những người thực hiện vai trò chuyển đổi ngôn ngữ từ Việt sang Hàn hoặc ngược lại trong các buổi họp, hội nghị, du lịch,... Để có thể làm được nghề này, người phiên dịch phải thành thạo và có đầy đủ bằng cấp về tiếng Hàn. Ngoài ra, họ cũng cần nắm rõ văn hóa, nếp sống của người Hàn, đồng thời có cách diễn đạt mạch lạc, ngắn gọn, nhanh và chính xác.
>>>Xem thêm: Phiên Dịch Là Gì? Đọc Để Trở Thành Nhà Phiên Dịch Chuyên Nghiệp Với Mức Lương Hấp Dẫn
Ngành phiên dịch tiếng Hàn trở thành lựa chọn ưu tiên của rất nhiều bạn trẻ hiện nay một phần nhờ vào mức lương hậu hĩnh. Vậy cụ thể phiên dịch viên tiếng Hàn lương bao nhiêu? Nhìn chung mức lương cứng của ngành phiên dịch tiếng Hàn dao động từ 15 - 25 triệu/tháng. Tuy nhiên, tùy thuộc vào kinh nghiệm, trình độ, quy mô dự án mà mức lương này có thể thay đổi. Dưới đây là một số cách đánh giá lương phiên dịch tiếng Hàn như sau:
Doanh nghiệp có thể trả lương cho phiên dịch viên tiếng Hàn theo giờ hoặc theo cấp độ của người ứng tuyển. Ví dụ như:
Với những người chưa có nhiều kinh nghiệm thì doanh nghiệp thường trả khoảng 40USB/giờ hoặc trả khoảng 70USD/ngày làm việc.
Với những người đã có kinh nghiệm nhưng chưa thể ứng xử nhanh nhẹn trong các tình huống khác nhau. Đây là những người thuộc cấp độ 2 trong ngành phiên dịch thường được trả lương khoảng 60USD/giờ hoặc 100USD/ngày.
Phiên dịch viên cao cấp là mức độ lớn nhất của ngành nghề này, họ thường được trả tới 100USD/giờ và dao động 300USD/ngày làm việc.
Mức lương của phiên dịch viên tiếng Hàn còn phụ thuộc vào kinh nghiệm người ứng tuyển. Với nghề này, kinh nghiệm luôn là tiêu chí quan trọng để nhà tuyển dụng xem xét và đề xuất lương. Sự chênh lệch này như sau:
Với những sinh viên mới ra trường hoặc những người làm trái nghề chưa nhiều kinh nghiệm. Mức lương sẽ dao động trong khoảng 600 - 1400$/tháng.
Với những người kinh nghiệm lâu năm trong nghề sẽ được trả mức lương gấp 3,4 lần. Ngoài ra còn được hưởng thêm các ưu đãi về phụ cấp, thưởng thêm,...
Nếu bạn có chứng chỉ tiếng Hàn thì sẽ dễ xin việc trong ngành này hơn. Hiện nay có khá nhiều chứng chỉ, bằng cấp thể hiện trình độ của người sở hữu. Cụ thể như sau:
Chứng chỉ sơ cấp sẽ được hưởng mức lương từ 5 - 7 triệu/tháng làm việc.
Chứng chỉ trung cấp sẽ được hưởng mức lương từ 10 - 15 triệu/tháng làm việc.
Chứng chỉ cao cấp sẽ được hưởng mức lương từ 15 - 30 triệu/tháng làm việc.
Khu vực chính là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến mức lương người phiên dịch nhận được, tùy vào nhu cầu ở khu vực đó là thấp hay cao. Ví dụ tại những địa điểm du lịch nổi tiếng như Hà Nội, Nha Trang, Đà Nẵng,...thường hay đón nhiều du khách nước Hàn tới đây. Vì thế mức thu nhập của phiên dịch viên tiếng Hàn sẽ cao hơn.
Tại các tỉnh thành nhỏ lẻ cũng nhận được sự đầu tư của người Hàn. Vì thế ngành phiên dịch này vẫn được tuyển dụng, tuy nhiên mức lương sẽ không nhận được cao như các thành phố lớn. Thông thường lương dao động tại đây từ 10 - 15 triệu/tháng.
