Cách nấu chè môn sáp với nếp thơm béo bùi, ngoài quán chưa chắc hấp dẫn bằng

Đóng góp bởi:   Jay Trịnh
Thứ Năm, 25/01/2024 19:34:00 +07:00
Cách nấu chè môn sáp với nếp thực ra khá đơn giản với quy trình chuẩn bị nhanh chóng. Đây là món tráng miệng quen thuộc tại Việt Nam, sự kết hợp của lá dứa thơm ngon khiến hương vị càng trở nên cuốn hút hơn. Cùng vào bếp thử công thức, bạn sẽ bất ngờ khi có được món chè ngon hơn cả ngoài quán.

1. Khoai môn sáp có đặc điểm gì?

Khoai môn sáp được biết đến là một loại củ có nguồn gốc từ Đông Nam Á. Loại củ này được trồng khá nhiều ở các nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam. Hầu hết các củ khoai được đưa đến tay người dùng đều được sản xuất từ các phương pháp tốt nhất nhằm đảm bảo an toàn và cung cấp dưỡng chất.

Nhìn từ bên ngoài, bạn sẽ thấy nó có vỏ màu nâu sậm. Cắt ra bên trong thường sẽ có ruột màu vàng nhạt tự nhiên.

Khi thưởng thức, bạn sẽ cảm nhận được loại khoai này có hương vị ngọt bùi, dẻo quánh như sáp rất ngon miệng. Đây cũng chính là lý do nó được dùng làm nguyên liệu trong cách nấu chè khoai môn sáp với nếp.

Không những thế, loại khoai này còn có hàm lượng tinh bột khá cao. Trong loại củ này, tinh bột là chất dinh dưỡng chính chiếm khoảng 25 - 30% trọng lượng của củ. Ngoài ra, thực phẩm này còn cung cấp thêm khá nhiều dưỡng chất khác. Cụ thể bao gồm: Vitamin A, C, E, B6, B12, kali, sắt, canxi, magie,...

Loại khoai này không những được dùng trong cách nấu chè môn sáp với nếp mà còn có thể chế biến thành nhiều món ăn khác. Ví dụ như: Khoai môn chiên, khoai môn nướng, khoai môn hầm,... Với hàm lượng chất dinh dưỡng cao cùng hương vị ngon, loại củ này khá được người dùng ưa chuộng.

cách nấu chè môn sáp với nếp
Khoai môn sáp vàng, dẻo chất lượng

2. Lợi ích tuyệt vời từ món chè khoai môn

Cách nấu chè môn sáp với nếp bổ dưỡng khá được người dùng quan tâm, bởi món tráng miệng này mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như:

  • Món chè này cung cấp cho người dùng khá nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe như: Tinh bột, các loại vitamin, khoáng chất.

  • Khoai môn là loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp, nên nó sẽ không gây tăng đột biến lượng đường trong máu. Do đó, món tráng miệng này có lợi cho những người mắc bệnh tiểu đường hoặc có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, khi nấu bạn cần phải cân nhắc lượng đường hoặc dùng đường ăn kiêng.

  • Chất xơ, kali và vitamin C có trong khoai môn giúp giảm cholesterol xấu, tăng cholesterol tốt, giảm huyết áp và giảm nguy cơ mắc bệnh tim một cách hiệu quả.

  • Nguyên liệu chính dùng để thực hiện theo cách nấu chè môn sáp với nếp chính là khoai môn. Loại củ này chứa nhiều chất chống oxy hóa bao gồm: Vitamin C, beta-carotene và các hợp chất phenolic. Những chất này có thể giúp bảo vệ tế bào khỏi tác hại từ bên ngoài, giảm nguy cơ mắc một số loại ung thư.

  • Trong món chè môn sáp với nếp có chứa ít calo và giàu chất xơ. Trong đó, chất xơ có thể giúp làm chậm quá trình tiêu hóa, khiến người dùng cảm thấy no lâu hơn và giảm lượng calo nạp vào cơ thể. Điều này có lợi cho những ai đang muốn giảm cân.

  • Chè môn sáp với nếp còn có tác dụng giúp cải thiện tiêu hóa tốt hơn, tăng cường hệ miễn dịch,...

