Cách viết trình độ ngoại ngữ trong sơ yếu lý lịch gây ấn tượng với nhà tuyển dụng

Đóng góp bởi:   CEO Tony Vũ
Thứ Bảy, 27/04/2024 19:41:00 +07:00
​Trình độ ngoại ngữ trong sơ yếu lý lịch là thông tin mà bạn không nên bỏ qua khi làm hồ sơ xin việc, đặc biệt là những công việc yêu cầu ngoại ngữ. Bên cạnh đó, đây còn là một điểm cộng giúp bạn ghi điểm với nhà tuyển dụng. Vì vậy, cách trình bày trình độ ngoại ngữ như thế nào trong sơ yếu lý lịch?

1. Trình độ ngoại ngữ là gì?

Trình độ ngoại ngữ trong sơ yếu lý lịch là khả năng sử dụng hoặc mức độ thành thạo một ngoại ngữ nào đó khác với tiếng mẹ đẻ. Năng lực ngoại ngữ của ứng viên sẽ được xét dựa theo tiêu chuẩn đánh giá của nhà nước hoặc các chứng chỉ, bằng cấp quốc tế.

Việc điền trình độ ngoại ngữ trong sơ yếu lý lịch sẽ thể hiện năng lực nghe, nói, đọc, viết ngoại ngữ của bạn. Đặc biệt, đối với xu hướng hội nhập quốc tế hiện nay, khả năng ngoại ngữ tốt sẽ là chìa khóa giúp bạn mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp hơn.

Trình độ ngoại ngữ là thông tin thể hiện năng lực ngoại ngữ của bạn ngoài tiếng mẹ đẻ
Trình độ ngoại ngữ là thông tin thể hiện năng lực ngoại ngữ của bạn ngoài tiếng mẹ đẻ

Xem thêm: Sơ Yếu Lý Lịch Là Gì? Cách Viết Sơ Yếu Lý Lịch Xin Việc Chuẩn Nhất

2. Tại sao bạn cần điền trình độ ngoại ngữ trong sơ yếu lý lịch?

Việc trình bày trình độ ngoại ngữ trong sơ yếu lý lịch sẽ mang lại cho bạn những lợi ích quan trọng trong quá trình ứng tuyển việc làm.

2.1. Thể hiện năng lực cá nhân, tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng

Năng lực ngoại ngữ là một trong những tiêu chí cần thiết để đánh giá năng lực của ứng viên. Thông tin này cho thấy cấp độ cụ thể về khả năng sử dụng ngoại ngữ của bạn.

Đặc biệt, đối với các ngành nghề đặc thù liên quan đến ngoại ngữ như biên phiên dịch, giáo viên ngoại ngữ, tiếp viên hàng không, hướng dẫn viên du lịch, quan hệ quốc tế,... thì trình độ ngoại ngữ chính là yếu tố thể hiện rõ ràng nhất chuyên môn nghề nghiệp, khả năng tương tác và làm việc.

Bên cạnh đó, việc thông thạo một hay nhiều ngôn ngữ khác nhau còn giúp bạn gây ấn tượng mạnh mẽ trong mắt nhà tuyển dụng. Đây được xem là một trong những điểm ưu tiên giúp bạn lọt qua vòng nộp hồ sơ và bước vào vòng phỏng vấn trong trường hợp bạn chưa có nhiều kinh nghiệm ở vị trí ứng tuyển.

2.2. Nâng cao cơ hội nghề nghiệp, gia tăng tỷ lệ trúng tuyển

Hiện nay, Việt Nam đang trở thành điểm đến hấp dẫn với các nhà đầu tư và doanh nghiệp nước ngoài. Vì vậy, cơ hội được làm việc trong môi trường quốc tế ngày càng được rộng mở cho các ứng viên có năng lực ngoại ngữ tốt.

Thông qua trình độ ngoại ngữ trong sơ yếu lý lịch, nhà tuyển dụng sẽ xem xét xem bạn có phù hợp để làm việc với các nhà quản trị doanh nghiệp, đối tác và khách hàng nước ngoài hay không.

