Ý nghĩa Tứ Diệu Đế là gì? 4 điều bạn nên làm trong cuộc sống để hạnh phúc hơn

Đóng góp bởi:   Harry Quang
Thứ Năm, 18/01/2024 15:25:00 +07:00
Trong đạo Phật, ý nghĩa Tứ Diệu Đế chính là con đường chân lý, soi sáng cho chúng sinh thấu hiểu được nỗi đau khổ trong đời và thoát khỏi chúng. Con người nên lấy Tứ Diệu Đế làm ngọn đèn để tu tập hướng đến con đường giác ngộ, an vui, tìm thấy bình an trong cuộc sống.

1. Tứ Diệu Đế của Phật giáo tồn tại từ khi nào?

Đạo Phật được hình thành khi Thái tử Tất Đạt Đa đắc đạo ở dưới cội cây Bồ Đề và trở thành một vị Phật Toàn Giác trên cõi trần gian. Tại nơi này, Ngài đã phát hiện ra những chân lý của vũ trụ nhân sinh và của muôn loài hay còn gọi là Tứ Diệu Đế hoặc Tứ Thánh Đế.

Ý nghĩa Tứ Diệu Đế được Đức Phật thuyết giảng lần đầu tiên cho 5 anh em của ông Kiều Trần Như ngay sau khi Ngài thành đạo. Từ đó, xuyên suốt 49 năm hoằng pháp, Đức Phật đã tiến hành thuyết giảng Tứ Diệu Đế với tất cả chúng sinh hữu duyên. Bởi đây chính là con đường thuộc về chân lý, giúp con người thấu hiểu được sự khổ và thoát khổ.

Đức Phật đã tiến hành thuyết giảng Tứ Diệu Đế với chúng sinh
Đức Phật đã tiến hành thuyết giảng Tứ Diệu Đế với chúng sinh​

2. Ý nghĩa Tứ Diệu Đế là gì?

Trong tiếng Phạn Catvāry āryasatyāni, Tứ Diệu Đế là lời dạy đầu tiên của Đức Phật cho những học trò của mình. Đức Phật đã nói về Tứ Diệu Đế do Ngài phát hiện ra trong khi đấu tranh cho sự giác ngộ, đó là những lời dạy rất quan trọng trong Phật giáo.

Ý nghĩa Tứ Diệu Đế được hiểu cụ thể như sau:

  • “Tứ” có nghĩa là bốn.

  • “Diệu” được hiểu là kỳ diệu, mầu nhiệm hay cao quý.

  • “Đế” nghĩa là chân lý hay sự thật.

Tóm lại, ý nghĩa Tứ Diệu Đế là bốn sự thật hay bốn chân lý nhiệm mầu. Những điều này do Đức Phật Thích Ca giác ngộ ra được, chứng nghiệm và tuyên truyền về cuộc sống kiếp nhân sinh của con người.

Trong Tứ Diệu Đế của Phật giáo bao gồm bốn chân lý sau:

  • Khổ đế: Sự thật về nỗi khổ mà chúng sinh phải gánh chịu.

  • Tập đế: Nguyên nhân gây ra sự đau khổ.

  • Diệt đế: Chân lý sẽ diệt khổ đau.

  • Đạo đế: Sự thật phương pháp diệt khổ.

Hiểu được ý nghĩa Tứ Diệu Đế giúp bạn tìm ra sự thật về kiếp sống nhân sinh của con người
Hiểu được ý nghĩa Tứ Diệu Đế giúp bạn tìm ra sự thật về kiếp sống nhân sinh của con người

3. Chân lý đầu tiên: Khổ đế

Đức Phật đã nói, đời là những đau khổ và đó là sự thật. Dẫu chúng ta có được làm vua chúa, làm tướng hay làm quan,… thì cũng đều có những cái khổ riêng. Dưới đây là những nỗi khổ lớn nhất ai cũng gặp phải trong suốt cuộc đời.