Món chè cung cấp nhiều dưỡng chất cho cơ thể
Món chè cung cấp nhiều dưỡng chất cho cơ thể

3. Nguyên liệu dùng để học cách nấu chè môn sáp với nếp

Một số nguyên liệu cần chuẩn bị trước khi học cách nấu chè môn sáp với nếp bao gồm:

  • 1 củ khoai môn

  • 300g gạo nếp

  • 300g đường

  • 2 bó lá nếp (lá dứa)

  • 1 lon nước cốt dừa

  • 1 thìa bột năng

  • 1 ít muối

Lưu ý: Nếu muốn thành phẩm sau khi hoàn thành các bước trong cách nấu chè môn sáp với nếp ngon, bạn cần chọn khoai chất lượng. Hãy chọn những củ có nhiều lỗ trũng, càng nhiều lỗ khoai càng bùi.

Lá nếp dùng để nấu chè
Lá nếp dùng để nấu chè

4. Cách nấu chè môn sáp với nếp dẻo ngon

Món tráng miệng này với hương vị thơm ngon đã thành công chinh phục nhiều người. Cách nấu chè môn sáp với nếp khá đơn giản với quy trình như sau:

4.1. Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

  • Mang gạo nếp đi vo sạch, ngâm trong nước để nếp nở mềm. Bạn có thể ngâm gạo nếp qua đêm.
Mang gạo nếp đi vo sạch trước khi nấu
Mang gạo nếp đi vo sạch trước khi nấu
  • Khoai môn sáp khi mua về thì rửa sạch lớp bụi bẩn bên ngoài, gọt sạch lớp vỏ, rửa lại rồi cắt nhỏ thành từng miếng vừa ăn.
  • Lá nếp mua về mang đi rửa sạch, chia làm 2 phần khác nhau. Trong đó, 1 bó cắt khúc rồi bỏ máy xay để xay nhuyễn, lọc lại lấy nước cốt. Bó còn lại cột lại để dễ nấu và dễ vớt ra hơn.

Đây là quá trình sơ chế để thực hiện cách nấu chè môn sáp với nếp dễ dàng, thuận tiện hơn.

Lưu ý: Khoai sau khi cắt nếu chưa dùng ngay bạn nên ngâm trong nước muối để giữ màu tươi. Tuy nhiên khi vớt ra bạn cần rửa thật sạch để loại bỏ muối.

4.2. Bước 2: Cách nấu chè môn sáp với nếp thơm béo

  • Bắc nồi nước lên bếp đun cho thật sôi, thêm gạo nếp vào, khuấy đều để nấu cho gạo chín vừa.
  • Bỏ khoai môn sáp vào một chiếc bát, bọc lại bằng màng bọc thực phẩm, cho vào lò vi sóng khoảng 5 phút.
  • Khi thấy gạo nếp đã chín tới, cho khoai môn sáp vào nấu cùng cho đến khi chín. Sau đó, cho thêm nước cốt lá nếp, đường, muối và khuấy đều cho đến khi hỗn hợp hòa quyện vào nhau.
  • Nếu thấy nồi chè sôi lại lần nữa, hãy nếm thử xem đã vừa khẩu vị chưa và tắt bếp.

Lưu ý: Trong quá trình nấu bạn nên đảo nồi chè liên tục tránh cho phần đáy nồi bị cháy.

Cách nấu chè môn sáp với nếp
Cách nấu chè môn sáp với nếp đơn giản

4.3. Bước 3: Nấu nước cốt dừa

Đổ ½ lon nước cốt dừa vào nồi, thêm một ít muối, đường cùng 1 bó lá dứa rồi bật bếp đun sôi. Tiếp đến, hạ lửa nhỏ lại và cho hỗn hợp bột năng pha loãng với nước vào khuấy đều cho đến khi nước cốt sánh lại thì tắt bếp.

Nấu nước cốt dừa để ăn chung với chè
Nấu nước cốt dừa để ăn chung với chè

5. Thành phẩm hoàn thành theo cách nấu chè môn sáp với nếp

Cuối cùng, bạn hãy múc chè khoai môn với nếp ra bát rồi rưới thêm một chút nước cốt dừa lên trên để thưởng thức. Hương vị béo béo của nước cốt dừa cùng mùi thơm nhẹ nhàng của lá nếp nhất định sẽ khiến bạn yêu thích. Vậy là bạn đã có được thành phẩm ưng ý sau khi học cách nấu chè môn sáp với nếp rồi.