Ngoài ra, các doanh nghiệp lớn trong nước cũng yêu cầu cao về yếu tố này. Vì thế, nếu bạn thông thạo một ngôn ngữ nào đó thì tỷ lệ trúng tuyển của bạn sẽ cao hơn so với ứng viên có cùng trình độ chuyên môn nhưng ngoại ngữ yếu.

Trình độ ngoại ngữ trong sơ yếu lý lịch giúp bạn gia tăng cơ hội việc làm
Trình độ ngoại ngữ trong sơ yếu lý lịch giúp bạn gia tăng cơ hội việc làm

3. Trình độ ngoại ngữ được phân loại như thế nào?

Theo Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành vào ngày 24/01/2014, khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam sẽ được áp dụng để tham chiếu cho tất cả ngoại ngữ được giảng dạy trong hệ thống giáo dục.

Theo đó, trình độ ngoại ngữ trong sơ yếu lý lịch của người Việt sẽ được phân làm 3 cấp gồm Sơ cấp, Trung cấp và Cao cấp và 6 bậc từ Bậc 1 đến Bậc 6. Các bậc sẽ tương ứng với các bậc từ A1 đến C2 trong khung tham chiếu ngôn ngữ chung châu Âu (CEFR). Dưới đây là mô tả chi tiết 6 bậc ngoại ngữ của Việt Nam:

  • Sơ cấp (Bậc 1) - CEFR A1: Hiểu và sử dụng các từ vựng, cấu trúc câu đơn giản đáp ứng nhu cầu giao tiếp khi người đối thoại nói chậm, rõ ràng và có sự giúp đỡ trong lúc nói.
  • Sơ cấp (Bậc 2) - CEFR A2: Hiểu và sử dụng các từ vựng, cấu trúc câu đơn giản liên quan đến các chủ đề quen thuộc trong cuộc sống thường ngày.
  • Trung cấp (Bậc 3) - CEFR B1: Hiểu ý chính của một đoạn văn, cuộc đàm thoại về các chủ đề phổ biến trong học tập, công việc, giải trí,... và viết được đoạn văn đơn giản mô tả chủ đề mình quan tâm. Người dùng ngôn ngữ có thể xử lý được những tình huống thường gặp, trình bày ngắn gọn ý kiến cá nhân.
  • Trung cấp (Bậc 4) - CEFR B2: Hiểu ý chính của một văn bản có độ phức tạp cao hơn liên quan đến các chủ đề trừu tượng và có tính chuyên môn. Người dùng ngoại ngữ có thể giao tiếp tự nhiên và trôi chảy với người bản xứ, viết được văn bản chi tiết, nêu được quan điểm bản thân về nhiều chủ đề khác nhau.
  • Cao cấp (Bậc 5) - CEFR C1: Nắm được các hàm ý trong văn bản dài và diễn đạt trôi chảy. Người dùng ngoại ngữ sử dụng ngôn ngữ để đáp ứng yêu cầu về tính học thuật, chuyên môn, xã hội một cách linh hoạt. Khả năng viết chặt chẽ, dễ dàng tìm được từ ngữ để trình bày quan điểm về các chủ đề phức tạp.
  • Cao cấp (Bậc 6) - CEFR C2: Hiểu hầu hết văn nói và văn viết, tóm tắt dễ dàng các thông tin và sắp xếp, trình bày lại một cách có tổ chức và hợp lý. Người nói diễn đạt trôi chảy, ngay lập tức trong các tình huống phức tạp, đòi hỏi tính chuyên môn, học thuật.

4. Bật mí cách viết trình độ ngoại ngữ trong sơ yếu lý lịch đúng chuẩn

Để thể hiện trình độ ngoại ngữ trong sơ yếu lý lịch cụ thể và nổi bật nhất, bạn nên tham khảo những cách viết sau:

