Cách làm món bánh tôm Hồ Tây giòn rụm, chuẩn vị ngay tại nhà

Đóng góp bởi:   Jay Trịnh
Thứ Ba, 23/01/2024 15:33:00 +07:00
Món bánh tôm Hồ Tây là món ngon đặc sản của Hà Nội. Bánh có vị thơm ngon của tôm, vị ngọt tự nhiên của lớp bánh khoai, kết hợp với rau xanh và nước chấm thần thánh. Cùng vào bếp ngay để trổ tài cho cả nhà cùng thưởng thức nhé.

1. Giá trị dinh dưỡng có trong bánh tôm Hồ Tây

Bánh tôm Hồ Tây là món ăn đặc sản Hà Nội
Bánh tôm Hồ Tây là món ăn đặc sản Hà Nội

Bánh tôm Hồ Tây là món ăn đặc sản của Hà Nội. Không chỉ có hương vị thơm ngon, bánh tôm Hồ Tây còn có hàm lượng chất dinh dưỡng cao. Dưới đây là giá trị dinh dưỡng có trong món bánh tôm Hồ Tây:

  • Protein: Tôm tươi cung cấp hàm lượng protein cao, giúp tăng cơ, giảm mỡ

  • Tinh bột: Bánh tôm Hồ Tây được làm từ bột mì, có hàm lượng tinh bột cao, cung cấp năng lượng cho cơ thể trong một ngày dài và duy trì cảm giác no lâu

  • Vitamin: Bánh tôm Hồ Tây ăn kèm rau sống, cung cấp hàm lượng vitamin và khoáng chất cao, hỗ trợ cải thiện sức khoẻ và phát triển xương khớp

  • Chất xơ: Bánh tôm Hồ Tây có hàm lượng chất xơ cao từ rau sống và các loại củ như cà rốt, khoai lang, giúp tăng cường sức khỏe.

Bánh tôm Hồ Tây cung cấp nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. Bên cạnh đó, bánh có vị bùi và ngọt từ bột chiên giòn, kết hợp với rau sống và nước mắm chua cay tạo nên một trải nghiệm ẩm thực đặc sắc..

2. Tại sao bánh tôm Hồ Tây là món ăn đặc sản?

Bánh tôm Hồ Tây được xếp vào món ăn đặc sản của Hà Nội bởi:

  • Hương vị thơm ngon, giòn rụm, ăn kèm với nước mắm chua ngọt và rau sống, kích thích vị giác

  • Tôm còn nguyên con và được ướp gia vị nên có vị ngọt ngọt, mặn mặn ăn rất cuốn

  • Bánh tôm Hồ Tây không chỉ có bột mà còn có lớp vỏ khoai ngọt tự nhiên, giòn rụm

  • Bột chiên có pha thêm trứng nên khi chiên sẽ có độ giòn tan và có màu vàng đẹp mắt

  • Bánh tôm Hồ Tây thích hợp ăn vào những ngày thời tiết lạnh

3. Chuẩn bị nguyên liệu làm bánh tôm Hồ Tây

Chuẩn bị nguyên liệu đầy đủ và thực hiện đúng theo hướng dẫn sau đây chắc chắn bạn sẽ làm ngay được 1 đĩa bánh tôm Hồ Tây thơm ngon giòn rụm thành công ngay từ lần đầu:

3.1. Nguyên liệu làm bánh tôm Hồ Tây

Chọn mua nguyên liệu làm món bánh tôm Hồ Tây giòn rụm, tươi ngon
Chọn mua nguyên liệu làm món bánh tôm Hồ Tây giòn rụm, tươi ngon

Nguyên liệu để làm món bánh tôm Hồ Tây rất đơn giản, bạn cần chuẩn bị:

  • Tôm: Khoảng 500g

  • Bột mì: Khoảng 200g

  • Bột năng: Khoảng 100g

  • Su hào: 1 củ

  • Khoai lang: 2 cu

  • Cà rốt: 1 củ

  • Trứng: 3 quả

  • Rau xà lách: Khoảng 200g

  • Tỏi, ớt

  • Gia vị: Giấm, nước mắm, dầu ăn , muối, bột ngọt, tiêu, hạt nêm, đường,...

Nguyên liệu chế biến bánh tôm Hồ Tây rất dễ tìm. Chỉ cần ghé các khu chợ hải sản hoặc các chợ lớn, bạn có thể tìm mua đủ các nguyên liệu tươi ngon và chế biến ra món bánh tôm Hồ Tây ngon đúng điệu.