3.1. Sinh ra chịu đau khổ

Khi mang thai, tất nhiên mẹ cùng với thai nhi trong bụng đều sẽ phải chịu đau khổ. Thai nhi nằm trong bụng mẹ giống như ở trong ngục tù suốt chín tháng mười ngày tối tăm, nhầy nhụa. Khi mẹ ăn nóng thì con cũng bị nóng theo, mẹ ăn lạnh thì con cũng bị lạnh. Còn bản thân của người mẹ cũng vất vả, nặng nề và mệt nhọc không kém.

Ai cũng đều biết rằng, cửa sinh chính là cửa tử, cho nên rất nhiều người phụ nữ đã không qua khỏi khi vượt cạn. Lúc con chào đời, được tiếp xúc với môi trường bên ngoài khiến nó cảm thấy khác lạ nên cất tiếng khóc vì khổ. Sau khi sinh ra được một thời gian, đứa bé phải làm việc vất vả để có thể nuôi sống thân mình. Vậy nên nhà Phật mới dạy rằng, con người sinh ra đời là khổ.

Em bé vừa mới sinh ra đã phải chịu đau khổ
Em bé vừa mới sinh ra đã phải chịu đau khổ

3.2. Già cũng khổ

Khi sống đến khoảng 50, 60 hoặc 70 tuổi, con người sẽ bắt đầu thấm thía già chịu khổ như thế nào. Lúc này, chúng ta sẽ thường có những biểu hiện như tai điếc, mắt mờ, tay chân run rẩy, gối chùn, lưng còng, lú lẫn, mất trí nhớ,… Bởi vì khi đạt đến độ tuổi này con người đã mất hết giá trị nên về già chắc chắn là khổ.

Xem thêm: Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát Là Ai? Lưu Ý Quan Trọng Khi Thỉnh Và Thờ Tượng Phật Này

3.3. Bệnh cũng khổ

Có bệnh tất nhiên là khổ nên không ai muốn bị bệnh cả. Con người có thể mắc những bệnh do virus gây ra, môi trường ô nhiễm bên ngoài xâm nhập vào hoặc có bệnh do tự bản thân mình hành khổ khiến đau đớn. Chẳng có ai là không trải qua bệnh tật, nếu không bệnh này thì cũng là bệnh kia. Điều đó khiến con người rất đau khổ và rất sợ hãi.

3.4. Chết cũng khổ

Chết là chấm hết cuộc đời. Lúc này, con người sẽ buông bỏ mọi thứ, để lại trên trần gian tất cả, ra đi với hai bàn tay trắng. Việc chết cũng giống như đang giữa đêm có người đuổi bạn ra khỏi nhà nhưng bản thân lại không biết phải đi đâu thì chắc chắn sẽ thấy sợ hãi. Ngược lại, nếu đuổi đi mà bạn biết rõ nơi mình dừng chân thì không còn sợ nữa.

Mặt khác, chết cũng là bỏ lại mọi thứ như công danh, sự nghiệp, địa vị, tài sản, gia đình, thân thể mình. Cho nên, chết chính là một sự khổ lớn trong cuộc đời con người. Tuy nhiên sự thật là ai cũng phải trải qua cái chết.

Chết cũng là sự khổ trong cuộc đời của mỗi người
Chết cũng là sự khổ trong cuộc đời của mỗi người

3.5. Cầu mong không được toại nguyện cũng khổ

Con người mong đợi cả trăm nghìn điều, đi đền, đến chùa khấn vái nhưng cũng không được toại nguyện. Bởi không được như ý cho nên chúng ta khổ. Những mong muốn ở đời như công danh, sự nghiệp, tiền tài, tình duyên, con cái,… nếu không được toại nguyện cũng đều khiến con người khổ đau.