  • Đưa ra các chứng chỉ, bằng cấp ngoại ngữ uy tín, phù hợp với yêu cầu của vị trí ứng tuyển như TOEIC, IELTS, HSK, JLPT,...
  • Trình bày cụ thể trình độ ngoại ngữ trong sơ yếu lý lịch bằng cấp bậc hay số điểm theo chứng chỉ được cấp như tiếng Anh trình độ B1, tiếng Nga trình độ A2, tiếng Anh IELTS 6.5, tiếng anh TOEIC 850, tiếng Trung HSK 3, tiếng Nhật N4,...
  • Sử dụng các thuật ngữ chuyên ngành liên quan đến lĩnh vực của công việc. Điều này sẽ giúp bạn ghi điểm với nhà tuyển dụng vì có sự chủ động tìm hiểu công việc, đồng thời thể hiện kiến thức chuyên môn của bạn về lĩnh vực đó.
  • Liệt kê kinh nghiệm thực tế của bản thân liên quan đến việc sử dụng ngoại ngữ trong một tình huống hay dự án bạn từng tham gia. Chẳng hạn, bạn đã từng làm việc với đối tác, khách hàng nước ngoài, tham gia viết báo, tài liệu, nội dung mạng xã hội bằng ngôn ngữ khác, tham dự vào các chiến dịch toàn cầu,...
​Bạn cần thể hiện trình độ ngoại ngữ một cách cụ thể, rõ ràng trong sơ yếu lý lịch
​Bạn cần thể hiện trình độ ngoại ngữ một cách cụ thể, rõ ràng trong sơ yếu lý lịch

Xem thêm:Trình Độ Chuyên Môn Trong Sơ Yếu Lý Lịch - Cách Ghi Đúng

5. Trường hợp nào không nên ghi trình độ ngoại ngữ trong sơ yếu lý lịch?

Mặc dù việc đề cập đến trình độ ngoại ngữ trong sơ yếu lý lịch sẽ giúp bạn thể hiện năng lực bản thân và gia tăng cơ hội trúng tuyển nhưng trong những trường hợp sau đây bạn không nên ghi thông tin này:

  • Vị trí ứng tuyển là lao động phổ thông: Những công việc này không yêu cầu về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ hay ngoại ngữ mà chỉ cần đáp ứng các tiêu chuẩn về sức khỏe, có tính cẩn thận và chăm chỉ. Vì vậy, bạn không nhất thiết phải đưa năng lực ngoại ngữ vào hồ sơ xin việc.
  • Ứng viên không có năng lực ngoại ngữ hoặc trình độ thấp: Nếu bạn không thể sử dụng ngoại ngữ thì không cần điền thông tin vào mục này. Lưu ý, tuyệt đối không viết sai sự thật về trình độ ngoại ngữ trong sơ yếu lý lịch vì bạn sẽ bị đánh giá là thiếu trung thực và mất đi cơ hội việc làm.

6. Lưu ý khi viết trình độ ngoại ngữ trong sơ yếu lý lịch

Trình độ ngoại ngữ trong sơ yếu lý lịch là thông tin giúp làm nổi bật năng lực cá nhân của bạn. Vì vậy, khi đưa yếu tố này vào hồ sơ xin việc, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Điền chính xác các thông tin về trình độ ngoại ngữ của bạn như chứng chỉ, cấp bậc, điểm số,... để đảm bảo tính trung thực.
  • Trước khi viết sơ yếu lý lịch, bạn cần kiểm tra thời hạn sử dụng các chứng chỉ, bằng cấp ngoại ngữ. Nếu chứng chỉ còn hiệu lực thì bạn mới điền vào.
  • Trình độ ngoại ngữ trong sơ yếu lý lịch phải phù hợp với yêu cầu của công việc. Chẳng hạn, vị trí ứng tuyển yêu cầu ứng viên có trình độ tiếng Anh IELTS 6.5 trở lên thì bạn cần xem xét xem chứng chỉ của bạn có đáp ứng được ở mức tương đương hay không.

7. Những ngoại ngữ giúp bạn nâng cao cơ hội nghề nghiệp

Để nâng cao cơ hội nghề nghiệp thì việc trau dồi ngoại ngữ là điều rất cần thiết. Các nhà tuyển dụng sẽ chú ý đến trình độ ngoại ngữ trong sơ yếu lý lịch để đánh giá năng lực và khả năng làm việc của bạn. Dưới đây là những ngôn ngữ mà bạn nên đầu tư học tập để có được công việc mơ ước một cách dễ dàng hơn.