Để trở thành một phiên dịch viên tiếng Hàn chuyên nghiệp và trụ vững trong nghề. Bạn cần tìm hiểu và quan tâm đến một số điều kiện liên quan tới chứng chỉ, kỹ năng cần có trước khi bắt đầu trong nghề này. Cụ thể như sau:
Vậy thông dịch viên tiếng Hàn cần bằng gì? Có khá nhiều bằng cấp và chứng chỉ liên quan đến tiếng Hàn được giảng dạy tại Việt Nam. Để làm phiên dịch bạn chỉ cần đỗ chứng chỉ TOPIK (Test of Proficiency in Korean) từ cấp độ 5 đổ lên. Ngoài ra, để có nhiều cơ hội thăng tiến hơn trong lĩnh vực này thì bạn có thể thi thêm chứng chỉ ITT (Interpretation and Transalation Test). Chứng chỉ trên có 2 loại được chấp nhận tại Hàn Quốc bao gồm Professional và Business.
Kỹ năng phiên dịch là điều bắt buộc phải có khi ứng cử vào ngành nghề này. Các kỹ năng trên thường được đào tạo trong quá trình theo học chuyên ngành tại trường. Tuy nhiên, để có thể trụ vững cũng như nắm bắt được nhiều cơ hội thăng tiến khi làm việc thì bạn cần chủ động rèn luyện thêm. Bằng cách tham gia trải nghiệm thực tế, làm cộng tác viên hoặc đi thực tập sinh phiên dịch tại những dự án nhỏ.
Kỹ năng giao tiếp vô cùng quan trọng khi làm phiên dịch. Thậm chí việc giao tiếp tốt có thể giúp bạn deal được mức lương nhỉnh hơn so với những đối thủ khác. Bởi việc truyền đạt ý của người nói đến người nghe một cách lưu loát vừa giúp họ dễ hiểu, vừa thể hiện được sự chuyên nghiệp của mình.
Thật khó khi bạn đứng ở vị trí “cầu nối”, bạn hiểu toàn bộ câu chuyện của người nói nhưng lại không thể truyền đạt lại một cách rõ ràng. Điều này khiến người nghe không hiểu nội dung đối tác muốn nói gây ảnh hưởng trực tiếp đến hợp đồng làm việc. Vì vậy, những nhà tuyển dụng luôn ưu tiên chọn phiên dịch viên tiếng Hàn có khả năng giao tiếp tốt, nhạy bén trong mọi tình huống khác nhau.
Người phiên dịch chuyên nghiệp cần phải hiểu được văn hóa của cả 2 nước. Bởi khi truyền đạt thông tin của người nói, nếu bạn biết văn hóa của nước họ thì có thể diễn giải thêm phong tục - tập quán. Điều này khiến mối quan hệ của 2 bên tốt đẹp và dễ dàng hợp tác với nhau hơn.
Phiên dịch viên tiếng Hàn sẽ phải làm việc trong các môi trường khác nhau và gặp gỡ nhiều kiểu người. Vì thế, khi ở vai trò “cầu nối” bạn cần quản lý cảm xúc của mình thật tốt, tránh bị cuốn theo xung đột hoặc tranh luận của 2 bên giao tiếp. Cần cố gắng nhất có thể không để trạng thái của bản thân ảnh hưởng đến công việc.
Ví dụ, khi đang trong phiên làm việc, bạn gặp tình huống 2 bên xảy ra mâu thuẫn và tranh luận gay gắt. Khi đó không nên sử dụng các từ ngữ mạnh như nguyên văn người nói mà cần thay đổi phù hợp nhưng vẫn giữ đúng nghĩa. Việc sử dụng từ như vậy có thể khiến 2 bên bớt căng thẳng và kéo lại hòa khí.
Để truyền tải nội dung chính xác nhất bạn cần phải học thêm nhiều từ vựng liên quan đến lĩnh vực mình làm. Có thể tìm hiểu trong từ điển, các diễn đàn uy tín hoặc hỏi những người đã có kinh nghiệm lâu năm. Tránh dịch lung tung hoặc không sát nghĩa có thể khiến bên nghe hiểu nhầm hoặc chưa rõ ý người nói.