3.2. Cách chọn nguyên liệu làm bánh tôm Hồ Tây ngon nhất

Nguyên liệu quyết định 50% sự thành công của món ăn. Dưới đây là cách chọn nguyên liệu làm món bánh tôm Hồ Tây ngon nhất mà bạn có thể áp dụng:

Cách chọn tôm tươi ngon

  • Chọn mua các con tôm có vỏ màu xanh trong suốt

  • Ưu tiên các con tôm còn sống, nhảy được

  • Không mua các con tôm mềm, có màu trắng bạch

  • Không mua tôm đã có mùi hôi

  • Quan sát bề ngoài, mua các con tôm có phần đầu và thân còn dính lại, đuôi xếp gọn, chân không bị tách ra

Cách chọn khoai lang ngon

  • Chọn các củ khoai suông, bề mặt khoai không bị cắt, bị nứt

  • Không mua khoai lang đã mọc mầm

  • Ưu tiên các củ khoai cầm lên nghe nặng, chắc tay

  • Không ham mua khoai củ to

  • Không mua khoai có các vết đen vì thường khoai sẽ bị hỏng

  • Để bánh tôm Hồ Tây có màu đẹp thì nên mua khoai lang Nhật vàng

Cách chọn cà rốt ngon

  • Chọn mua cà rốt Đà Lạt có vỏ màu cam đậm, còn dính đất xung quanh

  • Ưu tiên các củ cà rốt thẳng, có lớp vỏ trơn láng

  • Mua các củ cà rốt nặng, cầm vào nghe chắc tay

  • Không lấy các củ cà rốt bị mềm, bị héo

Cách chọn củ su hào ngon

  • Chọn các củ su hào có lớp vỏ bên ngoài trơn láng, cầm chắc tay

  • Ưu tiên mua su hào có vỏ màu xanh lá cây nhạt, cứng, không bị héo hay bị mềm

  • Nên mua su hào nguyên củ rồi về tự gọt

  • Mua những củ su hào còn nguyên cuống và lá để đảm bảo độ tươi mới

Cách chọn rau xà lách ăn kèm tươi ngon

  • Ưu tiên mua xà lách Đà Lạt, bẹ to, nhiều nước và giòn

  • Không mua các cây xà lách đã héo, bị úa lá hoặc quá già vì sẽ bị đắng

  • Chọn mua các bẹ xà lách tươi xanh

4. Cách làm món bánh tôm Hồ Tây chuẩn vị tại nhà

Dưới đây là các bước làm bánh tôm Hồ Tây ngon chuẩn vị mà bạn có thể áp dụng:

4.1. Sơ chế nguyên liệu

Để làm bánh tôm Hồ Tây thơm ngon, sơ chế tôm và các nguyên liệu thật kỹ
Để làm bánh tôm Hồ Tây thơm ngon, sơ chế tôm và các nguyên liệu thật kỹ

Bước đầu tiên để làm bánh tôm Hồ Tây là sơ chế nguyên liệu. Cách thực hiện:

  • Sơ chế tôm: Tôm mua về nên ngâm trong nước muối loãng tầm 15 phút, sau đó bỏ đầu, rút chỉ tôm và lột vỏ. Phần đuôi tôm nên chừa lại để làm bánh tôm Hồ Tây đẹp mắt hơn. Để lột vỏ tôm nhanh hơn, bạn nên cho tôm vào tủ mát khoảng 30 phút trước khi sơ chế.

  • Sơ chế khoai lang: Khoai lang mua về tiến hành gọt vỏ, sau đó rửa sạch với nước. Dùng dao bào bào khoai lang thành các sợi vừa ăn, sau đó cho vào ngâm với nước muối loãng khoảng 15 phút chơ bớt mủ. Cuối cùng, rửa lại bằng nước sạch và cho vào rổ để ráo.

  • Sơ chế cà rốt: Cà rốt mua về cần gọt sạch vỏ, sau đó rửa sạch và cắt lát mỏng hình bông hoa để làm nước chấm.

  • Sơ chế su hào: Su hào mua về cũng gọt vỏ, rửa sạch. Sau đó cắt thành các lát mỏng hình vuông vừa ăn. Cho phần cà rốt đã tỉa hoa với su hào đã thái vào một cái tô. Cho tiếp vào đó 2 muỗng giấm ăn, ngâm khoảng 20 phút rồi vớt ra và để vào rổ cho ráo nước.

  • Sơ chế rau xà lách: Nhặt rau xà lách, sau đó cho vào thau nước muối loãng ngâm trong 15 phút. Rửa lại với nước sạch và để ráo nước.

