Đóng góp bởi: Jay Trịnh
Ngày xuất bản: Thứ Hai, 06/05/2024 00:00:00 +07:00 Theo dõi Job3s trên Job3s Google News
1 lượt xem
7 phút đọc

Ăn trứng nhiều có tốt không? Những tác hại khôn lường nhiều người thường chủ quan

Giải đáp thắc mắc ăn trứng nhiều có tốt không là điều cần thiết để xây dựng cho bạn một thói quen ăn uống lành mạnh, đầy đủ dưỡng chất. Việc nắm rõ được thông tin này cũng giúp bạn cân bằng dinh dưỡng cho cơ thể và tránh được các tác hại không tốt cho sức khỏe khi sử dụng quá nhiều thực phẩm này.

1. Giá trị dinh dưỡng và công dụng của trứng

Trứng là một loại thực phẩm cần thiết giúp cung cấp nhiều dưỡng chất cho cơ thể. Tuy nhiên việc ăn trứng nhiều có tốt không lại cần được giải đáp cụ thể qua giá trị dinh dưỡng và công dụng của thực phẩm này.

1.1. Giá trị dinh dưỡng

Muốn biết được ăn trứng nhiều có tốt không, trước tiên bạn cần tham khảo giá trị dinh dưỡng cũng như công dụng của loại thực phẩm này.

Trứng được biết đến là nguyên liệu nấu ăn có giá trị dinh dưỡng cao khi cung cấp đủ protein, lipid, glucid, vitamin và khoáng chất, các loại hormon, các loại men. Thành phần dinh dưỡng có trong trứng khá cân đối. Protein có trong lòng đỏ là photpho protein và có thành phần acid amin tốt nhất. Loại protein này tương đối đơn giản và tồn tại dưới dạng hòa tan. Ngoài ra, protein trong trứng còn cung cấp các acid amin còn thiếu trong các thực phẩm khác như methionin, cystein, arginin,..

1.2. Công dụng

Trứng là nguồn cung cấp dưỡng chất tốt cho sức khỏe với các công dụng cụ thể như sau:

  • Cung cấp protein: Là nguồn protein quý giá cho cơ thể khi chứa đầy đủ các acid amin cần thiết cho sự phát triển của con người. Đồng thời, trứng còn giúp trẻ em cao lớn, khỏe mạnh và nâng cao thể chất. Đối với người lớn, trứng hỗ trợ xây dựng cơ bắp và bổ sung năng lượng.

  • Tăng cường hệ miễn dịch: Trứng cung cấp calo, năng lượng cho cơ thể. Do đó, ăn trứng vào buổi sáng giúp bạn duy trì được sự tập trung và năng động trong một ngày dài. Ngoài ra, thực phẩm này còn bổ sung nhiều dưỡng chất cho cơ thể giúp tăng hệ miễn dịch để chống lại bệnh tật.

  • Cung cấp choline: Trứng là nguồn choline tuyệt vời cho cơ thể, chúng cần thiết cho hoạt động tế bào, não và hệ thần kinh. Choline giúp vận chuyển dưỡng chất đi khắp cơ thể, bảo vệ não bộ của thai nhi khỏi các dị tật. Đồng thời có lợi cho cả trí nhớ, làn da và hệ tiêu hóa.

Trứng có công dụng tăng cường hệ miễn dịch và cung cấp protein cho cơ thể
Trứng có công dụng tăng cường hệ miễn dịch và cung cấp protein cho cơ thể

2. Ăn trứng nhiều có tốt không?

Với thành phần dinh dưỡng đầy đủ và tuyệt vời như vậy thì ăn trứng nhiều có tốt không? Đây là thắc mắc được nhiều người quan tâm nhưng không phải ai cũng trả lời được. Câu trả lời cho câu hỏi trên là Không. Khi ăn nhiều trứng sẽ gây tăng cholesterol trong máu gây ảnh hưởng đến hệ tim mạch.

Theo các chuyên gia, người trưởng thành không nên ăn quá 2 lòng đỏ trứng mỗi ngày và quá 3 lòng đỏ trứng trong 1 tuần. Đặc biệt, bạn nên chọn trứng gà thay vì trứng vịt bởi lượng cholesterol trong trứng gà là 470mg và trứng vịt là 844 mg có sự chênh lệch khá lớn.

Ngoài ra khi sử dụng trứng gia cầm trong chế biến, bạn nên ssử dụng hạn chế lòng đỏ nhưng lại có thể sử dụng thoải mái lòng trắng trứng vì nó không chứa cholesterol và cần thiết cho sự phát triển của cơ bắp.