3.6. Biệt ly cũng khổ

Trong gia đình có bố mẹ ly hôn, bạn bè hay người yêu đi xa chúng ta cũng đều khổ cả. Bản thân bạn luôn muốn họ ở bên cạnh mình mãi nhưng sự đời thường không được như thế. Nó luôn trái ý mình nên khiến chúng ta đau khổ, dằn vặt.

3.7. Ghét nhau cũng khổ

Ghét nhau tạo nên đau khổ đó cũng là một trong những khổ đế theo ý nghĩa tứ diệu đế. Có một sự thật luôn hiện diện trong cuộc sống thường ngày, hẳn mỗi chúng ta đều cảm nhận được đó là dù ghét nhau nhưng lại phải ở cạnh nhau. Nhiều lúc không biết nhân duyên ông trời sắp đặt ra sao khiến cho những người “bằng mặt không bằng lòng” thường rất hay tỏ vẻ thân thiết. Đó chính là cái khổ mà chúng ta phải gánh chịu.

Ganh ghét, thù hận nhau cũng là nỗi khổ
Ganh ghét, thù hận nhau cũng là nỗi khổ

4. Chân lý thứ hai: Tập đế

“Tập” có nghĩa là những nguyên nhân được tích tụ, huân tập lâu ngày mà hình thành. Còn “đế” mang nghĩa ám chỉ sự thật. Chung quy lại, tập đế trong ý nghĩa Tứ Diệu Đế chính là sự thật về các nguyên nhân dẫn đến sự đau khổ của con người trên đời.

Vô minh và ái dục là nguyên nhân dẫn đến đau khổ. Ái dục tức là tham đắm, bám víu vào rồi thì ngũ dục lục trần. Vô minh là chấp thủ về cái tôi, bảo thủ, luôn cho rằng mình đúng. Chính ái dục và vô minh sinh ra quả khổ cho chúng sinh ở trong đời này.

5. Chân lý thứ ba: Diệt đế

Chân lý thứ ba được Phật giáo nói tới đó chính là diệt dế. Chữ “diệt” tức là là chết, diệt hết, không còn bất cứ thứ gì. Hiểu đơn giản, sự thật sẽ diệt hết mọi đau khổ trong cuộc đời này.

Diệt đế hay còn có tên gọi Niết Bàn, một nơi vắng bóng của tất cả mọi khổ đau. Mọi phiền não được diệt hết sạch sẽ, ở đó không còn một nỗi buồn nào cả.

6. Chân lý thứ tư: Đạo đế là gì?

Chân lý thứ tư chỉ con đường đi đến Niết Bàn để chúng sinh trong thiên hạ có thể tìm tới chỗ diệt hết khổ đau, mọi nỗi lo trong cuộc sống. Đạo đế trong ý nghĩa Tứ Diệu Đế chính là con đường để chúng sinh thực hành 8 chính đạo sau:

  • Chính chi kiến: Nghĩa là hiểu biết chân chính, nhận thức mọi chuyện một cách đúng đắn nhất.

  • Chính tư duy: Suy nghĩ đúng đắn dựa trên cơ sở vững chắc của chính kiến và phải đưa ra những tư duy đúng đắn nhất.

  • Chính ngữ: Được hiểu là những lời nói chân chính, không thốt lên những lời ác độc hay làm tổn hại đến người khác.

  • Chính nghiệp: Tức là tạo nghiệp chân chính. Chúng sinh có ba nghiệp ở nơi thân tâm này gồm thân nghiệp, khẩu nghiệp và ý nghiệp.

  • Chính mạng: Mỗi người nên nuôi mạng sống của mình một cách chân chính mà không phải bằng những nghề nghiệp tà đạo.

  • Chính tinh tấn: Chúng ta luôn có những nỗ lực, chăm chỉ một cách đúng đắn.

  • Chính niệm: Hãy suy nghĩ, ghi nhớ và làm những điều đúng đắn nhất.

  • Chính định: Nên tập trung tinh thần để có những ý thức tốt lành.

