Đóng góp bởi: Harry Quang
Ngày xuất bản: Thứ Năm, 08/02/2024 16:36:42 +07:00 Theo dõi Job3s trên Job3s Google News
1 lượt xem
4 phút đọc

Lì xì cho trẻ em thế nào thế nào cho phù hợp?

Lì xì cho trẻ em vào mỗi dịp Tết đến xuân về luôn là vấn đề khiến nhiều gia đình băn khoăn. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về ý nghĩa của lì xì ngày Tết với trẻ em và các cách lì xì cho trẻ ngoài phương thức truyền thống.

Những phong bao lì xì đỏ đẹp đẽ, may mắn là điều không thể thiếu vào mỗi dịp Tết là điều không thể thiếu. Nhất là đối với trẻ em, lì xì như kéo gần khoảng cách với con trẻ khi những lời chúc, những phong bao được trao đi. Nhưng lì xì cho trẻ em thế nào cho ý nghĩa và phù hợp không phải là điều dễ dàng.

1. Nguồn gốc của bao lì xì cho trẻ em ngày Tết

Phong tục lì xì ngày Tết bắt đầu xuất hiện từ rất lâu tại Trung Quốc và cũng có rất nhiều dị bản giải thích về sự ra đời của phong tục lì xì đầu năm. Nhưng có lẽ phổ biến nhất đó chính là câu chuyện về những con quỷ hay xoa đầu trẻ.

Tương truyền rằng, thời xa xưa, tại Trung Hoa có một lũ quỷ rất thích quấy phá, xoa đầu trẻ em tên là "Sui". Nó thường xuất hiện vào đêm giao thừa khi mà các vị thần đã về trời, trẻ đã ngủ ngon, lũ quỷ này thường lẩn trốn và xoa đầu trẻ khiến trẻ giật mình, khóc thét đến sốt cao trở nên ốm yếu, ngốc nghếch. Để bảo vệ cho những đứa trẻ, cha mẹ thường thắp sáng đèn và ngồi canh trẻ hết đêm giao thừa.

Nhận thấy lũ quỷ càng ngày càng hoành hành, tám vị thần bèn quyết định ra tay trừng trị lũ quỷ. Họ hóa thành tám đồng tiền và dặn người lớn trong nhà gói 8 đồng tiền bào một bao hoặc tấm vải đỏ rồi đặt bên cạnh lũ quỷ. Khi lũ quỷ đến quấy phá thì 8 đồng tiền bỗng nhiên lóe sáng dọa lũ quỷ bỏ chạy. Từ đó, nhà nhà đều gói những đồng tiền vào phong bao đỏ để cầu an cho con cháu và hình thành phong tục lì xì cho trẻ em vào ngày Tết còn lưu truyền đến bây giờ.

Nguồn gốc của lì xì cho trẻ em
Nguồn gốc lì xì cho trẻ em vào dịp Tết xuất phát từ xa xưa.

2. Ý nghĩa của phong bao lì xì cho trẻ em

Từ “lì xì” theo phiên âm tiếng Trung là “lợi thị” có ý nghĩa nhận được những điều có lợi, được tiền tài, nhận được may mắn, sức khỏe, bình an. Vì vậy đối với trẻ em, bao lì xì như một lời chúc năm mới mạnh khỏe, học hành tấn tới, may mắn, bình an.

Ý nghĩa của bao lì xì không nằm ở số tiền trong bao mà nằm ở tấm lòng, thiện chí của người tặng, ở những lời cầu chúc tốt đẹp trao nhau ngày đầu năm mới. Vì vậy chiếc phong bao lì xì còn tượng trưng cho sự ý nhị, kín đáo, tránh sự so bì, tị nạnh nhau.

>>> Xem thêm: Những Con Số Lì Xì Ý Nghĩa: Trẻ Con Học Hành Tấn Tới, Người Già Bách Niên Giai Lão

3. Lì xì cho trẻ ngày nay có gì khác?

Lì xì cho trẻ ngày nay có gì khác
Không chỉ lì xì cho con cháu trong nhà mà còn lì xì cho trẻ em là con cháu của bạn bè, đồng nghiệp, hàng xóm,...​

Theo truyền thống, vào đêm giao thừa hoặc mùng 1 Tết, các gia đình sẽ tụ họp đông đủ, cùng trao nhau những lời chúc, quây quần ăn uống chúc mừng năm mới. Đây cũng là lúc ông bà, cha mẹ, người thân trong nhà trao cho con trẻ những phong bao lì xì đỏ tượng trưng cho lời chúc hạnh phúc, mạnh khỏe, an lành, gặp nhiều may mắn trong học tập.

