Bạn là ?
Cháo trứng gà kỵ với gì? Có 9 loại thực phẩm không nên nấu hoặc ăn cùng với cháo trứng gà gồm:
Cháo trứng gà kỵ với gì? Cháo trứng gà có thể kết hợp với nhiều loại thịt khác nhau, nhưng bạn không nên nấu chung với thịt thỏ. Theo y học cổ truyền, thịt thỏ có tính hàn. Nếu kết hợp với thực phẩm mang tính hàn khác như trứng sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Người dùng sẽ dễ bị tiêu chảy, nhất là người đang ốm, trẻ em hay người già.
Quá trình hấp thụ khoáng chất như sắt và canxi từ trứng có thể bị hạn chế khi kết hợp với khoai tây. Bởi lẽ, khoai tây vốn chứa axit oxalic và phytate. Hai chất này có khả năng kết hợp với khoáng chất và hình thành các hợp chất khó hấp thụ.
Việc ăn cháo trứng gà và khoai tây cùng lúc sẽ làm cơ thể không thể hấp thụ khoáng chất từ trứng. Đồng thời, nó khiến hệ tiêu hóa hoạt động kém và chất dinh dưỡng của món ăn bị tụt giảm.
Xem thêm: Cách Nấu Cháo Vịt Vân Đình Mềm Ngọt, Không Hôi Từ Đầu Bếp 30 Năm Kinh Nghiệm
Nằm trong danh sách cháo trứng gà kỵ với gì phải kể đến chuối. Bạn không nên ăn cháo trứng gà chung với chuối. Bởi vì chất đạm trong trứng khá cao. Khi kết hợp với lượng đường khá cao trong chuối dễ gây ra tăng đột ngột đường huyết.
Nếu bạn là người tập gym và quan tâm đến việc kiểm soát đường huyết thì tuyệt đối không nên kết hợp như thể để đảm bảo cân bằng giữa protein và đường.
Sở dĩ cá béo cũng nằm trong danh sách cháo trứng gà kỵ với gì là do trong lòng trắng trứng gà có chứa một protein tên là Avidin. Còn trong cá có chứa vitamin B7 (còn được biết đến là biotin).
Hai chất này khi gặp nhau trong cùng một món ăn sẽ làm giảm đáng kể lượng vitamin B7 có trong cá. Vì thế, quá trình chuyển hóa chất béo và protein sẽ giảm đi do không đủ vitamin B7.
Cháo trứng gà kỵ với gì? Rất nhiều người yêu thích món óc heo chiên trứng. Nhưng khi nấu cháo trứng gà bạn đừng nên cho óc heo vào. Đặc biệt món ăn này hoàn toàn không tốt với người bị cao huyết áp vì lượng cholesterol trong máu tăng đột biến khi ăn vào. Ngoài ra, những người bị mỡ máu và bệnh tim cũng cần tránh món ăn này.
Trà chính là thức uống tiếp theo trong danh sách cháo trứng gà kỵ với gì. Thói quen vừa ăn cháo, vừa uống trà của những người lớn tuổi là rất phổ biến.
Tuy nhiên, các chuyên gia sức khỏe phân tích rằng: Trong lá trà có chứa axit tannic, còn trong trứng có protein. Ăn cháo trứng và uống trà sẽ tạo ra hợp chất protein axit tannic. Chất này sẽ làm cho hoạt động của nhu động ruột bị trì trệ, thời gian trữ phân trong ruột sẽ kéo dài, khó đào thải.
Vì thế, bạn sẽ thấy những người này thường hay mắc chứng táo bón, mệt mỏi hay nghiêm trọng hơn là bị ngộ độc khi kết hợp món ăn và thức uống này nhiều lần.
Giải đáp cháo trứng gà kỵ với gì phải kể đến là sữa đậu nành. Nhiều người cho rằng buổi sáng dùng 2 món này sẽ bổ dưỡng, nhưng thực tế là hoàn toàn ngược lại. Bởi vì quá trình quá trình hấp thụ protein trong cơ thể sẽ bị cản trở nghiêm trọng.
Các bác sĩ cho biết, sữa đậu nành chứa trypsin, một enzym làm cho quá trình phân hủy protein trở nên khó khăn. Bên cạnh đó, hàm lượng protidaza trong sữa đậu nành còn gây khó khăn trong quá trình chuyển hóa protein, khiến hệ tiêu hóa hoạt động không tốt.
Cháo trứng gà kỵ với gì? Sữa tươi chính là đồ uống không nên sử dụng cùng cháo trứng gà. Bạn cũng biết, trong sữa có chứa lactose. Thành phần dinh dưỡng này sẽ rất khó được cơ thể hấp thụ khi gặp protein để giải phóng axit amin.
Cháo trứng gà vốn có nhiều chất đạm. Nên khi dùng chung với sữa tươi sẽ làm cho bạn đầy bụng, khó tiêu hóa và dễ dẫn đến tiêu chảy. Đồng thời, chất dinh dưỡng của 2 thực phẩm này cũng sẽ triệt tiêu lẫn nhau nên bạn sẽ chẳng có lợi ích gì khi sử dụng cùng lúc.
Dùng trái cây tráng miệng sau khi ăn món chính là thói quen của nhiều người. Tuy nhiên, bạn chọn trái cây nào cũng được nhưng cần phải tránh quả hồng. Nguyên nhân là do hồng chứa nhiều tanin. Khi kết hợp với protein và các chất dinh dưỡng khác trong trứng, các phân tử trong tannin khó hòa tan và khó phân hủy.
Sự tồn động này của chúng sẽ làm tổn thương niêm mạc ruột, viêm ruột và ngộ độc. Biểu hiện khi cơ thể không hấp thụ được chính là bạn sẽ nôn mửa sau khi ăn khoảng 1-2 giờ.