Đạo đế giúp con người thoát khỏi ưu tư, lo lắng trong cuộc sống
Đạo đế giúp con người thoát khỏi ưu tư, lo lắng trong cuộc sống

7. Bí quyết đơn giản để cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc hơn

Cuộc sống mỗi ngày không tránh khỏi va chạm cũng như có không ít hiểu lầm. Như Đức Phật đã dạy trong ý nghĩa Tứ Diệu Đế, nếu cứ để những chuyện buồn trong lòng thì bản thân ta phải sống trong đau khổ và thù hận. Chính vì vậy, bạn nên buông bỏ phiền não để giải tỏa mọi ưu tư và có cuộc sống vui vẻ hơn bằng những bí quyết sau.

7.1. Luôn có suy nghĩ tích cực

Lo lắng quá nhiều là kẻ thù lớn nhất phá hủy sự tự tin của chính bản thân chúng ta. Thay vì cả ngày sợ người mình yêu phụ bạc, bạn bè xa lánh hay lo sợ vì không làm hài lòng cấp trên,… thì bạn nên tự suy nghĩ tích cực hơn. Chúng ta có thể đặt ra giả thuyết rằng, những người xung quanh đều rất quý trọng và tin tưởng vào mình.

Chỉ cần loại bỏ những suy nghĩ không tích cực, giác ngộ thêm về ý nghĩa Tứ Diệu Đế bạn sẽ sớm lấy lại được sự tự tin. Điều này giúp cho cuộc sống của chúng ta trở nên vui vẻ, thoải mái hơn rất nhiều.

7.2. Học cách tha thứ để chữa lành nỗi đau

Nếu cứ để những chuyện không vui trong lòng thì bản thân chúng ta sẽ phải sống trong đau khổ, thù hận. Điều đó làm ảnh hưởng đến sức khỏe và gây hậu quả xấu cho tâm lý của bạn, nó biến bạn trở thành con người cô độc, lãnh cảm không ai muốn ở gần một ai. Vì thế, đừng dại dột lấy lỗi lầm của người khác ra để tự làm khổ bản thân mình.

Bạn nên tha thứ cho người khác để sự tổn thương và thù hận rời xa mình. Có như vậy cuộc sống của chúng ta mới bớt áp lực và trở nên nhẹ nhàng hơn nhiều. Hiểu được ý nghĩa Tứ Diệu Đế và áp dụng vào trong cuộc sống sẽ giúp con người thư thái, sống thoải mái hơn.

Tha thứ là cách chữa lành vết thương tâm hồn nhanh nhất, sống an nhiên, thanh thản
Tha thứ là cách chữa lành vết thương tâm hồn nhanh nhất, sống an nhiên, thanh thản

7.3. Mạnh dạn vứt bỏ nỗi sợ của bản thân

Con người thường rất sợ hãi khi phải đối mặt với những khó khăn thử thách trong cuộc sống. Nếu tránh né, điều đó chỉ làm bạn thêm yếu đuối và bất lực. Cách tốt nhất để thoát khỏi nỗi sợ hãi chính là dũng cảm đối diện với nó. Chỉ khi vượt qua, bạn mới có thể đạt được những điều mình mong muốn và khiến bản thân vui vẻ hơn.

7.4. Ngừng than vãn

Thường xuyên than vãn chỉ khiến nỗi phiền muộn của chúng ta nhiều thêm. Thay vào đó, bạn nên nghĩ cách thoát ra, đồng thời thay đổi quan niệm và suy nghĩ sai lầm của bản thân. Điều này sẽ giúp bạn hiểu ra ý nghĩa hạnh phúc không chỉ nằm ở cái mà mình có được, quan trọng là sự nỗ lực hết sức. Chỉ có như vậy bạn mới dễ dàng quên đi những chuyện buồn.