Cho đến ngày nay, lì xì ngày Tết không chỉ giới hạn trong mùng một hay mùng hai mà chỉ cần còn không khí của ngày xuân, của Tết thì mọi người vẫn lì xì cho con cháu của minh và cũng không chỉ lì xì cho con cháu trong nhà mà còn lì xì cho trẻ em là con cháu của bạn bè, đồng nghiệp, hàng xóm,...

Việc lì xì hiện nay cùng không chỉ giới hạn bằng tiền mặt, bạn cũng có thể lì xì cho trẻ em bằng những món quà thiết thực sau đây:

  • Quần áo mới, giày dép: trẻ em luôn háo hức được khoác lên mình những bộ quần áo đẹp, xúng xính trong sắc xuân. Đây sẽ là món quà vô cùng ý nghĩa vì quần áo mới dịp Tết chứa đựng ý nghĩa bỏ lại điều cũ, giảm vận xui, chào đón điềm lành của năm mới.
  • Đồ chơi: trẻ em luôn háo hức khi được tặng những món quà là đồ chơi. Bạn có thể chọn những loại đồ chơi vừa đẹp mắt vừa có khả năng kích thích trí não của trẻ.
  • Sách, truyện, đồ dùng học tập: đây sẽ là món quà rất thiết thực cho trẻ vừa có thể giải trí, vừa có thể học tập.
  • Sữa: đối với trẻ dưới 3 tuổi thì đây là món quà mà bé rất cần.

4. Những điều cần tránh khi trao và nhận lì xì

Những điều cần tránh khi trao và nhận lì xì
Việc để tiền vào phong bao cũng thể hiện sự kín đáo, ý nhị khi lì xì

Không mở phong bao lì xì trước mặt người tặng

Hành động này được coi là hành động rất bất lịch sự. Vì ý nghĩa của lì xì vốn không nằm ở số tiền trong bao là bao nhiêu, việc để tiền vào phong bao cũng thể hiện sự kín đáo, ý nhị khi lì xì. Bố mẹ nên giải thích cho con trẻ hiểu về ý nghĩa của lì xì, không nên đặt số tiền lên trên tấm lòng của người trao đi.

Không vòi tiền lì xì

Hành động này với người lớn là bất kính và cũng đánh mất ý nghĩa của bao lì xì.

Không nhận lì xì bằng một tay

Điều này sẽ thể hiện sự tôn trọng cho người trao và trân trọng tấm lòng trao đi. Bố mẹ nên nhắc nhở con trẻ thật kĩ điều này. Một hành động đẹp cũng khiến người trao nhận được niềm vui ngày đầu năm.

Không tỏ thái độ khó chịu khi nhận lì xì

Điều này sẽ khiến mất không khí vui vẻ ngày Tết, hơn nữa theo quan niệm dân gian, việc có tâm trạng tiêu cực trong ngày đầu năm mới sẽ làm mất đi sự may mắn của cả năm.

Không lì xì số lẻ

Người xưa có quan niệm “Điều tốt lành luôn đi đôi”, vì vậy mà số chẵn tượng trưng cho sự tròn đầy, trọn vẹn. Tiền đặt trong bao lì xì nên là số chẵn, bạn cũng có thể lì xì cho trẻ em những con số có ý nghĩa may mắn, học hành tiến bộ như 168, 178, 188,...

Không sử dụng tiền cũ, tiền nhăn

Bao lì xì có ý nghĩa may mắn, trao tặng những điều mới mẻ tốt lành. Vì vậy số tiền trong bao cần là tiền mới, phẳng phiu, bạn cũng nên chọn mua những bao lì xì đẹp và mới.

>>> Xem thêm: Hướng Dẫn Các Cách Làm Bao Lì Xì Tết Đơn Giản Và Độc Đáo, Vụng Mấy Cũng Thành Công

Dù xã hội có bao nhiêu thay đổi, ý nghĩa của bao lì xì vẫn vững bền ở tấm lòng, tâm ý của người trao và ở nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp ích cho bạn trong việc lì xì cho trẻ em vào dịp Tết này. Chúc bạn và gia đình một năm mới an vui!

Mẫu CV hot theo ngành nghề