Đáp án cho thắc mắc ăn trứng nhiều có tốt không là không
Đáp án cho thắc mắc ăn trứng nhiều có tốt không là không

3. Những tác hại của việc ăn nhiều trứng

Sau khi biết được thông tin ăn trứng nhiều có tốt không, bạn cũng cần nắm được những tác hại của việc ăn quá nhiều thực phẩm này để điều chỉnh thực đơn cho hợp lý.

  • Tăng nguy cơ đột quỵ, suy tim: Trứng chứa nhiều chất béo là Lecithin có khả năng giảm cholesterol. Tuy nhiên, một quả trứng lại chứa đến 200mg cholesterol nên ăn quá nhiều có thể dẫn đến tình trạng cholesterol trong máu tăng cao và gây xơ vữa động mạch.

  • Tăng nguy cơ mắc xơ gan: Các chất như protein, lipid, carbohydrate, vitamin tổng hợp và khoáng chất có trong trứng giúp kích thích khả năng sản xuất men gan, hormon và tích tục chúng gây ra tình trạng xơ gan.

  • Mức cholesterol tăng vọt: Một quả trứng chứa khoảng 186mg cholesterol đã vượt quá một nửa khuyến nghị. Do đó, việc ăn nhiều trứng có thể dẫn đến tình trạng cholesterol trong cơ thể tăng gây ra các bệnh có liên quan như tim mạch, gout, mỡ nhiễm máu,...

  • Ảnh hướng đến lượng đường trong máu: Chất béo có trong trứng gây ảnh hưởng đáng kể đến lượng đường trong máu. Bởi khi ăn trứng quá nhiều, chất béo này có thể sẽ kháng insulin làm lượng đường trong máu không được sử dụng để cung cấp năng lượng như trạng thái bình thường. Điều này dẫn đến tuyến tụy phải sản xuất nhiều insulin hơn để điều chỉnh và lượng đường trong máu tăng cao.

Một số chất có trong trứng làm tăng khả năng sản xuất men gan
Một số chất có trong trứng làm tăng khả năng sản xuất men gan

4. Một tuần nên ăn mấy quả trứng?

Qua thông tin ăn trứng nhiều có tốt không thì bạn cũng nên tham khảo thêm về chế độ một tuần nên ăn trứng với số lượng bao nhiêu cho phù hợp để có thực đơn ăn uống khoa học.

Trung bình mỗi tuần, một người trưởng thành có thể ăn khoảng 3 - 4 quả trứng nhưng trẻ em đang ở tuổi ăn dặm (6 - 7 tháng) thì không nên ăn quá ½ quả trong một bữa và 2 - 3 quả/1 tuần. Cụ thể là tùy độ tuổi khác nhau mà lượng trứng đưa vào cơ thể cũng có sự thay đổi như sau:

  • Người trưởng thành nên ăn 3 - 4 quả/1 tuần để tránh cholesterol tăng cao.

  • Trẻ em từ 6 - 7 tháng tuổi chỉ nên ăn 1/2 quả/1 bữa, 2 - 3 quả/ 1 tuần.

  • Trẻ từ từ 8 - 12 tháng tuổi nên ăn 1 quả/1 bữa, 1 tuần tối đa 3 quả là hợp lý.

  • Trẻ từ 1 - 2 tuổi nên ăn cả lòng đỏ và lòng trắng tối đa 4 quả/1 tuần.

  • Trẻ trên 2 tuổi có thể ăn tối đa 6 trứng/1 tuần, tuy nhiên chỉ nên cho bé ăn dưới 5 quả/1 tuần sẽ tốt hơn.

  • Đặc biệt, với những người có nồng độ cholesterol trong máu cao hoặc mắc các bệnh về cao huyết áp thì vẫn có thể ăn trứng với số lượng vừa phải, khoảng 1 - 2 lần/tuần.

Trẻ em trên 2 tuổi chỉ nên ăn không quá 6 quả trứng/tuần
Trẻ em trên 2 tuổi chỉ nên ăn không quá 6 quả trứng/tuần

Xem thêm: Cẩm Nang Khỏe Đẹp: Mỗi Ngày Uống 1 Trái Dừa Có Tốt Không?

5. Những lưu ý khi ăn trứng

Khi bạn đã có lo lắng về việc ăn trứng nhiều có tốt không cho thấy được sự quan tâm của bạn đến vấn đề dinh dưỡng cho cơ thể. Do đó, hãy chú ý một số điều sau khi ăn trứng:

  • Trứng sống hoặc lòng đào có thể mang mầm bệnh Salmonella, gây ngộ độc thực phẩm với các triệu chứng khá nghiêm trọng. Vậy nên để an toàn hơn bạn nên luộc hoặc chiên trứng chín kỹ, không để trứng sống hoặc lòng đào.

  • Không uống trà hoặc dùng thuốc kháng viêm sau khi ăn trứng có thể gây ra tình trạng khó tiêu hoặc tổn thương dạ dày.