Để trở thành một người phiên dịch viên chuyên nghiệp và xuất sắc. Bạn cần phải chuẩn bị cho mình đầy đủ những phẩm chất nghề nghiệp như sau:
Có trí nhớ tốt: Đây là phẩm chất đặc biệt quan trọng trong ngành nghề này, giúp bạn không bỏ sót ý của người nói trong quá trình phiên dịch.
Cẩn thận, tỉ mỉ: Tỉ mỉ chọn từ để phiên dịch sao cho sát nghĩa nhất. Điều này giúp bên nghe hiểu được ý người nói, từ đó cân nhắc và đưa ra các quyết định hợp lý.
Tinh thần làm việc cao, có trách nhiệm: Luôn chuẩn bị chỉn chu về ngoại hình và tìm hiểu thêm vốn từ liên quan đến buổi phiên dịch.
Ham học hỏi, không ngừng tích lũy: Không nên tự cao hay đắc ý khi mình đạt được thành tựu lớn. Cần khiêm tốn và không ngừng học hỏi tích lũy kinh nghiệm làm việc.
Ngoài việc trang bị các phẩm chất thì kỹ năng cũng là yếu tố quan trọng cần phải lưu ý. Cụ thể như sau:
Kỹ năng phiên dịch: Đây là kỹ năng cơ bản nhưng cũng quan trọng nhất. Trong quá trình theo học, bạn sẽ được thầy cô giảng dạy thêm về kỹ năng này. Ngoài ra cần tự trau dồi và có thêm những trải nghiệm thực tế để học hỏi nhiều hơn.
Kỹ năng viết: Ngành phiên dịch ở một số dự án được phép sử dụng giấy để ghi chép. Vì vậy khi người nói trình bày quá nhanh, bạn cần chắt lọc từ và viết ra giấy. Sau đó phiên dịch lại cho chính xác và hiệu quả.
Thành thạo tin học văn phòng: Do tính chất công việc của ngành phiên dịch liên tục làm việc trên máy tính. Vì vậy bạn cần học thêm và có bằng tin học cơ bản. Việc thành thạo tin học văn phòng sẽ giúp bạn tối ưu thời gian làm việc và đạt hiệu quả cao hơn khi làm.
Quản lý thời gian: Không chỉ quản lý lịch trình làm việc, phiên dịch viên cũng cần làm chủ thời gian nói của mình hợp lý. Đây là một trong những kỹ năng quan trọng giúp bạn có mức lương cao hơn. Tuy nhiên, nhanh phải đi kèm với đúng, hãy bạn hãy cố gắng trau dồi thêm cho mình kỹ năng này qua các dự án nhỏ.
Kỹ năng lắng nghe: Tập trung lắng nghe là một trong những kỹ năng cực quan trọng khi làm phiên dịch viên tiếng Hàn. Lắng nghe không phải chỉ để biết từ người khác nói mà cần hiểu nghĩa của câu thoại đó như thế nào. Từ đó diễn đạt lại một cách ngắn gọn, mạch lạc và xúc tích nhất.
Kỹ năng tra cứu dữ liệu: Với bất kỳ ai khi học tiếng Hàn cũng cần phải nắm được kỹ năng này. Với những người theo nghề phiên dịch viên sẽ yêu cầu cao hơn về kỹ năng này. Bởi có khá nhiều ngôn ngữ chuyên ngành mà trong trường học chưa dạy hoặc không gặp bao giờ. Vì thế, bạn phải biết mình sẽ tìm hiểu từ khóa ở đâu để có thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Do nhu cầu phát triển của xã hội, các nhà đầu tư người Hàn hợp tác với doanh nghiệp tại Việt Nam ngày càng nhiều. Và vì ngành du lịch của nước ta đang phát triển rất mạnh. Vì thế các ngành nghề liên quan đến tiếng Hàn được rất nhiều bạn trẻ yêu thích và quan tâm.