Xem thêm: Cách nấu cháo tôm với rau mồng tơi bé ăn ngon miệng, phát triển toàn diện

4.2. Pha bột chiên

Pha bột chiên với trứng để vỏ bánh tôm Hồ Tây vàng giòn
Pha bột chiên với trứng để vỏ bánh tôm Hồ Tây vàng giòn

Sau khi sơ chế nguyên liệu xong, bạn tiến hành pha bột chiên. Cách thực hiện như sau:

  • Lấy một cái thau lớn, đổ vào thau phần bột mì đã chuẩn bị, sau đó cho thêm vào 100g bột năng. Pha khoảng 150ml nước vào và khuấy đều cho đến kho bột tang

  • Tiếp tục đập 2 cái trứng, lấy cả lòng đỏ và lòng trắng cho vào thau bột đã khuấy. Sau đó khuấy đều để bột và trứng hoà quyện vào nhau.

4.3. Ướp tôm cho thấm gia vị

Cách làm món bánh tôm Hồ Tây giòn rụm, thơm ngon
Cách làm món bánh tôm Hồ Tây giòn rụm, thơm ngon

Để tăng thêm độ ngon cho món bánh tôm Hồ Tây, bạn cần ướp tôm cho thấm gia vị trước khi nhúng bột và chiên. Cách ướp tôm:

  • Cho phần tôm đã sơ chế vào một cái tô, sau đó cho vào 1 muỗng tiêu, 1 muỗng cà phê muối, 1 muỗng canh hạt nêm, 1 muỗng cà phê đường

  • Trộn đều để tôm ngấm gia vị rồi tiếp tục ướp tôm trong khoảng 20 phút

4.4. Lăn tôm với bột và chiên bánh tôm Hồ Tây

Chiên bánh tôm Hồ Tây ngập dầu để bánh vàng giòn
Chiên bánh tôm Hồ Tây ngập dầu để bánh vàng giòn

Sau khi tôm đã thấm gia vị, bạn cần lăn tôm với bột chiên đã chuẩn bị:

  • Cho toàn bộ phần khoai tây bào vào thau bột chiên đã pha trước đó. Sau đó cho tiếp phần tôm đã ướp vào bột rồi trộn đều tay

  • Bắc một cái chảo lên bếp, sau đó cho một lượng dầu ăn nhiều nhiều để bắt đầu chiên bánh

  • Đợi dầu sôi, cho một vá bột khoai vào chảo, sau đó gắp tôm cho vào giữa cái bánh

  • Chiên vàng giòn cả 2 mặt, sau đó vớt ra và cho vào giấy thấm dầu

  • Thực hiện tương tự cho đến khi chiên hết bánh tôm

4.5. Pha nước chấm ăn kèm bánh tôm Hồ Tây

Món bánh tôm Hồ Tây có ngon hay không còn phụ thuộc vào nước chấm. Nước chấm ăn kèm bánh tôm Hồ Tây phải có vị chua ngọt, không quá mặn và có độ cay vừa phải. Cách pha nước chấm ăn bánh tôm Hồ Tây:

  • Tỏi, ớt băm nhuyễn và cho vào chén

  • Cho vào chén 2 muỗng canh đường, nửa muỗng tiêu, 1 muỗng cà phê bột ngọt và 50ml nước lọc

  • Thêm vào chén 2 muỗng canh giấm, 2 muỗng canh nước mắm và khuấy đều cho đến khi các gia vị tan hết

  • Nêm nếm lại cho vừa ăn, sau đó cho nước chấm ra chén, gắp thêm su hào, cà rốt đã ngâm cho vào chén là đã có ngay một chén nước chấm ngon đúng điệu

4.6. Thành phẩm và thưởng thức

Thành phẩm bánh tôm Hồ Tây ăn kèm rau và nước chấm chua ngọt siêu ngon
Thành phẩm bánh tôm Hồ Tây ăn kèm rau và nước chấm chua ngọt siêu ngon

Bước cuối cùng là cho ra dĩa và thưởng thức. Xếp rau xà lách xuống dưới hoặc để qua một bên, sau đó cho bánh tôm Hồ Tây lên trên. Khi ăn, cuốn bánh tôm Hồ Tây với rau xà lách, sau đó chấm vào chén nước chấm và thưởng thức.

Vị bánh giòn rụm, kết hợp vị ngọt thanh của tôm, vị ngọt tự nhiên của khoai lang, vị giòn của rau, cà rốt, su hào và vị chua ngọt của nước chấm. Tất cả hòa quyện vào nhau tạo nên một món ăn đặc sản của Hà Nội.