Món chè môn sáp với nếp ngon miệng, hấp dẫn
Món chè môn sáp với nếp ngon miệng, hấp dẫn

Xem thêm:

6. Một số cách nấu chè khoai môn có thể bạn chưa biết

Ngoài cách nấu chè môn sáp với nếp, bạn còn có thể biến tấu món tráng miệng này với một số nguyên liệu khác để tạo nên hương vị mới lạ, hấp dẫn hơn.

6.1. Chè khoai môn với nếp và đậu xanh

Đây là một biến tấu phổ biến của món chè này, sự kết hợp của đậu xanh giúp cho món chè thêm thơm ngon và bổ dưỡng hơn. Cách nấu chè môn sáp với nếp và đậu xanh như sau:

Nguyên liệu

  • 500g khoai môn sáp

  • 100g đậu xanh

  • 50g nếp

  • 100g đường

  • 100ml sữa đặc

  • 5 lá nếp

Cách nấu chè môn sáp với nếp và đậu xanh

  • Bước 1: Khoai mang đi gọt vỏ, rửa sạch rồi cắt thành từng miếng nhỏ như hạt lựu. Đậu xanh và nếp mang đi vo, rửa cho thật sạch, ngâm với nước khoảng 4 - 5 tiếng cho nở mềm. Lá nếp rửa sạch, cắt thành từng khúc và bỏ vào máy xay nhuyễn cùng nước, lọc lại để lấy nước cốt.

Đậu xanh, nếp mang đi ngâm cho nở mềm
Đậu xanh, nếp mang đi ngâm cho nở mềm
  • Bước 2: Cho đậu xanh và nếp vào chung một nồi, thêm nước rồi mang đi đun sôi. Khi thấy đậu và nếp đã chín mềm thì cho thêm khoai môn vào và tiếp tục nấu. Đổ nước cốt lá nếp vào cùng đường, sữa đặc, nước cốt dừa, khuấy đều.

Cho đậu xanh và nếp vào nồi nước và nấu sôi
Cho đậu xanh và nếp vào nồi nước và nấu sôi
  • Bước 3: Hòa tan bột năng với nước rồi đổ từ từ vào nồi chè, tiếp tục khuấy cho đến khi nồi chè sánh lại và hỗn hợp chín hoàn toàn thì tắt bếp. Cuối cùng, bạn có thể múc chè ra và thưởng thức.

6.2. Chè khoai môn với hạt sen

Hạt sen là nguyên liệu chứa nhiều chất dinh dưỡng giúp an thần, giảm stress cực kỳ tốt. Do đó, bạn có thể biến tấu món chè khoai môn với lá nếp cùng hạt sen để thưởng thức.

Nguyên liệu

  • 500g khoai môn sáp

  • 100g hạt sen

  • 50g nếp

  • 100g đường

  • 100ml sữa đặc

  • 100ml nước cốt dừa

  • 5 lá nếp

Lưu ý: Nên chọn hạt sen tươi, chắc hạt, có màu trắng ngà để đảm bảo có nhiều chất dinh dưỡng hơn.

Cách nấu chè môn sáp với nếp và hạt sen

  • Bước 1: Khoai đem đi rửa sạch, gọt vỏ cắt thành từng miếng nhỏ vừa ăn. Hạt sen rửa sạch, loại bỏ tâm sen. Nếp vo sạch và ngâm nước cho nở mềm. Lá nếp thì rửa sạch, cắt khúc và xay để lấy nước cốt.

Lấy sạch tâm sen để nấu chè không bị đắng
Lấy sạch tâm sen để nấu chè không bị đắng
  • Bước 2: Cho nếp, hạt sen vào nồi nước, nấu cho đến khi chín mềm thì thêm khoai môn vào và tiếp tục đun. Thêm nước cốt lá nếp vào cùng đường, sữa, nước cốt dừa, khuấy đều.

​ Lấy sạch tâm sen để nấu chè không bị đắng Lấy sạch tâm sen để nấu chè không bị đắng Nhấp chuột và kéo để di chuyển ​
Hạt sen luộc cho đến khi chín mềm
  • Bước 3: Khi thấy đường đã tan thì thêm hỗn hợp bột năng hòa tan với nước vào nồi chè và khuấy đều cho chè sánh lại. Nấu thêm 5 phút thì tắt bếp. Giờ thì bạn chỉ cần cho chè ra bát và thưởng thức.