Ý nghĩa Tứ Diệu Đế là một chân lý sống đẹp, hướng con người đến nơi không khổ đau, điều mà ai cũng mong muốn đạt được. Để có sự tu tập cho bản thân, bạn cần có kế hoạch cụ thể, đừng vội vàng trong bất cứ tình huống nào. Hãy thật cân nhắc hậu quả của mỗi việc mình đã đang và sẽ làm, vì mọi thứ đều có thể ảnh hưởng tới chính quãng đời còn lại của bạn.

Xem thêm: Màu Nhiệm Ngày Vía Phật Dược Sư - Trì Tụng Tiêu Tai Diên Thọ, Tránh Bệnh Tật Khổ Đau

Bài viết liên quan
Sinh ngày 29/8 cung gì? 29/8 là cung Sư Tử hay cung Xử Nữ?

Sinh ngày 29/8 cung gì? 29/8 là cung Sư Tử hay cung Xử Nữ?

Sinh ngày 29/8 cung gì? Sinh ngày 29/8 thuộc cung Xử Nữ. Đây là những người sống rất thực tế, cẩn trọng, có khả năng phân tích tốt và luôn giữ lời hứa. Tuy nhiên, mặt hạn chế trong tính cách của Xử Nữ chính là dễ lo lắng và hơi khó tính. Ngoài ra Xử Nữ khi thường không chung thuỷ.
Xem thêm »
Nằm mơ thấy con nít: Đứa trẻ dự dự báo tương lai cho gia chủ

Nằm mơ thấy con nít: Đứa trẻ dự dự báo tương lai cho gia chủ

Nằm mơ thấy con nít là hiện tượng rất thường xuyên xảy ra với nhiều người. Mỗi một giấc mơ đều sẽ mang đến những ý nghĩa và thông điệp riêng cần được giải mã kỹ lưỡng. Cùng các chuyên gia của job3s.vn luận giải chi tiết thông điệp đó là gì, lành hay dữ.
Xem thêm »
Sinh ngày 3/10 cung gì? 3/10 là cung Thiên Bình hay Bọ Cạp

Sinh ngày 3/10 cung gì? 3/10 là cung Thiên Bình hay Bọ Cạp

Sinh ngày 3/10 cung gì? Thiên Bình là người chính trực, ngay thẳng. Nhờ sở hữu khả năng quan sát, đánh giá và phân tích tốt nên họ thường đứng ra đấu tranh để bảo vệ lẽ phải. Trong tình yêu, Thiên Bình đôi lúc yếu đuối và và tính cách thay đổi thất thường khiến họ khó tìm được bạn đời lý tưởng cho mình.
Xem thêm »
Sinh ngày 3/5 cung gì? 3/5 là cung Kim Ngưu hay cung Song Tử?

Sinh ngày 3/5 cung gì? 3/5 là cung Kim Ngưu hay cung Song Tử?

Sinh ngày 3/5 cung gì? Người sinh ngày 3/5 cung Kim Ngưu nổi tiếng hòa đồng, giàu tình cảm, đam mê nghệ thuật và cực kỳ kiên trì trong công việc. Tuy nhiên, họ có đôi phần cố chấp khiến người khác không hài lòng. Cùng giải mã những ẩn số về cung hoàng đạo sinh ngày 3/5 ngay sau đây.
Xem thêm »
Tuổi Giáp Thân sinh năm 2004 mệnh gì, cung gì, tuổi con gì?

Tuổi Giáp Thân sinh năm 2004 mệnh gì, cung gì, tuổi con gì?