  • Trứng cũng có thể gây dị ứng ở một số người, nhất là trẻ em. Nếu có dấu hiệu dị ứng như ngứa, phát ban, khó thở hay buồn nôn khi ăn trứng, nên ngừng ngay và đi khám bác sĩ.

  • Không ăn trứng với đậu nành vì sự kết hợp này làm cản trở quá trình hấp thu chất dinh dưỡng ở cả 2 loại thực phẩm.

  • Không luộc trứng gà quá chín dễ làm mất dưỡng chất của trứng.

  • Không ăn trứng gà luộc để qua đêm vì có thể sinh ra các loại vi khuẩn nguy hiểm gây hại cho đường tiêu hóa.

  • Không ăn trứng với óc lợn, thịt thỏ, quả hồng, đây là những thực phẩm khắc tinh của nhau gây ra tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa.

  • Không chiên trứng gà với tỏi sẽ gây ra tình trạng khó tiêu.

Ăn trứng với đậu nành gây cản trở khả năng hấp thu dưỡng chất
Ăn trứng với đậu nành gây cản trở khả năng hấp thu dưỡng chất

6. Những ai không nên ăn trứng?

Nếu đã biết ăn trứng nhiều có tốt không thì bạn cũng cần hiểu rõ việc không phải ai cũng nên bổ sung loại thực phẩm này vào thực đơn ăn uống hàng ngày. Một số đối tượng dưới đây được khuyến cáo không nên ăn trứng:

6.1. Người bị sốt, đặc biệt là trẻ em

Khi ăn trứng gà sẽ làm cho nhiệt lượng cơ thể tăng cao, không phát tán được ra ngoài khiến bệnh sốt càng trở nên trầm trọng.

6.2. Người mắc bệnh tim mạch

Việc ăn 3 quả trứng một tuần có thể khiến các mảng bám ở thành động mạch dày lên. Các mảng bám này làm thu hẹp không gian trong động mạch gây cản trở cho lượng máu chảy qua, buộc tim phải bơm máu mạnh hơn, làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ. Hơn nữa, các mảng bám có thể bị vỡ ra và hình thành các cục máu đông chặn dòng chảy của máu gây ra cơn đau tim. Hàm lượng cholesterol trong trứng cũng không tốt cho cả người mắc xơ vữa động mạch và bệnh tim mạch vì làm hẹp, tắc nghẽn động mạch vành.

6.3. Người bị dị ứng

Protein trong trứng là chất gây dị ứng khá phổ biến. Đây là thực phẩm gây ra triệu chứng dị ứng nhiều nhất ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Các dấu hiệu có thể thấy đó là phát ban trên da, khó tiêu, nôn mửa hoặc tiêu chảy.

Ở những trường hợp nghiêm trọng dị ứng còn gây sốc phản vệ, ảnh hưởng đến hô hấp và ảnh hưởng đến tính mạng.

Đồng thời, các protein có trong trứng vịt và trứng gà có sự tương đồng nhưng không hoàn toàn giống nhau. Có nhiều trường hợp đã xảy ra phản ứng với một trong hai loại thực phẩm này. Do đó, bạn cần tìm hiểu xem bản thân bị dị ứng với trứng gà hay trứng vịt.

Dị ứng trứng có thể gây ra triệu chứng phát ban, mẩn đỏ ở người
Dị ứng trứng có thể gây ra triệu chứng phát ban, mẩn đỏ ở người

6.4. Người bị sỏi mật

Trứng là thực phẩm có hàm lượng đạm cao do đó sự kích thích của viên sỏi lâu ngày có trong túi mật khiến chức năng co bóp của túi mật của người bệnh trở nên yếu hơn. Vậy người mắc sỏi mật ăn trứng nhiều có tốt không, câu trả lời là không vì nạp thức ăn có hàm lượng đạm cao như trứng sẽ khiến đường ruột tiết nhiều chất làm co bóp túi mật. Điều này khiến chúng phải làm việc quá tải từ đó dẫn đến các triệu chứng lâm sàng như gây đau, nôn mửa,...

Đôi khi viên sỏi sẽ theo sự co bóp của túi mật để di chuyển đến cuống mật làm tắc lối thông của dịch mật, gây ứ đọng dịch mật, áp suất bên trong mật tăng cao dẫn đến viêm mật.

Xem thêm: Trẻ Mấy Tháng Ăn Được Sữa Chua? Ăn Đúng Cách Con Khỏe Mẹ Nhàn

Việc lý giải thắc mắc ăn trứng nhiều có tốt không cung cấp cho bạn một chế độ ăn hợp lý với nguyên liệu là trứng. Bên cạnh đó bạn cũng thấy được các tác hại của việc lạm dụng quá nhiều loại thực phẩm này vào cơ thể để có được chế độ ăn lành mạnh hơn.

Mẫu CV hot theo ngành nghề