Khi bạn đã biết cháo trứng gà kỵ với gì thì bạn cũng cần nắm qua những đối tượng không nên ăn món này. Bởi vì tuy món cháo này đơn giản, nhưng nó lại không thích hợp cho những người có bệnh lý hoặc triệu chứng dưới đây:
Người đang sốt: Bạn không nên bồi bổ cho người đang bị sốt bằng cháo trứng gà. Nguyên nhân là những món chứa nhiều protein nói chung sẽ làm tăng nhiệt độ cơ thể. Tốt nhất bạn chỉ cho họ uống nhiều nước pha thêm chút muối. Đối với món ăn thì dùng súp hoặc cháo rau củ.
Người bệnh tiểu đường: Mặc dù cháo trứng gà không có độ ngọt nhưng nó lại chứa cholesterol và chất béo bão hòa. Hai chất này không tốt cho người bị tiểu đường hay có nguy cơ bị bệnh vì sẽ làm tăng biến chứng nhanh hơn.
Người bị bệnh gan: Các bác sĩ khuyên những người bệnh gan không nên dùng quá nhiều mỡ và cholesterol. Trong khi đó, trứng gà lại chứa hàm lượng hai chất này khá cao nên món ăn này người bệnh gan không nên ăn.
Người bị sỏi mật: Hàm lượng đạm protein cao trong trứng gà có thể làm tăng áp lực cho túi mật nên không lợi cho người có sỏi mật.
Người bị tiêu chảy: Như đã phân tích ở phần cháo trứng gà kỵ gì, vì trứng gà thuộc tính hàn và chứa hàm lượng đạm và chất béo cao nên người đang bị tiêu chảy hoặc khó tiêu thì không nên dùng. Điều này sẽ làm quá tải cho dạ dày cũng như không cần bằng âm dương trong y học cổ truyền.
Người cơ địa dị ứng: Trứng gà tuy tốt nhưng cũng có thể gây dị ứng, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Nếu bạn từng có tiền sử dị ứng với trứng gà thì tốt nhất không nên ăn cháo trứng gà để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Song song với việc nắm rõ cháo trứng gà kỵ với gì, bạn cần lưu ý một số điều dưới đây khi ăn cháo trứng gà để đảm bảo cơ thể hấp thụ tốt và an toàn:
Để tăng cường thêm hương vị và bổ sung thêm dinh dưỡng, tốt nhất bạn nên nấu cháo trứng gà với các loại thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, thảo mộc.
Tránh nấu cháo trứng với các thực phẩm nêu trên vì chúng có thể tạo ra phản ứng hóa học không mong muốn và ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng.
Nên chọn trứng gà và gạo sạch để đảm bảo sức khỏe. Đồng thời, bạn cũng nên nấu chín trứng. Không nên nấu trứng chín sơ vì như thế khi ăn bạn sẽ dễ bị đau bụng.
Cháo trứng gà nên ăn khi còn nóng để cơ thể hấp thụ nhiều dinh dưỡng hơn. Trường hợp bạn muốn để nguội thì không nên để cháo trứng gà ở nhiệt độ phòng trong thời gian quá 2 tiếng để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn.
Dưới đây là một số thắc mắc liên quan đến món cháo trứng gà:
Giúp não bộ hoạt động tốt: Vì trong món ăn này có chứa 2 chất protein và choline.
Duy trì sức khỏe thị lực: Trứng gà chứa vitamin A sẽ giúp ngăn ngừa cận thị, viễn thị.
Giúp xương và móng khỏe mạnh: Khoáng chất có trong trứng gà sẽ giúp ngăn ngừa các vấn đề về xương như loãng xương ở người lớn tuổi. Ngoài ra, chất chống oxy hóa trong món ăn này sẽ hỗ trợ móng tay hồng hào và cứng cáp.
Cải thiện tình trạng thiếu máu: Cháo trứng gà có chứa chất sắt, có thể cải thiện hiệu quả hoạt động của các hợp chất hemoglobin bên trong hồng cầu.
Ngăn rụng tóc, giúp tóc óng mượt: Đó là do trong trứng gà có chứa các vitamin A và E kèm với thành phần axit béo giúp tóc bóng mượt và khỏe mạnh tự nhiên.
Tốt cho tuần hoàn máu: Các chất dinh dưỡng trong trứng có tác dụng hạn chế hấp thụ lượng lớn calo vào cơ thể. Nhờ đó mà món ăn này tốt cho tuần hoàn máu.
Mặc dù món ăn này mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng trứng lại chứa nhiều cholesterol và chất béo bão hòa. Theo nghiên cứu, một quả trứng có thể chứa tới 220 mg cholesterol. Trong khi đó, y tế khuyên một người bình thường không nên tiêu thụ quá 300 mg cholesterol mỗi ngày.
Vì vậy, bạn không nên ăn cháo trứng liên tục trong nhiều ngày để tránh tăng cân cũng như mắc các bệnh liên quan đến mỡ máu và tim mạch. Thông thường, tiêu chuẩn là bạn chỉ nên dùng 3 trứng gà/tuần.
Trên đây là những loại thực phẩm không nên kết hợp cùng với cháo trứng gà mà job3s đã tổng hợp và chia sẻ. Mong rằng với những chia sẻ này sẽ giúp bạn tìm được lời đáp cho thắc mắc cháo trứng gà kỵ với gì. Đồng thời, bạn cũng biết cách kết hợp với nguyên liệu để mang lại món ăn thơm ngon, bổ dưỡng nhất.
Xem thêm:
Mẫu CV hot theo ngành nghề