6.3. Chè khoai môn với sầu riêng

Sầu riêng kết hợp cùng cách nấu chè môn sáp với nếp sẽ tạo nên hương vị mới lạ và cung cấp nhiều dưỡng chất tốt hơn cho cơ thể. Cách thực hiện đơn giản như sau:

Chè khoai môn sáp sầu riêng nhiều topping
Chè khoai môn sáp sầu riêng nhiều topping

Nguyên liệu

  • 500g khoai môn sáp

  • 100g sầu riêng

  • 100g đường

  • 100ml sữa đặc

  • 100ml nước cốt dừa

  • 5 lá nếp

Cách nấu chè môn sáp với nếp và sầu riêng

  • Bước 1: Lấy khoai đi gọt bỏ hết lớp vỏ bên ngoài, rửa lại rồi cắt thành từng miếng nhỏ vừa ăn. Sầu riêng cần được tách lấy thịt, xé nhỏ hoặc cắt thành miếng nhỏ. Lá nếp rửa sạch rồi bó lại cho dễ chế biến.

Gọt lớp vỏ khoai môn sáp và cắt nhỏ
Gọt lớp vỏ khoai môn sáp và cắt nhỏ
  • Bước 2: Cho khoai môn, lá nếp vào nồi đổ ngập nước và đun cho sôi. Vớt lá nếp ra, hạ lửa nhỏ và tiếp tục đun cho đến khi khoai chín mềm.

  • Bước 3: Thêm đường, sữa đặc, nước cốt dừa vào rồi khuấy cho tan ra. Tiếp tục cho thêm sầu riêng vào và khuấy đều. Nấu nồi chè thêm khoảng 5 phút nữa cho chín hoàn toàn rồi tắt bếp, múc chè ra bát và thưởng thức.

Có thể thấy cách nấu chè khoai môn sáp với nếp rất đơn giản và dễ thực hiện. Thế nhưng khi làm món tráng miệng này bạn nên cân nhắc lượng chè tránh trường hợp nấu quá nhiều, sử dụng không hết dẫn đến lãng phí.

Bài viết liên quan
Những đặc sản Đà Nẵng gây thương nhớ, gói trọn dư vị của dải đất miền Trung

Những đặc sản Đà Nẵng gây thương nhớ, gói trọn dư vị của dải đất miền Trung

Đặc sản Đà Nẵng với những hương vị và cách chế biến riêng đã để lại nhiều ấn tượng khó quên trong lòng du khách có dịp ghé thăm nơi đây. Những món ăn nổi tiếng như bánh xèo, mì Quảng, bún chả cá, cao lầu, phá lấu,... đều có hương vị thơm ngon và màu sắc vô cùng thu hút.
Xem thêm »
9 tác dụng của đậu đen đối với sức khỏe - Bất ngờ ở điều số 4

9 tác dụng của đậu đen đối với sức khỏe - Bất ngờ ở điều số 4

Tác dụng của đậu đen không chỉ được thể hiện ở khả năng thanh lọc, giải nhiệt mà còn giúp giảm cân, bổ thận, bảo vệ tim mạch và rất nhiều lợi ích khác. Tuy nhiên, không nhiều người biết tới những công dụng tuyệt vời của đậu đen đối với sức khỏe.
Xem thêm »
Uống nước lá đinh lăng hàng ngày có tốt không? Những người này cấm kỵ sử dụng

Uống nước lá đinh lăng hàng ngày có tốt không? Những người này cấm kỵ sử dụng

Uống nước lá đinh lăng hàng ngày có tốt không là một trong những vấn đề quan trọng được nhiều người dùng đặt ra. Mặc dù loại lá này có chứa khá nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể nhưng nếu lạm dụng quá nhiều sẽ gây nên một số tác hại cho sức khỏe. Do đó, bạn cần nắm rõ những lưu ý khi sử dụng loại nước uống này.
Xem thêm »
Vỏ tôm có canxi không? Sai lầm tai hại hầu như ai cũng từng mắc phải

Vỏ tôm có canxi không? Sai lầm tai hại hầu như ai cũng từng mắc phải

Biết được vỏ tôm có canxi không sẽ giúp bạn dễ dàng đưa ra quyết định đối với bộ phận này khi sơ chế nguyên liệu. Bên cạnh đó, các chuyên gia dinh dưỡng cũng sẽ gợi ý cách sử dụng thực phẩm này trong bữa ăn đảm bảo an toàn sức khỏe và cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Xem thêm »
Ăn trứng nhiều có tốt không? Những tác hại khôn lường nhiều người thường chủ quan