7.1. Tiếng Anh

Tiếng Anh được xem là ngôn ngữ thông dụng nhất trên thế giới và là ngôn ngữ chính của nhiều quốc gia như Mỹ, Anh, Canada,... Số lượng người sử dụng tiếng Anh rất lớn nên ngôn ngữ này được dùng rộng rãi không chỉ trong giao tiếp thường ngày mà còn trong giao lưu, hợp tác quốc tế.

Vì vậy, nếu trình độ ngoại ngữ trong sơ yếu lý lịch của bạn có tiếng Anh thì bạn sẽ nhận được nhiều cơ hội học tập, làm việc tại công ty đa quốc gia. Bên cạnh đó, bạn còn có thể mở rộng kiến thức thông qua việc tìm hiểu các tài liệu, báo cáo bằng tiếng Anh.

​Tiếng Anh là ngôn ngữ có số lượng người nói lớn nhất trên toàn cầu
Tiếng Anh là ngôn ngữ có số lượng người nói lớn nhất trên toàn cầu

7.2. Tiếng Trung

Ngôn ngữ thứ hai được nhiều nhà tuyển dụng yêu cầu khi làm việc có thể kể đến tiếng Trung. Trung Quốc là đất nước có nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới và là nước láng giềng của Việt nam. Vì vậy, nhiều nhà đầu tư và doanh nghiệp Trung Quốc đã chọn nước ta là điểm đến để thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Do đó, việc thành thạo ngôn ngữ Trung sẽ là ưu thế giúp bạn xin việc dễ dàng hơn.

Tiếng Trung là ngôn ngữ quan trọng giúp bạn có cơ hội làm việc tại các công ty Trung Quốc
Tiếng Trung là ngôn ngữ quan trọng giúp bạn có cơ hội làm việc tại các công ty Trung Quốc

7.3. Tiếng Nhật

Nhật Bản là đất nước rất phát triển nhưng lại gặp vấn đề già hóa dân số nên nguồn nhân lực trẻ đang bị hạn chế. Do đó, cơ hội nghề nghiệp của bạn tại đất nước này sẽ rộng mở hơn nếu trình độ ngoại ngữ trong sơ yếu lý lịch của bạn có tiếng Nhật.

Bên cạnh đó, vốn ODA của Nhật Bản vào Việt Nam rất lớn nên các doanh nghiệp Nhật xuất hiện ngày càng nhiều tại nước ta. Vì vậy, việc tuyển dụng lao động biết tiếng Nhật cũng được chú trọng hơn.

​Trình độ tiếng Nhật càng cao thì bạn có khả năng nhận được mức lương thưởng càng lớn
​Trình độ tiếng Nhật càng cao thì bạn có khả năng nhận được mức lương thưởng càng lớn

7.4. Tiếng Tây Ban Nha

Tây Ban Nha là ngôn ngữ được dùng phổ biến thứ tư trên thế giới với hơn 20 quốc gia sử dụng, đặc biệt là khu vực Mỹ Latinh. Ngôn ngữ này được đánh giá là dễ học vì có cách viết và phiên âm gần giống với tiếng Việt.

Khi thành thạo tiếng Tây Ban Nha, bạn sẽ có lợi thế hơn vì có tiềm năng làm việc trong môi trường quốc tế, nhất là các nước châu Mỹ và châu Âu.

​Tiếng Tây Ban Nha phù hợp với người Việt vì có nhiều sự tương đồng
​Tiếng Tây Ban Nha phù hợp với người Việt vì có nhiều sự tương đồng

Trình độ ngoại ngữ trong sơ yếu lý lịch là thông tin cơ bản nhưng lại là yếu tố cần thiết để gây ấn tượng mạnh với các nhà tuyển dụng, từ đó tăng cơ hội trúng tuyển. Vì thế, việc trình bày năng lực ngoại ngữ của bạn cần đảm bảo tính trung thực, cụ thể và chỉn chu. Điều này còn giúp nhà tuyển dụng sàng lọc nhanh chóng các ứng viên đáp ứng được yêu cầu của công việc.

Bài viết liên quan

Mẫu CV hot theo ngành nghề

Back to top

Job3s có thể giúp gì cho bạn?
chat