Sinh năm 2004 mệnh gì? Người sinh năm 2004 thuộc mệnh Thủy - Tuyền Trung Thủy, tức dòng nước mát lành chảy róc rách, tuổi Giáp Thân, cầm tinh con Khỉ. Nam, nữ sinh năm 2004 có tính cách hiền hòa, khá chăm chỉ và thông minh. Tuy vậy, cuộc sống của họ cũng gặp nhiều khó khăn và sóng gió.
Xem thêm »
Nốt ruồi ở lông mày trái nữ: Tướng mạo vượng phu, công danh đỗ đạt chớ dại mà tẩy

Nốt ruồi ở lông mày trái nữ: Tướng mạo vượng phu, công danh đỗ đạt chớ dại mà tẩy

Nốt ruồi ở lông mày trái nữ mang ý nghĩa gì khiến nhiều người cả nam cả nữ đều muốn có? Dù cuộc sống có trăm ngàn khó khăn, bạn cũng chớ dại tẩy bỏ nốt ruồi ở vị trí này dễ khiến tai ương liên tục kéo đến, bệnh tật lúc nào không hay.
Xem thêm »
Tỉa chân nhang ngày nào đẹp năm nay để mang lại nhiều tài lộc?

Tỉa chân nhang ngày nào đẹp năm nay để mang lại nhiều tài lộc?

Tỉa chân nhang ngày nào đẹp năm 2024? Tỉa chân nhang là nghi thức mang đậm dấu ấn tâm linh của người Việt, thể hiện lòng thành kính đối với tổ tiên và cầu mong những điều tốt đẹp cho năm mới. Việc lựa chọn ngày đẹp để tỉa chân nhang càng được chú trọng, bởi theo quan niệm phong thủy, đây là thời điểm mang năng lượng tích cực, giúp gia chủ thu hút tài lộc, may mắn. Vậy tỉa chân nhang ngày nào đẹp năm 2024 để mang lại nhiều tài lộc? Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc đó.
Xem thêm »
Giải mã ý nghĩa nốt ruồi ở cuống tai: Biểu hiện của may mắn và phúc thọ

Giải mã ý nghĩa nốt ruồi ở cuống tai: Biểu hiện của may mắn và phúc thọ

Theo phong thủy nốt ruồi ở cuống tai mang đến nhiều ý nghĩa về tài lộc và may mắn. Nhưng cũng có quan điểm cho rằng vị trí nốt ruồi này sẽ ảnh hưởng đến thẩm mỹ và mang đến điều không tốt. Vậy, ý nghĩa nốt ruồi vị trí cuống tai là gì, có nên tẩy không? Tất cả sẽ được giải mã chi tiết trong bài viết dưới đây.
Xem thêm »
Giải mã ý nghĩa nốt ruồi trong lỗ tai - May mắn hay xui rủi?

Giải mã ý nghĩa nốt ruồi trong lỗ tai - May mắn hay xui rủi?

Nốt ruồi trong lỗ tai là tốt hay xấu? Mỗi nốt ruồi đều mang 1 ý nghĩa riêng biệt trong tướng số, có nốt ruồi báo may mắn nhưng có nốt ruồi mang điềm báo xui xẻo. Nốt ruồi trong lỗ tai là tốt hay xấu, phản ánh thế nào về tính cách, sự nghiệp, cuộc sống của chúng ta? Cùng job3s tìm hiểu ý nghĩa về nốt ruồi ở vị trí trong lỗ tai qua bài viết sau.
Xem thêm »
10+ vị trí nốt ruồi trên mặt đàn ông tuyệt đối không nên xóa kẻo ảnh hưởng tài lộc

10+ vị trí nốt ruồi trên mặt đàn ông tuyệt đối không nên xóa kẻo ảnh hưởng tài lộc

Theo nhân tướng học, vị trí nốt ruồi trên mặt đàn ông có thể tiết lộ nhiều điều về tính cách, vận mệnh của họ. Khám phá bí ẩn 10 vị trí nốt ruồi tượng trưng cho sự giàu sang, phú quý và thịnh vượng, mang đến cho chủ sở hữu nhiều cơ hội tốt đẹp trong công việc và cuộc sống, tuyệt đối không nên xóa.
Xem thêm »

Mẫu CV hot theo ngành nghề

Back to top

Job3s có thể giúp gì cho bạn?
chat