Bạn là ?
Lẩu mắm là một món lẩu nổi tiếng với hương vị mùi mắm cá sặc thơm nồng đặc trưng vốn có của nơi cuối trời đất phương Nam. Đây là một món ăn nổi tiếng ở các tỉnh miền Tây nhưng lẩu mắm ở Cà Mau mang lại một hương vị rất riêng mà chỉ có vùng đất U Minh Hạ mới có. Lẩu mắm U Minh không chỉ là thương hiệu của ẩm thực Cà Mau mà còn được Viện Kỷ lục Việt Nam liệt kê vào "Top 100 món đặc sản Việt Nam".
Nguyên liệu để chế biến ra món lẩu mắm cũng đa dạng bao gồm các nguyên liệu như thịt, cá, cua, mực. Đặc biệt, nguyên liệu chính để tạo nên "tuyệt phẩm" này chính là mắm cá sặc bướm. Để giảm thiểu mùi nồng cho mắm thì người ta thường sẽ cho thêm nước lẩu lá sả đã được băm nhuyễn và gốc sả đập dập vào.
Ngoài ra, để tăng thêm sự thơm ngon cho nồi lẩu mắm đặc trưng thì các loại rau ăn kèm cũng đa dạng và dễ tìm. Vậy có những loại rau ăn lẩu mắm nào bà con miền Tây thường sử dụng để nồi lẩu mắm thơm ngon, chuẩn vị nhất.
Để tạo nên linh hồn cho nồi lẩu mắm, người ta thường sử dụng các loại rau hoang dã của vùng rừng U Minh trù phú. Cùng khám phá "hệ sinh thái rau đồng U Minh" qua các loại rau ăn lẩu mắm dưới đây:
Đây là loại rau khá là phổ biến của vùng rừng núi U Minh và chứa nhiều hàm lượng chất dinh dưỡng. Rau bông súng có đặc tính chống co thắt và an thần, hỗ trợ tim và đường hô hấp, tăng cường năng lượng. Ngoài ra, thứ rau đồng này còn có tác dụng hạ sốt, ngừa bệnh, cầm máu rất hiệu quả nên được nhiều người ưa chuộng.
Loại rau này cũng được các bà nội trợ ưa thích bởi thân cây hoa súng rất giòn và dễ gãy khi gọt vỏ. Do đó, quá trình sơ chế chỉ cần bằng cách bẻ khúc hoặc sử dụng dao tước mỏng. Loại rau này được sử dụng phổ biến trong bữa ăn của người miền Nam.
Rau bông súng thường được dùng làm rau trong các món như canh chua, rau chấm mắm kho và cũng thường được dùng trong các món nước mắm hầm. Đây cũng là một loại rau ăn lẩu mắm mang lại một vị thanh ngọt, giòn giòn dai dai rất cuốn.
Điên điển là một loại cây thuộc họ nhà đậu, có thân gỗ và thường sinh trưởng tốt ở những môi trường sống ở vùng nước ngập. Loại cây này thường xuất hiện nhiều ở những vùng như An Giang, Long An, Cần Thơ, Đồng Tháp,... Bông điên điển có màu vàng đẹp mắt và khi nhúng lẩu mắm sẽ khiến nồi lẩu của bạn dậy vị.
Không những loại rau này được dùng là nguyên liệu để nhúng lẩu mà nó còn đem đến nhiều công dụng khác nhau như trị táo bón, khó ngủ và giảm các cảm giác nóng bức trong cơ thể.
Xem thêm: Lẩu Thái Ăn Rau Gì? Mách Bạn 9 Loại Rau Ăn Cùng Lẩu Thái "Chuẩn Bài"
Bông bí là một loại rau không thể bỏ qua khi lựa chọn rau ăn lẩu mắm. Tưởng chừng như không có tác dụng nhưng bông hoa bí lại là thứ tinh túy nhất của cây bí đỏ và được sử dụng làm vị thuốc rất quý hiếm. Loại hoa này có tác dụng cải thiện chất lượng giấc ngủ, bảo vệ mạch máu, tim mạch, tăng cường sức khỏe,...
Khi sơ chế bông bí, bạn nên loại bỏ phần nhụy bên trong hoa màu vàng bởi phần này thường sẽ rất đắng. Trong khi nhúng lẩu, bạn chỉ nên nhúng bông bí vào nước lẩu sôi rồi vớt ra để giữ được độ ngọt thanh và không bị chín rục. Ngoài để ăn lẩu mắm, những bông bí đực còn được sử dụng để luộc, xào, hấp hoặc nấu canh.
So đũa hay điền thanh hoa lớn là một cây nhỏ thuộc chi Sesbania trong họ Đậu. Loại hoa này thường mọc theo từng chùm, có màu trắng hoặc màu tím. Bông so đũa có vị hơi đắng và có tính mát.
Theo nhiều nghiên cứu cho thấy bông so đũa không chỉ được dùng để chế biến các món ngon mà còn chứa nhiều các dưỡng chất cùng vitamin như nhóm B, C, kali, chất xơ, sắt và nhiều những dưỡng chất khác có tác dụng chống oxy hóa cao.
Khi ăn bông so đũa cùng với lẩu mắm bạn sẽ cảm nhận được vị đắng của loại bông này nhưng hậu vị lại ngọt.
Xem thêm: Món Ngon Cuối Tuần: Nguyên Liệu Nấu Lẩu Bò Thập Cẩm Cùng Cách Chế Biến Đơn Giản
Kèo kèo hay cù nèo là một loại cây hoang dại, dễ trồng và thường xuất hiện ở những địa điểm như ven sông, ao nhỏ, dưới ruộng khắp vùng đồng bằng sông Cửu Long. Nhìn qua thì loại cây này gần giống với lục bình những loài cây này sống bám cố định vào bùn đất.
Thông thường, người ta dùng cả cây và hoa khi chế biến các món ăn nhưng hoa vẫn được xem là phần ngon nhất. Khi thưởng thức hoa kèo kèo cùng với lẩu mắm bạn sẽ cảm nhận được bị ngọt mềm và có mùi rất đặc biệt.
Các loại rau ăn lẩu mắm cùng với những nguyên liệu đặc trưng sẽ khiến cho món lẩu món thơm ngon, dậy vị miền Tây. Bạn có thể thưởng thức cùng với cơm nóng, bún để thưởng thức món ăn "tuyệt phẩm" này.
Những đặc sản Đà Nẵng gây thương nhớ, gói trọn dư vị của dải đất miền Trung
9 tác dụng của đậu đen đối với sức khỏe - Bất ngờ ở điều số 4
Uống nước lá đinh lăng hàng ngày có tốt không? Những người này cấm kỵ sử dụng
Vỏ tôm có canxi không? Sai lầm tai hại hầu như ai cũng từng mắc phải
Ăn trứng nhiều có tốt không? Những tác hại khôn lường nhiều người thường chủ quan
Cách uống hoa đu đủ đực khô tốt nhất cho sức khỏe: Chớ phạm sai lầm này
Bầu 4 tháng ăn đu đủ xanh được không? Lưu ý điều này để thai nhi luôn khỏe mạnh
Nên uống bao nhiêu viên dầu cá mỗi ngày và những lưu ý cần biết
Mách bạn cách nấu lẩu gà thập cẩm ngon nhất, làm đầu bếp tại gia thật dễ
Thiếu máu chóng mặt nên uống thuốc gì và cách phòng ngừa?
Mẫu CV hot theo ngành nghề