Xem thêm: Lưu ngay 9 cách nấu súp tôm cho bé dễ làm, không tốn nhiều thời gian

5. Mẹo chiên bánh tôm Hồ Tây không văng dầu

Rất nhiều người gặp phải tình trạng chiên bánh tôm Hồ Tây bị văng dầu, bỏng dầu. Dưới đây là kinh nghiệm chiên bánh tôm Hồ Tây không văng dầu mà bạn có thể áp dụng:

  • Nên cho vào chảo dầu một ít muối, sau đó mới đổ bột khoai vào để tránh dầu bị văng tứ tung

  • Hạ nhỏ lửa, đổ hỗn hợp bột, khoai và tôm từ từ vào, sau đó mới tăng lửa mạnh hơn để bánh có độ giòn nhất định

  • Không nên sử dụng dầu chiên lại. Dùng dầu mới để chiên bánh tôm Hồ Tây, vừa tránh bị văng dầu, vừa an toàn cho sức khỏe

6. Cách chiên bánh tôm Hồ Tây vàng giòn

Kinh nghiệm chiên bánh tôm Hồ Tây vàng giòn, không bị mềm, bị ỉu
Kinh nghiệm chiên bánh tôm Hồ Tây vàng giòn, không bị mềm, bị ỉu

Để chiên bánh tôm Hồ Tây vàng giòn, không bị ỉu, bạn có thể áp dụng các mẹo sau:

  • Đợi dầu thật sôi mới cho hỗn hợp bột, khoai và tôm vào chiên

  • Đổ dầu ngập bánh tôm Hồ Tây, không nên tiết kiệm đổ quá ít vì bánh tôm dễ cháy và không được giòn

  • Sau khi lăn bột với tôm thì nên chiên liền, không nên bảo quản trong tủ lạnh, sau đó mới chiên

  • Bánh tôm Hồ Tây sau khi chiên xong cần để nguội, sau đó mới cho vào hộp hoặc bao và cột kín. Nếu bánh còn nóng thì sẽ thoát ra hơi nước và khiến bánh bị ỉu

  • Pha bột chiên đúng tỷ lệ đã hướng dẫn ở trên, không nên pha quá loãng vì bánh sẽ không được giòn

  • Lăn đều tôm, khoai với bột chiên

7. Một số câu hỏi thường gặp

Là một món ăn hấp dẫn, phổ biến nhưng dù sao cũng là đồ chiên rán nên chúng ta vẫn nên tìm hiểu kỹ hơn nếu đang trong chế độ ăn kiêng giảm cân hoặc lo lắng vấn đề nổi mụn nhé:

7.1. Bánh tôm Hồ Tây bao nhiêu calo?

Một phần bánh tôm Hồ Tây chứa khoảng từ 150 đến 250 calo, nhưng con số này có thể biến động theo cách chế biến và lượng bánh tiêu thụ. Bánh tôm Hồ Tây được chiên qua dầu nên hàm lượng chất béo tương đối cao.

Vì vậy, với những người đang ăn theo chế độ giảm cân, bạn nên hạn chế ăn bánh tôm Hồ Tây. Nếu ăn thì chỉ nên ăn một lượng vừa phải, kết hợp với chế độ tập luyện thường xuyên và uống nhiều nước để kiểm soát năng lượng trong cơ thể.

7.2. Ăn bánh tôm Hồ Tây có nổi mụn không?

Nguyên liệu chính của bánh tôm Hồ Tây là tôm, bột và khoai tây. Các thành phần này không gây nổi mụn. Tuy nhiên, bánh tôm Hồ Tây được chiên qua dầu. Việc ăn quá nhiều dầu mỡ sẽ gây nổi mụn. Điều này đồng nghĩa với việc ăn nhiều bánh tôm Hồ Tây sẽ khiến da sần sùi và nổi mụn.

Khi ăn bánh tôm Hồ Tây, bạn nên ăn kèm với nhiều rau xanh để cân bằng các chất nạp vào cơ thể, detox cơ thể và hạn chế tình trạng bị nổi mụn khi ăn thức ăn chiên rán.

Bánh tôm Hồ Tây là món ăn đặc sản của Hà Nội. Không chỉ thu hút thực khách bởi hương vị thơm ngon, giòn rụm, hấp dẫn mà còn bởi cách làm đơn giản. Cùng vào bếp và trổ tài cho cả nhà cùng thưởng thức nhé.

Bài viết liên quan

Mẫu CV hot theo ngành nghề

Back to top

Job3s có thể giúp gì cho bạn?
chat