Dưới đây là 4 trường đại học được đánh giá top đầu về chất lượng đào tạo và cơ sở vật chất về lĩnh vực tiếng Hàn bao gồm:
Trường Đại học Ngoại Ngữ Hà Nội
Trường Đại học Hà Nội
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn - Đại học Quốc gia Hà Nội
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội
Khá nhiều người thường nhầm lẫn biên dịch với phiên dịch viên tiếng Hàn. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến lựa chọn nghề nghiệp của bạn. Dưới đây là bảng phân tích chi tiết về 2 lĩnh vực này cho bạn tham khảo như sau:
Phiên dịch | Biên dịch | |
Thời gian | Yêu cầu thời gian thực, cần trình bày luôn | Không nhất thiết là thời gian thực, có thể tìm hiểu văn hóa và lựa chọn ngôn từ sau đó dịch. |
Hình thức trình bày | Phiên dịch song song hoặc nối tiếp | Sử dụng ngôn ngữ viết |
Độ chính xác | Cao | Tuyệt đối |
Độ khó | Khó hơn | Dễ hơn |
Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu như hiện nay, ngày càng có nhiều nhà đầu tư người Hàn chọn Việt Nam làm nơi phát triển. Một vài ví dụ tiêu biểu phải kể đến tập đoàn Samsung, LG, các chuỗi khách sạn, xuất nhập khẩu, tài chính ngân hàng,...
Triển vọng của nghề phiên dịch viên tiếng Hàn và nhu cầu tuyển dụng nguồn nhân lực của ngành này ngày càng tăng cao, đặc biệt trong lĩnh vực phiên dịch tiếng Hàn, cụ thể:
Bất kỳ ai cũng có thể dễ dàng nhận thấy cơ hội phát triển ngành nghề này rất cao. Tuy nhiên không mấy người gắn bó được với công việc này lâu dài. Một số thách thức mà phiên dịch viên tiếng Hàn cần trải qua như:
Chịu được áp lực lớn: Bản chất của công việc này chính là tốc độ nhanh, truyền tải chính xác. Vì vậy, chắc chắn áp lực của công việc này rất lớn. Chỉ cần bạn dịch sai một chỗ cũng có thể khiến công ty mất quan hệ làm ăn tốt hoặc gây bất đồng giữa hai bên làm ăn.
Cạnh tranh cao: Với những ngành nghề trả lương cao chắc chắn sẽ thu hút được nhiều người quan tâm và ứng tuyển. Vì thế bạn phải luôn nỗ lực, trau dồi bản thân, đúc kết kinh nghiệm, nâng cao trình độ của mình để không bị thụt lùi trong nghề này.
Có vốn từ vựng phong phú: Bạn cần phải trang bị cho mình vốn từ phong phú để có thể xử lý bất kỳ tình huống phức tạp nào. Đừng khiến mình rơi vào trạng thái bế tắc chỉ vì không biết nên sử dụng từ thế nào để truyền tải được hết ý của người nói.
>>>Xem thêm: Phiên Dịch Viên Học Khối Nào? Bí Quyết Để Trở Thành Phiên Dịch Viên Xuất Sắc
Để bắt đầu làm việc trong nghề phiên dịch viên tiếng Hàn, bạn cần chuẩn bị cho mình các kỹ năng về giao tiếp, quản lý thời gian, hiểu biết văn hóa Việt - Hàn. Ngoài ra, việc nắm chắc khái niệm về biên dịch và phiên dịch (thông dịch) cũng là yếu tố quan trọng giúp bạn đưa ra những lựa chọn chính xác nhất. Đồng thời, bạn cũng cần lưu ý tìm hiểu các bài viết liên quan đến phiên dịch viên để không bỡ ngỡ khi mới vào nghề.
Công thức tính thuế thu nhập cá nhân theo quy định mới nhất
Việc làm bảo mẫu trường tiểu học TPHCM: Cơ hội và thách thức
Bộ luật thuế thu nhập cá nhân mới nhất và những điều cần biết
Tổng hợp việc làm Tân An Long An và cách xin việc nhanh nhất
Kinh nghiệm xin việc làm chỉ cần CMND, không yêu cầu bằng cấp
Người phụ thuộc là gì? Các quy định về người phụ thuộc
Giấy khai sinh là gì? Thông tin cần nhớ về loại giấy tờ quan trọng này
Việc làm Cà Mau hấp dẫn với nhiều cơ hội ngành thủy sản và du lịch
Kinh nghiệm tìm việc làm ca tối từ 18h đến 22h không lừa đảo
Tsundere là gì? Giải đáp tất tần tật về Tsundere mới nhất
Mẫu CV hot theo ngành nghề