Ăn trứng nhiều có tốt không? Những tác hại khôn lường nhiều người thường chủ quan

Giải đáp thắc mắc ăn trứng nhiều có tốt không là điều cần thiết để xây dựng cho bạn một thói quen ăn uống lành mạnh, đầy đủ dưỡng chất. Việc nắm rõ được thông tin này cũng giúp bạn cân bằng dinh dưỡng cho cơ thể và tránh được các tác hại không tốt cho sức khỏe khi sử dụng quá nhiều thực phẩm này.
Xem thêm »
Cách uống hoa đu đủ đực khô tốt nhất cho sức khỏe: Chớ phạm sai lầm này

Cách uống hoa đu đủ đực khô tốt nhất cho sức khỏe: Chớ phạm sai lầm này

Đa số người dùng hiện nay thường tìm hiểu cách uống hoa đu đủ đực khô và chế biến để thưởng thức ngay tại nhà. Đây là nguyên liệu được đánh giá cao bởi lợi ích nổi bật trong quá trình chăm sóc làn da cũng như sức khỏe. Sau khi thực hiện và sử dụng, bạn sẽ nhanh chóng thấy được sự thay đổi trong cơ thể.
Xem thêm »
Bầu 4 tháng ăn đu đủ xanh được không? Lưu ý điều này để thai nhi luôn khỏe mạnh

Bầu 4 tháng ăn đu đủ xanh được không? Lưu ý điều này để thai nhi luôn khỏe mạnh

Mẹ bầu 4 tháng ăn đu đủ xanh được không? Mặc dù đu đủ xanh chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất nhưng bà bầu vẫn cần cân nhắc xem có nên ăn loại thực phẩm này hay không để bảo an toàn cho sức khỏe của mình và thai nhi.
Xem thêm »
Nên uống bao nhiêu viên dầu cá mỗi ngày và những lưu ý cần biết

Nên uống bao nhiêu viên dầu cá mỗi ngày và những lưu ý cần biết

Nên uống bao nhiêu viên dầu cá mỗi ngày? Trong các loại thực phẩm chức năng, dầu cá là một trong những loại được sử dụng phổ biến bởi nó được chứng minh tốt cho tim mạch và não bộ. Tuy nhiên, bạn cần nắm rõ liều lượng trước khi sử dụng, cụ thể là nên uống bao nhiêu viên dầu cá mỗi ngày? Uống đúng liều lượng dầu cá vừa giúp cơ thể bạn hấp thụ tối đa dưỡng chất vừa giúp phòng ngừa những tác dụng phụ.
Xem thêm »
Mách bạn cách nấu lẩu gà thập cẩm ngon nhất, làm đầu bếp tại gia thật dễ

Mách bạn cách nấu lẩu gà thập cẩm ngon nhất, làm đầu bếp tại gia thật dễ

Cách nấu lẩu gà thập cẩm ngon nhất ai cũng thực hiện thành công. Còn gì tuyệt vời hơn vào cuối tuần cả nhà quây quần bên một nồi lẩu nghi ngút khói? Có đến hàng trăm biến tấu lẩu, trong đó cách nấu lẩu gà thập cẩm ngon nhất dưới đây sẽ giúp bạn có được món lẩu ngon, thanh mát, hợp vị cho mọi thành viên. Xắn tay vào bếp ngay và trổ tài thôi nào!
Xem thêm »
Thiếu máu chóng mặt nên uống thuốc gì và cách phòng ngừa?

Thiếu máu chóng mặt nên uống thuốc gì và cách phòng ngừa?

Hiểu rõ thiếu máu chóng mặt nên uống thuốc gì để có thể chăm sóc sức khỏe cho mình? Chóng mặt do thiếu máu có thể bắt nguồn từ lối sống, chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hoặc những bệnh lý tiềm ẩn trong cơ thể. Tùy thuộc vào nguyên nhân mà bạn sẽ được bác sĩ kê đơn thuốc phù hợp.
Xem thêm »

Mẫu CV hot theo ngành nghề

Back to top

Job3s có thể giúp gì cho bạn?
chat